Chiêm nghiệm và trải nghiệm khác nhau như thế nào

Nếu như câu nói “Con đừng làm như thế!” là câu cửa miệng khi bạn nói chuyện cùng con, thì có lẽ bạn đang hơi gò ép con trong những trải nghiệm của cá nhân mình. Để đúc kết ra được những điều “nên và không nên” làm, bạn đã trải qua tất cả, còn con thì chưa được “thử” bao giờ. Cũng bởi vậy mà, con thường hay ương bướng không nghe lời khuyên của bạn. “Trẻ trải nghiệm, già chiêm nghiệm” – hãy để cho con trải nghiệm thật nhiều trong quãng đời tuổi trẻ của mình.

Khi con còn nhỏ, bạn nói “Con đừng đọc truyện tranh”. Nhưng có thể sau khi đọc truyện rất nhiều truyện tranh rồi, bạn mới nhận ra rằng truyện tranh không giúp bạn trau dồi được vốn từ vựng thật hay, cũng không mang lại nhiều giá trị về mặt kiến thức xã hội. Con chưa đọc, con tò mò, và con muốn “thử”. Bạn cứ nên để con thử.

Khi con lớn lên một chút, bạn nói “Con đừng yêu sớm, mất tập trung học hành”. Nhưng có thể sau khi “yêu sớm” rồi, bạn mới biết điều đó sẽ khiến bạn xao nhãng. Con chưa yêu, con tò mò, và con muốn biết cảm giác của “tình yêu tuổi học trò”. Bạn cứ nên để con thử. Thử rồi, con sẽ hiểu và học cách lớn lên qua từng trải nghiệm này.

Khi con đến tuổi trưởng thành, bạn nói “Con đừng mải mê kiếm tiền, hãy quan tâm tới đời sống cá nhân nhiều hơn nữa”. Nhưng có thể sau khi chạy đua với đồng tiền suốt những tháng ngày tuổi trẻ rồi, bạn mới hiểu được rằng “tiền không phải tất cả”. Con chưa khi nào kiếm được nhiều tiền như thế, chưa khi nào “bận rộn” trong guồng quay như thế, và con muốn “thử” nếm mùi vị của “cuộc sống trưởng thành”. Bạn cứ nên để con thử. Sau những giây phút mệt nhoài, con sẽ nhận ra sức khỏe, tình yêu và sở thích của bản thân còn quan trọng hơn tiền bạc, địa vị.

Con muốn thử nhiều, cha mẹ thì luôn lo lắng, trăn trở về những điều con muốn “thử”. Nhưng muốn hiểu được sâu sắc bất cứ thứ gì, con đều cần phải có những trải nghiệm của riêng mình. Bởi vậy, có lẽ bạn không nên áp đặt những gì mình chiêm nghiệm được khi “về già” lên những trải nghiệm đầy mới mẻ mà con đang háo hức được thử. Hãy cùng con đi qua từng trải nghiệm, và nhẹ nhàng đưa ra những lời khuyên khi con cần.

[VOV2] - “Hãy tạo ra cho mình những cơ hội tham gia hoạt động khác nhau để mỗi ngày hiểu mình thêm một chút”, Th.s Phùng Năm, chuyên viên Tâm lý tại Hệ thống Giáo dục chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.

![Th.s Phùng Năm, chuyên viên Tâm lý tại Hệ thống GD chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy, Hà Nội](https://https://i0.wp.com/vov2.vov.vn/sites/default/files/styles/large/public/2023-03/anh_nam.jpg)

Th.s Phùng Năm, chuyên viên Tâm lý tại Hệ thống GD chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy, Hà Nội

Hiểu rõ về bản thân càng sớm càng tốt

Theo Th.s Phùng Năm, việc hiểu rõ về bản thân mình rất quan trọng. “Có hiểu có thương”, nếu hiểu rõ mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào, mình cần cái gì thì mới biết cách thay đổi, hoàn thiện. Hành trình “sửa mình” giúp bạn có được sự tự tin và khỏe mạnh về mặt tinh thần.

Với các bạn học sinh cấp 2, cấp 3, việc hiểu rõ về bản thân còn giúp các em thuận lợi hơn trên hành trình lựa chọn nghề nghiệp. Cứ học giỏi sẽ thi Y hoặc Kinh tế, điều này không hẳn đúng. “Chọn được một công việc phù hợp, yêu thích để làm 8 - 12 tiếng một ngày rất quan trọng”.

Từ quan sát thực tế, Theo Th.s Phùng Năm, đến độ tuổi cấp 2, cấp 3, các em đã có những trải nghiệm hiểu biết nhất định về bản thân như sở thích của mình là gì, mình thích chơi với các bạn có tính cách như thế nào, mình có điểm mạnh nào, năng lực học tập của mình đến đâu, mình ghét cái gì, mình dở ở đâu… Nhưng ở tuổi này, các em còn ít trải nghiệm, tuổi đời còn nhỏ nên việc hiểu mình chắc chắn chưa đầy đủ.

Trải nghiệm - cơ hội “vàng” giúp bạn hiểu về mình

Hiểu bản thân là một hành trình dài, không phải ngày một ngày hai. Hiện nay, ở nhiều trường có môn học Giá trị sống, Kỹ năng sống, học về kỹ năng tự nhận thức… Đây là cơ hội tốt giúp các em học sinh khám phá và thấu hiểu về bản thân mình.

Bên cạnh đó, các em có thể khám phá bản thân qua việc đọc sách, qua nhận xét của bạn bè, thầy cô, qua những hoạt động ở lớp, ở trường. “Em thấy hứng thú với những hoạt động nào? Thông qua việc đặt ra câu hỏi và trả lời cũng là cách giúp các em hiểu về bản thân”.

Th.s Phùng Năm đưa ra một ví dụ, trong một câu lạc bộ có rất nhiều vị trí khác nhau như hậu cần, nội dung, truyền thông… Nếu tham gia câu lạc bộ, qua quá trình quan sát và tự trải nghiệm, bạn sẽ hiểu hơn về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Với những bạn hướng nội, không thích tham gia hoạt động đông người, có thể đọc sách, làm thêm những trắc nghiệm hoặc có thể chọn ra cho mình những nhóm nhỏ mà bạn cảm thấy thoải mái để tương tác, “mặc dù ít nhưng lại chất lượng đủ để bạn vẫn có không gian để khám phá về mình”. Tham gia hoạt động là một cách nhưng không phải là cách duy nhất để bạn hiểu mình, còn có rất nhiều cách để trải nghiệm.

Chiêm nghiệm và trải nghiệm khác nhau như thế nào

Cố gắng mỗi ngày hiểu hơn về mình một chút

Hãy cân bằng giữa “trải” và “nghiệm”

Trải tức là hướng ra bên ngoài, tham gia nhiều hoạt động, làm các test, đọc sách, trò chuyện với bạn bè, nhận góp ý... Và “nghiệm” là dành thời gian chất lượng để tự mình chiêm nghiệm lại, để hiểu mình, để nhận ra cái hay cái dở để sửa chữa.

Nếu như bạn cứ tham gia nhưng không tự nhìn nhận, đánh giá lại thì những gì thu được sẽ không sâu sắc. Có thể bạn từng nghĩ mình là người không có năng lực lãnh đạo, nhưng sau một quá trình trải qua rất nhiều hoạt động, bạn nhận ra mình rất có khả năng lãnh đạo, phải có những khoảng thời gian chiêm nghiệm thì mình mới chắc chắn những điều đó về mình.

Trải nghiệm luôn cần thiết với mọi người, dù là ở lứa tuổi nào. Đừng bao giờ suy nghĩ rằng, mình còn trẻ, mình còn nhiều thời gian mà từ đó đánh mất đi cơ hội để hoàn thiện bản thân. Những người có nhiều trải nghiệm, đặc biệt ngay từ khi còn trẻ thường dễ dàng đạt được thành công hơn.