Có mấy cách vẽ mô phỏng hình vẽ thời tiền sử

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Giải Trí > Nhạc Hoạ >

Quan sát hình và chỉ ra:

- Đối tượng nội dung thể hiện trong mỗi hình: 

  • Hình mặt người và hình mặt thú trên đá trong hang Đồng Nội, Hòa Bình, Việt Nam
  • Hình trong hàng Altamira, Tây Ban Nha
  • Hình trong hang Cosqueer, Pháp
  • Hình trong hang Cambereles, Pháp

- Nét, hình, màu trong các hình vẽ: Đều miêu tả các hình ở thời kì tiền sử, sử dụng màu vàng nâu là gam màu chủ đạo.

- Chất liệu và cách thức thể hiện: Các tác phẩm ở thời kì tiền sử được thể hiện ở một số hang đá, phiến đá

2. Cách vẽ mô phỏng theo hình mẫu

Quan sát hình và chỉ ra cách vẽ mô phỏng theo hình mẫu:

  • Xác định bố cục hình vẽ và phác các nét khái quát
  • Vẽ, điều chỉnh hình và các chi tiết cho sát với hình mẫu
  • Vẽ màu

3. Mô phỏng hình vẽ thời Tiền sử

- Lựa chọn và quan sát hình ảnh để mô phỏng. Một số hình ảnh có thể được lựa chọn như: các hình ảnh mặt người trong hang đá, hang động

- Lựa chọn và thực hiện theo ý thích của học sinh để mô phỏng.

4. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ

Học sinh thực hiện, trưng bày và nêu cảm nhận và phân tích:

  • Bài vẽ em yêu thích
  •  Nội dung, nguồn gốc của hình mô phỏng
  • Sự độc đáo của hình mẫu
  •  Nét, hình, màu trong bài vẽ

5. Tìm hiểu nghệ thuật của người tiền sử

Một số đặc điểm về hình màu và kĩ thuật thể hiện của nghệ thuật thời Tiền sử: Hội hoạ của người tiền sử có thể tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Có thể kể đến hàng trăm hang động để lại dấu vết mĩ thuật tạo hình, trong đó tiêu biểu là hang Altamira ở miền Bắc Tây Ban Nha và hang Lascaux [Lơ-xcâu] ở miền Nam nước Pháp vẫn còn lưu giữ nhiều hình vẽ đẹp. Hình về chủ yếu là các con thú như bò, ngựa, hươu, tuần lộc,... được diễn tả khái quát hoặc chân thực theo cách nhìn cửa người nguyên thuỷ. Các đối tượng thường được thể hiện đơn lẻ hoặc theo nhóm.

 Màu vẽ được làm từ các loại đá trong tự nhiên với màu sắc khá phong phú như: đỏ, trắng, đen,...

 Kĩ thuật vẽ đơn giản. Họ khắc nét vào vách đá rồi dùng ống sậy thổi màu vào từng mảng hình khắc, cũng có thể họ dùng tay hoặc ống sậy, que, lông thú [lợn rừng, thỏ, ngựa,...] để vẽ hoặc dùng hình khắc trên đất sét đắp lên thành hang.

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Nêu được cách mô phỏng hình vẽ theo mẫu.

- Mô phỏng được hình vẽ của người tiền sử theo cảm nhận.

- Cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của mĩ thuật thời Tiền sử. Có ý thức trân trọng, bảo tổn và phát triển văn hoá nghệ thuật của người xưa.

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.

- Năng lực riêng:

+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.

+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.

- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học

- Một số hình ảnh, clip về hình vẽ trong hang động thời Tiền sử.

- Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, giấy A3, A4

  • SGK, đồ dùng học tập, giấy A4
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV : giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu, hồ dán.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- Tổ chức cho HS quan sát các hình vẽ thời Tiển sử và chỉ ra được đối tượng, nội dung, nét, hình, màu, chất liệu và cách thức thể hiện hình vẽ.

-  GV đặt câu hỏi gợi mở để HS nhận biết đặc điểm  của hình vẽ thời Tiền sử về đối tượng, nội dung, nét, hình, màu, chất liệu và cách thức thể hiện.

+ Đối tượng trong các hình vẽ là gì?

+ Nêu đặc điểm về đường nét, màu sắc của hình vẽ đó.

+ Hình vẽ đó gồm một hay nhiều nhân vật?

+ Cách sắp xếp nhân vật trong hình vẽ đó như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi :

+ Đối tượng nội dung thể hiện trong mỗi hình:

  • Hình mặt người và hình mặt thú trên đá trong hang Đồng Nội, Hòa Bình, Việt Nam
  • Hình trong hàng Altamira, Tây Ban Nha
  • Hình trong hang Cosqueer, Pháp
  • Hình trong hang Cambereles, Pháp

+ Nét, hình, màu trong các hình vẽ: Đều miêu tả các hình ở thời kì tiền sử, sử dụng màu vàng nâu là gam màu chủ đạo.

+ Chất liệu và cách thức thể hiện: Các tác phẩm ở thời kì tiền sử được thể hiện ở một số hang đá, phiến đá

- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng, các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng trong mỗi thời kì khác nhau. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn về hình vẽ thời Tiền sử, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 : Những hình vẽ trong hang động.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG: Cách vẽ mô phỏng theo hình mẫu

  1. Mục tiêu: giúp HS biết cách mô phỏng theo hình mẫu
  2. Nội dung: Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 21 SGK Mĩ thuật 6 để nhận biết cách vẽ mô phỏng đơn giản.
  3. Sản phẩm học tập: Cách vẽ mô phỏng theo hình mẫu
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 21 SGK

Mĩ thuật 6 để nhận biết cách vẽ mô phỏng

đơn giản.

GV đặt câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ, thảo luận theo cặp đôi:

+ Vẽ mô phỏng có gì giống và khác với chép

lại hình theo mẫu?

+ Cách vẽ mô phỏng được thực hiện như thế nào?

+ Vẽ mô phỏng có nhất thiết phải vẽ màu giống hình mẫu không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ GV kết luận.

1. Cách vẽ mô phỏng theo hình mẫu

- Mô phỏng hình vẽ trong hang động là một trong những cách tìm hiểu nghệ thuật tạo hình thời Tiền sử.

- Các bước vẽ mô phỏng :

+ Bước 1 : Xác định bố cục hình vẽ và phác các nét khái quát.

+ Bước 2 : Vẽ, điều chỉnh hình và chi tiết cho sát với hình mẫu

+ Bước 3 : Vẽ màu.

- Mĩ thuật thời Tiền sử thường được lưu lại trong các hang động. Nội dung phản ánh cuộc sống của người Tiền sử nhằm truyền tải thông tin, phục vụ như cầu tín ngưỡng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS dựa trên kiến thức và kĩ năng đã học.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập – sáng tạo trong SGK.

  1. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS mô phỏng hình vẽ theo ý thích, theo gợi ý :

+ Hình vẽ em mô phỏng là hình gì?

+ Em mô phỏng toàn bộ hay một phần hình vẽ thời Tiền sử ?

+ Em muốn điểu chỉnh nét nào ở hình vẽ?

+ Em sẽ dùng màu nào cho hình vẽ đó?

+ Tỉ lệ của hình so với trang giấy như thế nào?

- Vẽ màu cho hình và nền thêm sinh động.

- GV đưa ra một số gợi ý HS:

+ Có thể tạo các nếp gấp giấy nhẹ để tạo bề mặt hang động trước khi vẽ.

+ Có thể vẽ một vài hình khác nhau để làm tư liệu cho bài học sau.

- HS suy nghĩ trả lời câu  hỏi và thực hành luyện tập

- GV nhận xét, bổ sung.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Video liên quan

Chủ Đề