Chính sách đối nội và đối ngoại của các triều đại phong kiến việt nam trong các thế kỉ xi - xv

Câu 2: Trang 90 – sgk lịch sử 10

Nêu tác dụng của các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến.


Chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến:

Về đối nội:

  • Các triều đại phong kiến đều có chính sách đoàn kết dân tộc.
  • Ở miền xuôi, các thế lực chống đối, phản loạn cũng nhanh chóng được giải quyết một cách êm đẹp. Nhà nước và nhân dân cùng hợp tác chăm lo bảo vệ sản xuất, gia cố đê điều, chống lụt bão.

Về đối ngoại:

  • Đối với các triều đại phương Bắc, các triều đại phong kiến Đại Việt tuy giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập.
  • Đối với các nước láng giềng phía Nam, đăch biệt là Cham –pa, tuy có lúc căng thẳng nhưng nhà nước nhưng luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

Tác dụng:

  • Tạo được sự đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
  • Giảm bớt sự căng thẳng đối với các nước, nhất là phương Bắc.
  • Tạo nên ý thức về sự gần gũi nhân dân, đoàn kết dân tộc để bảo vệ quyền tự chủ, tự cường của dân tộc.


Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 17: Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: chính sách đối nội nhà nước phong kiến, chính sách đối ngoại nhà nước phong kiến, tác dụng chính sách đối nội và đối ngoại nhà nước phong kiến.

Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

- Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên.

- Nhà Lê chia cả nước thành 13 đạo. Dưới dạo là phủ, huyện, châu , xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn.

- Nhà vua bỏ các chức tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua

- Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.

- Đối với bên ngoài, nhà Lê thi hành chính sách mềm mỏng nhưng kiên quyết góp phần giữ gìn và bảo vệ nền độc lập.

Xem tiếp...

So sánh bộ máy nhà nước thời Lê với bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê

Chi tiết Chuyên mục: Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
Tiêu chíNhà Đinh – Tiền LêNhà Lê
Tổ chức bộ máy nhà nướcChính quyền trung ương đứng đầu là vua, dưới vua có ba ban: ban văn, ban võ, tăng ban.Chính quyền trung ương đứng đầu là vua, dưới vua là 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) và các cơ quan chuyên môn giúp việc
Chính quyền địa phươngChia cả nước thành 10 đạo

- Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi thừa tuyên gồm 3 ti (đô ti, thừa ti, hiến ti)

- Dưới đạo là Phủ, huyện, châu, xã

Nhận xétĐây là nhà nước quân chủ sơ khaiBộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao và hoàn chỉnh

Xem tiếp...

“Loạn 12 sứ quân” là tình trạng của đất nước ta dưới thời nhà Ngô sau khi

Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ sơ khai hình thành dưới các triều đại nào?

Bộ luật được ban hành dưới thời Lê có tên gọi là

Thể chế quân chủ chuyên chế có nghĩa là

Câu hỏi in nghiêng trang 90 Lịch Sử 10 Bài 17

Nêu tác dụng của các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến.

Lời giải

Tác dụng của các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến:

- Tác dụng của chính sách đối nội: Đoàn kết với các dân tộc ít người và xây dựng nhà nước quân chủ vững mạnh. Ổn định đời sống trong nước, hạn chế cuộc nổi dậy của nông dân, nhất là các tộc người miền núi.

- Tác dụng của chính sách đối ngoại:

Thực hiện chính sách mềm dẻo, khéo léo, giữ quan hệ thân thiện nhưng kiên quyết giữ vững độc lập và chủ quyền đối với các triều đại phương Bắc.

Hạn chế đến mức thấp nhất chiến tranh nổ ra.

Xem toàn bộ Soạn sử 10: Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

Chính sách đối nội và đối ngoại của các triều đại phong kiến việt nam trong các thế kỉ xi - xv

60 điểm

NguyenChiHieu

Chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV mang lại tác dụng gì? A. Giữ gìn quan hệ hòa hiếu với các nước nhất là Trung Quốc. B. Thúc đẩy quá trình xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ. C. Tác động tích cực đến hoạt động đối nội. D. Tăng cường vị thế của Việt Nam trong khu vự

c.

Tổng hợp câu trả lời (1)

Đáp án cần chọn là: A. Giữ gìn quan hệ hòa hiếu với các nước nhất là Trung Quốc. Chính sách đối ngoại của các nhà nước phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV chủ yếu là với nước kề cạnh – Trung Quốc. Trong lịch sử, nhân dân Đại Việt luôn phải đấu tranh chống lại cuộc chiến tranh xâm lược từ các triều đại phong kiến Trung Quốc. Hơn nữa, đây còn là một quốc gia lớn, có dân số đông và có nền văn minh lâu đời. Chính vì thế, dù thực hiện đầy đủ lệ triều cống để giữ yên mặt Bắc thì vẫn cần giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ. Khi bị xâm lược, nhân dân Đại Việt vẫn sẵn sàng chiến đấu đến cùng để bảo vệ tổ quốc nhưng khi chiến tranh kết thúc quan hệ hòa hiếu lại được thiết lập trên tình thần mỗi bên “đều chủ một phương”. Chính sách đối ngoại này của các nhà nước phong kiến Đại Việt đã giữ được quan hệ hòa hiếu đối với các quốc gia láng giềng, nhất là Trung Quốc.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV mang lại tác dụng gì quan trọng?


A.

Tăng cường vị thế của Việt Nam trong khu vực.

B.

Thúc đẩy quá trình xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ.

C.

Tác động tích cực đến hoạt động đối nội.

D.

Giữ gìn quan hệ hòa hiếu với các nước nhất là Trung Quốc.