Có nên rửa thuốc bắc trước khi ngâm rượu

Rượu thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.

Rượu thuốc là loại rượu được ngâm với thảo mộc hoặc dược liệu bán tại các hiệu thuốc Nam, thuốc Bắc và được uống với mục đích bồi bổ, nâng cao sức khỏe và tác dụng phòng và chữa bệnh.

Có nên rửa thuốc bắc trước khi ngâm rượu

Lời khuyên của thầy thuốc

Không uống rượu ngâm với thuốc không rõ nguồn gốc, tên tuổi.

Các loại rượu thuốc đều có chỉ định điều trị rõ ràng, nếu không biết không nên sử dụng, liều lượng nhất định trong ngày theo chỉ định,  không nên lạm dụng để uống cho say xỉn.

Chú ý cách sử dụng để không nhầm lẫn cách sử dụng, rượu thuốc loại nào để uống, loại nào để dùng bôi bên ngoài. Không nên dùng rượu thuốc thoa lên những vùng da mỏng, nhạy cảm như da mặt, bởi trong rượu có chứa cồn, không hề tốt cho da.

Để rượu thuốc phát huy hết tác dụng, cần chú ý:

Dược liệu dạng khoáng chất không thích hợp ngâm rượu.

Một số loại thuốc không thích hợp ngâm rượu, ví dụ như thuốc Đông y dạng khoáng, bởi vì thành phần có ích trong đó rất khó chiết xuất ra khi ngâm với rượu. Một số thảo dược dạng khoáng còn hàm chứa thành phần có độc, ví dụ chứa thủy ngân, chì, asen… đều không thích hợp để ngâm rượu.

Ngoài ra, nếu muốn dùng rắn độc để ngâm rượu thuốc thì cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.

Tỉ lệ phối hợp: khi ngâm rượu thông thường dùng rượu trắng 50 - 600, rượu trắng với nồng độ này đủ để giết chết vi sinh vật tồn tại trong thảo dược. Hơn nữa, nồng độ cồn cao càng dễ làm cho thành phần có ích chiết xuất ra. Trong quá trình ngâm rượu, sự phối hợp giữa rượu và dược thảo là lượng rượu gấp 10 - 20 lần thảo dược. Căn cứ vào chất thảo dược có thể điều chỉnh thích hợp, tính hấp thụ nước của dược liệu có chất rời, lỏng mạnh nên có thể tăng thêm lượng rượu, ví dụ như cẩu khởi có thể ngâm với lượng rượu gấp 20 lần. Tính hấp thu nước của dược liệu có chất rắn chắc kém có thể giảm bớt lượng rượu, ví dụ nhân sâm chỉ cần ngâm lượng rượu gấp 10 lần là được.

Thời gian ngâm rượu:

Thời gian ngâm rượu tùy từng loại thảo dược nên khác nhau. Không ít người cho rằng, rượu thuốc cần ngâm từ 6 tháng đến 1 năm trở lên, thời gian càng dài hiệu quả thuốc càng tốt. Tuy nhiên, thời gian ngâm rượu cần dựa vào lượng thảo dược nhiều hay ít, sự thay đổi nhiệt độ… để quyết định.

Thông thường, thời gian ngâm rượu thuốc khoảng 15 - 30 ngày. Thời gian quá dài sẽ ở một mức độ nào đó làm cho ethanol bay hơi, sau khi nồng độ giảm thấp, tác dụng kháng khuẩn sẽ giảm đi, thảo dược có thể sinh ra nấm mốc. Uống phải rượu thuốc biến chất giống như ăn phải thực phẩm khuẩn mốc, sẽ gây ra tổn thương nhất định cho dạ dày, đường ruột và gan. Nếu sau khi uống rượu xong có hiện tượng mặt đỏ, hoa mắt, chóng mặt, nôn ọe, tim đập nhanh quá độ… thì đó là phản ứng ban đầu của trúng độc, nên nhanh chóng đến bệnh viện.

Trong thời gian ngâm rượu thuốc, cần lắc đều hoặc đảo đều hàng ngày, sau 1 tuần thì 1 tuần đảo đều/lần. Thảo dược có chất cứng rắn như hải mã, tắc kè cần ngâm lâu hơn.

Các loại có chất rời như cẩu khởi chú ý thời gian ngâm nên ngắn. Ngoài ra độ rượu có ảnh hưởng trực tiếp đến rượu thuốc, nhiệt độ cao thì ngâm thời gian ngắn, nồng độ thấp ngâm thời gian dài hơn. Nếu nóng lòng muốn uống thì nên cắt dược liệu ra thành miếng để ngâm, như vậy mới nhanh chóng làm cho thành phần hữu ích kịp thời chiết xuất ra.

Một số nguyên nhân gây ngộ độc khi sử dụng rượu thuốc

Do mua nhầm thuốc độc: người thu hái nhầm các loại rễ cây có độc như lá ngón, mã tiền, hoàng nàn, phụ tử, cà độc dược... phần lớn là dược liệu thuộc bảng độc A, đem về phơi khô rồi bán. Khi thuốc khô và được băm nhỏ, khó nhận dẫn đến ngộ độc nặng và tử vong.

Do các chất bảo quản phun trên thuốc: để bảo quản thuốc phiến, người ta thường sử dụng một số chất độc như: lưu huỳnh, chì, kẽm, thạch tín, nhôm, được phun hoặc bôi lên bề mặt dược liệu, nếu mua thuốc về ngâm rượu ngay thì chất độc khuếch tán rất nhanh, uống vào sẽ bị nhiễm độc. Do nấm mốc phát triển trên dược liệu vì bảo quản không đúng quy cách, chính các độc tố sản sinh từ nấm mốc, nhất là aflatoxin, dẫn đến ngộ độc trước mắt, còn lâu dài dẫn đến ung thư gan.

Do phản ứng hóa học trong rượu: rượu là dung môi có thể hòa tan rất nhiều chất có lợi cũng như có hại trong các vị thuốc, trong đó đáng kể là nhóm ancaloit, saponosit ở liều cao gây phá huyết, tanoit gây kích ứng niêm mạc ruột... dễ dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh, tuần hoàn và tiêu hóa.

Do sự tương tác trong thành phần bài thuốc: theo y học cổ truyền, khi dùng chung các vị thuốc với nhau sẽ xuất hiện sự tương tác. Trong đó có hiện tượng tương phản giữa các chất có trong thuốc, cũng như khi uống rượu thuốc rồi ăn chung với những món ăn dễ xảy ra sự tương kỵ làm người dùng bị phản ứng ngộ độc gây co giật, sốt cao, bứt rứt, tay chân bải hoải, mất kiểm soát ý thức, đau đớn và sưng phù toàn thân.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ


Lương y Nguyễn Đức Nghĩa, Hội Dược liệu TP HCM, cho biết rượu ngâm thuốc chỉ có giá trị chữa bệnh khi nguồn dược liệu chuẩn, đúng bài, đúng vị. Rượu ngâm thuốc bao gồm 2 loại: Ngâm dược liệu và ngâm động vật. Các loại động vật hay được ngâm phổ biến là rắn, tắc kè, bìm bịp, hải mã, lộc nhung. Các loại thảo mộc thường được dùng như sâm linh chi, đinh lăng, cúc hoa, các loại sâm, hà thủ ô, chuối chát. Tùy kinh nghiệm hay sự tư vấn của các dược sĩ, các gia đình có thể ngâm theo cổ phương: bát vị, lục vị… với nhiều bài thuốc với các tác dụng khác nhau.

Trên thực tế, nhiều gia đình ngâm rượu bìm bịp còn nguyên con, nguyên lông, điều này rất nguy hiểm. Với các loại động vật ăn thịt sống như rắn chuột, nhái, ếch, thì trong lông và bụng con vật này đều chứa nhiều ký sinh trùng. Dùng chúng để ngâm rượu nguyên lông nguyên cánh chẳng khác gì tự rước ký sinh trùng vào cơ thể, theo lương y Nghĩa.

Có nên rửa thuốc bắc trước khi ngâm rượu

Cần ngâm rượuđúng cách để đảm bảo vị thuốc và an toàn cho sức khỏe.Ảnh: K.L.

Theo lương y Nghĩa, cách chế biến nguyên liệu cần kỹ càng để đảm bảo một bình rượu chất lượng. Các con vật như bìm bịp, tắc kè, cần mổ bụng, bỏ nội tạng, bỏ lông và nướng chín trước khi ngâm rượu. Làm sạch chúng có nhiều lợi ích, như giúp rượu ngâm có mùi thơm dễ chịu, không bị tanh, rút ngắn thời gian ngâm để dược liệu có thể sử dụng nhanh hơn.

Lộc nhung là một nguyên liệu nhiều vị thuốc nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến cho đúng. Khi ngâm, lộc nhung phải được cạo bỏ phần lông sạch sẽ nếu không sẽ gây tổn thương niêm mạc người uống.

Những bài thuốc ngâm rượu từ mối chúa, con bửa củi, bọ cạp... được lưu truyền rộng rãi song chưa có tài liệu nào nghiên cứu hay chứng minh về vị thuốc và tính hiệu quả. Một số vùng núi cao người dân còn lấy rễ cây lá ngón, dây mã tiền vốn là những loại cây cực độc gây chết người, để ngâm rượu uống. Một số người còn ngâm rượu với huyết động vật để uống với mong muốn bổ thận, tráng dương. "Thực tế thì huyết động vật không có một thành phần nào có tác dụng như vậy. Người ngâm rượu cần sự tư vấn của người am hiểu về dược lý thay vì ngâm theo cảm tính hay những lời truyền miệng", ông Nghĩa nói.

Rượu ngâm thuốc thường phải có nồng độ hơn 40-45 độ để các dược liệu tiết ra hết chất. Một số loại động vật nếu ngâm với rượu dưới 38 độ sẽ khó tiết ra hết chất bổ. Rượu ngâm thuốc cũng cần chọn lọc kỹ vì nó quyết định chất lượng bình rượu thuốc. Tuyệt đối không dùng rượu không rõ nguồn gốc để ngâm thuốc. Một số loại mật động vật như mật rắn, mật gấu, mật kỳ đà,… cần để trong bóng tối tránh ánh sáng trực tiếp vì sẽ giảm tác dụng và bay màu. Cần ngâm rượu nơi mát, trong hầm rượu để cân bằng tính âm dương, đảm bảo cho sức khỏe và bảo quản được lâu.

Uống rượu thuốc cũng phải điều độ, mỗi ngày uống một đến 2 lần, mỗi lần 20-50 ml, tức là một ly uống rượu nhỏ. Tùy loại rượu, những loại rượu mạnh chỉ cần uống 20 ml mỗi ngày là đủ, tránh lạm dụng. Rượu thuốc không phải để uống say mà cần điều độ, đều đặn với một liều lượng mỗi ngày giúp da dẻ hồng hào, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh cảm cúm, bổ can thận, bổ khí huyết, chống lão hóa. Rượu thuốc cũng chống chỉ định cho những người bị loét dạ dày hay xơ gan…

Người không uống được rượu, có thể chưng cách thủy rượu thuốc rồi pha với mật ong uống cũng tốt.

Những lưu ý khi chế biến lộc nhung:

Khánh Ly

Rượu thuốc là một trong những biện pháp chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe rất tốt, đặc biệt là trong vấn đề tăng cường sinh lực cho phái mạnh. Cách ngâm rượu thuốc tùy theo bài thuốc ngâm sẽ có những tác dụng nhất định như: trị đau lưng, nhức mỏi, trị đau đầu, cơ thể suy yếu, mệt mỏi, cải thiện sinh lý, bổ thận, tráng dương,…. Sau đây, NEWSUN thương hiệu uy tín cung ứng nồi nấu rượu sẽ chia sẻ đến bạn 7 cách ngâm rượu thuốc đúng chuẩn để phát huy được hết công dụng của rượu thuốc đem lại.

Có nên rửa thuốc bắc trước khi ngâm rượu

(Nguyên liệu thuốc bắc để ngâm rượu)

Hải mã, tên gọi thuần Việt là cá ngựa, đây là một trong những vị thuốc dùng nhiều trong cách ngâm rượu thuốc bổ có tác dụng rất lớn đối với nam giới.

Có nên rửa thuốc bắc trước khi ngâm rượu

(Hải mã ngâm rượu)

Vị thuốc hải mã có mùi tanh, vị ngọt, mặn và không có độc có tác dụng tráng dương giúp tăng cường khả năng sinh lý nam giới hay dùng cho phụ nữ bị chứng hiếm muộn. Thêm vào đó, dùng hai mã là thuốc bắc ngâm rượu sẽ cho tác dụng chữa trị hen suyễn, chứng suy nhược cơ thể, giúp ăn ngon hơn…

Cách ngâm rượu cá ngựa khô:

  • Cá ngựa khô 1 cặp (Sao vàng)
  • Dâm dương hoắc 100g (Sao vàng)
  • Ba kích tím tươi 200g (Rửa sạch rút lõi)
  • Trần bì – tiểu hồi mỗi loại 20g
  • Rượu ngon 1 lít.

Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được.

Cách ngâm rượu cá ngựa tươi:

  • Cá tươi 1 cặp đem rửa sạch, mổ bỏ ruột, để dáo nước.
  • Đẳng sâm 300g
  • Kỷ tử 300g
  • Trần bì, tiểu hồi mỗi loại 30g
  • Rượu 40 độ (loại ngon) 1 lít

Ngâm trong thời gian 2 tháng trở lên là dùng được.

Có nên rửa thuốc bắc trước khi ngâm rượu

(Tây dương sâm ngâm rượu)

Tây dương sâm dùng làm thuốc chính trong cách ngâm rượu thuốc bắc có tác dụng bồi bổ cơ thể.  Do đó, đây là một trong những bài thuốc không thể thiếu để là thuốc bổ, kết hợp với hải mã sẽ cho ra thuốc ngâm rượu giúp cho người dùng nhanh chóng phục hồi sức khỏe và những chức năng sinh lý.

Cách ngâm: Cho 100g Tây Dương sâm ngâm cùng với 1 – 2 lít rượu trắng. Ngâm với rượu sau 20 ngày trở đi là dùng được.

Maca có nguồn gốc từ Peru, mọc trên núi cao và cho củ như củ cải, đã được chứng minh về tác dụng kích thích sản sinh hóc môn tetosterol ở nam giới và estrogen ở nữ giới nên có khả năng cải thiện tốt nhất tình trạng xuất tinh sớm, rối loạn dương cương… từ đó làm tăng ham muốn tình dục và giảm những triệu chứng do rối loạn hóc môn trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ.

Có nên rửa thuốc bắc trước khi ngâm rượu

(Củ maca ngâm rượu)

Dùng củ maca làm thuốc ngâm rượu sẽ cho tác dụng tuyệt vời giúp nâng cao thể trạng nhanh chóng hơn. Thường thì nếu chỉ dùng một mình của maca, cách ngâm rượu thuốc bắc sẽ không phát huy được hết những tác dụng tuyệt vời của loại thuốc bắc ngâm rượu này, do đó cần được kết hợp cùng những bài thuốc khác nhằm đem đến hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.

Cách ngâm: Sử dụng 500g củ maca ngâm với 5 lít rượu 45 độ. Cho củ maca vào bình thủy tinh hoặc bình gốm, sau đó đổ rượu vào, đậy kín và để chỗ mát, tránh ánh nắng mặt trời khoảng từ 30 ngày có thể đem ra sửa dụng. Với loại rượu ngâm thế này nếu để được càng lâu thì càng tốt. Mỗi ngày bạn uống 2-3 lần sau bữa ăn, mỗi lần từ 15-30ml.

Ba kích là vị thuốc bổ thận dương, mạnh gân cốt. Thường sử dụng cho những người đau lưng mỏi gối, chậm có con, hoặc sinh dục, phát dục kém.

Có nên rửa thuốc bắc trước khi ngâm rượu

(Ba kích ngâm rượu)

Đây là một trong những loại thuốc đang được rất nhiều quý ông lựa chọn ngâm rượu chính là ba kích, đặc biệt là ba kích tím. Rượu ba kích có mùi thơm dịu, vị ngọt nhẹ, màu tim tím rất đẹp mắt. Đặc biệt rượu ba kích là một loại rượu thuốc có tác dụng tốt cho sinh lý, giúp nam giới kéo dài thời gian yêu, tăng cường chức năng sinh lý.

Cách ngâm rượu ba kích tươi

Bước 1: Sơ chế củ ba kích

Trước hết bạn phải chú ý lấy bỏ phần lõi của chúng, trước khi thực hiện tách như vậy bạn cũng cần đem rửa sạch chúng. Không phải chỉ là lõi của ba kích dạng gỗ nên không dùng ngâm rượu được mà là do phần này có chứa độc tố có thể gây hại cho tim mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn thông thường.

Bước 2: Ngâm rượu ba kích

Sau khi tách riêng được toàn bộ phần thịt củ ba kích bạn sẽ đem chúng ngâm với lượng rượu đã chuẩn bị, sau đó ủ thật kín.

Cách ngâm rượu ba kích khô

Bước 1: Với loại ba kích này có thể sao trước rồi mới ngâm hoặc không. Nếu sao trước thì rượu sẽ có mùi thơm hơn một chút. Để sao ba kích khô, hãy bắc một chiếc chảo lên bếp, sau đó cho ba kích vào. Dùng đũa sao đều với lửa nhỏ trong thời gian khoảng 15 phút, sau đó thì tắt bếp.

Bước 2: Cho ba kích vào bình khô, sạch sẽ. Sau đó mới cho rượu vào và đậy nắp thật kín lại là xong.

Có nên rửa thuốc bắc trước khi ngâm rượu

(Ba kích khô ngâm rượu)

Thời gian ngâm rượu ba kích thông thường rơi vào 60-70 ngày là có thể dùng được, nhưng tốt hơn hết cứ để tầm 180 ngày để sài sẽ tốt hơn, màu sắc Rượu Ba Kích sẽ đậm và óng ánh hơn. Nếu hạ thổ thì nên ngâm trên 200 ngày với rượu có nồng độ từ 47-50 độ.

Nấm ngọc cẩu là một trong những vị thuốc ví dùng trong cách ngâm rượu thuốc bổ dùng cho nam giới, nhất là với những người mắc phải chứng suy yếu sinh lý, rối loạn dương cương…

Có nên rửa thuốc bắc trước khi ngâm rượu

(Nấm ngọc cẩu ngâm rượu)

Đây còn là vị thuốc bắc quý dùng để điều trị chứng thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể, dùng cho phụ nữ sau sinh. Khi kết hợp phương thuốc bắc ngâm rượu từ nấm ngọc cẩu và củ maca cùng những vị thuốc khác sẽ cho ra bài thuốc đại bổ có tác dụng Bổ thận tráng dương.

Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu tươi

  • Tỉ lệ ngâm: 1kg nấm Ngọc Cẩu tươi ngâm với 5L rượu
  • Loại rượu nên sử dụng rượu nếp nấu thủ công, độ cồn từ 38 đến 40 độ là vừa.
  • Thêm 200ml mật ong cho bình 5L rượu
  • Thời gian ngâm: Sau 2 đến 3 tháng là có thể uống được.

Nấm Ngọc Cẩu rửa sạch phần hoa, phần củ do có dính đất nên có thể dùng bàn chải cọ rửa thật sạch. Để ráo nước (Chú ý: Nấm Ngọc Cẩu có khá nhiều nhựa, chỉ cần bị dập nhẹ, hoặc gặp nước là phần vỏ của nấm sẽ bị đen, việc này không ảnh hưởng gì đến chất lượng của nấm. Kể cả khi thái xong ra từng miếng, chỉ để 1 loáng là cả miếng nấm thâm đen ngay)

Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu khô

Thái mỏng phần hoa & củ nấm, phơi âm can (tức là chỉ phơi trong bóng râm, không phơi nơi có ánh nắng trực tiếp), trong vòng 1 hoặc 2 ngày tùy vào thời tiết hanh khô, nhưng chỉ cần miếng nấm seo seo lại là được. Tiếp đó, để tăng vị thơm của nấm, dùng phương pháp sao cách thủy, tức là chỉ dùng hơi nước để sao cho nấm khô hơn. Rồi mới bỏ ngâm rượu.

  • Đối với Nấm Ngọc Cẩu Khô, dùng 500 gram ngâm với 5L rượu. Nấm khô sau khi ngâm rượu vài ngày lại nở ra khá nhiều.
  • Có thể bổ sung thêm vài củ nấm tươi to, đẹp vào bình. Mục đích chính là để tạo hình cho bình rượu nhìn đẹp hơn.
  • Mật Ong: Cho thêm 1 chút mật ong vào bình, tỉ lệ khoảng 200ml mật ong cho 1 bình rượu 5L, mục đích là để rượu thành phẩm sau này dễ uống, có vị ngọt dịu hơn.

Nhung hươu là một dược liệu quý hiếm, được xếp vào hàng bốn loại dược liệu đứng đầu “nhung-sâm-quế-phụ” vì có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

  • Chữa suy nhược thần kinh, hen suyễn mạn tính, ù tai, mắt mờ, đau gối, đau lưng, băng huyết, rong kinh, bạch đới, mồ hôi trộm.
  • Tăng cường thể chất, giảm mỡ.
  • Giúp sảng khoái tinh thần, cơ thể khỏe mạnh, ăn nhiều, ngủ tốt,
  • Công dụng tráng thận dương, sinh tinh, ích tinh huyết, cường cân cốt.

Có nên rửa thuốc bắc trước khi ngâm rượu

(Lộc nhung ngâm rượu)

Cách ngâm rượu nhung hươu tươi:

+ Bình ngâm: Bình thủy tinh hoặc bình sứ. Bình thủy tinh là tốt nhất. Bình khoảng 5l

+ Rượu: Rượu ngon, tốt nhất là rượu nếp từ 40 – 45 độ trở lên (Nếu dùng rượu dưới 40 độ, nhung hươu dễ bị thối hỏng).

+ Nhung hươu: Nhung hươu tươi sau khi sơ chế có thể thái lát, hoặc chẻ nhỏ hoặc để nguyên cặp nhung ngâm cho đẹp.

+ Tỉ lệ: Ngâm rượu và nhung hươu theo tỉ lệ: 100g nhung hươu với 2 lít rượu.

Bước 1: Cho tất cả nhung hươu sau khi sơ chế cho tất cả vào bình. Nếu ngâm nguyên cả cái nhung hươu ngâm phần gốc nhung hươu xuống dưới đáy bình.

Bước 2: Đổ rượu đã chuẩn bị cho ngập nhung hươu.

Cách ngâm rượu nhung hươu khô:

Nhung hươu tươi khô có thể thái lát, hoặc để nguyên cặp nhung ngâm cho đẹp. Ngâm tương tự như cách ngâm rượu nhung hươu tươi. Ngâm rượu và nhung hươu theo tỉ lệ: 100g nhung hươu – 2 lít rượu.

Nhục thung dung được mệnh danh là “dũng sĩ sa mạc” bởi nó có thể tồn tại được dưới khí hậu khắc nghiệt nhờ lớp lá vảy dày. Từ xa xưa thì nhục thung dung đã được tôn vinh như một loại “thần dược” của đấng mày râu, có tác dụng vô cùng mạnh mẽ đối trong việc tăng cường bản lĩnh đàn ông.

Bạch chỉ: Công dụng giải biểu tán phong, chỉ thống, táo thấp.

Bạch truật: Công dụng bổ khí kiện tỳ, táo thấp lợi thủy, cầm mồ hôi, an thần.

Cam thảo: Công dụng ích khí bổ trung, thanh nhiệt giải độc, khứ đàm chỉ khái, điều hòa thuốc. 

Cốt toái bổ: Công dụng hoạt huyết tục cân, bổ thận cường cốt. 

Đại hồi: Công dụng ôn dương, tán hàn, lý khí.

Ngưu tất: Công dụng hoạt huyết thông kinh, cường cân cốt, bổ gan thận, lợi niệu thông lâm.

Đan sâm: Công dụng hoạt huyết, lương huyết, an thần.

Đỗ trọng: Công dụng bổ gan thận, cường cân cốt

Đương quy: Công dụng bổ huyết điều kinh, hoạt huyết chỉ thống, nhuận trường thông tiện

Hà thủ ô: Công dụng Bổ ích tinh huyết, cố thận, đen lông tóc. 

Phục linh: Công dụng Kiện tỳ an thần, lợi niệu thấm thấp.

Hoàng kỳ: Công dụng bổ khí thăng dương, ích vệ cố biểu.

Kê huyết đằng: Công dụng hành huyết bổ huyết, thư cân hoạt lạc.

Kim anh tử: Công dụng cố tinh sáp niệu, sáp trường chỉ tả.

Kỷ tử: Công dụng bổ gan thận, sáng mắt.

Ngũ gia bì: Công dụng khứ phong thấp, cường cân cốt.

Đại táo: Công dụng bổ trung ích khí, dưỡng huyết an thần, hòa hoãn tính dược.

Thỏ ty tử: Công dụng bổ thận cố tinh, dưỡng gan sáng mắt.

Thục địa: Công dụng bổ huyết tư âm, ích tinh. 

Tỏa dương: Công dụng bổ thận dương, ích thận tinh, nhuận tràng thông tiện.

Toan táo nhân: Công dụng dưỡng tâm ích gan, an thần, liễm hãn.

Bạch thược: Công dụng dưỡng huyết, điều kinh, bình can chỉ thống, liễm âm chỉ hàn.

Xuyên khung: Công dụng hoạt huyết hành khí, khứ phong chỉ thống.

Mạch môn: Công dụng dưỡng âm, nhuận phế thanh hỏa

Và, để có thể phát huy tốt nhất tác dụng, không chỉ cách ngâm rượu thuốc mà còn phụ thuộc lớn vào cách uống rất lớn.

Để ngâm rượu thuốc bắc đạt hiệu quả cao khi sử dụng thì bài thuốc tốt là điều kiện trước tiên, tiếp đến là phải ngâm rượu đúng cách và sau đó là phải kiên trì.

Có nên rửa thuốc bắc trước khi ngâm rượu

(Cách ngâm rượu thuốc bắc đúng cách)

Dùng thuốc bắc ngâm rượu sẽ kích thích những vị thuốc này ngấm sâu vào rượu, khi uống sẽ giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thu và có hiệu quả nhanh chóng hơn. Tuy nhiên để tạo ra được loại rượu thuốc tốt bạn cần phải dùng những loại rượu có nồng độ từ 40- 60 độ, và loại rượu được khuyên dùng đó là rượu được chưng cất từ cách lên men từ loại men dùng thuốc bắc làm men rượu.

Các vị thuốc bắc làm men rượu sẽ cho ra loại rượu ít có độc tố nhất, nồng độ ổn định, khi ngâm thuốc bắc sẽ dễ hòa tan dưỡng chất. Nếu bạn phải ngâm rượu với vị thuốc là động vật như hải mã, bìm bịp… thì cần dùng rượu có nồng độ ít nhất là 45 độ.

Ngoài việc các anh tự ngâm các loại rượu đại bổ trên thì các chị, các mẹ cũng có thể tự nấu các loại rượu gạo, rượu nếp cái, rượu ngô,….phục vụ các anh chồng, cho gia đình hoặc nhu cầu kinh doanh bằng nồi nấu rượu bằng điện  tiện lợi, cho hương vị rượu thơm ngon ngất ngây.

Nhiều người trong chúng ta lầm lẫn rất lớn về vấn đề rượu thuốc ngâm bao lâu thì uống được, nên cho rằng để càng lâu càng ngon. Nhưng rượu được ngâm thuốc để lâu ngày sẽ giảm nồng độ, mà việc giảm nồng độ này sẽ không có khả năng tiêu diệt nấm mốc sẽ khiến cho rượu bị nhiễm một lượng nấm mốc gây hại cho sức khỏe. Nếu bạn không muốn bị nhiễm nấm gây hại, chớ dại mà uống những loại rượu thuốc đã quá hạn sử dụng.
Để ngâm được bình rượu ngon hoàn hảo nhất, ngoài việc lựa chọn loại rượu có các vị thuốc bắc là men rượu, thời gian ngâm rượu cũng quyết định đến độ ngon của rượu. Thời gian ngâm rượu sẽ tùy thuộc vào loại thuốc bạn cần ngâm, hãy hỏi các thầy thuốc cắt thuốc cho bạn để biết thông tin chính xác về thời gian rượu thuốc ngâm bao lâu thì uống được tùy thuộc vào loại thuốc họ cắt cho bạn.

>> Xem thêm:

Với những thông tin hữu ích hi vọng các bạn sẽ lựa chọn ngâm cho mình những loại rượu phù hợp nhất, để tốt cho sức khỏe. 

Nguồn: https://dienmaynewsun.com/