Công an có được tự ý vào nhà dân

Phá cửa nhà để khám xét có được không? Công an tiến hành khám nhà em tuy nhiên nhà em đi vắng, họ tự động phá cửa xông vào?

Phá cửa nhà để khám xét có được không? Công an tiến hành khám nhà em tuy nhiên nhà em đi vắng, họ tự động phá cửa xông vào?

Tóm tắt câu hỏi:

Công an tiến hành khám nhà em tuy nhiên nhà em đi vắng, họ tự động phá cửa xông vào? Luật sư cho em hỏi việc họ tự động phá cửa vào nhà như vậy đúng không? Nếu không phát hiện ra tội phạm họ có phải chịu trách nhiệm gì không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự 2003: Căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm

“1. Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.

2. Khi cần phải thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.”

Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự 2003: Thẩm quyền ra lệnh khám xét

Xem thêm: Khi nào mới được phép khám người theo thủ tục hành chính

“1. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp. Lệnh khám xét của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

2. Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.”

Như vậy, nếu có căn cứ quy định tại Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, người có thẩm quyền quy định tại Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quyền ra lệnh khám xét nhà tuy nhiên phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê duyệt.

Khi thực hiện khám chỗ ở phải thực hiện như sau:

– Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.

– Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

– Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Việc khám chỗ làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến.

Xem thêm: Khám xét là gì? Quy định về khám xét chỗ ở của công dân?

– Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.

Như vậy, việc khám chỗ ở phải có mặt của người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình; có đại diện chính quyền địa phương. Nếu trong trường hợp chủ nhà không có ở nhà hoặc cố tình vắng mặt mà không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568    

Đối với trường hợp nhà anh như trên, cơ quan công an đã vi phạm thủ tục tố tụng.

Căn cứ Điều 325 Bộ luật tố tụng hình sự 2003: Người có quyền khiếu nại

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Việc kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, khiếu nại đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì không giải quyết theo quy định tại Chương này mà được giải quyết theo quy định tại các chương XXII, XXIV, XX và XXI của Bộ luật này.”

Xem thêm: Công an được khám xét chỗ ở khi nào? Thủ tục khám xét chỗ ở?

Anh có quyền khiếu nại trực tiếp cơ quan công an đã ra lệnh khám nhà đối với nhà anh.

Nếu không phát hiện ra tội phạm, anh  được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:        

– Có được phép khám chỗ ở mà không có lệnh?

– Trình tự khám xét chỗ ở

– Chiến thuật khám xét chỗ ở trong giai đoạn tiến hành khám xét

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

– Tư vấn luật hình sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua tổng đài

– Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí

Video liên quan

Chủ Đề