Co so kinh doanh linh vuc van hóa

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào về lĩnh vực du lịch? Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch về lĩnh vực di sản văn hóa là gì? Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực quảng cáo ra sao?

Mong phản hồi sớm giúp tôi.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào về lĩnh vực du lịch?

Cụ thể theo khoản 13 quy định Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực du lịch như sau:

- Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý, bảo vệ, bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch của địa phương;

- Thực hiện các biện pháp để quản lý môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch ở địa phương; tham gia ý kiến đối với các dự án phát triển du lịch trên địa bàn;

- Nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng; đề xuất chính sách hỗ trợ về trang thiết bị cần thiết ban đầu và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch cho cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ du lịch; hỗ trợ xúc tiến sản phẩm du lịch cộng đồng;

- Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận khu du lịch cấp tỉnh và điểm du lịch tại địa phương; tổ chức lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận khu du lịch quốc gia và tổ chức công bố sau khi có quyết định công nhận;

- Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài đặt tại địa phương; tiếp nhận thông báo bằng văn bản của đại lý lữ hành về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh, địa điểm kinh doanh, thông tin về doanh nghiệp giao đại lý lữ hành; cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo quy định của pháp luật;

- Thẩm định, công nhận, công bố danh sách cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao, hạng 03 sao và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; tổ chức kiểm tra, giám sát điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch, chất lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;

Thu hồi quyết định công nhận trong trường hợp cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác không duy trì chất lượng theo tiêu chuẩn đã được công nhận;

- Tiếp nhận thông báo bằng văn bản của cơ sở lưu trú du lịch trước khi đi vào hoạt động hoặc có sự thay đổi về tên, loại hình, quy mô, địa chỉ thông tin về người đại diện theo pháp luật, cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật;

- Tiếp nhận thông báo bằng văn bản của tổ chức, cá nhân trực tiếp kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch trước khi bắt đầu kinh doanh và tổ chức kiểm tra, công bố danh mục tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch trên Cổng thông tin điện tử của Sở;

- Cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa, thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm theo quy định của pháp luật; kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và hoạt động hướng dẫn du lịch trên địa bàn;

- Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch của địa phương phù hợp với chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

- Tổ chức các khóa cập nhật kiến thức và cấp giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Hình từ Internet

Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch về lĩnh vực di sản văn hóa là gì?

Về lĩnh vực di sản văn hóa thì Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ và quyền hạn theo khoản 1 quy định như sau:

- Tổ chức thực hiện quy định, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở địa phương sau khi được phê duyệt;

- Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương; cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài;

- Quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử ở địa phương;

- Tổ chức kiểm kê, lập danh mục, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở địa phương;

- Thẩm định, đề nghị phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Thẩm định dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đối với di tích cấp tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tham gia ý kiến thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cấp tỉnh;

Tham gia ý kiến đối với hồ sơ tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích;

Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh ở địa phương có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích;

Cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích và Giấy chứng nhận hành nghề đối với tổ chức hành nghề tu bổ di tích có trụ sở trên địa bàn;

- Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thủ tục, trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ, khai quật khẩn cấp; theo dõi, giám sát việc thực hiện nội dung giấy phép khai quật ở địa phương; rà soát, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh quy hoạch khảo cổ;

- Thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia của bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích, bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật ở địa phương;

- Tổ chức việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở địa phương theo quy định của pháp luật; tổ chức đăng ký và quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

Cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

Cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh, bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân ở địa phương;

Cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật đối với cơ sở kinh doanh giám định có trụ sở trên địa bàn;

Đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép đưa di vật, cổ vật thuộc sở hữu tư nhân ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản;

- Xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng cấp tỉnh và điều kiện được cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập ở địa phương; xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng hạng II, III đối với bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng ngoài công lập đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổ chức thẩm định việc xếp hạng bảo tàng; góp ý đề nghị phê duyệt dự án trưng bày bảo tàng cấp tỉnh, dự án trưng bày nhà lưu niệm do địa phương quản lý;

- Kiểm tra, giám sát và phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra cơ sở bồi dưỡng và việc tổ chức thực hiện Chương trình bồi dưỡng kiến thức về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tại địa phương;

- Là cơ quan thường trực tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về: Đặt tên, đổi tên đường, phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa phương.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực quảng cáo ra sao?

Về quảng cáo, thì hiện nay Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo khoản 7 sau đây:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài đặt tại địa phương;

- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng - rôn; thông báo tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo tại địa phương;

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xây dựng, phê duyệt, thực hiện Quy hoạch quảng cáo ngoài trời, báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động quảng cáo tại địa phương;

- Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo theo quy định của pháp luật.

Tại sao cần có văn hóa kinh doanh?

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp là không thể thiếu đối với sự phát triển vững mạnh của mọi tổ chức. Bởi vì văn hóa doanh nghiệp quy tụ được sức mạnh của toàn công ty, thu hút và giữ chân nhân tài, củng cố sự gắn bó, đoàn kết, khuyến khích những tài năng sáng tạo vượt trội giúp tổ chức ngày càng lớn mạnh.

Văn hóa trong kinh doanh là gì?

Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, thể hiện trong cách ứng xử với xã hội, với môi trường tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực.

Văn hóa kinh doanh ở Việt Nam là gì?

Văn hóa kinh doanh Việt Nam là kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, kế thừa và phát huy các đức tính tốt đẹp của cha ông ta về đạo làm người nói chung và đạo đức trong kinh doanh như đề cao sự trung thực, chữ tín và cạnh tranh lành mạnh.

Có bao nhiêu loại văn hóa doanh nghiệp?

4 loại hình văn hoá doanh nghiệp.

Văn hoá thị tộc tạo môi trường làm việc thân thiện, dễ gần..

Văn hóa Adhocracy hướng đến những đổi mới, sáng tạo nhằm tạo nên môi trường làm việc năng động..

Văn hoá thị trường có thể khiến môi trường làm việc trở nên áp lực nhưng kết quả luôn là phần thưởng xứng đáng..

Chủ Đề