Con gái dậy thì đến bao nhiêu tuổi

Thời điểm dậy thì đóng vai trò then chốt trong việc xác định được khi nào bé gái sẽ ngừng phát triển chiều cao. Sở dĩ, độ tuổi mà một bé gái đạt đến chiều cao trưởng thành sẽ phụ thuộc vào thời điểm mà trẻ bắt đầu có kinh nguyệt.

Một số dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì ở nữ giới thường bao gồm ngực phát triển, mọc lông ở vùng kín hoặc dưới vùng cánh tay và tiết dịch. Đây đều là những tín hiệu cho thấy các bé gái có thể sớm bắt đầu phát triển chiều cao nhanh hơn trước. Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, các bé gái đang trong giai đoạn dậy thì sẽ trải qua một đợt tăng trưởng sau khi ngực bắt đầu phát triển hoặc sau 2 – 3 năm kể từ chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.

Các bé gái sẽ ngừng phát triển chiều cao và đạt được chiều cao trưởng thành cuối cùng chỉ từ 2 – 2.5 năm sau chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Đa số các bé gái sẽ phát triển chiều cao với tốc độ nhanh chóng trong suốt thời thơ ấu. Khi đến tuổi dậy thì, tốc độ tăng trưởng chiều cao của nữ giới lại tăng một cách đột ngột. Nhìn chung, các bé gái thường ngừng phát triển chiều cao vào năm 14 hoặc 15 tuổi.

XEM THÊM: Các mốc phát triển chiều cao của trẻ

 

Chiều cao của mỗi người bị ảnh hưởng đáng kể bởi chiều cao của bố và mẹ. Do đó, các mô hình tăng trưởng chiều cao thường có xu hướng di truyền trong gia đình. Khi đánh giá sự tăng trưởng của một đứa trẻ, bác sĩ nhi khoa thường yêu cầu phụ huynh cung cấp các thông tin cơ bản về chiều cao của bản thân, tiền sử chiều cao của gia đình và các kiểu phát triển chiều cao.

Ngoài ra, một số cách khác cũng có thể được áp dụng để dự đoán chiều cao của một bé gái. Một trong những phương pháp phổ biến nhất là dự đoán chiều cao của con thông qua chiều cao của bố và mẹ. Đối với cách tính này, bạn sẽ tiến hành cộng chiều cao của cả mẹ và bố với nhau [tính bằng inch], sau đó chia đôi. Tiếp theo, lấy số vừa chia được trừ đi 2.5 inch. Ngược lại, đối với bé trai sẽ được cộng thêm 2.5 inch để cho ra kết quả dự đoán chiều cao cuối cùng.

Chẳng hạn, một bé gái có bố cao 72 inch và mẹ cao 66 inch thì chiều cao dự đoán của cô bé sẽ được tính theo cách sau:

  • B1: 72 + 66 = 138
  • B2: 138/2 = 69
  • B3: 69 – 2.5 = 66.5

Vậy chiều cao dự đoán của bé gái là 66.5 inch, tương đương với 5 feet 6.5 inch. Tuy nhiên, con số này chỉ là một ước tính sơ bộ, thực chất khoảng sai số có thể lên đến 4 inch. Nhưng nhìn chung, bố mẹ càng cao thì con cái cũng sẽ càng cao và ngược lại.

XEM THÊM: Phát triển chiều cao cho trẻ giai đoạn dậy thì

 

Thực tế cho thấy có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của một người, có thể bao gồm từ tình trạng suy dinh dưỡng đến việc sử dụng thuốc men.

Một số bé gái có thể bị chậm phát triển chiều cao do một số tình trạng sức khoẻ nhất định, chẳng hạn như viêm khớp nặng, các vấn đề về hormone tăng trưởng hoặc bệnh ung thư. Bên cạnh đó, một số điều kiện di truyền cũng liên quan mật thiết tới tình trạng chậm phát triển ở các bé gái. Chẳng hạn, ở những bé gái mắc phải hội chứng Noonan, hội chứng Down hoặc hội chứng Turner có thể có chiều cao thấp hơn so với các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, những bé gái mắc phải hội chứng Marfan có thể lại cao vượt trội hơn so với những thành viên khác cùng huyết thống.

Nếu bạn lo lắng về sự phát triển của trẻ, bạn nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn một cách kỹ lưỡng. Khi bé gái đến tuổi dậy thì, sự tăng trưởng sẽ dừng lại vài năm sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Nhìn chung, nếu trẻ ở tuổi dậy thì bị chậm phát triển sẽ có ít thời gian để phát triển chiều cao hơn trước khi kết thúc giai đoạn phát triển vượt bậc.

 

Trong trường hợp sự phát triển thể chất của các bé gái có vẻ vượt xa hoặc đi sau so với các bạn đồng trang lứa, lúc này các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt. Đối với những bé gái không có dấu hiệu phát triển ngực ở tuổi 13 hoặc không có kinh nguyệt đầu tiên vào năm 15 hoặc 16 tuổi sẽ được coi là chậm dậy thì. Mặt khác, nếu một bé gái có dấu hiệu dậy thì vào 6 hoặc 7 tuổi sẽ được xem là dậy thì sớm.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho rằng, nếu bé gái bị mắc phải một trong hai tình trạng trên thì tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để kiểm tra xem liệu bé đang có các vấn đề y tế hoặc nội tiết tố gây dậy thì sớm / muộn hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện chụp X-quang tuổi xương để xác định xem liệu trẻ có đang đi đúng hướng để đạt được chiều cao trung bình khi trưởng thành hay không.

Các bậc phụ huynh có con ở tuổi vị thành niên cần biết bao nhiêu tuổi dậy thì xong cùng các dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ và nam để có phương pháp nuôi dạy đúng đắn. Tham khảo ngay bài viết này để biết thêm về kiến thức sức khỏe tuổi dậy thì nhé!

Mỗi con người đều sẽ trưởng thành theo từng giai đoạn và tuổi dậy thì là một trong những quá trình tăng trưởng và phát triển khá dài, đánh dấu sự thay đổi rõ rệt nhất của cơ thể con người. Về cơ bản, tất cả mọi người đều sẽ trải qua giai đoạn dậy thì gần như tương tự nhau. Bạn có đang thắc mắc bao nhiêu tuổi dậy thì xong không? Những thông tin trong bài viết này chẳng những sẽ giải đáp thắc mắc đó giúp bạn mà còn cung cấp thêm kiến thức về các dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ và dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nam. Cùng theo dõi nhé!

1. Dậy thì là gì?

Dậy thì là gì?

Tuổi dậy thì hay còn gọi dậy thì là từ để chỉ giai đoạn phát triển khi mà cơ thể bé trai và bé gái xuất hiện nhiều biến đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuổi dậy thì của bé gái là bao nhiêu? Để hiểu một cách đơn giản nhất thì đây là thay đổi rõ rệt nhất từ cơ thể trẻ nhỏ sang cơ thể trưởng thành có khả năng sinh sản. Ở tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục của nữ và nam sẽ bắt đầu có sự phát triển hoàn thiện về mọi mặt, cơ thể cũng có sự tăng vọt về cân nặng, chiều cao, đường nét trên khuôn mặt cũng có sự thay đổi.

Thông thường, nam giới và nữ giới sẽ dậy thì vào khoảng 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 tuổi. Tuy nhiên, thời gian này có thể sẽ bị kéo dài lâu hơn và đến bao lâu thì còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người đây là câu trả lời cho bao nhiêu tuổi dậy thì xong.

Vậy bé gái sẽ bước vào giai đoạn dậy thì ở năm bao nhiêu tuổi? Trung bình, tuổi dậy thì ở bé gái là vào khoảng 10 - 11 tuổi còn bé trai thì vào khoảng 15 - 17 tuổi. Ở nữ, dấu hiệu bắt đầu tuổi dậy thì chính là hiện tượng kinh nguyệt ở độ tuổi 12 đến 13 còn ở nam là lần xuất tinh đầu tiên vào lúc 13 tuổi.

Trên lý thuyết là vậy nhưng ngày nay, vị rất nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan mà cơ thể bé trai và bé gái sẽ xuất hiện các thay đổi sớm hơn so với bình thường. Nếu thay đổi cơ thể đến sớm hơn so với độ tuổi trung bình thì đây được coi là hiện tượng dậy thì sớm. Hiện tượng này có gây hại hay không? Điều này sẽ gây ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của trẻ, tạo nên tâm lý mặc cảm và cảm giác vô cùng tự ti, xấu hổ khi bé phát hiện cơ thể mình có nhiều điểm khác biệt không giống với các bạn đồng trang lứa.

2. Phát triển tâm lý độ tuổi dậy thì

2.1. Tâm lý của nữ giới khi bước vào giai đoạn dậy thì

Bé gái bắt đầu có tình cảm với người khác phái

Khi bước vào tuổi dậy thì, tâm lý của bé gái sẽ có vài điểm thay đổi như:

  • Bắt đầu biết làm điệu, làm duyên làm dáng, chú ý vào cách ăn mặc của bản thân nhiều hơn lúc trước.
  • Bé bắt đầu có cảm giác nhớ mong, yêu thích, muốn được yêu đương tình cảm với bạn khác giới.
  • Tâm lý của bé gái trở nên mơ mộng, thích kết bạn, trò chuyện và giao lưu thân thiết với bạn bè nhiều hơn là với người thân trong gia đình.
  • Sau khi dậy thì, nữ giới thích tự quyết, thích thể hiện cái tôi của mình.

2.2. Tâm lý của nam giới khi bước vào giai đoạn dậy thì

Khi nam giới bước vào tuổi dậy thì sẽ có một số thay đổi rõ rệt về tâm lý mà ba mẹ có thể phát hiện dễ dàng, điển hình là:

  • Tâm lý bé trai trở nên khó bảo, nghịch ngợm, ương bướng hơn lúc trước, có xu hướng thích thể hiện cái tôi và ý kiến cá nhân mạnh mẽ.
  • Bé trai có nhiều thay đổi về mặt cảm xúc, xuất hiện cảm giác nhớ nhung, yêu thương bạn khác giới.
  • Nam giới thay đổi tính tình, sống hướng ngoại và thích được tự do, mong muốn được ba mẹ tôn trọng quyền cá nhân, riêng tư.
  • Bé trai thích tâm sự và nói chuyện với bạn bè hơn là chia sẻ với người thân.

3. Bao nhiêu tuổi dậy thì xong ở nam và nữ?

Nam giới bao nhiêu tuổi thì dậy thì xong?

Thời gian phát triển và tăng trưởng của tuổi dậy thì tương đối dài vì đây là sự thay đổi về thể chất, tâm lý, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tuổi vị thành niên.

Theo khoa học, tuổi dậy thì thường kéo dài từ khoảng 2 – 5 năm. Cụ thể:

  • Thời gian dậy thì ở bé trai thường bắt đầu trong độ tuổi từ 9 đến 13 tuổi. 
  • Thời gian dậy thì ở bé gái có xu hướng sớm hơn, bắt đầu trong độ tuổi từ 8 – 13 tuổi. 

Tuy nhiên, độ tuổi bắt đầu và kết thúc giai đoạn dậy thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như dân tộc, điều kiện sống, cơ địa, di truyền, chế độ ăn uống và luyện tập. vậy nên không có câu trả lời hoàn toàn chính xác cho câu hỏi bao nhiêu tuổi dậy thì xong. Nhìn chung, tuổi dậy thì ở nữ giới sẽ có xu hướng kết thúc vào năm 15 – 17 tuổi còn ở nam giới thì vào khoảng 16 – 18 tuổi.

4. Các dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì

Mặc dù mỗi cá nhân sẽ có thời điểm bắt đầu và kết thúc tuổi dậy thì khác nhay, tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu thông báo kết thúc tuổi dậy thì phổ biến ở cả 2 giới tính như sau:

4.1. Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ

Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì ở nữ

Ở độ tuổi 15 – 17, nữ giới sẽ có những dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì bao gồm:

  • Ngực phát triển đạt đến hình dạng và kích thước trưởng thành hoặc gần giống như người trưởng thành. Tuy nhiên, sau 18 tuổi, ngực vẫn có thể phát triển đến sau 19 hoặc 20.
  • Sau 6 tháng đến 2 năm, ngực sẽ trở nên đầy đặn và săn chắc hơn.
  • Cơ thể đạt được chiều cao nhất định và chiều cao sẽ ngừng phát triển hoặc phát triển ít ở thời điểm này.
  • Cơ quan sinh dục, bộ phận sinh dục và lông mu phát triển đầy đủ.
  • Phần đùi, hông và mông phát triển đạt đến hình dạng và kích thước như người trưởng thành.

Tìm hiểu cách chăm sóc núi đôi tuổi dậy thì rất quan trọng cho sự phát triển và hình dạng núi đôi sau này. 

4.2. Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nam

Ở độ tuổi 16 – 18, nam giới sẽ có những dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì bao gồm:

  • Tinh hoàn, dương vật, bìu phát triển đạt mức kích thước như người trưởng thành.
  • Lông mu phát triển, lấp đầy dương vật và có thể mọc đến đùi trong.
  • Cằm, quai hàm và mép có râu phát triển đầy đủ và đều đặn. Trong một số trường hợp, nam giới còn có thể phát triển lông rậm rạp trên khuôn mặt.
  • Lông tay, lông chân phát triển dài và rậm rạp, một số nam giới còn phát triển lông ở vùng ngực và bụng.
  • Chiều cao tăng trưởng đạt đến mức như người trưởng thành. Ở thời điểm kết thúc dậy thì, chiều cao có thể tăng trưởng chậm lại nhưng cơ bắp vẫn tiếp tục phát triển.
  • Ở ngưỡng 18 tuổi, đa phần nam giới sẽ đạt được chiều cao và cơ thể phát triển toàn diện như một người đàn ông trưởng thành.

Tuổi dậy thì ở nam kéo dài bao lâu? Theo khoa học, thời gian dậy thì của nam kéo dài khoảng 2 - 5 năm. Con trai sẽ bắt đầu giai đoạn dậy thì ở độ tuổi 9 - 13 và quá trình này sẽ kết thúc vào lúc 16 - 18 tuổi. Vì vậy thời gian này để có thể có chiều cao vượt trội nên chọn bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì phù hợp nhé.

5. Những yếu tố nào gây ảnh hưởng đến độ tuổi dậy thì?

Tập luyện cũng ảnh hưởng đến quá trình dậy thì

Một số yếu tố có thể tác động đến quá trình dậy thì có thể kể đến là:

  • Gen di truyền sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và quá trình dậy thì của một đứa trẻ. Yếu tố này còn chi phối đến đường cong cơ thể, chiều cao và một số bệnh lý mãn tính của cơ thể.
  • Bệnh lý cá nhân và sức khỏe tổng thể: Chắc chắn một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ có xu hướng phát triển nhanh và tốt hơn so với những trẻ bị mắc bệnh bẩm sinh hoặc không may sở hữu hệ miễn dịch không hoàn chỉnh.
  • Hormone là yếu tố có nhiệm vụ kích thích và chịu trách nhiệm cho sự phát triển của trẻ vị thành niên.
  • Môi trường trẻ sinh sống và luyện tập cũng góp phần gây ảnh hưởng đến thời gian dậy thì và phát triển của trẻ vị thành niên.

Tùy thuộc vào từng cá nhân khác nhau mà tuổi dậy thì sẽ kéo dài khoảng 2 đến 5 năm. Trong khoảng thời gian này, ba mẹ và cả thanh thiếu niên cũng cần chú ý giữ gìn sức khỏe tốt, xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học, giữ tinh thần thoải mái, có thói quen sinh hoạt lành mạnh để tạo điều kiện cho cơ thể phát triển toàn diện.

6. Biện pháp hỗ trợ tăng trưởng cho trẻ ở độ tuổi dậy thì

Chế độ ăn uống sẽ giúp cơ thể dậy thì phát triển tốt

Tiềm năng phát triển chiều cao và cơ thể ở mỗi cá nhân là không giống nhau. Thế nhưng, trẻ vị thành niên có thể lưu ý một vài vấn đề để giúp ích cho sự phát toàn diện của cơ thể. Sau đây là một số phương pháp giúp tăng cường sự phát triển ở tuổi dậy thì cho cả nam và nữ mà bạn có thể tham khảo:

  • Xây dựng một kế hoạch ăn uống khoa học, chế độ dinh dưỡng cho tuổi dậy thì lành mạnh, có đầy đủ 4 nhóm chất, bổ sung cho cơ thể các thức ăn nhiều chất đạm, vitamin D, canxi và khoáng chất thiết yếu.
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya. Mỗi đêm, trẻ vị thành niên cần ngủ 8 – 10 tiếng để kích thích chiều cao và cơ bắp phát triển. Ba mẹ cũng đừng quên cho trẻ bổ sung kẽm, photpho, magie để hỗ trợ sự phát triển của xương khớp.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao đều đặn với các bộ môn giúp tăng trưởng chiều cao và phát triển cơ bắp ở trẻ vị thành niên như tennis, bơi lội, đu xà đơn, bóng rổ.
  • Giữ tư thế đứng và ngồi đúng tư thế: Luôn giữ thẳng vai, cổ, cột sống, bàn chân luôn chạm sàn khi ngồi hoặc đứng. Tuyệt đối không được gù lưng hay cong lưng khi đi đứng.
  • Chú ý giữ cho hệ thống miễn dịch phát triển tốt để sự phát triển của xương tránh bị ảnh hưởng gây còi cọc. Trẻ vị thành niên cần được tiêm chủng đầy đủ và nên bổ sung vitamin C thường xuyên bằng cách ăn trái cây họ cam, quýt, bưởi, chanh hoặc uống thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh trả lời được thắc mắc bao nhiêu tuổi dậy thì xong cùng những dấu hiệu khi kết thúc tuổi dậy thì ở nam và nữ. Hãy quan tâm đến con cái nhiều hơn vào giai đoạn này để giúp tâm lý trẻ ổn định, phát triển hoàn thiện hơn cả về thể chất lẫn tinh thần nhé!


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Tuổi dậy thì hay còn gọi dậy thì là từ để chỉ giai đoạn phát triển khi mà cơ thể bé trai và bé gái xuất hiện nhiều biến đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Để hiểu một cách đơn giản nhất thì đây là thay đổi rõ rệt nhất từ cơ thể trẻ nhỏ sang cơ thể trưởng thành có khả năng sinh sản. Ở tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục của nữ và nam sẽ bắt đầu có sự phát triển hoàn thiện về mọi mặt, cơ thể cũng có sự tăng vọt về cân nặng, chiều cao, đường nét trên khuôn mặt cũng có sự thay đổi.

Theo khoa học, tuổi dậy thì thường kéo dài từ khoảng 2 – 5 năm. Cụ thể: Thời gian dậy thì ở bé trai thường bắt đầu trong độ tuổi từ 9 đến 13 tuổi. Thời gian dậy thì ở bé gái có xu hướng sớm hơn, bắt đầu trong độ tuổi từ 8 – 13 tuổi.

Một số yếu tố có thể tác động đến quá trình dậy thì có thể kể đến là: Gen di truyền, Bệnh lý cá nhân và sức khỏe tổng thể, Hormone; Môi trường trẻ sinh sống và luyện tập.

Cha mẹ cần phải hết sức quan tâm đến con cái của mình trong giai đoạn này như dành nhiều thời gian quan tâm, trò chuyện với trẻ, hướng dẫn trẻ cách chăm sóc và vệ sinh cơ thể, tìm hiểu tâm lý của con để thấu hiểu và đồng cảm, hạn chế nóng nảy khi con không nghe lời và tôn trọng quyền tự do cá nhân của các con.

Nguyên nhân có thể là do đột biến gen, tuyến yên bẩm sinh bất thường, rối loạn nhiễm sắc thể, giảm khứu giác, bệnh hệ thống mạn tính suy giảm, suy dinh dưỡng hoặc do tập thể dục quá mức.

Làm sao để biết hết tuổi dậy thì?

2Dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì kết thúc Râu phát triển dày, rậm rạp ở quai hàm, mép, cằm. Trên các vùng khác như bụng, ngực, chân, tay,… lông cũng trở nên đậm màu, dày hơn. Lông các vùng khác cũng đậm màu. Kích thước ngực đã lớn gần tương đương người trưởng thành, đến sau năm 18 tuổi, ngực sẽ vẫn phát triển tiếp.

Con gái bao nhiêu tuổi có trứng?

Khi vừa chào đời, trẻ sơ sinh nữ đã có đầy đủ tất cả các tế bào trứng. Không có quả trứng mới nào được tạo ra trong suốt cuộc đời sau này. Thực tế này từ lâu đã được khoa học chấp nhận, song vẫn có một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu theo đuổi công trình phản bác. Trứng chưa trưởng thành được gọi là giao tử cái [oocyte].

Thế nào là dậy thì thành công ở nữ?

Tuổi dậy thì ở nữ thường kéo dài khoảng 4 năm. Sau thời gian này, dấu hiệu dậy thì thành công ở nữ là vòng 1 đầy đặn, lông mu lan ra đùi trong, bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ, ngừng phát triển chiều cao.

Làm sao để nhận biết trẻ dậy thì sớm?

Dậy thì sớm ở bé gái có biểu hiện đặc trưng là ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài, bắt đầu có kinh nguyệt. Dậy thì sớm ở bé trai có các dấu hiệu như tinh hoàn hoặc dương vật to lên, xuất hiện lông mu hoặc lông nách, nổi mụn trứng cá, giọng trầm đi.

Chủ Đề