Chính phủ đã chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi đã đề ra chính sách phát triển kinh tế với tên là




Khu vực Dinh độc lâp 40/4/1975

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV [tháng 12/1976] đánh giá: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Hay đánh giá của đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Trong quá trình cách mạng ViệtNamtừ khi có Đảng, ba cái mốc chói lọi bằng vàng: Tổng khởi nghĩa tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa xuân 1975, đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân ViệtNamđã làm nên câu chuyện thần kì tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”.

Đại thắng mùa xuân năm 1975, như nhận định của Đảng ta là một sự kiện quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng bạn bè và nhân dân tiến bộ khắp năm châu bôn biển. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội lần thứ IV cũng chỉ rõ: “Đối với thế giới, thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở rộng trận địa của CNXH, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên khắp trái đất đang đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và CNHX”.

Cách mạng thế giới, đặc biệt phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, bao giờ cũng quanh co phức tạp nhưng không ngừng phát triển. Hơn bốn thập kỷ qua, trong cục diện quốc tế đã mở ra một thời kỳ mới mà nhân dân tiến bộ gọi là “thời kỳ sau ViệtNam”. ViệtNam- ngọn cờ tiên phong, ngọn cờ vẫy gọi những người lao động nghèo khổ và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đang đầy rẫy bất công và bạo ngược.

Lịch sử ngày Quốc tế Lao động 1/5: Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve [Thụy Sĩ] tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.

Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ.

Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớnChicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: “...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.

Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phốChicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston,... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ.

Những cuộc biểu tình tạiChicagodiễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận: “Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, toàn diện trong quần chúng công nghiệp đến như vậy”.

Ngày 20/6/1889, ba năm sau “thảm kịch” tại thành phốChicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris [Pháp]. Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.

Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.

Năm 1920, dưới sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô [cũ] là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.

Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời [1930], giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo,... Đây là cuộc mit-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ [1936 - 1939], một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.

Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của hai giai cấp công nhân và nhân dân lao động ViệtNam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.

[ĐCSVN]
14:43| 18/12/2013

Nelson Mandela
[khoảng năm 1937]

Nelson Mandela [Nensơn Manđêla] là lãnh tụ Đại hội dân tộc Phi, Nam Phi ANC. Ông trải qua 27 năm tù vìchốngChủ nghĩaApacthaivà trở thành Tổng thống Nam Phi từ tháng Tư 1994.

Nelson Mandela sinh ngày 18 tháng7 năm1918 ở tỉnh Tơran Svan miền Đông Nam Phi. Bố ông là Tù trưởng Bộ lạc thuộc Bộ tộc Kôsa.

Thời niên thiếu, Mandela thường nghe kể về các sự tích anh hùng của nhân dân châu Phi chống lại sự xâm lược của người da trắng. Điều ấy đã góp phần thôi thúc ông đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng người da đen.

Năm 1938, Mandela vào trường Đại học Henbớc là trường cao đẳng đầu tiên của Nam Phi dành cho người da đen. Ở trường, ông tham gia phong trào sinh viên đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ bình đẳng, nên năm 1940 bị buộc phải thôi học. Năm sau ông phải đi Gôhannêsbớc tiếp tục học thêm. Ở đây, ông lại tiếp tục tham gia hoạt động chính trị. Năm 1944, ông gia nhập tổ chức Đại hội dân tộc Phi [ANC]của Nam Phi và trở thành một trong những người sáng lập raLiên minh thanh niêncủa tổ chức này.

Đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX, Mandela tốt nghiệpđại họctrở thành luật sư. Ông mở văn phòng luật sư đầu tiên của người da đen ở Gohannêsbớc để giúp đỡ về luật pháp cho những người dân da đen.

Từ năm 1952, phong trào đấu tranh phản đối chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của nhân dân da đen Nam Phi phát triển mạnh mẽ. Mandela với lòng nhiệt tình và tài năng của mình đã trở thành người tổ chức của phong trào. Sau đó ông được bầu làm Phó Chủ tịch của ANC. Từ đó, Mandela bắt đầu cuộc đời hoạt động chính trị với tư cách là lãnh tụ người Phi.

Trong cuộc đấu tranh, ông luôn luôn bị nhà đương cục người da trắng tra xét, giam cầm, đe dọa. Mặc dầu chịu nhiều áp lực từ các phía nhưng ông không hề nao núng. Đầunhững năm 60 của thế kỷ XX, cục diện chính trị Nam Phi càng phức tạp. Tổ chức ANC bị chính quyền da trắng cấm hoạt động. Mandela phải chuyển vào hoạt động bí mật, tổ chức lực lượng vũ trang chuẩn bị cuộc đấu tranh lâu dài. Đầu năm 1962, Mandela bí mật đi thăm các nước châu Phi và sang Anh, tranh thủ sự giúp đỡ của họ để huấn luyện quân du kích. Nhưng khi về nước ông bị bắt và bị kết án 5 năm tù giam. Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ, năm 1964, ông cùng với một số lãnh tụ ANC bị kết án tù chung thân. Mandela đã sống qua 20 mùa xuân trong nhà tù ở Đảo Rôben. Ở trong tù ông vẫn kiên trì đấu tranh, ngoài ra còn tổ chức học tập khiến cho nhà tù Đảo Rôben thâm nghiêm hầu như trở thành một trườngĐại học Mandela.Tháng Tư 1982, Mandela được chuyển đến nhà tù Kếptơn.

Bước vào thập kỷ 80 thế kỷ XX, phong trào nhân dân trong và ngoài nước Nam Phi đòi thả Mandela ngày một dâng cao. Trước áp lực của quốc tế và nhân dân Nam Phi, nhà đương cục da trắng buộc phải hứa sẽ trả tự do cho Mandela. Cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX với uy tín và địa vị đặc biệt của mình, ở trong ngục, Mandela đã tiến hành đối thoại với chính quyền Nam Phi, chỉ ra lối thoát duy nhất cho Nam Phi chính là phải tổ chức đàm phán giữa Chính phủ và ANC.

Tháng9 năm1989, ông Đơlec lên làm Tổng thống Nam Phi đã bãi bỏ lệnh cấm ANC hoạt động. Ngày 11/2/1990, trong cục diện chính trị mới, Mandela đã kết thúc cuộc sống 27 năm tù đầy và trở về với nhân dân.

Ra khỏi nhà tù, Mandela lại bước vào cuộc đấu tranh mới. Nhiệm vụ đầu tiên là tập hợp lực lượng ANC trong và ngoài nước. Ông đi thăm các nước tiền tuyến Châu Phi, quyết định đưa Tổng bộ ANC từ nước ngoài trở về; không bao lâu ông được cử làm Phó Chủ tịch ANC.

Đầu tháng4 năm 1990, Mandela dẫn đầu phái đoàn ANC tiến hành đàm phán với Chính phủ Đơlec. Sau khi điều kiện tiên quyết của ANC là phóng thích chính trị phạm được đáp ứng, tháng 8 năm 1990, ANC tuyên bố đình chỉ đấu tranh vũ trang. Do chính quyền kéo dài thời gian cho phép những thành viên ANC lưu vong về nước, lại thêm những vụ xung đột bạo lực giữa người Phi do cảnh sát gây nên khiến nhiều người bất mãn. Trong nội bộ ANC, nhiều người đã lên tiếng phản đối đường lối phi bạo lực. Uy tín của Mandela chao đảo, Mandela đã vượt qua được bước khó khăn.

Tháng7 năm1991, Đại hội đầu tiên của ANC sau khi giành được quyền hợp pháp đã thảo luận thấu đáo phương châm đối thoại với Chính phủ. Đại hội bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới. Mandela được bầu làm Chủ tịch.

Tổng thống Nam Phi Đơlec và Nelson Madela
trong Đại hội Kinh tế Thế giới tại Đa-vốt năm 1992

Tháng12 năm1991, Mandela bắt đầu đàm phán với Chính phủ về vấn đề pháp chế nghị viện và bầu cử tự do. Trải qua nhiều trắc trở và những cuộc xung đột bạo lực xảy ra hết sức phức tạp và quyết liệt cuộc đàm phán dường như đứng trước nguy cơ tan rã. Nhưng Mandela không sa vào con đường cực đoan. Do những nỗ lực phi thường, ngày 20 tháng 9 năm 1992. Mandela và Đơlec đã đi tới ký kết Bị vong lục.Cuộc đấu tranh liên tục không hề mệt mỏi của Mandela, ANC và của toàn thể nhân dân Nam Phi đãxoá bỏ hoàn toàn chỉ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam phi.

Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên. Đặc biệt, do những cống hiến to lớn của ông đối với nhân dân Nam Phi, tháng 12 năm1993, ông cùng với Tổng thốngĐơlecđược tặng giải thưởng Nobel [Nôbel] Hòa bình.Tại Nam Phi, Mandela còn được biết tới với tên gọi Madiba, một tước hiệu danh dự mà bộ lạc của ông thường trao cho những già làng.

Ngày 27/4/1994, một cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ được tổ chức lần đầu tiên trong lịch sử Nam Phi và lần đầu tiên một người da đen, ông Nelson Mandela đã thắng cử vàtrở thành Tổng thống đất nước này. Ngày 19/12/1994, Đại hội lầnthứ 49 Đại hội dân tộc Phi đã bầu lại Nelson Mandela làm Chủ tịch.

Trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999, Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc. Năm 1999, do tuổi cao, ông đã quyết định không cầm quyền nhiệm kỳ thứ hai và nghỉ hưu vào năm 1999, người kế nhiệm ông làm Tổng thống Nam Phi là Thabo Mbeki.

Sau khi rời ghế Tổng thống, Mandela tiếp tục đóng vai trò tích cực trong nhiều tổ chức xã hội và vì quyền con người. Ông biểu lộ sự ủng hộ phong trào Make Poverty History [Biến đói nghèo thành dĩ vãng] mà trong đó Chiến dịch ONE là một bộ phận. Giải golf gây quỹ Khách mời Nelson Mandela, do Gary Player chủ trì, đã thu được hơn 20 triệu rand cho các quỹ vì trẻ em từ lúc bắt đầu năm 2000. Mandela cũng là người ủng hộ cho Làng trẻ em SOS, tổ chức chuyên quyên tiền giúp đỡ trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi lớn nhất thế giới...

Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela [1918 - 2013]

Vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi đã phải ra vào bệnh viện nhiều lần kể từ năm 2012 để điều trị bệnh nhiễm trùng phổi. Đặc biệt, từ tháng 6 năm 2013, tình trạng sức khỏe của ông trở nên xấu đi. Mặc dù đã được các bác sĩ, chuyên gia y tế giỏi tận tình cứu chữa và được hàng triệu người dân Nam Phi và các nước bè bạn trên thế giới quan tâm, chia sẻ, nhưng biểu tượng của cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đã không qua khỏi căn bệnh quái ác. Ông từ trần hồi 0h50 ngày 5/12/2013, tại Thủ đô Johannesburg, hưởng thọ 94 tuổi./.

Các từ khóa theo tin:

Ban Tư liệu - Văn kiện

Video liên quan

Chủ Đề