Chức năng của bộ phận marketing trong một tổ chức là gì

Marketing là một trong những bộ phận không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn thành công trong thị trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay. Nhờ có Marketing mà doanh nghiệp mới có được khách hàng từ đó bán các sản phẩm để có doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên hiện nay không phải ai cũng hiểu rõ về chức năng nhiệm vụ của phòng Marketing là gì? Làm thế nào để phòng Marketing hoạt động hiệu quả nhất? Hãy cùng Salekit theo dõi bài viết sau đây để cùng hiểu rõ hơn nhé!

Phòng Marketing là gì?

Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức. Hoặc cũng có thể hiểu đơn giản Marketing là toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ hình thành ý tưởng sản xuất hàng hóa/dịch vụ đến triển khai sản xuất và tiêu thụ để hàng hóa đó bán tốt trên thị trường.

Phòng Marketing có thể được coi là cầu nối giữa công ty/doanh nghiệp với thị trường, giữa sản xuất và tiêu thụ, sản phẩm với khách hàng, giữa thuộc tính của sản phẩm và nhu cầu khách hàng. Nếu doanh nghiệp nào xây dựng được phòng Marketing hùng mạnh sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các nhóm đối tượng khách hàng, đưa ra được những bản kế hoạch tiếp thị sản phẩm phù hợp và mang về doanh thu cao nhất.

Chức năng nhiệm vụ của phòng Marketing

Phòng Marketing là một trong những bộ phận chủ chốt đóng vai trò quan trọng trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Chức năng nhiệm vụ của phòng Marketing có thể kể đến như:

Nghiên cứu và dự báo thị trường

Thu thập thông tin thị trường để xác định nhu cầu thị trường, thị trường mục tiêu, thị trường mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phòng Marketing. Thông qua việc làm này các doanh nghiệp sẽ biết thị trường đang có nhu cầu ra sao, sức tiêu thụ như thế nào để từ đó xác định được phạm vi thị trường cho các sản phẩm hiện tại và đưa ra dự báo nhu cầu của sản phẩm hàng hóa mới, hướng tiêu thụ… 

Triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới

Theo Philip Kotler và Gary Armstrong thì quá trình phát triển sản phẩm mới cần phải trải qua 8 giai đoạn cơ bản sau:

  • Hình thành ý tưởng về sản phẩm.
  • Sàng lọc ý tưởng về sản phẩm.
  • Phát triển và thử nghiệm mô hình sản phẩm mới.
  • Ước tính lợi nhuận sẽ đạt được khi triển khai sản phẩm này.
  • Phát triển chiến lược Marketing sẽ áp dụng cho sản phẩm.
  • Phát triển và cải tiến sản phẩm.
  • Bán thử nghiệm trên thị trường.
  • Tiến hành thương mại hóa sản phẩm, bán đại trà.

Sau khi đã có được mô hình sản phẩm phù hợp, doanh nghiệp sẽ tiến hành phát triển chiến lược Marketing. Công việc này sẽ bao gồm:

  • Xác định thị trường mục tiêu: Khách hàng là ai? Đặc điểm của họ như thế nào? [vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, tính cách, lối sống,...]
  • Xây  dựng  kế  hoạch Marketing  Mix:  giá  cả,  hệ  thống  phân  phối, Promotion…
  • Xây dựng kế hoạch bán hàng, mục tiêu lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp.

Trên cơ sở phân tích mức độ hài lòng của thị trường với sản phẩm hiện tại, bộ phận Marketing sẽ đề ra chương trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. Đồng thời cải tạo, hoàn thiện sản phẩm hiện tại sao cho phù hợp nhất với thị hiếu của người tiêu dùng. 

 Xác định phân khúc thị trường, mục tiêu và định vị thương hiệu

Việc phân tích phân khúc thị trường sẽ giúp cho các Marketer chuyên nghiệp nhận định, đánh giá được cơ hội phát triển trong từng nhóm khách hàng khác nhau. Đồng thời nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm cùng loại nhưng công dụng, bao bì và giá thành khác nhau… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.

Hơn thế nữa, việc nghiên cứu phân khúc thị trường cũng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển thị trường, biết đâu là phân khúc thị trường mình nên chú trọng phát triển. Thêm vào đó, doanh nghiệp còn có thể theo dõi diễn biến thị trường để đưa ra những thay đổi trong kế hoạch, đón đầu nhu cầu thị trường và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Phát triển sản phẩm mới

Sản phẩm mới được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của người tiêu dùng, bắt kịp với công nghệ, kỹ thuật mới, phù hợp với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Tuy nhiên, việc tung ra thị trường sản phẩm mới sẽ gặp khá nhiều rủi ro và nhiệm vụ của bộ phận Marketing lúc này là xây dựng chiến lược ra mắt thị trường sản phẩm mới sao cho đỡ tốn kém, hạn chế tối đa những rủi ro, tổn thất có thể gặp phải cho doanh nghiệp.

Xây dựng và triển khai chiến lược Marketing

Rất nhiều người cho rằng việc xây dựng kế hoạch Marketing là không cần thiết vì nó lãng phí thời gian, công sức và tiền của. Tuy nhiên đây là suy nghĩ sai lầm nhé bởi chỉ khi bạn lập được cho mình một chiến lược marketing hoàn chỉnh, đầy đủ thì lúc đấy bạn mới nắm bắt được lộ trình phát triển của sản phẩm. 

Hơn thế nữa, bạn còn có thể đo lường được hiệu quả và rút ra được những bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp mình. Chính vì vậy, phòng Marketing có nhiệm vụ lập kế hoạch, định hướng rõ ràng không chỉ nhằm mục tiêu thấu hiểu khách hàng mà còn phải quảng bá ra thị trường sản phẩm cũng như thế mạnh của doanh nghiệp.

Quan hệ với báo chí truyền thông

Hiện nay rất nhiều khủng hoảng truyền thông xảy ra do bộ phận Marketing xử lý chưa khéo léo, hiệu quả dẫn tới sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bị tẩy chay, thiệt hại về mặt kinh tế. Nhiệm vụ của phòng Marketing lúc này là tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với cơ quan báo chí, truyền thông để doanh nghiệp luôn được ưu tiên hàng đầu. 

Quan hệ với báo chí truyền thông cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phòng Marketing bởi nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Hơn 90% ngân sách marketing của doanh nghiệp là sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ để thu hút người tiêu dùng nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình.

>>> Xem thêm: Làm rõ chức năng nhiệm vụ của phòng chăm sóc khách hàng

Kết luận

Bộ phận Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất kỳ cơ quan, doanh nghiệp hiện nay. Chức năng nhiệm vụ của phòng Marketing là thúc đẩy thương hiệu phát triển, tăng doanh thu, thương hiệu cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu muốn doanh nghiệp phát triển hiệu quả và thu về nguồn lợi nhuận cao nhất bạn nên hết sức chú trọng đến bộ phận này. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn kinh doanh thành công.

Tìm hiểu về nhiệm vụ và chức năng chính của phòng Marketing

Phòng Marketing giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động vận hành của công ty. Những hoạt động truyền thông đến từ phòng Marketing ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu một cách xuyên suốt.

Mỗi phòng ban của doanh nghiệp đều giữ một vai trò và một nhiệm vụ riêng tác động đến quy trình của doanh nghiệp. Phòng Kinh doanh thì chịu trách nhiệm doanh thu, trong khi phòng Marketing lại chịu trách nhiệm về truyền thông và các chiến dịch quảng cáo. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp thì chức năng của phòng Marketing lại khác nhau đi kèm với những công việc riêng biệt.

I. Phòng Marketing làm gì?

1. Marketing là gì?

Trong ngành, Marketing được gọi là tiếp thị gồm những hành động nhằm kết nối sản phẩm cũng như dịch vụ của thương hiệu với người tiêu dùng. Mục đích của phòng Marketing là tối ưu sản phẩm hay hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng, từ đó thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp và biến họ thành khách hàng trung thành của công ty.

Phòng Marketing làm gì?

2. Nhân viên Marketing là gì?

Nhân viên Marketing là những người làm trong ngành và chi tiết hơn là một thành viên của bộ phận Marketing trong công ty, là những cá nhân nhỏ nhưng giữnhững vai trò vô cùng quan tọng nhằm xây dựng phòng Marketing thêm phát triển. Nhân viên Marketing là những cá thể nhỏ trong một bộ máy lớn và họ sẽ liên kết với nhau nhằm hỗ trợ các hoạt động Marketing diễn ra trơn tru nhất có thể.

3. Phòng Marketing làm gì?

Chức năng của phòng Marketing là một hệ thống tổng quan từ thực hiện định giá, thúc đẩy và phân phối sản phẩm đến với người tiêu dùng. Phòng Marketing sẽ chịu trách nhiệm tiếp thị sản phẩm và thu hút khách hàng tiềm năng đến với công ty để tối ưu hóa lợi nhuận.

Phòng Marketing được xe là cầu nối giữa công ty với khách hàng, giữa người mua với sản phẩm và là phần hoạt động không thể thiếu trong quy trình sản xuất. Vì vậy, phòng Marketing cũng được xem là yếu tố khá quan trọng nhằm xác định được sự thành công của công ty.

II. Phân biệt sự khác nhau giữa phòng kinh doanh và phòng Marketing

Trên thực tế, vẫn có nhiều nhầm lẫn giữa hai phòng ban này: phòng Kinh doanh và Marketing vì nó đều đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm kết nối sản phẩm và khách hàng.

Phân biệt sự khác nhau giữa phòng kinh doanh và phòng Marketing

Điểm chung đầu tiên chính là 2 bộ phận đều chịu trách nhiệm về đầu ra sản phẩm, tuy nhiên, phòng Kinh doanh đòi hỏi sự tương tác và tiếp cận trực tiếp với khách hàng từ tư vấn đến chăm sóc khách hàng. Trong khi đó phòng Marketing lại không trực tiếp gặp mặt khách hàng mà thay vào đó thì họ thông qua những phương tiện online và offline để mang hình ảnh sản phẩm đến người dùng.

Điểm khác biệt chính là phòng Kinh doanh sẽ chuyên về hoạt động “đẩy” còn phòng Marketing lại chuyên về hoạt động “hút”. Tức, phòng Marketing thu hút khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp, khi họ có định hướng mua hàng thì chỉ cần thêm tác động đẩy từ phòng kinh doanh là có thể bán được sản phẩm.

Điểm khác biệt tiếp theo là kinh doanh sẽ thiên về thuyết phục và giao tiếp, trong khi phòng Marketing thiên về logic và sáng tạo. Trong công ty thì hai bộ phận này gắn kết chặt chẽ với nhau, luôn đồng hành và hợp tác cùng phát triển.

III. Có những vị trí nào trong phòng Marketing?

Dựa vào chức năng và nhiệm vụ của phòng Marketing thì nhìn chung sẽ có 4 vị trí công việc quan trọng như:

Trưởng phòng Marketing chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của phòng Marketing và chịu trách nhiệm với tất cả mọi chiến lược quảng cáo lớn. Ngoài ra, họ phải theo dõi và phân tích thị tường để tìm ra cơ hội phát triển cho thương hiệu, mở rộng kênh phân phối ra thị trường để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra về hiệu quả kinh doanh.

Vị trí nhân sự trong phòng Markting

Quản lý Marketing hay Marketing manager hỗ trợ trưởng phòng thực hiện các chiến lược về mặt hình ảnh thương hiệu, thông điệp truyền tải và quản lý các nhân viên Marketing khác trong bộ phận. Họ cũng là người quản lý mọi chi phí liên quan đến hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu, đồng thời giám sát mọi hoạt động marketing để duy trì hình ảnh thương hiệu.

Chuyên viên truyền thông thì làm trung gian giữa công ty với thị trường thông qua các hoạt động báo chí, truyền thông và sự kiện. Họ là người sẽ thiết lập mối quan hệ với truyền thông và báo chí để dự báo xu hướng của dư luận, tổ chức sự kiện nhằm quảng bá thương hiệu và hình ảnh công ty.

Chuyên viên Marketing hay nhân viên Marketing kết hợp với những bộ phận khác để quản lý các chiến dịch quảng cáo, thao dõi dữ liệu cũng như lập kế hoạch cho sự kiện. Nhân viên Marketing còn là người thực hiện các báo cáo, từ đó tổng hợp hiệu quả hoạt động Marketing, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh.

IV. Chức năng chính của nhân sự phòng Marketing

1. Định hướng phát triển hình ảnh thương hiệu

Nhiệm vụ đầu tiên của phòng Marketing chính là xây dựng và phát triển thương hiệu, doanh nghiệp luôn cần duy trì một hình tượng doanh nghiệp thống nhất. Hình ảnh thương hiệu phải nhất quán thì thông điệp truyền tải tới khách hàng, từ đó nâng cao nhận thức thương hiệu và tăng thêm sự tín nhiệm với khách hàng.

Nhiệm vụ chính của nhân sự phòng Marketing

Nhiệm vụ chính của nhân sựphòng Marketing trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu:

  • Thiết lập và quản lý các hệ thống dịch vụ khách hàng
  • Xây dựng quy trình và kế hoạch bảo hành sản phẩm cho khách hàng
  • Tài trợ hoạt động xã hội nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu

2. Nghiên cứu và dự đoán tiềm năngthị trường

Nhằm dự báo được tiềm năng của thị trường để đưa ra những chiến dịch tiếp thị mới, phòng Marketing phải thu thập nhiều thông tin vầ nhu cầu thị tường hiện tại cũng như sức tiêu thụ của sản phẩm, định hướng bán hàng theo tháng hay theo quý,... từ đó xác định phạm vi thị trường và tận dụng được các cơ hội tiềm năng.

Trong phần nghiên cứu và dự báo thị trường thì nhiệm vụ của phòng Marketing là:

  • Thiết lập và tổng hợp thông tin về giá cả cũng như nhu cầu thị trường, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh
  • Nghiên cứu và phân tích thêm thông tin, đưa ra kết luận để lên được ý tưởng xây dựng, phát triển sản phẩm mới hiệu quả.
  • Đề xuất cải thiện sản phẩm, hướng thiết kế bao bì sản phẩm

3. Triển khai chiến dịchphát triển sản phẩm mới

Quátrình phát triển một sản phẩm mới nên trải qua 8 giai đoạn chính như:

  • Ý tưởng cho sản phẩm mới
  • Sàng lọc các ý tưởng hợp lý nhất
  • Phát triển và thử nghiệm trênsản phẩm mới
  • Dự đoán lợi nhuận thu về
  • Phát triển thêm chiến lược marketing cho sản phẩm mới
  • Phát triển sản phẩm
  • Thử nghiệm trước sản phẩm ngoài thị trường
  • Bán sản phẩm

Sau đó, xác định mô hình sản phẩm và công ty phát triển chiến lược Marketing như sau:

  • Xác định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng
  • Thiết lập kế hoạch theo mô hình 4P
  • Thiết lập mục tiêu doanh số và lợi nhuận dài hạn.

Khi phân tích được mức độ hài lòng của thị trường với sản phẩm thì phòng Marketing sẽ đề xuất thêm kế hoạch nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Đồng thời cải thiện và hoàn thiện các dòng sản phẩm hiện có để phù hợp hơn với thị hiếu người dùng.

4. Khôn khéo định hướngphân khúc thị trường

Thị trường luôn rất rộng lớn và mỗi khách hàng lại có những sở thích cũng như thói quen mua hàng khác nhau, phân khúc khách hàng chia thành nhiều nhóm nhỏ, với đặc điểm và sự tương đồng nhất định. Ví dụ cụ thể như ngành hàng thời trang nữ có phân khúc theo độ tuổi như 18 - 20 tuổi, 20 - 25 tuổi, Thời trang nam trung niên cho người từ 60 tuổi trở lên,...

Phân khúc thị trường đi cùngđịnh vị thương hiệu

Phân thúc sản phẩm phụ thuộc vào phân khsuc thị trưởng giúp khai thác sâu hơn những nhu cầu tiềm ẩn của các nhóm khách hàng, từ đó bán được sản phẩm trên phạm vi rộng hơn và tăng độ nhận diện thương hiệu. Khi tiếp thị đúng sản phẩm tới đúng đối tượng khách hàng mục tiêu thì đó chính là một chiến lược nâng cao định vị thương hiệu.

5. Phát triển chiến dịch sản phẩm mới

Trong thời đại công nghệ hóa hiện đại hóa như hiện nay thì xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi, doanh nghiệp nào muốn phát triển thì phải sẵn sàng thay đổi để dẫn đầu xu hướng. Từ đó cho ra mứt bộ sản phẩm mới đúng lúc, cũng là thể hiện của doanh nghiệp nhằm khẳng định sự làm chủ thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Song cùng với đó là những rủi ro khi ra đời sản phẩm mới, chức năng của phòng Marketing là thực hiện các nhiệmvụ giúp xúc tiến sản phẩm mới thành công và tối ưu được ngân sách quảng cáo.

6. Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược quảng báthương hiệu và sản phẩm

Chức năng của phòng Marketing là chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động lớn nhỏ bao gồm ra đời sản phẩm mới và cần sự đồng thuận từ người đứng dầu. Nhiệm vụ của phòng Marketing là trình bay chiến lược Marketing về sản phẩm cũng như thương hiệu cho Ban giám đốc gồm mọi vấn đề liên quan đến phát triển thương hiệu, kênh phân phối, định hướng khách hàng mục tiêu,...

7. Xây dựng & tiến hành các chiến lược Marketing cho sản phẩm mới

Xây dựng chiến lược Marketing chỉn chu giúp doanh nghiệp xây dựng con đường thành công một cách chắc chắn và bền vững. Nếu chất lượng sản phẩm tốt và không có khách hàng thì uổng công vô ích. Một chiến dịch Marketing là cách mà phòng Marketing mang sản phẩm đến với khách hàng, thu hút những người đang có nhu cầu, từ đó cho họ thấy được lợi ích khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu. Nhờ vậy bán hàng và thu về lợi nhuận. Vậy nên đây cũng được xem là một trong những nhiệm vụ của phòng Marketing.

8. Xây dựng mối quan hệ với Truyền thông

Khi công ty đang trên đà phát triển thì những đối tác như báo chí và truyền thống chính là phương tiện và cũng là những công cụ mạnh mẽ giúp đưa doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu. Lúc này, nếu tạo được mối quan hệ tốt với họ thì doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng nhanh chóng. Khi một công ty gặp khủng hoảng về sản phẩm và nhận nhiều feedback tiêu cực từ khách hàng, phòng Marketing cần liên hệ với Báo chí và truyền thông để làm dịu dư luận và không để vấn đề bị khuếch tánquá xa.

Xây dựng quan hệ tốt với mạng lưới truyền thông

Có thể nói giới truyền thông và báo chí là những đối tác đắc lực cho sự thịnh vượng của một doanh nghiệp. Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những đối tác này chính là nước đi rất thông minh của thương hiệu để phát triển và bảo bệ doanh nghiệp.

V. Những tố chất cần có của một nhân sự phòng Marketing

Tùy vào vị trí công việc mà bạn ứng tuyển trong phòng Marketing mà có những yêu cầu và tiêu chí đi kèm khác nhau, tuy nhiên mỗi nhân viên Marketing đều cần một số phẩm chất chung như:

  • Kỹ năng giao tiếp thoải mái,tự tin, cuốn hút
  • Thích ứng và hòa nhập nhanh với sự thay đổi
  • Nhiệt tình và luôn có tư duy tích cực
  • Có tư duy sáng tạo và nhạy bén với xu hướng thị trường
  • Có khả năng quan sát kỹ lưỡng và kỹ năng lắng nghe tận tâm
  • Hiểu rõ về các dòng sản phẩm của thương hiệu.

VI. Xây dựng một chiến lược marketing tốttrong thực tế

Bước đầu tiên chính là phân tích thị trường để xem nhu cầu của thị trường với sản phẩm và dịch vụ của bạn như thế nào, đối thủ cạnh tranh ra sao và bạn có gì trong tay. Khi phòng Marketing tìm được câu trả lời thì bạn sẽ phân tích được SWOT cho sản phẩm của thương hiệu và đây cũng là bước đêm trong việc xây dựng chiến dịch Marketing.

Xây dựng một chiến lược marketing trong thực tế

Bước tiếp theo phòng Marketing sẽ tiến ành là xác định được mục tiêu cụ thể cho chiến dịch Marketing như doanh số bán hàng, branding hình ảnh thương hiệu,... nên nhớ mục tiêu phải vừa sức và phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp.

Bước 3 là phòng Marketing xây dựng thông điệp truyền thông qua một số kênh Marketing như:

  • SEO và SEM
  • Email Marketing
  • PR trực tuyến hay online qua thông cáo báo chí và các bài viết PR
  • Marketing qua mạng xã hội

Khi đã có được những thông tin trên thì phòng Marketing phải chuẩn bị trước về tiềm lực tài chính và cả con người, vì đặc thù liên quan đến công nghệ nên nhân sự cũng phải chất lượng và có kiến thức về công nghệ thông tin cũng như công nghệ phần mềm.

Sau khi triển khai chiến lược Marketing thì phòng Marketing sẽ phải đánh giá lại hiệu quả chiến lược dựa vào các thông sống xem chiến lược có thành công hay không. Từ mặt truyền thống đến lợi nhuận, từ đó phòng Marketing có tiền đề để xây dựng các chiến lược sau thành công hơn.

VII. Kết luận

Từ những thông tin trên về phòng Marketing cũng như những chức năng của nhiệm vụ của phòng Marketing thì bạn phần nào cũng có cái nhìn tổng quan về công việc của họ. Phụ thuộc vào những yếu tốc khác như mô hình kinh doanh, lĩnh vực hoạt động mà nhiệm vụ chi tiết của nhân viên Marketing sẽ khác nhau, chiến lược Marketing cũng được thực hiện khác nhau.

Xem tiếp: Mô tả công việc Chuyên viên Marketing đúng chuẩn và mới nhất

Tag:

chiến lược Marketing nhân viên marketing chức năng của phòng marketing nhiệm vụ của phòng marketing

Bài viết nhiều người đọc

  • PG là gì? Liệu nghề PG có nhàn hạ như mọi người vẫn thường thấy?

  • Kênh phân phối là gì? Các loại hình kênh phân phối phổ biến nhất hiện nay

  • Shipper nên lựa chọn hãng giao hàng nào để có thể làm việc?

  • Top các trường đào tạo chuyên ngành Marketing online hàng đầu Việt Nam

  • Sale Marketing là gì? Bí quyết trở thành Sale Marketing chuyên nghiệp

  • Social Marketing là gì? Những công cụ Social Marketing hiệu quả nhất [Phần I]

  • Tất tần tật những điều cần biết về marketing căn bản chi tiết và đầy đủ

  • Marketing Plan là gì? Những lưu ý khi xây dựng marketing plan - Phần I

123job.vn - Dream jobs, great places to work, high salary

123job.vn - Trao cơ hội cho hàng triệu người với những công việc mơ ước với môi trường làm việc chuyên nghiệp và mức lương tốt nhất.

Với sứ mệnh: Cung cấp các thông tin việc làm, review công ty hấp dẫn, dịch vụ tư vấn tuyển dụng xác thực và chất lượng cho nhà tuyển dụng và người lao động, chúng tôi luôn tận tâm tận lực, không ngừng sáng tạo nhằm đem lại chất lượng dịch vụ hàng đầu, giúp tất cả mọi người có được một công việc phù hợp nhất.

Tự hào: Là trang tuyển dụng uy tín, là cầu nối của hàng triệu người tìm việc và nhà tuyển dụng.

Giá trị cốt lõi:

  • Luôn chủ động và sáng tạo, lấy công nghệ làm nền tảng cốt lõi để phát triển dịch vụ.
  • Chuyên nghiệp & tận tâm với khách hàng và người tìm việc bằng những dịch vụ tốt nhất.
  • Làm việc chính trực, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, không vụ lợi cá nhân và luôn đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu.

Nếu bạn đang muốn kết nối với những nhà tuyển dụng uy tín hàng đầu Việt Nam, đừng ngần ngại hãy TẠO CV NGAY để tăng gấp 5 lần cơ hội có được công việc với mức lương tốt nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề