Công văn số 488 gdđt-tc ngày 20 02 2023 năm 2024

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGŨ HÙNG

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2022-2023

UBND HUYỆN THANH MIỆN

TRƯỜNG TH NGŨ HÙNG

Số: 56/ KH- NT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh ph­­­­­­­úc

Ngũ Hùng, ngày 15 tháng 9 năm 2022

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2022-2023

*********

Căn cứ Quyết định số 2220/QĐ-UBND ngày 17/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Công văn số 1011 /SGD &ĐT-GDTH ngày 31 tháng 8 năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 đối với giáo dục tiểu học;

Căn cứ Công văn số 46/PGD&ĐT-GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2020 đối với cấp Tiểu học;

Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị và địa phương, trường Tiểu học Ngũ Hùng xây dựng Kế hoạch năm học 2022-2023 như sau:

PHẦN A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2021 - 2022

1. KẾ HOẠCH QUY MÔ TRƯ­ỜNG LỚP

Khối

Lớp

Số học sinh 5/9/2021

Số học sinh 30/5/2022

So với đầu năm

Lý do

Tăng

Giảm

1

5

163

166

3

chuyển về

2

5

146

146

1

1

chuyển đi, về

3

5

161

162

1

chuyển về

4

5

175

173

2

chuyển đi

5

5

153

153

1

1

chuyển đi, về

Tổng

25

798

800

6

4

2. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIÁO VIÊN

Nhân sự

Tổng số

Nữ

Hình thức làm việc

Trình độ đào tạo

Đảng

viên

Biên chế, HĐ trong biên chế

Hợp đồng vụ việc

TS

ĐH

TC

Dưới TC

Cán bộ QL

2

2

2

0

0

2

0

0

0

2

Giáo viên

33

30

32

[1HĐ trong BC]

1

0

29

4

0

0

28

Nhân viên

2

2

2

0

0

1

1

0

0

2

Tổng

37

34

36

1

0

32

5

0

0

32

- Trường có đủ CBGV, nhân viên, đảm bảo các loại hình dạy chuyên : Mĩ thuật, Âm nhạc, Tin học, Tiếng Anh, Thể dục. Tỉ lệ GV/lớp đạt 1,32

- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt trình độ Đại học và Cao đẳng. Trong đó trình độ Đại học đạt 32/37 = 86,5%.

- Tập thể sư phạm nhà trường là một tập thể đoàn kết, thân ái nhiệt tình say mê nghề nghiệp, thương yêu tôn trọng gần gũi học sinh. Các đồng chí cán bộ giáo viên trong nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nắm vững phương pháp giảng dạy các môn học, mạnh dạn áp dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy,viết và áp dụng SK vào công tác Quản lý, giảng dạy đạt hiệu quả.

3. THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NĂM HỌC

3.1.Về thực hiện các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn của ngành:

Trong năm học qua nhà trường luôn hưởng ứng và thực hiện tốt cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm g­ương đạo đức Hồ Chí Minh” cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Phong trào thi đua “ Xây dựng trư­ờng học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường thực hiện nghiêm túc Nghị quyết NQ TƯ về đổi mới căn bản GD toàn diện, luôn quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Thực hiện tốt Chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đạo tạo. Xây dựng được 6 tấm gương "Sáng về đạo đức, sâu về chuyên môn, sắc về nghiệp vụ”

3.2. Thực hiện kế hoạch

3.2.1. Thực hiện nghiêm túc Chương trình giáo dục phổ thông 2018]đối với lớp 1, lớp 2 và [Chương trình giáo dục phổ thông 2006 từ lớp 3 đến lớp 5. Thực hiện linh hoạt kế hoạch dạy học trực tiếp và trực tuyến theo tình hình dịch bệnh tại địa phương đảm bảo hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Tổ chức dạy Ngoại ngữ cho HS 5 khối lớp: 1,2,3,4,5 với 800/800 HS = 100%, dạy Tin học cho HS 3 khối: 3,4,5 với 488/488HS = 100%.

3.2.2.Tiếp tục rút kinh nghiệm và thực hiện có hiệu quả Thông tư 22/ 2016/

TT- BGDĐT ngày 22/9/2016, Thông tư 30/ 2014/ TT- BGDĐT ngày 28/8/2014 về

quy định đánh giá học sinh tiểu học dành cho HS lớp 3,4,5; Thực hiện nghiêm túc Thông tư 27/2020 về đánh giá HS lớp 1,2 .

3.2.3..Trong năm học đã tổ chức cho HS các hoạt động trải nghiệm phù hợp vởi thực tiễn : Vui Tết Trung thu, Thi Làm báo ảnh , Thi Giới thiệu sách - Đọc sách hay qua trực tuyến; thăm quan cây cối trong trường, xem phim về Văn hóa các vùng miền , các châu lục và đại dương trên thế giới ..Xây dựng được Câu lạc bộ thể dục, thể thao và Tiếng Anh.Tham gia đầy đủ và có hiệu quả các Hội thi, giao lưc của học sinh: Tiếng Anh, Trạng Nguyên Tiếng Việt, Đấu trường Toán học, thi vẽ tranh Phòng chống dịch Covid - 19, Giao lưu An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ, thi sáng tác tranh cổ động với chủ đề ‘ Đội mũ xinh - Bảo vệ chúng mình.

3.2.4.Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí của nhà trường .

- Tổ chức tốt Hội thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.Tham gia Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện 2 đ/c, đồng chí Yến xếp thứ Nhất. Tổ chức tốt 19 chuyên đề [ 18 cấp tổ, 1 cấp huyện]

3.2.5. Công tác phổ cậpGDTH: Kết quả trường đạt PCGDTH mức độ 3.

Công tác kiểm định duy trì cấp độ 3

3.2.6. Đánh giá thi đua chặt chẽ theo luật thi đua khen thưởng. Đảm bảo tính thực chất ; công khai và hiệu quả

3.27. Làm tốt công tác truyền thông về giáo dục tiểu học trong nhà trường.

3.3. Công tác xã hội hoá giáo dục, khuyến học khuyến tài và nhân đạo:

Trường phát động sự tham gia của mọi lực lượng cộng đồng trong và ngoài trường tài trợ kinh phí xây dựng và mua sắm cơ sở vật chất đạt hiệu quả cao. Kết quả thực hiện huy động kinh phí tài trợ là 157.430.000 đồng mua Bổ sung cơ sỏ vật chaatsb khu CHợ Đình và làm lán xe. Phụ huynh HS tài trợ 12 ghế đá .

Liên đội đã tổ chức phát động các bạn đội viên, thiếu niên và nhi đồng tham gia ủng hộ Đông ấm vùng cao . Nhân dịp Tết Nguyên đán, tặng 18 phần quà cho HS hộ cận nghèo và gia đình hoàn cảnh khó khăn.Hội Phụ nữ huyện xin quà cho 5 HS nghèo trị giá 200.000đ/ HS. Bộ Giáo dục tặng quà cho em Hoàng Mỹ Duyên HS lớp 4C, HS nghèo học giỏi với số tiền 1.000.000 đồng.Tiếp nhận tài trợ của cá nhân ông Vũ Anh Zắc - An Nghiệp, Tứ Cường 1 chiếc xe đạp trị giá 1.200.000 đ cho Phạm Thị Vân Anh lớp 5C. Hội phụ nữ xã Ngũ Hùng nhận bảo trợ cho em Hoàng Mỹ Duyên.

4. KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

4.1. Chất lượng giáo dục

- Năng lực - Phẩm chất HS : 800 HS

TT

Nội dung đánh giá

Tốt

Đạt

Cần cố gắng

Tỉ lệ đạt

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

1

Năng lực

366

45.8

434

54.2

0

100%

2

Phẩm chất

372

46.5

428

53.5

0

100%

- Kết quả học tập2 môn Toán - Tiếng Việt : 800HS

TT

Môn học

HTT

HT

CHT

Ghi chú

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

1

Tiếng Việt

363

45.4

435

54.4

2

0.2

2

Toán

364

45.5

436

54.5

0

0

4.2. Kết quả các Hội thi - Giao lưu

+ Cấp tỉnh : 16 HS

Trạng Nguyên Tiếng Việt : 12 HS [ 2 Nhất ; 3 Ba ;7Khuyến khích:7]

Đấu trường Toán học: 3HS [ Khuyến khích]

Tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học và THCS: 1 Khuyến khích

+ Cấp huyện: 31 HS

Tiếng Anh qua mạng Internet : 28 HS [8 giải Nhì, 15 giải Ba, 5 giải KK ]

Vẽ tranh phòng chống dịch Covid-19: 3 HS [ 1Nhì; 1Ba; 1 Khuyến khích]

4.3. Kết quả xét duyệt HS cuối năm

- HS hoàn thành chương trình lớp học : 798/800 = 99.8%.

- HS hoàn thành chương trình cấp tiểu học: 153/153 =100 %

- Có 9/9 = 100 % học sinh khuyết tật được xét lên lớp học hoà nhập.

- Học sinh được Hiệu trưởng nhà trường khen thưởng: 479/800 = 59.9%

+ HS được khen xuất sắc trong học tập và rèn luyện [ HS xuất sắc]: 280/800 = 35 %

+ HS được khen có thành tích vượt trội trong học tập và rèn luyện [ HS tiêu biểu] : 199/ 800 = 24.9%

4. Danh hiệu Tập thể trường và cá nhân

+ Tập thể :

- Trường: Tập thể lao động Tiên tiến, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen

- Công đoàn Vững mạnh Xuất sắc

- Liên đội xuất sắc

  1. Cán bộ - Giáo viên

- Lao động tiên tiến: 34/36 đ/c = 94,4%; CSTĐ cấp CS: 5/34 đ/c = 14.7%,

Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen : 1/34 đ/c = 2,9 %, Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen: 1/34 đ/c = 2,9 %, SK đạt cấp ngành : 2/3SK, cấp tỉnh : 1/1SK

5. CÁC ĐIỂM HẠN CHẾ

- Một số đ/c giáo viên tuổi cao việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục chưa thật hiệu quả. Một số đồng chí giáo viên mới vào nghề nên việc đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế.

- Năm học 2021-2022 dịch bệnh Covid19 tại địa phương rất phức tạp và kéo dài, đa số thời gian trong năm học các em HS phải tham gia học trực tuyến , một số HS không có thiết bị phải học nhờ bạn hoặc làm bài do giáo viên gửi về nhà, số khác trong quá trình học tập chưa tập trung. Bên cạnh đó nhiều gia đình bận công việc nên chưa quan tâm đến việc kết hợp với giáo viên kèm cặp khi học sinh tham gia học trực tuyến nên ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của các em. Nhiều em kiến thức còn hổng, chưa chắc chắn, một số em phải ở lại lớp [ 2HS lớp 1]

- Cơ sở vật chất chưa đảm bảo trường chuẩn Quốc gia mức độ II [ Thiếu một số phòng chức năng, nhà đa năng, sân tập có mái che, sân chơi xuống cấp]. Nhà trường vẫn còn phải tổ chức cho HS học tại khu lẻ.

II. QUY MÔ TRƯỜNG LỚP NĂM HỌC 2022 -2023

1.Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Nhân sự

Tổng số

Nữ

Hình thức làm việc

Trình độ đào tạo

Đảng

viên

Biên chế, HĐ trong biên chế

Hợp đồng vụ việc

TS

ĐH

TC

Dưới TC

Cán bộ QL

2

2

2

0

0

2

0

0

0

2

Giáo viên

33

30

31

[1HĐ trong BC]

2

0

31

2

0

0

27

Nhân viên

2

2

2

0

0

1

1

0

0

2

Tổng

37

34

35

2

0

34

3

0

0

31

2. Học sinh

Khối

Số lớp

Số HS

Nữ

HSKT

HS dân tộc

HS học 2b/

ngày

Tỉ lệ HS/lớp

Đội viên

Nhi đồng

Con gia đình khó khăn

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

I

4

114

46

0

0

114

28,5

114

3

II

5

171

88

2

0

171

34,2

171

1

1

III

5

148

68

2

0

148

29,6

148

1

2

IV

5

164

67

0

0

164

32,8

164

2

1

V

5

171

71

2

2

171

34,2

171

1

3

Tổng

24

768

341

6

2

768

32

335

433

5

10

3.Cơ sở vật chất.

Tổng diện tích toàn trường 13.369 m2 = 17.4 m2/ học sinh [ Khu chợ Đình 1.199m2] ; sân chơi: 3.700 m2= 4,8 m2/ HS; bãi tập: 6.160 m2= 8,0 m2/ HS. Trường có 24 phòng học văn hóa, 5 phòng học bộ môn [ Tin học, Ngoại ngữ, Mĩ thuật, Âm nhạc, Khoa học - Công nghệ] và 10 phòng chức năng [ Hiệu trưởng, Hiệu phó, Thư viện, thiết bị, Đội, Y tế, HĐSP, phòng Đoàn thể, Bảo vệ, Phòng nghỉ GV]. Đủ bàn

ghế 2 chỗ ngồi cho HS.

+ Tổng số máy tính: 57 chiếc kết nối mạng Intenet [ trong đó phòng Tin học 24 máy, 24 phòng học văn hóa, 3 phòng học bộ môn[ Mĩ thuật, Âm nhạc, Ngoại ngữ ], khu hành chính 6 máy;

+ 24/24 phòng học và 2 phòng học bộ môn [ Mĩ thuật, Âm nhạc] có lắp đặt hệt thống tivi- máy tính kết nối mạng Internet, phòng Ngoại ngữ được trang bị bảng tương tác thông minh, phòng Tin học trang bị bộ máy chiếu đa năng, 1 ti vi 65in tại phòng HĐSP.

- Các phòng học bộ môn đủ thiết bị phục vụ cho HS học môn tự chọn.

-Thư viện hoạt động đạt hiệu quả giúp CBGV, HS thuận lợi trong việc tham

khảo tài liệu.

III.THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC.

1.Thuận lợi

1.1. Về phía xã

Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, các Ban ngành, đoàn thể, cha mẹ học sinh, các dòng họ trong toàn xã cùng đồng hành với nhà trường trong công tác giáo dục HS. Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của xã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao tới hoạt động của nhà trường để đảm bảo an toàn sức khỏe cho CBGV và HS trong mùa dịch.

Chuẩn bị cho năm học 2022 -2023 UBND xã đã đầu tư kinh phí để sửa chữa khu nhà 2 tầng 12 phòng học và các phòng chức năng [ trát tường, quét vôi-ve, lợp mái tôn, thay lan can cầu thang..] và lát sân gạch đỏ tạo tâm thế vui mừng phấn khởi cho CBGV, HS khi bước vào năm học mới.

1.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng và các loại hình dạy chuyên : Mĩ thuật, Âm nhạc, Tin học, Tiếng Anh, Thể dục. Tỉ lệ GV/lớp đạt 1,37, trong đó 34/37= 91.9 % cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt trình độ đại học, 1 đ/c CBQL trình độ Thạc sĩ.

Tập thể nhà trường luôn đoàn kết, có uy tín với đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh. Các đồng chí có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều đồng chí đạt CSTĐ - Cán bộ quản lý giỏi, tham gia hội giảng đạt giải cao [ Đ/c Hồng, Nhung, Thảo, Yến, Nhương, Vinh, Giang, Quang.....]

100% các đồng chí được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nắm chắc dạy học phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. Các đồng chí mạnh dạn áp dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy nhất là dạy học trực tuyến. Một số đồng chí nhiều năm liền viết và áo dụng SK vào công tác Quản lý, giảng dạy đạt hiệu quả [ Đ/c Hồng, Nhung, Thảo, Len, Quang, Vinh, Yến, Bùi Phương.....]. Đặc biệt năm học 2021-2022 đ/c Yến đã có SK đạt cấp tỉnh. Năm học 2022-2023 tiếp tục triển khai dạy theo chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 , 2,và SGK mới đối với lớp 3. Đội ngũ giáo viên dạy lớp 3 nhìn chung trẻ, nhiệt tình ; nhiều đồng chí có kinh nghiệm dạy và chủ nhiệm lớp 3 hoặc đạt GV giỏi huyện nhiều năm [ đ/c Nhài, Quỳnh..]

1.3. Học sinh

- Đa số các em học sinh đều chăm ngoan, vâng lời thầy cô và cha mẹ , nhiều em gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn cố gắng vươn lên đạt được những thành tích đáng khích lệ.

-- Phần lớn gia đình các em đều quan tâm đến việc học tập của con em mình tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em được tới trường học tập.

2.Khó khăn:

2.1. Về phía xã

Năm học 2022 - 2023 do kinh phí hạn hẹp nên địa phương không xây dựng thêm được các phòng học mới tại khu trung tâm nên vẫn tiếp tục tổ chức dạy học cho 1 số lớp tại khu lẻ Chợ Đình. Việc có 2 điểm trường gây khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động trong nhà trường. Nhiều phụ huynh không muốn cho con học tập tại khu lẻ.

Điều kiện đời sống nhân dân chưa cao, nhiều gia đình do điều kiện kinh tế đi làm ăn xa hoặc ly hôn để con lại cho ông bà chăm sóc, nuôi dạy nên phần nào đã ảnh hưởng đến việc kèm cặp con em học tập. Một số gia đình kinh tế khó khăn chưa có thiết bị để cho HS tham gia học tập trực tuyến khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp .

2.2.Giáo viên

Hiện nay vẫn còn 3/37 đ/c trình độ cao đẳng, một số đồng chí GV tuổi cao nên việc tiếp cận ứng dụng thông tin trong giảng dạy cũng còn gặp nhiều khó khăn. Số giáo viên tham gia học tập trên chuẩn còn ít [1đ/c].

2.3. Học sinh

Năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19 diễn biến phức tạp tại địa phương, HS học trực tuyến nhiều nên các em kiến thức tiếp thu chưa chắc chắn đặc biệt là các em HS mầm non 5 tuổi mới vào lớp 1, nhiều em chưa thuộc bảng chữ cái hoặc chưa biết cách cầm bút, còn nhút nhát.

Nhiều hộ gia đình của HS kinh tế còn khó khăn [5 hộ nghèo, 10 hộ cận nghèo], không ít gia đình gửi con cho ông bà hoặc ly hôn nên các em không được sự quan tâm, chăm sóc, hướng dẫn học tập của cha mẹ.Vậy cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng học tập của các em.

Trường có 6 em HS học hòa nhập, trong đó có HS thần kinh không ổn định đôi khi cũng ảnh hưởng tới hoạt động của lớp, trường.

2.4. Cơ sở vật chất

Quy định Chuẩn Quốc gia mức độ II theo Thông tư 13 thì hiện nay nhà trường còn thiếu nhà đa năng, sân tập có mái che, phòng giáo viên.phòng ăn.

PHẦN B. NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2022 – 2023

  1. NHIỆM VỤ CHUNG

Năm học 2022 - 2023 trường tiểu học Ngũ Hùng thực hiện tốt các nhiệm vụ:

1. Tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 bảo đảm an toàn trường học; chủ động, linh hoạt thực hiện kế hoạch năm học, phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.

2. Thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT [Chương trình giáo dục phổ thông 2018] đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 và Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 [Chương trình giáo dục phổ thông 2006] đối với lớp 4, lớp 5.

3. Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; thực hiện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để có đủ giáo viên, bảo đảm chất lượng dạy học các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

4. Chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019.

5. Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trong nhà trường; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông

1. 1.Thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học trong phòng, chống dịch bệnh, thực hiện mục tiêu kiên trì chất lượng giáo dục

Chuẩn bị tốt các phương án đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh trên cơ sở hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục.

Chủ động chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản, phương án tổ chức dạy học theo các

hình thức linh hoạt, phù hợp với tâm sinh lý học sinh phòng trường hợp xảy ra dịch bệnh tại địa phương..

1.2. Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục

  1. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để chủ động, linh hoạt thực hiện và hoàn thành chương trình năm học

Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH; linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh.

  1. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

+ Đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 3

- Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học tự chọn; tổ chức các hoạt động củng cố để học sinh tự hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh..... Duy trì tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với 100% các khối lớp.

-Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo các quy định, hướng dẫn và báo cáo cấp có thẩm quyền.

- Tổ chức các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức theo nhu cầu, sở thích của học sinh căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh và nguyện vọng của cha mẹ học sinh dưới hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ đảm bảo đúng quy định về tài chính, công khai, minh bạch [ Tiếng Anh, Mĩ thuật, Âm nhạc, bóng đá.....]

+ Đối với lớp 4 và lớp 5

- Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 4 và lớp 5 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

-Điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục tiểu học, phù hợp với đối tượng học sinh

- Tổ chức dạy học cho HS lớp 5 tiếp cận chuẩn bị học lớp 6 theo CTGDPT2018.

  1. Tổ chức dạy học Tiếng Anh, Tin học theo Chương trình cấp tiểu học.

Tiếp tục triển khai Chương trình môn tiếng Anh tự chọn lớp 1,2 đảm bảo các yêu cầu được quy định trong Chương trình GDPT 2018 và Công văn số 681/BGDĐT-GDTH ngày 04/3/2020 và Công văn số 1061/SGDĐT-GDTrH ngày 25/8/2022 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn dạy học Tiếng Anh năm học 2022-2023; Khối 1, 2 học 2 tiết /tuần [ học tự nguyện] theo Chương trình Tiếng Anh Phonics Smart.

Tổ chức dạy học môn Tiếng Anh, môn Tin học bắt buộc cho học sinh lớp 3 từ năm học 2022-2023 bảo đảm các yêu cầu được quy định trong CTGDPT 2018.

Tiếp tục triển khai Chương trình thí điểm tiếng Anh cấp Tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12/8/2010 đối với học sinh lớp 4 và lớp 5. Tổ chức dạy tiếng Anh 4 tiết/tuần cho học sinh lớp lớp 4, lớp 5.

Tổ chức theo hình thức Câu lạc bộ tiếng Anh, các hoạt động trải nghiệm; tạo các sân chơi, giao lưu tiếng Anh

  1. Tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương theo CT GDPT 2018

Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục địa phương [đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 3 theo tài liệu giáo dục địa phương đã được phê duyệt] tích hợp, lồng ghép trong kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng dẫn của Bộ GDĐT tại Công văn số 3036/BGDĐT-GDTH về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học; Công văn số 1083/SGDĐT-GDTH ngày 13/8/2021 V/v Hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học từ năm học 2021-2022.

  1. Triển khai giáo dục STEM

Tham gia tập huấn, học tập, trao đổi kinh nghiệm để việc triển khai thực hiện giáo dục STEM đúng mục đích, đạt hiệu quả. Bước đầu làm quen với giáo dục STEM cho HS khối 4,5.

1.3. Nâng cao hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá

  1. Thực hiện linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Thực hiện linh hoạt phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; Tăng cường tổ chức thực hành trải nghiệm, tích hợp nội dung giáo dục địa phương, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống: Tham gia giao thông đường xã, Xem phim về các nội dung trong bài học, Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, trồng cây tại vườn trường, Hoạt động trải nghiệm Hành quân theo bước chân những người anh hùng.....

Tiếp tục triển khai áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học môn Khoa học khối 4 với 4 tiết/ năm, khối 5 với 1 tiết/năm; triển khai có hiệu quả dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới với khối 4,5.

Tham gia tập huấn, nghiên cứu và vận dụng “Sơ đồ tư duy” vào tổ chức dạy học một số môn học, hoạt động giáo dục phù hợp.

Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, giao lưu, các sân chơi trí tuệ bổ ích nhằm phát triển năng lực học sinh: Giao lưu giải Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh ; Giao lưu bơi, cờ vua, bóng đá mi ni, vẽ tranh .....

  1. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức đánh giá

Đối với học sinh lớp 4, lớp 5 đánh giá theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GDĐT. Đối với học sinh lớp 1,2,3 đánh giá theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GDĐT.

Tổ chức thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với môn Tiếng Anh, môn Tin học, môn Công nghệ cho học sinh khối lớp 3 theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT.

Thực hiện nghiêm túc bàn giao kết quả giáo dục cuối năm học, phù hợp với từng nhóm đối tượng, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”;

Thường xuyên khảo sát chất lượng đặc biệt là 3 môn Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh, coi đây là một tiêu chí thi đua quan trọng để đánh giá giáo viên.

2. Thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp; duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục và thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục

2.1. Rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp

Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất theo quy định của Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ để đảm bảo duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II ; Nhà đa năng, sân tập có mái che, nhà giáo viên, .....

2.2. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; đảm bảo hiệu quả công tác kiểm định chất lượng GD và xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn QG

  1. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục

Tiếp tục thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GDĐT ban hành quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Kế hoạch số 615/KH-BCĐ ngày 10/03/2022 của Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ tỉnh Hải Dương năm 2022, Kế hoạch số 11/KH-BCĐ ngày 06/6/2022 của Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ huyện Thanh Miện năm 2022.

  1. Đảm bảo hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

Nhà trường tích cực hoàn thiện cơ sở vật chất, sắp xếp các phòng học, phòng chức năng và trang trí trường lớp , các phòng chức năng đảo bảo theo quy định của trường chuẩn và chỉ đạo chặt chẽ mọi nề nếp chuyên môn, thu thập minh chứng hoàn thiện các tiêu chí, gửi hồ sơ kiểm tra lại chuẩn sau 5 năm để kiểm tra vào trước tháng 12/2023.

2.3.Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Nâng cao chất lượng giáo dục đối với trẻ khuyết tật. Huy động hết trẻ khuyết tật trong độ tuổi ra lớp. Xây dựng nội dung giáo dục với trẻ khuyết tật học hoà nhập để phù hợp với dạng tật [ 6 em học hoà nhập: 2 HS lớp 2; 2 HS lớp 3; 2HS lớp 5].

Thực hiện Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 19/12/2009 của Bộ GDĐT ban hành quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

3. Củng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục

3.1. Củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

  1. Thực hiện tuyển dụng và linh hoạt các giải pháp bố trí, sử dụng giáo viên

Trường bố trí, sử dụng giáo viên hợp lý, hiệu quả; có kế hoạch tuyển dụng và bố trí đủ giáo viên dạy đúng và đủ các môn học, bảo đảm giáo dục toàn diện học sinh; xây dựng kế hoạch cụ thể , tạo điều kiện để giáo viên học tập, nâng cao trình độ đảm bảo đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định.

  1. Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tăng cường tổ chức chuyên đề, hội thảo và các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018.

Tích cực tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn. Trong đó tập trung ưu tiên cho khối lớp 1,2,3. Trong năm học nhà trường tổ chức 18 chuyên đề cấp tổ và 1 chuyên đề cấp huyện [ Tiếng Việt buổi 2 lớp 3]

Lập danh sách dự kiến phân công GV dạy học lớp 4 năm học 2023 -2024

Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức coi, kiểm tra chất lượng định kỳ và đột xuất đảm bảo thường xuyên, nghiêm túc, khách quan .

Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ và thực hiện nghiêm túc theo đúng nội dung công văn 1292/ SGD&ĐT

3.2. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, học liệu

  1. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất,

Nhà trường sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị trong tổ chức các hoạt động giáo dục.Thực hiện rà soát, đề xuất các hạng mục ưu tiên đầu tư xây dựng như: nhà đa năng, sân tập mái che, …

Quan tâm xây dựng, khai thác và sử dụng hiệu quả các phòng học bộ môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Tiếng Anh, Tin học có đủ trang thiết bị để phục vụ dạy và học.

Tiếp tục làm tốt công tác trang trí trường lớp trong năm học 2022 -2023.

  1. Tổ chức lựa chọn, triển khai sách giáo khoa

Nhà trường tổ chức cho CBGV tham gia thực hiện việc lựa chọn SGK lớp 4, quan tâm ý kiến từ tổ chuyên môn 4-5 trong quá trình tổ chức lựa chọn SGK.

Hỗ trợ cho, tặng sách giáo khoa cho các học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh khuyết tật; học sinh hộ nghèo và cận nghèo [5 HS nghèo], đảm bảo tất cả

học sinh có đầy đủ sách giáo khoa trước khi vào năm học mới

  1. Công tác thư viện, thiết bị

Củng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động thư viện, xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các trường.

Tăng cường thiết bị dạy học để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt đối với lớp 1,2,3 năm học 2022-2023; rà soát nhu cầu và có kế hoạch bổ sung đủ thiết bị dạy học tối thiểu đối với lớp 4 theo lộ trình thực hiện CTGDPT 2018. Thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo về công tác sách giáo khoa, sách tham khảo tại các trường theo chỉ thị 643/CT-BGDĐT ngày 10/6/2022.

Tổ chức hội thi đồ dùng tự làm đối với giáo viên

3.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Chuẩn bị các phương án sẵn sàng đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh không thể tổ chức dạy học trực tiếp.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kế hoạch giáo dục nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh. Từng bước thực hiện số hóa hồ sơ quản lý bảo đảm tinh gọn và hiệu quả. Chỉ đạo GV đưa giáo án và ký duyệt trên team

4. Tăng cường huy động nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục

Thực hiện huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường .

Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kế hoạch dạy học và giáo dục theo quy định; đảm bảo sự tham gia của các lực lượng xã hội như cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội... để giúp nhà trường huy động được các nguồn lực và cộng đồng trách nhiệm trong việc xây dựng, thực thi và giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường

Thực hiện nghiêm túc thông tư số 16/2018/ TT- BGD&ĐT ngày 3/8/2018 và công văn hướng dẫn các khoản thu góp trong nhà trường của các cấp quản lý,

5. Công tác thi đua

CBQL và giáo viên, nhân viên đăng ký và phấn đấu đạt chỉ tiêu thi đua và các danh hiệu thi đua khen cao ở các cấp.

Chỉ đạo triển khai tốt phong trào viết và áp dụng sáng kiến. Thực hiện việc quản lý, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, chuẩn viên chức nghiêm túc, công tâm khách quan gắn với thi đua khen thưởng để tạo động lực cho giáo viên phát triển và gắn bó với nghề. Có phần thưởng xứng đáng cho GV có thành tích trong công tác nâng cao chất lượng đại trả và chất lượng mũi nhọn.

6. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục tiểu học

6.1. Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tổ chức triển khai sách giáo khoa cấp tiểu học, chú trọng các nội dung liên quan đến lớp 1, 2, 3 và công tác chuẩn bị đối với lớp 4 từ năm học 2023-2024.

6.2. Tích cực tham mưu và thường xuyên cung cấp thông tin cho Đoàn Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tại địa phương, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận

thức và hành động của cử tri và các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới GD

6.3. Tiếp tục tăng cường truyền thông nội bộ, bảo đảm các chủ trương đổi mới, các quy định của Ngành đến được từng cán bộ, giáo viên, người lao động trong nhà trường; tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên trách truyền thông nhằm nâng cao kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin về giáo dục.

6.3. Thường xuyên đăng tin, đăng bài, các hoạt động chuyên môn trên trang Website Sở Giáo dục & ĐT Hải Dương và của Phòng giáo dục & ĐT huyện Thanh Miện. Khuyến khích đội ngũ CBGV viết bài và đưa tin về các hoạt động của Ngành việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của nhà trường … để tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Nhà trường phấn đấu trong năm học sẽ thực hiện 2-3 Chuyên mục về giáo dục và đào tạo và 40 Tin, bài đăng tải trên các trang Website của ngành [Sở, Phòng, Trường tiểu học]

7. Thực hiện tốt nội dung các cuộc vận động và các phong trào thi đua.

+ Thực hiện tốt Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

+Tiếp tục quan tâm xây dựng và nhân điển hình những tấm gương nhà giáo “ Sáng về đạo đức, sâu về chuyên môn, sắc về nghiệp vụ’’

+ Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của chỉ thị 40/2008 của Bộ GD&ĐT về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

8. Tham gia có chất lượng các hội thi, sân chơi trí tuệ.

8.1.Đối với học sinh.

- Tổ chức hội thi, giao lưu và các sân chơi trí tuệ để học sinh có năng khiếu tự nguyện tham gia như: Tiếng Anh qua mạng Internet lớp 3, 4, 5; Tiếng Việt cho học sinh lớp 1,2,3,4,5; Giải toán qua mạng với học sinh lớp 2,3,4,5; Thi bóng đá mi ni, cờ vua...

8.2.Đối với giáo viên.

- Tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp trường

- Tham gia Hội thi giáo viên giỏi - xây dựng thiết bị dạy học số khối 2 cấp huyện, tỉnh. Hội thi giáo viên giỏi lớp 4 cấp huyện, tỉnh

- Tham gia Hội thi giáo viên tổng phụ trách Đội

III. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN

  1. Chỉ tiêu nâng cao chất lượng dạy và học.

1.1 Công tác phổ cập:

- Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục XMC. Trường duy trì chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.

- Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; Huy động hết trẻ khuyết tật ra lớp.

-Duy trì 100% sĩ số, không có học sinh bỏ học.

1.2.Chất lượng giáo dục , tỷ lệ bán trú, 2 buổi/ ngày, dạy các môn tự chọn

- Hoàn thành chương trình lớp học 1,2,3,4: 597/597em = 100%, tỉ lệ trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: 99,2% trở lên.

- Hoàn thành chương trình tiểu học: 171/171em =100 %

- HS Đạt về phẩm chất: 768/768 em = 100%, trong đó đạt Tốt: 424/768 = 55.2% .HS Đạt về năng lực: 768/768= 100% trong đó đạt Tốt: 417/768 = 54.3%

- Đánh giá kết quả giáo dục học sinh cuối năm:

Khối 1

HTXS: 35/114 = 30.7% ; HTT: 37/114 = 32.5% HT: 42/114= 36.8% ; CHT:0

Khối 2

HTXS: 52/171 = 30.4% ; HTT: 43/171 = 25.2% HT: 76/171= 44.4% ; CHT:0

Khối 3

HTXS: 51/148 = 34.5% ; HTT: 35/148 = 23.6% HT: 62/148= 41.9% ; CHT:0

- Đánh giá HS lớp 1,2,3,4,5 môn Toán và Tiếng Việt:

+ Học sinh HT môn Tiếng Việt: 768/768 em = 100% . Trong đó HTT : 396/768 = 51.6%

+ Học sinh HT môn Toán: 768/768 em = 100% Trong đó HTT : 418/ 768 = 54.4%

- Chất lượng khảo sát chéo cấp huyện 3 môn Toán, Tiếng Anh, Tiếng Việt trung bình các khối lớp qua các đợt xếp thứ 5 trở lên.

- Học sinh được học 2 buổi/ ngày: 768/768 em = 100%

-Tỉ lệ học sinh bán trú: 270/ 799 = 35.1% .

- Tỉ lệ học sinh lớp 1, 2, 3,4,5 được học ngoại ngữ: 768/768 em = 100%

- HS lớp 3,4,5 được học ngoại ngữ 4 tiết / tuần : 483/483 em =100 %

- Tỉ lệ học sinh lớp 4, 5 học Tin học [ tự chọn] : 235/235 em =100 %

- Tỉ lệ học sinh HS khối 3,4,5 được giáo dục bơi: 483/483 em =100 % .

- Tỉ lệ học sinh HS khối 3,4,5 biết bơi trong nhà trường: 410/768= 53.3 %

1.3. Chất lượng các cuộc giao lưu của HS.

- Giao lưu Toán qua mạng :

Cấp trường: 43em Cấp huyện: 21 em Cấp tỉnh: 11 em Cấp Quốc gia:2

- Giao lưu Tiếng Việt qua mạng:

Cấp trường: 45 em Cấp huyện: 22 em Cấp tỉnh: 11 em Cấp Quốc gia: 2

- Tiếng Anh IOE khối 3,4,5:

Cấp trường: 44 em Cấp huyện: 27 em Cấp tỉnh: 6 em Cấp Quốc gia: 2

- Cờ vua: Có 1 HS tham gia cấp tỉnh

- Giao lưu bóng đá mi ni: Có 1-2 HS tham gia cấp tỉnh

1.4 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

- Nhà trường phấn đấu tổ chức được 4 hoạt động trải nghiệm sáng tạo/1 năm.

+ Vui Tết Trung thu [ tháng 9]

+ Biểu diễn văn nghệ chủ đề về thầy cô [ tháng 11]

+ Hành quân theo bước chân những người anh hùng [ tháng 12]

+ Hội thi tự làm đồ dùng - Sáng tạo kĩ thuật [ Tháng 4]

- Mỗi khối phấn đấu tổ chức được 3- 5 hoạt động trải nghiệm sáng tạo/1 năm.

- 100% GV chủ nhiệm đăng ký các tiết học cho HS trải nghiệm ngoài không gian lớp học.

1.5. Đội ngũ Cán bộ quản lý và giáo viên:

- 1/1= 100% CBQL xếp loại Tốt theo quy định chuẩn hiệu trưởng

- 33/33 = 100% GV xếp loại Tốt và Khá theo quy định chuẩnnghề nghiệp .

Tốt : 12/33đ/c = 36.4% Khá: 21/33đ/c = 63.6% Đạt: 0 Chưa đạt: 0

- Hội thi giáo viên giỏi:

+ Cấp trường : 100% GV tham gia đạt GVG;

+Cấp huyện: 2 đ/c Cấp tỉnh : 1đ/c

- Giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn về NLNN : 3/3 = 100%.

1.6. Xây dựng trường chuẩn QG - Thư viện tiên tiến, thư viện xuất sắc

- Phấn đấu giữ vững: + Trường chuẩn Quốc gia mức độ 2

+ Thư viện Xuất sắc

1.7. Công tác Kiểm định chất lượng, viết và áp dụng sáng kiến.

- Phấn đấu giữ vững trường đạt:Chất lượng giáo dụccấp độ 3 .

- 6 đồng chí đăng ký viết sáng kiến và gửi về cấp huyện được xếp đạt. Trong đó có 2- 3 SK gửi tham dự và công nhận cấp ngành. 1 SK đạt cấp tỉnh.

2- Chỉ tiêu thực hiện các cuộc vận động lớn và phong trào thi đua

- 100% CBGV và HS tích cực h­ưởng ứng và thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm g­ương đạo đức Hồ Chí Minh” ; Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm g­ương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Phấn đâu 6 đ/c cán bộ giáo viên là tấm gương nhà giáo điển hình “ Sáng về đạo đức, sâu về chuyên môn, sắc về nghiệp vụ”.

- Khen thưởng cho GV có chất lượng đại trà cao qua các đợt khảo sát của huyện, trưởng [ xếp thứ 1 cấp trường, xếp thứ 5 trở lên cấp huyện]: 500. 000 đồng/ GV

- Khen thưởng cho GV có nhiều HS đạt giải cao qua các sân chơi giao lưu : 1.000. 000 đồng/ GV

3. Đăng kí các danh hiệu thi đua

3.1.Tập thể :

Chi bộ trong sạch vững mạnh - Tập thể Lao động Xuất sắc

Đơn vị đạt cơ quan văn hoá năm 2022.

3.2. Cán bộ - giáo viên- nhân viên: 37 đ/c [2 đ/c HĐ vụ việc]. Đăng ký 35 đ/c

CSTĐ cấp cơ sở: 5 đ/c [ Hồng, Thảo,Vinh, Nhài K3, Hiếu]

CSTĐ cấp tỉnh: 1 đ/cYến

Lao động tiên tiến: 29 đ/c

3.3.Học sinh:

- HS được khen thưởng: 461/768= 60 %. Trong đó:

* Lớp 1,2,3

- HS được Hiệu trưởng khen thưởng: 253 /433 HS = 58.4%

+ Học sinh xuất sắc: 138/433 HS = 31.9 %

+ Học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện: 115/433 HS = 26,6%

* Lớp 4,5:

- HS được Hiệu trưởng khen thưởng: 208/ 335 HS = 62.1 %

+ HS được khen xuất sắc trong học tập và rèn luyện: 113 / 335= 33.7 %

+ HS được khen có thành tích vượt trội trong học tập và rèn luyện: 95/335 = 28.4 %

- Cháu ngoan Bác Hồ đạt: 721/768 = 93.9 %.

- Lớp xuất sắc : 13/24 lớp = 54,2%

- Lớp tiến tiến : 11/24 lớp = 45,8%

IV. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN.

1. Nhóm giải pháp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông

1. 1.Thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học trong phòng, chống dịch bệnh, thực hiện mục tiêu kiên trì chất lượng giáo dục

Căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa phương và các văn bản hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục, nhà trường thực hiện xây dựng phương án đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh. Thường xuyên tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt dưới cờ cho học sinh, nhân viên, giáo viên, cán bộ quản lý; giáo viên tuyên truyền cho HS trong các giờ sinh hoạt lớp, truyên truyền cho phụ huynh trên nhóm Zalo của lớp kết hợp để thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Tích cực trọng công tác vệ sinh môi trường công cộng, vệ sinh cá nhân .

Nhà trường chủ động linh hoạt trong việc tổ chức dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến đảm bảo phương châm “ Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”.

1.2. Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục

  1. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để chủ động, linh hoạt thực hiện và hoàn thành chương trình năm học

Ngay từ tháng 8 nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh để bàn bạc thống nhất kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục của tổ, khối. Từ đó nhà trường có căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường và chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng dẫn tại Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH của Bộ GDĐT; bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh; linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh, đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.

Căn cứ kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục chỉ đạo giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch bài dạy, đề xuất những nội dung cần điều chỉnh hoặc củng cố, bổ sung những nội dung có liên quan ở lớp học dưới; những kiến thức, kĩ năng còn hạn chế do thực hiện tinh giảm nội dung dạy học, phải học trực tuyến, học trên truyền hình hoặc các hình thức học tập linh hoạt khác trong các năm học trước vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

  1. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

*] Đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 3

Nhà trường xây dựng và thực hiện nghiêm túc Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1,2, 3; Năm học 2022- 2023 trường có 14 lớp 1,2,3 có đủ mỗi lớp 1 phòng học, mỗi phòng học đều được trang bị tivi, máy tính kết nối mạng Internet và đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; đội ngũ GV viên lớp 1,2,3 trẻ, trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều đồng chí đạt giáo viên giỏi huyện,tỉnh [ Vinh, Hải, Hường, Len, Nhài, Quỳnh....], có đủ GV dạy các môn chuyên Mĩ thuật, Âm nhạc, Tiếng Anh, Giáo dục thể chất, Tin học - Công nghệ.

Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc [Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật [Âm nhạc, Mỹ thuật], Hoạt động trải nghiệm] ; lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa phương [Tiếng Anh khối 1,2]. Các hoạt động củng cố để hoàn thành nội dung học tập theo mục tiêu, yêu cầu của CTGDPT 2018 và bồi dưỡng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh [Ôn luyện Toán, Tiếng Việt,...]; Các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương....[Mĩ thuật tăng, Âm nhạc tăng, HĐNG, Câu lạc bộ Tiếng Anh, Mĩ thuật, Âm nhạc, bóng đá......]

Tổ chuyên môn kết hợp với BGH sắp xếp thời khóa biểu dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút một cách khoa học, đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng và phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.Trong đó, ưu tiên hoạt động củng cố giúp học sinh hoàn thành các nội dung học tập theo mục tiêu, yêu cầu của CTGDPT 2018.

Tăng cường Hoạt động trải nghiệm được tổ chức ngoài lớp học, trong và ngoài trường học có sự tham gia, phối hợp của giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, giáo viên dạy học các môn chuyên [Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể chất], Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức chính trị, xã hội, cha mẹ học sinh, các nhà tài trợ,...Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức ngoài lớp học, ngoài trường học khuyến khích cha mẹ học sinh và yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia tổ chức và quản lý cùng giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường.

Tổ chức lớp bán trú cho HS có nhu cầu với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; các hoạt động bán trú được tổ chức trong khoảng thời gian từ sau giờ học buổi sáng đến trước khi bắt đầu giờ học buổi chiều, thông qua hoạt động bán trú góp phần rèn luyện học sinh về kỹ năng sống, đạo đức, tính kỷ luật, tự phục vụ, trách nhiệm, chia sẻ, yêu thương; việc tổ chức hoạt động bán trú cần linh hoạt, có thể bao gồm các hoạt động: tổ chức ăn trưa, ngủ trưa, vui chơi, giải trí,…cho học sinh; tổ chức ăn trưa, bán trú bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh.

Căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, đồng thuận của phụ huynh tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường [thư viện, sân chơi, bãi tập, bể bơi…] tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí sau giờ học chính thức trong ngày; việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày bảo đảm an toàn, hiệu quả, theo đúng mục tiêu đã đề ra Nhà trường tuyên truyền sâu rộng tới các bậc phụ huynh thông qua các cuộc họp, hội nghị viên chức.... để phụ huynh và HS tự nguyện đăng ký tham gia theo năng lực và sở thích của các em như: Câu lạc bộ Tiếng Anh, Mĩ thuật, Âm nhạc, bóng đá.......bắt đầu từ tháng 10 .

*] Đối với lớp 4 và lớp 5

Trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông 2006, nhà trường xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 4, lớp 5 một cách linh hoạt vừa sức phù hợp với học sinh và thực tiễn giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh để chủ động tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cụ thể:

Điều chỉnh một cách hợp lí và phù hợp đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng và hợp điều kiện thực tế; rà soát, tinh giản những nội dung chồng chéo, trùng lặp giữa các môn học, giữa các khối lớp trong cấp học và các nội dung quá khó, chưa thực sự cấp thiết đối với học sinh tiểu học; sắp xếp, điều chỉnh nội dung dạy học theo các chủ đề học tập phù hợp với đối tượng học sinh; không cắt xén cơ học mà tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục đảm bảo nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện. Tổ chức dạy môn 2 môn tự chọn Ngoại ngữ và Tin học cho học sinh khối 4,5 và một số môn học theo sở thích theo hình thức Câu lạc bộ Tiếng Anh, Mĩ thuật, Âm nhạc, bóng đá......

Tổ chức buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hình thức tổ cho học sinh được giao lưu với hình thức : Học vui- vui học .. Tăng cường các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Xem phim về các nội dung trong bài học, Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, trồng cây tại vườn trường, Hoạt động trải nghiệm Hành quân theo bước chân những người anh hùng, thi tự làm đồ dùng - sáng tạo kĩ thuật.....

Để giúp HS lớp 5 chuẩn bị tiếp cận với chương trình lớp 6, nhà trường kết hợp với trường THCS trong xã tổ chức chuyên đề, hội thảo, bàn bạc, thống nhất yêu cầu cần đạt các môn học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của lớp 5 và đầu lớp 6 để giáo viên dạy lớp 5 từng bước chú trọng rèn luyện các kỹ năng và tạo tâm thế cho học sinh lớp 5 sẵn sàng học lớp 6; đồng thời, giáo viên dạy lớp 6 cũng cần nghiên cứu, tìm hiểu để nắm bắt, điều chỉnh cách dạy, cách học cho học sinh lớp 5 ở giai đoạn đầu, khi các em mới vào học lớp 6, giúp các em làm quen dần với sự thay đổi giữa phương pháp dạy học ở tiểu học và trung học cơ sở.

  1. Tổ chức dạy học Tiếng Anh, Tin học theo Chương trình cấp tiểu học.

- Dạy học Tiếng Anh lớp 1,2 theo chương trình Phonics: Nhà trường chỉ đạo thực hiện Khối 1,2 dạy theo Chương trình Tiếng Anh Phonics Smart.GV Tiếng Anh tập huấn bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp dạy. Ban giám hiệu thường xuyên kết hợp với GV tiếng Anh khác trong trường dự giờ GV giúp GV nâng cao hiệu quả giờ dạy.Triển khai tới phụ huynh học sinh khối 1,2 và tiến hành tổ chức lớp học do sự tự nguyện của phụ huynh,

- Dạy Tiếng Anh, Tin học bắt buộc cho học sinh lớp 3: Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên HS lớp 3 học Tiếng Anh, Tin học là môn học chính khóa. Nhà trường sắp xếp thời khóa biểu môn Tiếng Anh 4 tiết/ tuần, môn Tin học - Công nghệ 2 tiết / tuần phân công đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền là GV Tiếng Anh và đ/c Phạm Thị Huệ giáo viên dạy Tin học có nhiều kinh nghiệm phụ trach giảng dạy. Tạo điều kiện cho GV tham gia tập huấn, chuyên đề để nắm chắc phương pháp giảng dạy theo chương trình mới. Ban giám hiệu kết hợp với GV trường bạn, GV tiếng Anh khác của trường dự giờ GV giúp GV nâng cao hiệu quả giờ dạy. Thường xuyên khảo sát chất lượng để nắm bắt được sự tiếp thu của HS qua đó GV điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

- Dạy Tiếng Anh theo chương trình tự chọn theo CTGDPT thông 2006 và Chương trình thí điểm đối với học sinh 4,5:

10/10 lớp 4,5 học Tiếng Anh theo chương trình với 4 tiết/ tuần. Thực hiện việc kiểm tra đánh giá theo quy định của Thông tư số 22; chú trọng thực hiện đánh giá thường xuyên; bài kiểm tra định kỳ cần đánh giá đủ cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. GV tích cực đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng đại trà và tham gia các cuộc giao lưu tiếng Anh các cấp.

Nhà trường thực hiện xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện trong dạy học tiếng Anh để tăng cường thời lượng học tiếng Anh. Sắp xếp phòng học tiếng Anh có hệ thống bảng biểu ghi từ vựng, mẫu câu.. giúp HS ghi nhớ dễ dàng và học ở mọi lúc mọi nơi, phòng học có bảng tương tác thông minh thuận lợi cho GV tổ chức các tiết học phát huy năng lực của HS. Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, tự nguyện của học sinh và sự đồng thuận của cha mẹ học sinh tổ chức cho HS học tiếng Anh theo hình thức Câu lạc bộ; tổ chức các hoạt động trải nghiệm; tạo các sân chơi, giao lưu tiếng Anh

  1. Tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình GDPT 2018

Căn cứ tài liệu giáo dục địa phương được cấp trên phê duyệt, nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục của địa phương tích hợp, lồng ghép trong kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng dẫn của Bộ GDĐT tại Công văn số 3036/BGDĐT-GDTH ngày 20/7/2021 của Bộ GDĐT và các văn bản hướng dẫn của Sở GDĐT. Nhà trường chỉ đạo GV thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục của địa phương vào chương trình các môn học Tự nhiên - Xã hội, Đạo đức, Tiếng Việt, hoạt động trải nghiệm để phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ phát triển nhận thức của học sinh theo từng khối lớp; đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các môn học, hoạt động giáo dục theo quy định, không gây áp lực, quá tải cho học sinh

  1. Triển khai giáo dục STEM

Nhà trường tổ chức cho cán bộ cho giáo viên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, chuyên đề, nghiên cứu các tài liệu về giáo dục STEM từ đó bước đầu vận dụng thực hiện giáo dục STEM phù hợp với điều kiện thực tế tại trường và khả năng đáp ứng của HS, phụ huynh qua môn Khoa học khối 4,5,

1.3. Nâng cao hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá

  1. Thực hiện linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Nhà trường thường xuyên chỉ đạo giáo viên dạy học gắn kết giữa kiến thức được học với vận dụng vào cuộc sống. Trong mỗi bài học cần yêu cầu HS biết liên hệ, vận dụng thực tế để giúp học sinh có kĩ năng cơ bản thích ứng với cuộc sống xung quanh. Tổ chức nhiều tiết dạy ngoài không gian lớp học, giúp HS mở rộng hiểu biết, gần gũi với thiên nhiên.....Tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh; giáo dục pháp luật;bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo, quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích và dịch bệnh vào các môn học và hoạt động giáo dục.

Tiếp tục triển khai hiệu quả dạy áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột.Tổ chức cho giáo viên khối 4,5 nghiên cứu nội dung chương trình, đăng kí tiết dạy trong môn Khoa học ngay từ đầu năm . BGH duyệt kế hoạch dạy học, điều chỉnh thời gian dạy học những tiết áp dụng theo phương pháp “Bàn tay nặn bột ” của tổ chuyên môn, của giáo viên trước khi chính thức thực hiện.

Chỉ đạo giáo viên dạy Mĩ thuật áp dụng dạy theo phương pháp mới đối với lớp 4, 5; tạo điều kiện cho giáo viên Mĩ thuật được chủ động sắp xếp bài dạy theo hướng nhóm các nội dung bài học thành các chủ đề theo hướng dẫn tại “Tài liệu dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học” phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao nhất, góp phần tích cực phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Tiếp tục đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị phụ vụ cho việc dạy Mĩ Thuật ở các lớp học.

Năm học 2022-2023 ngay từ tháng 8 nhà trường đã cử 5 CBGV tham gia lớp giới thiệu về vận dụng “Sơ đồ tư duy” vào tổ chức dạy học một số môn học. Trong năm học sau khi tham gia tập huấn, chuyên đề của các cấp, nhà trường chỉ đạo bộ phận chuyên môn triển khai chuyên đề ở các khối 4,5 và mở rộng triển khai ở các khối lớp khác.

Chú trọng các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chuyển hoạt động ngoại khóa sang hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm; tập trung vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực, kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, kĩ năng đảm bảo an toàn trên môi trường mạng, tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo,thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và y tế trường học, ứng phó kịp thời với diễn biến dịch Covid-19, ý thức giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp và làm quen với một số nghề truyền thống ở địa phương.

Phối hợp với hội cha mẹ học sinh các lớp tổ chức cho học sinh tham gia các buổi ngoại khóa trải nghiệm nhằm giáo dục văn hoá truyền thống thông qua các trò chơi dân gian, hát dân ca, qua tiết học Giáo dục địa phương và Lịch sử địa phương, tiết Hoạt động ngoài giờ ngày 20-11; 22-12; 26-3….... Đặc biệt là việc tổ chức cho HS các hoạt động trải nghiệm Tham gia giao thông đường xã, Xem phim về các nội dung trong bài học ,Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, trồng cây tại vườn trường, Hoạt động Hành quân theo bước chân những người anh hùng.....

Tăng cường tổ chức và tham gia các hoạt động giáo dục, giao lưu, các sân chơi trí tuệ bổ ích và thân thiện nhằm phát triển năng lực học sinh như: Giao lưu giải Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh IOE, Bóng đá mi ni, Cờ vua, Vẽ tranh ..............

Tổ chức các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhàdưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ được thực hiện trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh Tiếng Anh, Mĩ thuật, Âm nhạc, bóng đá...…..

Nhà trường chủ động sắp xếp thời khoá biểu kế hoạch dạy học An toàn giao thông vào tháng 9,10. Chỉ đạo giáo viên dạy tích hợp Giáo án An toàn giao thông điện tử của Bộ Giáo dục ban hành theo địa chỉ và gợi của PGD đã hướng dẫn. Tổ chức dạy kỹ năng sống cho HS khối 4,5 với định lượng học 2 tuần/ 1 đơn vị bài học trong các tiết HĐNGLL và hoạt động giáo dục khác phù hợp, hiệu quả.

  1. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức đánh giá

Tiếp tục rút kinh nghiệm và thực hiện có hiệu quả Thông tư 22/ 2016 và Thông tư 30/ 2014 về quy định đánh giá học sinh tiểu học. Chỉ đạo GV lớp 3 thực hiện đánh giá học sinh theo quy định theo Thông tư số 27, tổ chức thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với môn Tiếng Anh, môn Tin học, môn Công nghệ cho học sinh khối lớp 3 [ Phân môn Tin học và phân môn Công nghệ thực hiện bài kiểm tra định kỳ như các môn học độc lập]

Giáo viên có trách nhiệm theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có tiến bộ trong học tập và rèn luyện. Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo các Quy định, phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá.đánh giá. Giáo viên tổng hợp kết quả giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh cho lớp học sau.Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và đánh giá kết quả giáo dục của mỗi học sinh.

Đồng chí tổ, khối trưởng, phó hiệu trưởng chỉ đạo GV thư­ờng xuyên trao đổi việc đánh giá các môn học của từng HS để kịp thời tháo gỡ khó khăn, chia sẻ giúp đỡ giáo viên trong quá trình nhận xét, đánh giá học sinh theo nguyên tắc đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh.

Thực hiện công tác bàn giao chất lượng giáo dục cuối năm học một cách nghiêm túc, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định, tránh tùy tiện, máy móc, khen tràn lan gây bức xúc cho CMHS và dư luận xã hội

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kết quả giáo dục và học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.

1.4. Nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng HS năng khiếu

  1. Nâng cao chất lượng đại trà

+ Đối với nhà trường

Ngay từ cuối tháng 9 tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm từ lớp 1 đến lớp 5 [ Lớp 1 kiểm tra đọc bảng chữ cái] để giao chất lượng cho từng GV. Giao cho đ/c Trần Thị Thảo, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thường xuyên ra đề khảo sát các khối lớp [ Ít nhất mỗi tháng 1 lần] trọng tâm 3 môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh [ Tham khảo đề các trường khác]. Đưa chất lượng thành một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá thi đua của GV trong trường.

+ Đối với tổ chuyên môn

Chỉ đạo các tổ chuyên môn yêu cầu GV thường xuyên ra đề kiểm tra đánh giá HS trong các tiết dạy buổi hai [ 15 phút, 1 tiết], thành lập nhóm ra đề, có thể tham khảo đề kiểm tra các trường bạn tạo ngân hàng đề phong phú trong các dạng bài tập và yêu cầu thực hiện để từ đó nắm bắt nội dung - kiến thức, kĩ năng làm bài còn hổng ở HS và có biện pháp kịp thời điều chỉnh, bổ sung góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

+ Đối với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy bộ môn

Để nâng cao chất lượng đại trả thì với mỗi bài dạy cụ thể GV cần phải có câu hỏi ngắn gọn, gợi mở để học sinh hiểu bài, nắm được kiến thức cơ bản của bài từ đó giúp các em vận dụng kiến thức để thực hành, luyện tập. Sử dụng tối đa thời gian tiết học để giúp học sinh hiểu bài, hoàn thành bài tập. Quan tâm phụ đạo học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng các môn học và các hoạt động giáo dục.Việc phụ đạo học chưa hoàn thành các môn học được tiến hành thường xuyên trong tất cả các tiết học buổi 1 cũng như buổi 2. Giáo viên khi lên lớp xây dựng cho các em ý thức học tập chăm chỉ chuyên cần có ý thức vươn lên, thi đua với bạn để có kết quả tốt. Sắp xếp chỗ ngồi phù hợp trong lớp để giáo viên dễ dàng kèm cặp và kiểm tra các em qua các tiết dạy. Thường xuyên kiểm tra các em để nắm kết quả học tập giúp đỡ, động viên các em học tập tốt, học sinh được gọi lên bảng làm bài và đọc bài để kiểm tra ít nhất mỗi tiết từ 1 đến 3 lần. Tránh trách phạt các em, khen đúng lúc khi các em có sự tiến bộ. Thường xuyên liên lạc và kết hợp với phụ huynh để có biện pháp giúp các em học tập có kết quả cao. Thông báo kết quả học tập rèn luyện của các em tới phụ huynh thông qua nhiều kênh thông tin. GV tích cực ra đề khảo sát trong tuần ít nhất 3 bài kiểm tra / tuần [ 1 tiếng Anh, 1 Tiếng Việt, 1 Toán] từ đó rà soát đối tượng HS chưa hoàn thành, chưa đạt kiến thức bài học, môn học của lớp, lập danh sách cụ thể và xây dựng kế hoạch đề ra biện pháp phụ đạo. Trong tuần dành khoảng 1 tiếng thời gian sau buổi học, mỗi tuần 3 buổi để ôn luyện riêng cho đối tượng HS tiếp thu chậm. Nếu số lượng HS của mỗi lớp ít, GV trong khối có thể bàn bạc, thống nhất tạo 1 lớp sau đó phân công GV lần lượt dạy bồi dưỡng.

Đối với cha mẹ học sinh: Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp về tình hình học tập ở nhà cũng như nắm bắt tình hình học tập ở lớp của con em mình. Nếu học sinh chưa hoàn thành kiến thức môn học phải nắm bắt được con mình học ở mức độ nào từ đó tạo điều kiện cho con học tập. Thường xuyên kiểm tra kết quả học tập của con em mình biết động viên khích lệ con em học tập. Mua đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập cũng như tạo thời gian cho con em học. Phải chăm lo sức khoẻ cho con em, tạo điều kiện cho HS ăn, nghỉ tại lớp.

Yêu cầu học sinh: Bản thân học sinh phải tự rèn luyện cho mình ý thức tự giác tích cực học tập. Xem nhiệm vụ học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của chính bản thân mình. Thực hiện tốt nội quy học tập của nhà trường và giáo viên đề ra. Chăm chỉ học tập, có ý thức học hỏi ở bạn có kết quả học tập cao hơn mình.

  1. Bòi dưỡng học sinh năng khiếu

Nhà trường xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng để học sinh và phụ huynh học sinh có đủ điều kiện tham dự thi tự nguyện đăng kí tham gia. Mỗi giáo viên từng bộ môn có trách nhiệm phát hiện và giúp đỡ học sinh môn mình phụ trách. Đặc biệt là tập cho học sinh làm quen với các nội dung thi, giao lưu dưới nhiều hình thức khác nhau. Ban giám hiệu quản lý chặt chẽ thường xuyên kiểm tra trao đổi rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp bồi dưỡng. Giáo viên trực tiếp giảng dạy giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản sau đó nâng cao dần kiến thức cho học sinh, chú ý rèn kỹ năng làm bài trong các tiết buổi 2. Thường xuyên khen ngợi, khích lệ sự vươn lên của mỗi em. Tổ chức các Câu lạc bộ theo tinh thần tự nguyện để giúp HS phát huy được năng lực sở trường của bản thân.Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban chủ nhiệm Câu lạc bộ, phân công phó Hiệu trưởng xây dựng Kế hoạch thực hiện các câu lạc bộ, phân công nhiệm vụ cho thành viên Câu lạc bộ Trương Thúy Hằng , Nguyễn Thị Thu Hiền [ Tiếng Anh]; Bùi Văn Quang [ Mĩ thuật] , Phạm Thị Thùy Giang [ Âm nhạc] ; Khương Đình Tâm [ Bóng đá..]. Chỉ đạo các thành viên trong Câu lạc bộ cho HS đăng ký tham gia, lập danh sách câu lạc bộ học sinh năng khiếu theo các môn, xây dựng kế hoạch Câu lạc bộ mình phụ trách, thực hiện đúng theo thời khoá biểu đã phân công. Thành viên chủ nhiệm Câu lạc bộ cần lựa chọn nội dung, phương pháp hình thức tổ chức tốt nhất để giúp học sinh tham gia sinh hoạt đạt kết quả cao nhất. Cuối mỗi đợt, kỳ có tổ chức đánh giá kết quả của từng HS tham gia sinh hoạt câu lạc bộ. Ban giam hiệu thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo để giúp Câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả.Thời gian thực hiện sau tiết cuối buổi chiều từ 16 h 30 đến 17h 30 hoặc thứ 7.

2. Nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp; duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục và thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục

2.1. Rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp

Nhà trường tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và làm tốt công tác vận động, tài trợ các nhà hảo tâm, cơ quan, doanh nghiệp để tăng cường cơ sở vật chất như xây nhả năng, sân tập có mái che..... để từng bước thực hiện theo quy định của Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT .

2.2. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; đảm bảo hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

  1. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục

Thường xuyên rà soát, thu thập, quản lý số liệu, kiện toàn hồ sơ phổ cập. Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu thập, quản lí số liệu về PCGDTH nhất là việc quản lí số liệu, xử lí số liệu trên hệ thống thông tin quản lí phổ cập giáo dục, xoá mù chữ đảm bảo tính khoa học, pháp lí.

Nhà trường phân công đ/c Trần Thị Thảo, phó hiệu trưởng phụ trách công tác phổ cập nắm chắc số liệu về công tác phổ cập, tự rèn luyện, bồi d­ưỡng nghiệp vụ về công tác phổ cập. Tập hợp số liệu phổ cập chính xác vào sổ thống kê phổ cập, kiện toàn và xây dựng bộ hồ sơ chuẩn về PCGD tiểu học.

Hỗ trợ tích cực học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, có đủ sách giáo khoa để học tập, khen thưởng động viên kịp thời để tạo niềm tin, môi trường tốt cho các em phát triển.Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, nhân những gương tốt những nhân tố điển hình. Tăng cư­ờng hoạt động nhân đạo, yêu quý, tôn trọng những em HS khuyết tật, xóa bỏ mặc cảm và giúp đỡ các em hòa nhập cộng đồng. Duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng PCGDTH mức độ 3 trong năm 2022.

  1. Đảm bảo hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

Nhà trường đã thực hiện việc rà soát các tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng giáo dục và kiểm tra công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ GD và ĐT, từ đó có kế hoạch cụ thể sát với tình hình địa phương, tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tiếp tục tăng cường các giải pháp xây dựng cơ sở vật chất như phòng học tại khu trung tâm, xây thêm phòng chức năng [ Phòng giáo viên ], nhà đa năng , sân tập có mái che..., trang trí trường lớp thân thiện - sáng tạo phấn đấu duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng đối với tất cả các tiêu chuẩn đảm bảo được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ II sau 5 năm lần thứ 3 vào tháng 12 năm 2023

Phân công cụ thể cho 5 nhóm trưởng của 5 tiêu chuẩn thu thập các minh chứng sau mỗi năm học để tiếp tục bổ sung vào hồ sơ kiểm định chất lượng. Giao cho cán bộ văn thư phụ trách tập hợp chung và lưu trữ đầy đủ các minh chứng theo 5 tiêu chuẩn trong tủ hồ sơ kiểm định

2.3. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Nhà trường nắm chắc số liệu trẻ em khuyết tật trong độ tuổi trường quản lý, huy động tối đa số trẻ khuyết tật học hòa nhập. Tích cực tham mưu với ủy ban nhân dân xã trong việc thực hiện Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC Quy định về chính sách giáo dục đối với người khuyết tật. Nhà trường sắp xếp 6 em khuyết tật học hoà nhập vào 6 lớp học [ 2B, 2C,3D, 3E, 5A, 5E]. Thực hiện dạy học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân; tùy theo dạng tật, mức độ khuyết tật mà học sinh được miễn một phần, một số nội dung, một số môn học để tập trung vào các môn Tiếng Việt, Toán nhằm rèn kĩ năng đọc, viết và tính toán cho học sinhvới mục tiêu giúp học sinh khuyết tật được tương tác cùng bạn bè, các em hòa nhập và yêu cuộc sống. Tuyên truyền và động viên phụ huynh học sinh cho học sinh khuyết tật được học tại các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập nhằm thúc đẩy công tác giáo dục hòa nhập ở địa phương.

Quan tâm tới các em HS có hoàn cảnh khó khăn, làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài đặc biệt là HS nghèo vượt khó.

3. Nhóm giải pháp củng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng GD

3.1. Củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

  1. Thực hiện tuyển dụng và linh hoạt các giải pháp bố trí, sử dụng giáo viên

Thực hiện linh hoạt bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên, nhân viên đúng người, đúng việc đảm bảo phát huy được năng lực cá nhân và trách nhiệm trong công việc.

Năm học 2022 -2023 qua rà soát nhà trường đã đăng kí tuyển dụng 3 giáo viên thi tuyển viên chức [ Tiếng Anh, Âm nhạc, Thể dục ] để đảm bảo đội ngũ đủ về số lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, 2,3 và chuẩn bị cho lớp 4 năm học 2023-2024. Kí hợp đồng trong biên chế với 1 đ/c giáo viên dạy văn hóa , ký hợp đồng vụ việc với 2 đ/c 1 đ/c giáo viên tiếng Anh chuẩn bị thi viên chức và 1 đ/c giáo viên dạy văn hóa. Tạo điều kiện để giáo viên học tập, nâng cao trình độ đảm bảo đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định.

  1. Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

Nhà trường đã xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên hè 2022 và năm học 2022 - 2023 cho CBQL, GV và tổ chức thực hiện nghiêm túc. CBGV trong trường tích cực tham gia tập huấn, bồi dưỡng, do các cấp tổ chức và coi trọng việc tự bồi dưỡng.

Tiếp tục tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, khối chuyên môn trong trường. Chỉ đạo, tổ chức hội thảo, chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy để tạo điều kiện cho giáo viên được trao đổi, học tập nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí trong chỉ đạo chuyên môn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy học, kịp thời tháo gỡ những khó khăn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới các hoạt động đánh giá học sinh tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục;

Ngay từ tháng 8 nhà trường đã chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp, trong năm học các tổ chuyên môn tổ chức 4 chuyên đề nghiên cứu bài học. Riêng tổ 2+3 kết hợp với bộ phận chuyên môn của nhà trường tổ chức chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt buổi 2 cho HS lớp 3 mời các trường trong huyện về dự.

Năm học 2023 – 2024 trường có 5 lớp 4, nhà trường dự kiến lựa chọn 5 cô giáo trẻ, có nhiều kinh nghiệm dạy lớp 4 để bố trí dạy và chủ nhiệm [ Nhung, Nguyễn Hà, Nhài, Giang, Hương], 5 thầy cô giáo dạy các môn chuyên [ Tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học - Công nghệ, Giáo dục thể chất]. Có kế hoạch tập trung bồi dưỡng cho GV dạy lớp 4 để chuẩn bị cho thay sách giáo khoa lớp 4 từ năm học 2023 – 2024.

3.2. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, học liệu

  1. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất

Nhà trường có đủ các phòng học, 24/24 phòng lắp đặt ti vi, máy tính kết nối mạng Internet, tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và làm tốt công tác vận động, tài trợ các nhà hảo tâm, cơ quan, doanh nghiệp để tăng cường cơ sở vật chất như xây nhả năng, sân tập có mái che.....

Đối với các phòng chức năng Mĩ thuật, Âm nhạc, Tiếng Anh, Tin học mua sắm đầy đủ trang thiết bị để phục vụ dạy và học đồng thời khai thác và sử dụng hiệu quả các phòng học bộ môn.

  1. Tổ chức lựa chọn, triển khai sách giáo khoa

Chỉ đạo cán bộ giáo viên nhà trường khi tham gia việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 4 cần nghiên cứu Chương trình, các bộ sách giáo khoa được phê duyệt, yêu cầu cần đạt của môn học, tài liệu tham khảo để lựa chọn, đề xuất bộ SGK lớp 4 phù hợp với HS của địa phương.

Huy động các nhà hảo tâm, xây dựng tủ sách dùng chung để hỗ trợ cho, tặng sách giáo khoa cho các học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh khuyết tật; học sinh hộ nghèo và cận nghèo…. đảm bảo tất cả học sinh có đầy đủ sách giáo khoa trước khi vào năm học mới.

  1. Công tác thư viện, thiết bị

Quan tâm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trường học. Nhà trường tiếp tục khai thác mô hình “thư viện xanh”, “thư viện thân thiện”, tăng cường không gian đọc sách ở các hành lang lớp học và xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường phù hợp điều kiện thực tế, tạo mọi điều kiện để cán bộ giáo viên, học sinh được tiếp cận với sách, tài liệu tham khảo.GV phải có kế hoạch giúp HS đọc sách theo chủ đề có trao đổi thảo luận và có kết quả của việc đọc sách tại thư viện, mỗi tháng có 1 tiết/1 lớp cho HS đọc sách tại thư viện, học sinh có thể đọc từ 20- 30 cuốn/năm. Bên cạnh đó chú trọng việc tổ chức đọc sách cho HS tại thư viện lớp học và đặc biệt là các tiết học tự đọc sách, báo ở lớp, ở nhà đối với HS lớp 1,2,3..

Xây dựng tủ sách dùng chung, sử dụng thư viện xanh có hiệu quả có lịch

đọc cho HS, sổ theo dõi mượn trả sách của giáo viên. Tặng cho 5 HS nghèo SGK nhân dịp bước vào năm học mới. Nhà trường tổ chức triền khai chỉ thị 643/CT-BGDĐT ngày 10/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác sách giáo khoa, sách tham khảo tại các trường tới toàn thể CBGV trong công tác bồi dưỡng thường xuyên để CBGV nắm được và thực hiện đúng theo quy định

Duy trì tốt các hoạt động của phòng thiết bị. Có lịch mượn trả thiết bị khoa học và phù hợp. Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra việc giáo viên chuẩn bị và sử dụng thiết bị trong kế hoạch bài dạy và dạy trên lớp. Tổ chức cho cán bộ giáo viên, học sinh Hội thi tự làm đồ dùng dạy học và sáng tạo khoa học kĩ thuật vào tháng 4. Từng bước đầu tư kinh phí bổ sung một số thiết bị cho môn học Âm nhạc, Mĩ thuật GDTC...24/24 phòng học và 4 phòng bộ môn đều được trang bị ti vi, máy tính kết nối mạng Internet đảm bảo cho việc dạy - học đạt hiệu quả.

3.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Nhà trường tiếp tục quan tâm việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kế hoạch giáo dục nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh. Thực hiện linh hoạt chế độ báo cáo nhanh bằng thư điện tử nhằm thu thập và quản lí thông tin kịp thời, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, đánh giá học sinh; sử dụng sổ điểm điện tử; sử dụng các hệ thống thông tin quản lý, thống kê, báo cáo theo quy định của Bộ GD&ĐT.Ban giám hiệu chịu trách nhiệm về việc quản lý, kiểm tra việc thực hiện soạn giảng và khai thác sử dụng, ứng dụng CNTT đối với giáo viên. Bên cạnh thực hiện tốt các phần mềm cấp trên triển khai, nhà trường còn xây dựng trang Web, Facebook, zalo chung của trường để kịp thời chia sẻ thông tin, tuyên truyền những hoạt động và tấm gương tiêu biểu điển hình của GV, HS trong trường để làn tỏa những điều tốt đẹp và mọi tầng lớp nhân dân cùng chung tay xây dựng môi trường giáo dục toàn diện.

Nhà trường mua 1 ti vi 65 in để phục vụ cho công tác tham gia tập huấn trực

tiếp cũng như trực tuyến. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để chuẩn bị các phương án sẵn sàng đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh không thể tổ chức dạy học trực tiếp [ 24/24 phòng học và 4 phòng học bộ môn đều có hệ thống ti vi, máy tính, bảng tương tác thông minh]. Chỉ đạo 32/33 GV soạn bài và đưa lên phần mềm Team để ký duyệt giáo án .

4.Nhóm giải pháp tăng cường huy động nguồn lực để nâng cao chất lượng GD.

Nhà trường làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền thực hiện huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ GDĐT và đảm bảo điều kiện thực hiện nhiệm vụ của ngành Giáo dục

Xây dựng kế hoạch thu chi đầu năm theo đúng quy định của công văn số của các cấp về việc thực hiện các khoản thu góp trong các nhà trường năm học 2022-2023, báo cáo UBND xã và trình phê duyệt của PGD. Thực hiện thu - chi đúng nguyên tắc tài chính, đảm bảo công khai, dân chủ và đạt hiệu quả cao, tránh gây bức xúc trong nhân dân về tình trạng lạm thu.

5.Nhóm giải pháp về công tác thi đua

Vào đầu năm học nhà trường động viên khuyến khích cho CBQL và giáo viên, nhân viên đăng ký và phấn đấu đạt chỉ tiêu thi đua và các danh hiệu thi đua khen cao ở các cấp. Tạo điều kiện thuận lợi để CBGV phát huy hết khả năng trong từng lĩnh vực công tác theo nhiệm vụ được phân công. Tiếp tục chỉ đạo các đ/c có kinh nghiệm

hướng dẫn , trao đổi cho GV viết sáng kiến đạt chất lượng và hiệu quả. Thực hiện xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể, sát với thực tiễn của nhà trường, quan tâm tới tiêu chí về chất lượng đại trả. Có phần thưởng xứng đáng cho các đ/c được khen cao ở các cấp và GV có chất lượng đại trà, mũi nhọn đạt cao qua các đợt khảo sát ở trường, huyện cũng như GV có nhiều HS đạt giải cao qua các đợt giao lưu.

6. Nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục tiểu học

Nhà trường thường xuyên cập nhật và phổ biến đầy đủ các văn bản về đổi mới Giáo dục và Đào tạo đến toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên toàn trường qua các cuộc họp, các phương tiện thông tin zalo, facebook, web...

Chủ động tham mưu, làm tốt công tác tuyên truyền những kết quả đạt được để xã hội hiểu và chia sẻ, đồng thuận với các chủ trương đổi mới về giáo dục tiểu học. Trong các cuộc họp giao ban bí thư, họp giao ban với UBND xã, họp PHHS, họp Hội đồng nhân dân và tiếp xúc cử tri tại các khu dân cư nhà trường tuyên truyền về các chủ trương chính sách đổi mới trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, cung cấp thông tin cho Đoàn Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tại địa phương, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động của cử tri và các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mà trọng tâm là thực hiện đối với lớp 1,2,3 và công tác chuẩn bị đối với lớp 4 từ năm học 2023-2024.

Xây dựng Kế hoạch truyền thông của nhà trường, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo, đài địa phương [ đài truyền thanh huyện, xã], kịp thời, chủ động cung cấp thông tin để định hướng dư luận, tạo niềm tin của xã hội.Trường phân công đ/c Đinh Thị Doan cán bộ thư viện kết hợp đ/c Phạm Thị Huệ giáo viên Tin học trực tiếp phụ trách công tác truyền thông.

Khuyến khích cán bộ giáo viên chủ động viết tin bài có nội dung tuyên truyền gương người tốt việc tốt trên cổng thông tin của trường và PGD, Sở GD để khích lệ các thầy, cô, các em học sinh phấn đấu, vươn lên, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, thận trọng khi sử dụng mạng xã hội và việc kiểm chứng thông tin hiện. Kết hợp với cơ quan báo đài để thực hiện tốt các Chuyên mục về giáo dục và đào tạo của nhà trường.

7. Nhóm giải pháp cơ bản để thực hiện tốt nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua trong năm học

7.1. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm g­ương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn kết với cuộc vận động “Hai không” do Bộ GD&ĐT phát động; Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm g­ương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

* Đối với Cán bộ -Giáo viên: Luôn coi trọng việc giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống, l­ương tâm nghề nghiệp; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo, thiếu gư­ơng mẫu trong đạo đức, lối sống.

* Đối với học sinh:Thực hiện tốt “ 5 điều Bác Hồ dạy” và kết hợp nhiều hoạt động giáo dục phong phú khác nhau của các tổ chức đoàn thể đặc biệt là Chi đoàn, Liên đội nhà trư­ờng. Hướng dẫn HS thực hiện tốt mô hình tự quản, chủ động tự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

7.2. Đối với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”

Xây dựng môi trường học tập thân thiện bằng các việc làm : Nhà trường chỉ đạo 24 lớp trang trí lớp học thân thiện,sáng tạo. Các lớp tiến hành bầu Hội đồng tự quản [ Ban cán sự lớp], giao nhiệm vụ cho Hội đồng tự quản [ Ban cán sự lớp], tổ chức các hoạt động trong lớp để phát huy khả năng của Hội đồng tự quản [ Ban cán sự lớp] và các ban [ các tổ].

Mỗi CBGV cần coi trọng và có ý thức xây dựng, thực hiện các quan hệ ứng

xử giữa cán bộ quản lý với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên, giữa CBGV với

người xung quanh, với cha mẹ học sinh đặc biệt là mối quan hệ, ứng xử giữa thầy

cô giáo với học sinh ở mọi lúc, mọi nơi. Chỉ đạo sát sao đối với Liên đội và GVCN các lớp trong việc đổi mới hình thức tổ chức, khuyến khích, giáo dục, rèn luyện cho học sinh ý thức tự giác, tích cực và hình thành các kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động xã hội thực tế; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; các hoạt động vệ sinh môi trường, vệ sinh trường, lớp học và các công trình vệ sinh; chăm sóc cây xanh, chăm sóc sức khỏe bản thân,....

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Phân công nhiệm vụ cán bộ, giáo viên, nhân viên

1.1.Ban giám hiệu

+ Đ/c Hiệu trưởngPhạm Thị Hồng

Chịu trách nhiệm trước cấp trên về quản lí, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động trong nhà trường theo điều lệ trường Tiểu học. Đánh giá chất lượng đội ngũ.

Xây dựng quy hoạch và bồi dưỡng đội ngũ kế cận. Xây dựng và thực hiện tốt Kế hoạch giáo dục nhà trường. Phụ trách chung tất cả các hoạt động trong nhà trường. Trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức, công tác tài chính trong nhà trường trực tiếp duyệt giáo án hàng tuần cho GV khối 4,5 và giáo viên dạy chuyên

+ Đ/c Phó Hiệu trưởng Trần Thị Thảo

Giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và quản lí điều hành các hoạt động chuyên môn, các hoạt động giáo dục NGLL, kiểm định chất lượng. Chịu trách nhiệm về thực hiện CTGD, chất lượng giáo dục, công tác thư viện- thiết bị.

Giải quyết các công việc được hiệu trưởng phân công và uỷ quyền, những tình huống ngoài khả năng, thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng để kịp thời xử lý.Xây dựng và thực hiện kế hoạch PCGDTH. Duyệt giáo án hàng tuần cho GV khối 1,2,3

1.2. Nhân viên hành chính

1.2.1. Kế toán - Văn thư -Y tế trường học đ/c Vũ Thị Lanh.

Giúp Hiệu trưởng xây dựng và thực hiện kế hoạch về công tác tài chính, chế độ chính sách của CB-GV-NV, công tác bảo hiểm, quản lý hồ sơ nhân sự, công tác bán trú, Y tế học đường.

Giúp cho Hiệu trưởng soạn thảo văn bản, các loại quyết định, quản lí lưu giữ hồ sơ học sinh, hồ sơ PC, chuẩn bị phòng họp. Chịu trách về vấn đề y tế, an toàn của HS, vệ sinh học đường.Giúp cho Hiệu quản lí lưu giữ hồ sơ HS. Quản lý theo dõi hồ sơ lớp bán trú. Hàng ngày lưu mẫu và bảo quản mẫu thức ăn lớp bán trú.

1.2.2. Nhân viên thư viện- Thiết bị đ/c Đinh Thị Doan

Phụ trách phòng thư viện, thiết bị, thường xuyên bảo dưỡng. Có đủ hồ sơ quản lý theo quy định.

Chịu trách nhiệm về công tác phát hành sách, văn phòng phẩm. Phát huy hiệu quả nguồn sách, báo trong nhà trường. Phối hợp với giáo viên các lớp giáo dục

HS ý thức sử dụng, bảo quản sách, vở, đồ dùng học tập tốt. Thi đồ dùng tự làm.

1.2.3. Giáo viên và nhân viên phục vụ bán trú – nhân viên bảo vệ.

Chịu trách nhiệm về công việc theo hợp đồng lao động [ có HĐ cụ thể]

1.3. Giáo viên giảng dạy

Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giáo dục và quy chế chuyên môn. Đảm bảo thời gian làm việc ngày công, giờ công quy định. Có kế hoach tự học, tự bồi dưỡng để ngày một hoàn thiện nghiệp vụ chuyên môn. Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Trau rồi và rèn luyện đạo đức Nhà giáo. Có đủ hồ sơ sổ sách theo quy định đảm bảo nội dung trình bày khoa học.Tích cực sử dụng thiếtbị dạy học có hiệu quả.Soạn đúng chương trình đảm bảo yêu cầu cơ bản cần đạt về chuẩn kiến thực kỹ năng và điều chỉnh nội dung dạy học. Tham gia đầy đủ các chuyên đề, hội thảo để vận dụng đổi mới phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả giáo dục. Quản lý, giáo dục HS để HS lớp chủ nhiệm có nề nếp, tự tin trong giao tiếp. Không được dạy thêm bằng bất kỳ hình thức nào. Nghiêm cấm xúc phạm thân thể, nhân phẩm học sinh và đồng nghiệp.

Hành vi ngôn ngữ ứng xử của GV phải chuẩn mực. Giao tiếp với Phụ huynh đúng mực. Không được dùng điện thoạ di động khi đang giảng dạy trên lớp.

2. Phân công giảng dạy

STT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ

Phân công chuyên môn

Số tiết thực dạy

Số tiết vượt định mức

1

Phạm Thị Hồng

1973

ĐHTH

HT phụ trách chung

Dạy 2 tiết lớp 5C

2

2

Trần Thị Thảo

1982

ĐHTH

Phó HS phụ trách chuyên

môn, PC, Thư viện, Kiểm định. Dạy 1 tiết lớp 4D và 3 tiết khối 2

4

3

An Thị Hải

1973

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 1A

28

8

4

Trần Thị Vinh

1987

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 1B

Tổ trưởng tổ 1

26

9

5

Nguyễn Thu Hường

1987

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 1C

Tổ phó tổ 1

28

9

6

Vũ Thị Nhan

1979

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 1D

28

8

7

Phạm Thị Len

1974

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 2A

Tổ phó tổ 2+ 3

28

9

8

Nguyễn Tố Huỳnh

1966

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 2B

Phụ trách lao động

27

10

9

Nguyễn Thị Nhài

1996

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 2C

28

8

10

Vũ Thị Thu Hiếu

1981

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 2D

Thanh tra nhân dân

27

9

11

Nguyễn Thị Hằng

1969

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 2E

27

7

12

Giang Thị Nhàn

1998

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 3A

28

8

13

Nguyễn Thị Nhài

1988

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 3B

TT tổ 2+3

26

9

14

Nguyễn Diệu Trang

1998

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 3C

28

8

15

Trần Thị Quỳnh

1979

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 3D

28

8

16

Vũ Thị Thuận

1986

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 3E

28

8

17

Nguyễn Thị Hồng Huế

1994

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 4A

27

7

18

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

1974

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 4B

Tổ phó tổ 4+5

27

8

19

Nguyễn Thị Hương

1992

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 4C

27

7

20

Nguyễn Thu Hà

1990

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 4D

- Chủ tịch CĐ

25

9

21

Giang Thị Hà

1970

CĐTH

Dạy và chủ nhiệm 4E

28

8

22

Phạm Thị Nhương

1971

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 5A

28

8

23

Bùi Thị Phương

1990

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 5B

28

8

24

Trọng Thị Yến

1987

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 5C

Tổ trưởng tổ 4+5

26

9

25

Nguyễn Thị Thu Hoài

1987

ĐHTH

Dạy và chủ nhiệm 5D

Thư ký hội đồng

27

9

26

Nguyễn Thị Đào

1969

CĐTH

Dạy và chủ nhiệm 5D

28

8

27

Bùi Văn Quang

1977

ĐHMT

Giáo viên dạy MT

Khối 1,2,3,4,5

28

5

28

Phạm Thị Thuỳ Giang

1985

ĐHÂN

Giáo viên dạy Âm nhạc K1,2,3. Tổng phụ trách Đội

13

5

29

Khương Đình Tâm

1983

ĐHTD

Giáo viên dạy TD K1,2,3,4,5

28

5

30

Trương Thuý Hằng

1979

ĐHNN

GV dạy Tiếng Anh K5,4

28

5

31

Nguyễn Thị Thu Hiền

1991

ĐHNN

GV dạy Tiếng Anh K3,4

28

5

32

Phạm Thị Huệ

1982

ĐHTH

Giáo viên dạy Tin học K3,4,5

Dạy tăng buổi khối 2

28

5

33

Nguyễn Thị Phương

1993

ĐHNN

GV dạy Tiếng Anh K 1,2,4

22

34

Trần Lệ Giang

1991

ĐHTH

Nghỉ sinh con

27

7

35

Lê Thị Thương

1989

ĐHTH

Nghỉ sinh con

27

7

3. Kế hoạch thời gian năm học: Giáo dục tiểu học

- Quyết định số 2220/QĐ-UBND ngày 17/8/2022 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 cụ thể như sau: 35 tuần thực học[ kỳ I: 18 tuần; học kỳ II: 17 tuần]

+ Tựu trường: Ngày 22/8/2022 đối với khối 1, ngày 29/8/2022 đối với khối 2,3,4,5

+ Khai giảng năm học: 5/9/2022

+ Học kỳ I : Bắt đầu từ ngày 5/9/2022 đến hết ngày 10/1/2023

+ Học kỳ II: Bắt đầu từ ngày 12/1/2023 đến hết ngày 25/5/2023

+ Ngày kết thúc năm học : 31/5/2023

+ Ngày xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học trước ngày 30/6/2023

Trên đây là kế hoạch năm học 2022-2023. Căn cứ Kế hoạch trên, nhà trường yêu cầu các tổ chuyên môn, các bộ phận, cá nhân nghiên cứu xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, địa phương nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2022-2023. Trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết, các tổ chuyên môn, các bộ phận, cá nhân phản ánh về nhà trường để chỉ đạo và xử lý kịp thời./.

PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC

HIỆU TRƯỞNG

Phạm Thị Hồng

Kế hoạch tháng

[ Ban hành kèm theo kế hoạch số 56/KH NT ngày 15 tháng 9 năm 2022]

Thời gian

Nội dung công việc

Tháng 7, 8/

2022

1.Tư tưởng chính trị:

- Cán bộ giáo viên lập trường tư tưởng vững vàng, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

2. Chuyên môn:

Tháng 7.

- Tham dự các lớp tập huấn thay SGK lớp 3 do cấp trên tổ chức

-Tuyển sinh lớp 1: 18 - 21/7

Tháng 8.

- Họp Hội đồng phân công nhiệm vụ đầu năm. Xây dựng thời khóa biểu.

- Điều tra bổ sung vào phiếu, thống kê số liệu PC từ 0- 60 tuổi .

- Tổ chức bồi dưỡng thay SGK khối 3 cho GV toàn trường. Dự giờ mẫu, tập giảng thử

- Tổ chức bồi dưỡng GV nội dung: Thiết kế bài dạy theo Công văn 2345/ BGD

- Tổ chức ôn tập và thi lại cho 2 HS khối 1; xét hoàn thành chương trình lớp học lần 2

- Xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề Tiếng Việt lớp 3 gửi về PGD phê duyệt

- Các tổ bàn bạc xây dựng dự thảo kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục. Tổ chức chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn GV dạy lớp 1,2,3,4,5

- Chuẩn bị các điều kiện khai giảng năm học mới.

- Hoàn thành cung ứng SGK cho HS toàn trường

- Tổ chức ngày tựu trường : 22/8 [Lớp 1]; 29/8 [ Lớp 2.3.4.5]

3. Công tác khác:

- Nhận bàn giao HS sinh hoạt hè tại địa phương về nhà trường.

- Thăm và tặng quà gia đình thương binh liệt sĩ 27/7

- Thực hiện kế hoạch tu sửa CSVC hè

- Ký hợp đồng GV dạy vụ việc, đề nghị ký HĐ GV trong biên chế

- Dự Hội nghị tổng kết công tác giáo dục tại Hội trường xã

- Đón đoàn giám sát của HĐND xã

- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid19

- Chuẩn bị hồ sơ công tác vận động tài trợ, viện trợ mua sắm cơ sở vật chất năm học 2022-2023

Bổ sung:

.............................................................................................................................................

Chủ Đề