Chủ đề trong trường mầm non là gì

Nội dung hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường… điều này giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi hơn với thực tế cuộc sống, giúp trẻ vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.

Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non có rất nhiều các hoạt động giáo dục: hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời; hoạt động âm nhạc; hoạt động tạo hình; hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh… Thông qua các hoạt động này, giáo viên lên kế hoạch tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động với những trải nghiệm khác nhau. Từ đó, trẻ được tiếp cận với những tình huống có vấn đề và tự đưa ra các cách giải quyết các vấn đề đó.

Cùng với sự lớn lên của trẻ, phạm vi tiếp xúc của trẻ với môi trường xung quanh ngày càng lớn dần, nhất là lúc trẻ được đến trường mầm non. Những đối tượng mà trẻ tiếp xúc khi còn ở gia đình được mở rộng dần về số lượng và về hiểu biết của trẻ ngày càng tăng. Những điều kiện chăm sóc và giáo dục trẻ ở gia đình và trường mầm non đã tạo cơ hội cho trẻ tiếp cận với môi trường xung quanh ngày càng sâu rộng hơn, làm cho hiểu biết của trẻ không bị giới hạn như trước mà mở rộng dần ra xung quanh ở làng xóm, khu phố và rộng hơn là quê hương, đất nước và cả hành tinh Trái đất thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục, trải nghiệm của trẻ ở trường mầm non.

Môi trường xung quanh trẻ với các sự vật, hiện tượng phong phú, đa dạng ở cả hai lĩnh vực tự nhiên và xã hội đều là đối tượng có thể cho trẻ tiếp cận và trải nghiệm. Tuy nhiên với những hạn chế về độ tuổi trẻ không thể hiểu biết được hết các đặc điểm bên ngoài và nhất là những dấu hiệu mang tính bản chất của nó. Vì vậy, việc lựa chọn các đối tượng cho trẻ tiếp cận và xác định những tri thức cần khai thác ở đối tượng phải phù hợp và có liên quan mật thiết với trẻ.

Môi trường sống xung quanh trẻ được trải nghiệm, được giáo dục tại các tường mầm non gồm những nội dung thuộc về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

– Môi trường tự nhiên bao gồm:

+ Thiên nhiên hữu sinh: Động vật, thực vật

+ Thiên nhiên vô sinh: Đất, đá, sỏi, cát, nước, không khí, ánh sáng…

+ Hiện tượng tự nhiên: Mưa, gió, nắng, các mùa (Xuân – hạ – thu – đông)

– Môi trường xã hội:

+ Đồ vật: Đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông

+ Môi trường hẹp: Bản thân, gia đình, trường mầm non

+ Môi trường rộng: quê hương, nghề nghiệp, các quy định luật lệ, đất

nước, Bác Hồ, các tỉnh thành

Với hai nội dung trải nghiệm và giáo dục trẻ như trên được cụ thể hóa trong chương trình giáo dục tại các trường mầm non hiện nay theo hướng tích hợp chủ đề mang tính mở, bao gồm các chủ đề trọng tâm sau:

Chủ đề trường lớp mầm non: giúp trẻ tìm hiểu, thích nghi với trường,lớp, cô giáo, các bạn trong lớp, trong trường,…Từ đó, giúp trẻ hình thành những tình cảm, kĩ năng, hành vi ứng xử và giao tiếp phù hợp.

Với chủ đề này có thể lựa chọn những nội dung sau để tổ chức hoạt động trải nghiệm: ngày hội đến trường – ngày khai giảng; thăm quan những khu vực trong trường mầm non; bé tập làm bác cấp dưỡng; bé làm cô giáo; tổ chức hoạt động mừng sinh nhật bạn; bé lao động vệ sinh trường lớp …

Chủ đề bản thân: Là một chủ đề rất gần gũi với trẻ, giúp trẻ có nhữnghiểu biết về bản thân, sự nhận thức đúng về mình, về mọi người xung quanh, giúp trẻ có những tình cảm, kĩ năng, hành vi ứng xử và giao tiếp phù hợp.

Nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ có thể: bé với những cảm xúc; bé với những giác quan; hội thi Bé khỏe – bé ngoan; bé chăm ngoan – bé chuyên cần; bé tài năng; tôi là ca sĩ; bé làm họa sĩ…

Chủ đề gia đình: Gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên trẻ được tiếp xúc, là trường học đầu tiên trẻ học “làm người”. Đồng thời gia đình là một môi trường đặc biệt để tình yêu thương được nhen nhóm, nảy nở trong tâm hồn trẻ thơ. Từ đó hình thành thái độ và hành vi thiện cảm đối với cuộc sống xung quanh.

Một số nội dung hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức trong chủ đề gia đình: bé làm nội trợ; bé yêu gia đình; hội thi Gia đình vui vẻ (tài năng); bé kể chuyện về gia đình; bé giả là các thành viên trong gia đình…

Chủ đề nghề nghiệp: Cung cấp cho trẻ những hiểu biết về các nghề trong xã hội; khám phá sự hình thành các nghề; biết được người lao động tốt, lao động có trách nhiệm, sáng tạo thì kết quả sẽ như thế nào? Người lao động không tốt thì kết quả sẽ ra sao; biết được mối quan hệ giữa các nghề thông qua công việc, dụng cụ, sản phẩm của các nghề đó.

Một số nội dung hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức chủ đề nghề nghiệp: bé tập làm bác sĩ; thăm quan doanh trại bộ đội; bác nông dân thi tài / tí hon; thăm quan làng nghề địa phương; bé là hướng dẫn viên du lịch; bé là họa sĩ; bé làm cô giáo; ca sĩ tí hon …

Chủ đề thực vật: Giúp trẻ có những hiểu biết về thế giới thực vật (tên gọi, màu sắc, hình dạng, cấu tạo, mùi, công dụng, vị, cách chế biến…); biết được sự đa dạng của thực vật; khám phá mối quan hệ giữa cấu tạo của thự vật với chức năng sử dụng chúng, giữa thực vật với động vật và chính thực vật; mối quan hệ giữa thực vât với các yếu tố môi trường (đất, ánh sáng, không khí, nước, thời tiết, khí hậu…); giúp trẻ biết yêu thiên nhiên, chăm sóc cây cối xung quanh, biết yêu cái đẹp, biết sáng tạo ra cái đẹp.

Một số nội dung hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức ở chủ đề thực vật: thăm quan đồi chè; thăm quan trang trại; thăm quan vườn rau; thu hoạch rau củ quả trong vườn trường; chăm sóc vườn hoa; dạo chơi vườn hoa; phân biệt mùi vị của hoa quả; pha nước quả….

Chủ đề trong trường mầm non là gì

Trải nghiệm thu hoạch cà chua tại Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai

Chủ đề động vật: giúp trẻ biết được những đặc điểm đặc trưng của động vật; biết được sự đa dạng của động vật; biết được mối quan hệ giữa cấu tạo của động vật, với tập tính di chuyển, điểu kiện sống, kiếm thức ăn,…; biết được mối quan hệ của động vật với các yếu tố môi trường; biết được mối quan hệ của động vật với con người; biết cách chăm sóc và bảo vệ động vật.

Một số nội dung hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức ở chủ đề động vật: Thăm quan trang trại; Thăm quan sở thú; Bé chăm sóc vật nuôi; Cho trẻ xem xiếc….

Chủ đề nước và các hiện tượng thiên nhiên: Giúp trẻ biết được một sốđặc điểm, tính chất, ích lợi của nước và một số hiện tượng thiên nhiên

Một số nội dung hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức ở chủ đề Nước và các hiện tượng thiên nhiên: vật chìm vật nổi; bé cùng tạo cầu vồng; sự biến đổi màu của nước; khám phá không khí; bé chơi với cát, đất đá, nước, không khí….

Chủ đề giao thông: Trẻ biết được các đặc điểm của phương tiện giao thông; Biết được sự đa dạng phong phú của các phương tiện giao thông; hiểu được một số luật giao thông và ý nghĩa của những biển báo giao thông đơn giản.

Một số nội dung hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức ở chủ đề giao thông: ngày hội bé với an toàn giao thông; bé làm chú lái xe; tham quan gara ô tô; thăm quan đường phố …

Chủ đề quê hương – đất nước: Giúp trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ý nghĩa của một số di tích lịch sử và văn hóa của địa phương hoặc vùng miền. Giáo dục trẻ lòng yêu quí vị lãnh tụ của đất nước; biết và yêu thương, quý trọng một vài dân tộc sống trên đất nước Việt Nam; giáo dục lòng kính yêu, sự biết ơn những người làm trong các lực lượng vũ trang; biết một số ngày lễ tết của quê hương đất nước và địa phương…

Một số nội dung hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức ở chủ đề quê hương đất nước: thăm quan khu di tích lịch sử; thăm quan một số danh lam thắng cảnh; tham gia một số hoạt động xã hội; tổ chức hoạt động lễ hội của quê hương; tham quan doanh trại quân đội…

Chủ đề trường tiểu học: Trẻ biết tên đường phố, số nhà hoặc thôn xóm có trường tiểu học; biết đặc điểm về môi trường thiên nhiên của trường; biết tên gọi của trường; biết một số hoạt động của trường mầm non; biết những quy định của trường mầm non….

Một số nội dung hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức ở chủ đề trường tiểu học: thăm quan trường tiểu học; bé vui chơi cùng các anh chị trong trường tiểu học; bé cùng lao động với anh chị tiểu học…

Như vậy kiến thức trẻ được trải nghiệm và được giáo dục thuộc các nội dung về môi trường xung quanh được gắn chặt chẽ với chủ đề tại trường mầm non, mang tính thực tiễn gần gũi với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, và mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục.

Chủ đề ở trường mầm non là gì?

Chủ đề trong giáo dục mầm non được hiểu là một phần nội dung kiến thức, kĩ năng cùng phản ánh một vấn đề nào đó mà trẻ có thể tìm hiểu, khám phá và học theo nhiều cách khác nhau dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên trong một khoảng thời gian thích hợp. - Chủ đề có thể rộng (lớn) hoặc hẹp (nhỏ).

Tháng 11 chủ đề gì mầm non?

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 11 LỚP MẦM.

Dạy học tích hợp mầm non là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản, đó là việc định hướng dạy học cho các em học sinh phát triển năng lực toàn diện, phát triển khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng… ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó, giúp các em rèn luyện các kỹ năng cần thiết và phát triển năng lực giải quyết vấn đề hiệu quả.

Tích hợp trong một hoạt động là gì?

Như vậy, tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, nội dung gần và giống nhau, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.