Cong tác văn thư lưu trữ tại phòng nội vụ

Nhằm kịp thời cập nhật những kiến thức mới, giúp đội ngũ cán bộ, công chức nắm vững các quy định về công tác văn thư, lưu trữ, góp phần đưa công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị đi vào nền nếp và đáp ứng nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới. Từ ngày 09/6 - 11/6/2020, Sở Nội vụ tổ chức 05 lớp tập huấn triển khai Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày05/3/2020 của Chính phủ Nghị định về công tác Văn thư; Thông tư số02/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ Quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử đối vớicác cơ quan, tổ chức.

Tham dự tập huấn có 484 công chức là Chánh văn phòng hoặc Trưởng phòng Hành chính tổng hợp, công chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại các sở, ban, ngành; cấp huyện có Chánh văn phòng, công chức làm công tác văn thư, lưu trữ; chuyên viên phòng Nội vụ theo dõi công tác văn thư, lưu trữ; Đại diện Lãnh đạo UBND cấp xã phụ trách công tác văn thư, lưu trữ và công chức làm công tác Văn phòng - Thống kê tại UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Tới dự và chỉ đạo lớp học, đồng chí Nguyễn Thị Lan - Phó Giám đốc Sở Nội vụ đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của công tác văn thư, công tác lập hồ sơ công việc và tài liệu lưu trữ điện tử tại các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các cấp và yêu cầu các học viên nghiêm túc học tập, tiếp thu các nội dung được tập huấn để triển khai, áp dụng tại cơ quan, đơn vị.

Tại lớp tập huấn, TS Trần Thị Loan và TS Trần Việt Hà, Giảng viên Trường Đại Nội vụ đã giới thiệu những điểm mới tại Nghị định 30 và Thông tư số 02 quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử đối với các cơ quan, tổ chức.

Trên tinh thần học tập tích cực, các học viên đã hưởng ứng các nội dung giảng viên truyền đạt, tạo không khí sôi nổi, hào hứng trong suốt quá trình học. Sau 01 ngày học tập nghiêm túc, các học viên được trang bị kịp thời những kiến thức, kỹ năng mới về công tác văn thư, lưu trữ như: Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư và quy định tiêu chuẩn dữ liệu đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử, dữ liệu đặc tả của tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức góp phần nâng cao, chất lượng hiệu quả công tác văn thư, lưu trữ trên toàn tỉnh./.

Cùng dự hội nghị còn có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng, cùng đại diện các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương và các địa phương.

Phát biểu khai mạc, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Trung ương Đảng Lâm Phương Thanh cho biết, những năm qua, công tác văn thư, lưu trữ Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội vẫn luôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra tại Hội nghị toàn quốc năm 2017 và đạt được nhiều kết quả tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp ủy và lãnh đạo các cơ quan, tổ chức.

Các cơ quan, tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội đã tích cực triển khai, thực hiện nghiêm túc Luật Lưu trữ, Quy định số 270-QĐ/TW, ngày 6/12/2014 của Ban Bí thư về Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ; về bảo vệ bí mật Nhà nước trong công tác văn thư, lưu trữ của Đảng; thực hiện tốt nhiệm vụ thu thập, quản lý tập trung, thống nhất Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam; tích cực triển khai các hoạt động nghiệp vụ nhằm tổ chức, quản lý và bảo quản một cách khoa học và tuyệt đối an toàn tài liệu; chủ động công bố, giới thiệu và tăng cường phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu nghiên cứu, sử dụng tài liệu...

Hơn 5 năm qua, công tác văn thư, lưu trữ Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội đã hoàn thành nhiều mục tiêu, nhiệm vụ mà Hội nghị năm 2017 và Đề án phát triển công tác văn thư, lưu trữ đã xác định.

Các cơ quan, tổ chức đã nghiêm túc quán triệt, triển khai các quy định của Đảng và Nhà nước về văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác văn thư, lưu trữ; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, với việc lần đầu tiên ban hành Đề án phát triển công tác văn thư, lưu trữ, đã định hướng dài hạn cho sự phát triển công tác văn thư, lưu trữ Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội.

Các cơ quan, tổ chức ở Trung ương đã lập được 13.021 hồ sơ, một số cơ quan, tổ chức đã ban hành danh mục hồ sơ và thực hiện nền nếp việc lập hồ sơ theo danh mục hồ sơ. Các cơ quan, tổ chức ở địa phương đã lập được 750.970 hồ sơ công việc…

Hội nghị toàn quốc công tác văn thư, lưu trữ Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội - Ảnh: TTXVN

Phát biểu chỉ đạo, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai nhấn mạnh, công tác văn thư, lưu trữ có vai trò rất quan trọng đối với công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành; là điểm đầu và cũng là điểm cuối của quá trình giải quyết công việc, là bộ phận không thể thiếu để bảo đảm hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức. Trong 6 năm qua, công tác văn thư, lưu trữ đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện qua những con số rất sinh động.

Kết quả đó là sự nỗ lực trực tiếp của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ văn thư, lưu trữ; đồng thời cũng là kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đã ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ.

Thường trực Ban Bí thư cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác văn thư, lưu trữ vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn thư, lưu trữ đáp ứng yêu cầu, đồng chí Trương Thị Mai đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, nhất là các đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức được giao nhiệm vụ văn thư, lưu trữ tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quán triệt đầy đủ, sâu sắc về vai trò, vị trí quan trọng của của công tác văn thư, lưu trữ.

Đồng chí Trương Thị Mai đề nghị Văn phòng Trung ương Đảng sớm triển khai nghiên cứu, cụ thể hóa chủ trương “Hoàn thiện quy định về ban hành văn bản của Đảng bảo đảm khoa học, thực tiễn, hệ thống, chặt chẽ”, “Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương” theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Với yêu cầu đặc thù của các cơ quan Đảng, nhất là các cơ quan tham mưu chiến lược, cần chú trọng khắc phục thật tốt những tồn tại, hạn chế trong quản lý và xử lý văn bản; tăng cường công tác bảo đảm an ninh mạng, bảo mật thông tin; tổ chức sưu tầm tài liệu về lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng Việt Nam, quan hệ giữa Việt Nam với các nước, hoạt động của các lãnh tụ tiền bối của Đảng; đồng thời, cần xử lý dứt điểm tình trạng tài liệu tồn đọng...

Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ một số kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập hồ sơ; thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước trong công tác văn thư, lưu trữ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ…

Công tác lưu trữ gồm những nội dung gì?

Công tác lưu trữ bao gồm các công việc về thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê và sử dụng tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức [nêu rõ tên cơ quan, tổ chức]. Trên đây là nội dung quy định về công tác lưu trữ.

Công tác văn thư gồm những nội dung gì?

Công tác văn thư bao gồm các công việc về soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản và tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức [nêu rõ tên cơ quan, tổ chức]; lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư.

Văn thư lưu trữ làm những công việc gì?

Mục đích công việc nhân viên văn thư lưu trữ là hoàn thành những nhiệm vụ văn phòng tổng hợp, đảm bảo các vấn đề liên quan đến thủ tục giấy tờ, lưu trữ hồ sơ được tiến hành khoa học, an toàn, bảo mật. Tham mưu cho ban lãnh đạo những biện pháp cải tiến chất lượng quản lý văn thư lưu trữ.

Tại sao công tác văn thư là một hoạt động của bộ máy quản lý?

Công tác văn thư, lưu trữ nhằm đảm bảo thông tin bằng văn bản phục vụ kịp thời cho việc lãnh đạo, quản lý điều hành công việc, cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, ảnh hưởng trực tiếp tới việc giải quyết công việc hằng ngày, tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức.

Chủ Đề