Có hóa đơn đầu vào nhưng không kê khai năm 2024

Kê khai sót hóa đơn đầu vào có sao không? Không kê khai hóa đơn đầu vào có bị phạt không? Quy định và cách kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót - kèm ví dụ

Nội dung chính:

Kê khai sót hóa đơn đầu vào đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Nhưng hiện nay có nhiều văn bản hướng dẫn kê khai đối với trường hợp hóa đơn đầu vào bị bỏ sót với các quy định mới khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn. Hãy cùng Anpha tìm hiểu kỹ hơn quy định về kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót năm 2023 qua bài viết này nhé.

I. Hóa đơn đầu vào bị bỏ sót là gì?

Hóa đơn đầu vào kê khai sót là trường hợp doanh nghiệp kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào không đầy đủ so với hóa đơn thực tế. Hóa đơn đầu vào bị bỏ sót không được kê khai kịp thời có thể ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp và gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc quản lý, kiểm tra thuế.

II. Rủi ro khi doanh nghiệp kê khai sót hóa đơn đầu vào

Trường hợp kê khai sót hóa đơn đầu vào là sai sót mà kế toán doanh nghiệp hay gặp phải, tiềm tàng nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, chẳng hạn như:

  • Doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT dẫn đến gây thất thoát tài chính;
  • Doanh nghiệp không thể xuất trình chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm khi cơ quan thuế tiến hành thanh kiểm tra hóa đơn đầu vào cho hàng hóa dịch vụ, dẫn đến vi phạm hành chính về hóa đơn và bị xử phạt hành vi mất hóa đơn;
  • Doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành vi trốn thuế trong trường hợp cơ quan thuế có đủ bằng chứng chứng minh đây là hành vi trốn doanh thu.

III. Quy định và cách kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót

Để kê khai bổ sung hóa đơn đầu vào và điều chỉnh sai sót một cách chính xác, đúng theo quy định, bạn cần tìm hiểu kỹ các quy định và tham khảo một số văn bản pháp lý sau:

  • Thông tư số 219/2013/TT-BTC;
  • Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;
  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP;
  • Một số công văn hướng dẫn kê khai hóa đơn đầu vào bỏ sót.

Thông tin chi tiết về quy định trong các văn bản trên được Anpha trình bày dưới đây:

1. Thông tư số 219/2013/TT-BTC

Theo Khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định như sau:

  • Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào thì phải kê khai và khấu trừ khi xác định số thuế GTGT phải nộp của kỳ đó, không phân biệt hàng đã xuất dùng hay còn để tồn kho;
  • Nếu doanh nghiệp phát hiện có sai sót khi kê khai hay khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì được kê khai bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế.

\>> Xem chi tiết: Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng.

2. Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14

Theo Điều 47 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định như sau:

  • Khi doanh nghiệp phát hiện trong hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì doanh nghiệp được kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế đáp ứng 2 điều kiện sau:
  • Kê khai trong vòng 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót;
  • Kê khai trước khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền có quyết định thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp vẫn có thể khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế. Tuy nhiên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 142 và Điều 143 của Luật Quản lý thuế số 38/20219/QH14.

\>> Xem chi tiết: Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.

3. Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế khi phát hiện có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế như sau:

  • Trường hợp không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp chỉ cần nộp bản giải trình khai bổ sung cùng các tài liệu, chứng từ có liên quan mà không phải nộp tờ khai bổ sung;
  • Trường hợp chưa nộp hồ sơ quyết toán thuế cuối năm thì doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có phát sinh hóa đơn sai sót;
  • Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm;
  • Doanh nghiệp kê khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp hoặc giảm số thuế GTGT đã được hoàn, thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn thừa và tiền chậm nộp (nếu có);
  • Nếu khai bổ sung làm tăng hoặc giảm số thuế GTGT được khấu trừ chuyển kỳ sau (chỉ tiêu [43] trên tờ khai thuế GTGT) thì doanh nghiệp kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại;
  • Doanh nghiệp chỉ được khai bổ sung tăng số thuế GTGT đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế cho kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT.

Tham khảo thêm:

\>> Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế;

\>> Cách kê khai bổ sung, điều chỉnh tờ khai thuế GTGT.

4. Một số công văn hướng dẫn kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót

4.1. Công văn số 3059/TCT-KK

Công văn số 3059/TCT-KK ngày 18/08/2022 của Tổng cục Thuế gửi Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng hướng dẫn về kê khai bổ sung hóa đơn GTGT đầu vào như sau:

Vào kỳ tính thuế tháng 10 và tháng 11/2021, công ty phát hiện hóa đơn GTGT hàng hóa, dịch vụ mua vào bị sót (từ tháng 01/2021 đến tháng 09/2021) trước khi có quyết định thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện kê khai bổ sung hóa đơn đầu vào theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

\>> Xem chi tiết: Công văn 3059/TCT-KK hướng dẫn kê khai thuế giá trị gia tăng.

4.2. Công văn số 2397/CTBNI-KKKTT

Công văn số 2397/CTBNI-KKKTT ngày 27/06/2023 của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn về việc kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót như sau:

Công ty phát hiện hóa đơn đầu vào của các kỳ trước chưa kê khai thì công ty được phép kê khai bổ sung theo hướng dẫn tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 và Khoản 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

Theo đó, công văn quy định hóa đơn GTGT đầu vào bị bỏ sót của kỳ nào thì kê khai bổ sung hóa đơn đầu vào của kỳ đó.

\>> Xem chi tiết: Công văn số 2397/CTBNI-KKKTT hướng dẫn kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót .

IV. Thời hạn kê khai hóa đơn đầu vào bỏ sót

Theo các quy định Anpha đã đề cập ở trên, khi khai sót hóa đơn GTGT đầu vào thì doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ bổ sung nhưng phải kê khai trước khi có quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, doanh nghiệp thực hiện kê khai bổ sung hóa đơn đầu vào như sau:

➤ Trường hợp trước khi áp dụng hóa đơn điện tử: Kê khai bổ sung vào kỳ phát hiện ra những hóa đơn đầu vào bỏ sót;

Ví dụ 1: Tháng 10/2021 công ty Anpha phát hiện sót hóa đơn GTGT đầu vào của tháng 04/2021, hóa đơn này đang áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP nên công ty sẽ kê khai bổ sung hóa đơn này vào ký tính thuế quý 4/2021.

➤ Trường hợp sau khi áp dụng hóa đơn điện tử: Kê khai bổ sung vào kỳ phát sinh của hóa đơn đầu vào bỏ sót.

Ví dụ 2: Tháng 11/2023, công ty Anpha phát hiện kê khai sót hóa đơn GTGT đầu vào của tháng 06/2023, hóa đơn này đang áp dụng hóa đơn điện tử mới theo Thông tư 78/2021/TT-BTC nên công ty sẽ kê khai bổ sung vào kỳ tính thuế quý 2/2023.

Tham khảo thêm:

\>>

\>> Hướng dẫn xác định thời điểm kê khai thuế GTGT.

V. Các câu hỏi liên quan đến việc kê khai sót hóa đơn đầu vào

1. Kê khai sót hóa đơn đầu vào năm trước thì xử lý như thế nào?

Nếu phát hiện hóa đơn đầu vào năm trước chưa kê khai thì doanh nghiệp có thể xử lý như sau:

  • Doanh nghiệp có thể bổ sung kê khai hóa đơn đầu vào bỏ sót năm trước vào bất cứ thời điểm nào nhưng phải trước khi cơ quan thuế có quyết định kiểm tra thuế;
  • Hạch toán hóa đơn đầu vào bị bỏ sót vào năm phát sinh, điều chỉnh lại chi phí của năm đó, không được hạch toán hóa đơn đầu vào bị bỏ sót vào năm hiện tại vì chi phí của năm nào phải được ghi nhận vào năm đó;
  • Lên lại báo cáo tài chính năm trước để phản ánh chính xác chi phí, lợi nhuận và nghĩa vụ thuế của năm đó;
  • Lên tờ khai bổ sung quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm trước để tính lại số thuế phải nộp.

Tham khảo thêm:

\>> Cách xử lý hóa đơn sai sót;

\>> Các trường hợp xử lý hóa đơn bất hợp pháp.

2. Công ty không kê khai hóa đơn đầu vào có bị phạt không?

Không kê khai hóa đơn đầu vào sẽ tiềm ẩn các rủi ro sau:

  • Không được khấu trừ thuế GTGT của các hàng hóa, dịch vụ mua vào;
  • Có thể bị xử phạt hành chính về hóa đơn đối với hành vi làm mất hóa đơn trong trường hợp cơ quan thuế kiểm tra mà doanh nghiệp không thể xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa;
  • Có thể bị xử phạt hành vi trốn thuế khi cơ quan thuế chứng minh được đây là hành vi nhằm mục đích trốn doanh thu của doanh nghiệp.

\>> Tham khảo thêm: Mức phạt sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

3. Làm thế nào để kiểm tra hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp đầy đủ hay chưa?

Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều đã sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC nên doanh nghiệp có thể tra cứu hóa đơn đầu vào trên Cổng thông tin hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế theo đường link https://hoadondientu.gdt.gov.vn.