Có máy loại chuyển giao công nghệ

Trong đó:

– Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

– Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.

Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:

+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;

+ Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;

+ Lĩnh vực sử dụng công nghệ;

+ Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;

+ Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;

+ Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;

+ Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao.

Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Chủ thể có quyền chuyển giao công nghệ 

Chủ thể có quyền chuyển giao công nghệ bao gồm:

– Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.

– Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.

– Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.

Chuyển giao công nghệ là gì – Những điều doanh nghiệp cần biết

Đối tượng của chuyển giao công nghệ

a. Đối tượng công nghệ được chuyển giao:

– Bí quyết kỹ thuật [là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ];

– Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;

– Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.

Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.

b. Đối tượng công nghệ được khuyến khích chuyển giao: là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

– Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao;

– Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới;

– Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu;

– Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo;

– Bảo vệ sức khỏe con người;

– Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh;

– Sản xuất sạch, thân thiện môi trường;

– Phát triển ngành, nghề truyền thống.;

c. Đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao: trong một số trường hợp để nhằm mục đích:

– Bảo vệ lợi ích quốc gia;

– Bảo vệ sức khỏe con người;

– Bảo vệ giá trị văn hoá dân tộc;

– Bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường;

– Thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

d. Đối tượng công nghệ cấm chuyển giao nếu:

– Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

– Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế – xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Hình thức chuyển giao công nghệ bao gồm

Chuyển giao công nghệ bao gồm các hình thức sau:

a. Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;

b. Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây:

– Dự án đầu tư;

– Hợp đồng nhượng quyền thương mại;

– Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

– Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ;

c. Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.

Phương thức chuyển giao công nghệ

– Chuyển giao tài liệu về công nghệ.

– Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.

– Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.

– Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định kèm theo các phương thức quy định.

– Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.

Các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ

– Môi giới chuyển giao công nghệ.

– Tư vấn chuyển giao công nghệ.

– Đánh giá công nghệ.

– Thẩm định giá công nghệ.

– Giám định công nghệ.

– Xúc tiến chuyển giao công nghệ.

Trên đây là tư vấn của Luật Tuệ An về Chuyển giao công nghệ .  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý về Sở hữu trí tuệ, bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669 hoặc gửi email [email protected]

Luật Tuệ An ” VỮNG NIỀM TIN -TRỌN CHỮ TÍN”

Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY LUẬT TUỆ AN

Trụ sở chính: Lô A9 X1 , Ngõ 73 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội.

Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669

Email: [email protected]

Hoạt động chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua một mối quan hệ pháp lý mà theo đó chủ sở hữu công nghệ hoặc bí quyết kĩ thuật được bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích bán hoặc li-xăng sử dụng công nghệ hoặc bí quyết đó cho một chủ thể khác. Các mối quan hệ trong hoạt động chuyển giao công nghệ đó chính là sự thỏa thuận giữa các bên với mục đích bên giao công nghệ đồng ý chuyển giao và bên nhận đồng ý tiếp nhận các quyền. Thông thường các chủ sở hữu quyền thường lựa chọn một trong các hình thức sau để chuyển giao công nghệ:

Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ

Hình thức được khá nhiều có các chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích lựa chọn do không có khả năng khai thác quyền của mình trên thực tế là bán hoặc chuyển nhượng toàn bộ độc quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ. Khi tất cả độc quyền đối với sáng chế được bảo hộ được chuyển giao mà không có sự hạn chế bất kỳ về thời gian hoặc điều kiện khác của chủ sở hữu sáng chế được bảo hộ đối với một chủ thể khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế. Các nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế, nguyên tắc, đặc điểm tương tự như hợp đồng chuyển nhượng các đối tượng sở hữu trí tuệ khác.

Chuyển giao quyền sử dụng [li-xăng quyền sở hữu trí tuệ]

Hình thức được đa số các chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích lựa chọn khi được bảo hộ độc quyền là chuyển giao quyền sử dụng thông qua hợp đồng li-xăng. Theo đó, chủ sở hữu sáng chế được bảo hộ cho phép chủ thể khác thực hiện một hoặc nhiều hành vi trong phạm vi các độc quyền đối với sáng chế của mình tại lãnh thổ một nước nhất định hoặc trong thời hạn bảo hộ sáng chế đó. Khi được chủ sở hữu cho phép thì có nghĩa là quyền li-xăng đã được cấp. Điều đáng lưu ý là chủ thể nhận li – xăng sẽ chế tạo hoặc sử dụng sản phẩm chứa sáng chế hoặc sản xuất sản phẩm bởi quy trình chứa sáng chế hoặc sử dụng quy trình chứa sáng chế và đảm bảo các cam kết theo Hợp đồng li – xăng, chủ sở hữu sáng chế cũng không mất đi quyền sử dụng sáng chế.

Hợp đồng chuyển giao bí quyết kỹ thuật

Một lựa chọn khác mà chủ sở hữu sáng chế lựa chọn chuyển giao một phần quyền của mình để thu lợi là thông qua hợp đồng chuyển giao bí quyết kỹ thuật, theo đó các bên chuyển giao và tiếp nhận công nghệ là liên quan đến bí quyết kỹ thuật. Nhìn chung bí quyết kỹ thuật  đề cập đến kiến thức về việc thực hiện một công việc cụ thể hoặc kiến thức chuyên môn thu nhận được trong một lĩnh vực nhất định. Trên cơ sở hợp đồng chuyển giao bí quyết kỹ thuật có thể được trao đổi dưới dạng hữu hình như tài liệu, hình ảnh, kế hoạch, thẻ nhớ của máy tính hoặc các hình thức khác, nhưng cũng có thể được trao đổi dưới dạng vô hình. Các điều khoản hợp đồng liên quan đến bí quyết kỹ thuật có thể có trong văn bản độc lập với hợp đồng li-xăng hoặc cũng có thể gộp các điều khoản đó vào trong hợp đồng li -xăng.

Nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại [franchise] là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng một sản phẩm hoặc một quy trình hoạt động là một đối tượng sở hữu công nghiệp và đang được bảo hộ. Nhượng quyền thương mại liên quan đến chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu trí tuệ khác. Nhượng quyền thương mại hoặc nhượng quyền phân phối là một thỏa thuận kinh doanh mà trong đó liên quan tới uy tín, thông tin kỹ thuật và kiến thức chuyên môn của một bên được kết hợp với sự đầu tư của một bên khác nhằm bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng. Phương thức tiếp thị cho các hàng hóa và dịch vụ này thường dựa trên nhãn hiệu, nhãn hiệu dịch vụ hoặc tên thương mại và cách thức trang trí hoặc thiết kế đặc biệt của cơ sở kinh doanh.

Bán và nhập khẩu tư liệu sản xuất

Việc chuyển giao và tiếp nhận thương mại đối với công nghệ có bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn có thể được thực hiện thông qua việc mua và nhập khẩu thiết bị và tư liệu sản xuất khác.Ví dụ,thiết bị sản xuất có thể là máy và công cụ cần thiết để sản xuất sản phẩm hoặc ứng dụng quy trình kỹ thuật.

Hợp đồng liên doanh, liên kết

Liên doanh là hình thức liên kết giữa hai công ty độc lập. Có các hình thức liên doanh cơ bản: liên doanh theo phương thức đóng góp cổ phần là liên doanh theo hợp đồng hợp tác. Liên doanh theo phương thức đóng góp cổ phần là thỏa thuận của các bên nhằm tạo ra một pháp nhân độc lập được hình thành dựa trên sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên. Liên doanh theo hợp đồng có thể được sử dụng khi không cần hoặc không thể thành lập pháp nhân độc lập mà các bên thỏa thuận sự hợp tác, liên doanh liên kết trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng. Thỏa thuận li-xăng, hợp đồng chuyển giao bí quyết kỹ thuật hoặc các công cụ pháp lý khác liên quan đến chuyển giao và tiếp nhận thương mại đối với công nghệ có thể được kết hợp vào các hợp đồng liên doanh, liên kết.

Dự án chìa khóa trao tay

Trong một số trường hợp cụ thể, các bên có thể được kết hợp theo cách thức ủy thác việc lập kế hoạch, xây dựng và điều hành nhà máy cho một nhà cung cấp công nghệ duy nhất hoặc một số lượng rất hạn chế các nhà cung cấp công nghệ. Theo đó, dự án chìa khóa trao tay có thể là một thỏa thuận toàn diện, trong đó bên chịu trách nhiệm chuyển giao cho khách hàng của họ. Ngược lại, bên nhận công  nghệ và toàn bộ cơ sở công nghiệp có khả năng hoạt động phù hợp với các tiêu chuẩn được thỏa thuận theo nhu cầu thực tế.

Hợp đồng tư vấn

Nhìn chung thỏa thuận tư vấn liên quan đến việc hỗ trợ, tư vấn hoặc cung cấp dịch vụ khác do nhà tư vấn cung cấp [dù là cá nhân hay doanh nghiệp] khi lập kế hoạch tiếp nhận công nghệ, thiết kế một cơ sở kinh doanh mới, chuẩn bị đấu thầu xây dựng công trình mới nhà xưởng hoặc thiết bị, tìm kiến biện pháp cải tiến công nghệ sẵn có hoặc các hoạt động khác cần phải có sự tư vấn chuyên nghiệp liên quan đến bí quyết kỹ thuật.

Từ các hình thức của hợp đồng chuyển giao công nghệ nêu trên cho thấy lợi thế vô cùng quan trọng của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Khi sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chủ sở hữu có thể lựa chọn linh hoạt hình thức thu  lợi từ chính quyền của mình.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, tư vấn hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ cụ thể và tốt nhất!

Video liên quan

Chủ Đề