Cr trong sao kê thẻ tín dụng là gì năm 2024

Nếu bạn là người mới làm quen với thẻ tín dụng có rất nhiều điều còn bỡ ngỡ không thể tránh khỏi và cần lưu ý, cụ thể như hướng dẫn cách sử dụng, thanh toán, chi trả với ngân hàng,… Trong đó quan trọng nhất là cách đọc ngày sao kê thẻ tín dụng.

Ngày nay, việc mở thẻ tín dụng đã đem đến nhiều tiện ích đặc biệt đang dần trở thành một hình thức thanh toán mới chiếm ưu thế hơn so với tiền mặt truyền thống. Và vì còn khá mới mẻ nên nó có những quy định, đặc tính riêng mà đối với những người bước đầu làm quen với thẻ tín dụng sẽ có những bỡ ngỡ không thể tránh khỏi.

Từ cách sử dụng, cách chi trả, cách thanh toán tiền cho Ngân hàng… cho đến cách đọc sao kê. Câu hỏi nhiều người dùng đặt ra đó là “Ngày sao kê thẻ tín dụng là gì?”. Nếu bạn đang tìm hiểu về hướng dẫn sử dụng thẻ tín dụng Mastercard/Visa Credit thì không nên bỏ qua hướng dẫn cách đọc ngày sao kê thẻ tín dụng sau đây.

Sao kê thẻ tín dụng là gì?

Sao kê thẻ tín dụng là bảng thông báo chi tiết các giao dịch phát sinh trong tháng của chủ thẻ, được ngân hàng gửi cho chủ thẻ chính vào ngày sao kê, bao gồm các khoản chi tiêu, thanh toán hàng hóa dịch vụ, ứng tiền mặt và các khoản lãi, phí và ngày bạn phải thanh toán khoản dư nợ đó để tránh phí phạt và lãi phát sinh. Khách hàng có thể sử dụng bảng thông báo này để quản lý chi tiêu hiệu quả và thanh toán số tiền đã chi tiêu bằng thẻ đúng hạn. Ngân hàng thường sẽ gửi bảng sao kê thẻ tín dụng cho bạn trước 15 ngày trước ngày đến hạn thanh toán bằng thẻ tín dụng của bạn.

Ngày sao kê thẻ tín dụng là gì?

Ngày sao kê thẻ tín dụng là ngày ngân hàng gửi thông báo xác nhận các giao dịch thẻ của chủ thẻ, lãi, phí phát sinh và các bút toán điều chỉnh [nếu có] và số tiền tối thiểu phải trả của chủ thẻ. Ngày sao kê sẽ là ngày cố định theo từng tháng thông thường sẽ rơi vào khoảng 20 - 25 của tháng đó. Trong trường hợp ngày sao kê rơi vào cuối tuần hoặc ngày lễ, thì có thể ngân hàng sẽ phát hành bảng sao kê thẻ tín dụng vào ngày làm việc liền kề trước đó. Sau khi nhận bảng kê, bạn kiểm tra sao kê thẻ tín dụng thật kỹ nếu có bất kỳ khiếu nại hay thắc mắc nào bạn nên liên hệ ngay với ngân hàng.

Ngày chốt sao kê là gì?

Là ngày ngân hàng gửi thông báo xác nhận các giao dịch thẻ của chủ thẻ, lãi, phí phát sinh và các bút toán điều chỉnh [nếu có] và số tiền tối thiểu phải trả của Chủ thẻ.

Cách kiểm tra sao kê thẻ tín dụng

Để xem sao kê thẻ tín dụng, bạn có thể thực hiện theo 3 cách phổ biến nhất dưới đây:

Kiểm tra qua email

Đây là cách phổ biến nhất và chi tiết nhất thường được các chủ thẻ thực hiện khi kiểm tra sao kê thẻ tín dụng. Theo đó, ngân hàng sẽ gửi bảng sao kê về địa chỉ email mà bạn đã đăng ký với ngân hàng. Thông thường các ngân hàng sẽ gửi email cho bạn vào ngày 20 hoặc 25 của tháng đó. Sau khi nhận được email thông báo, bạn cần hoàn tất thanh toán dư nợ đúng hạn [thời hạn 15 ngày sau sao kê]. Nếu không sẽ bị tính lãi suất thanh toán chậm.

Gọi điện thoại đến số hotline ngân hàng

Gọi điện thoại lên số hotline ngân hàng để tra cứu sao kê thẻ tín dụng cũng là cách được nhiều người thực hiện bởi sự nhanh chóng và thuận tiện. Khi gọi điện lên tổng đài, nhân viên sẽ hỏi bạn các thông tin về thẻ tín dụng như:

  • Số thẻ,
  • Tên chủ thẻ
  • Số CMND/CCCD đăng ký thẻ...

Sau khi thông tin đã trùng khớp, bạn hỏi nhân viên về tổng dư nợ thẻ tín dụng kỳ này là bao nhiêu? Lúc này tổng đài viên sẽ thực hiện kiểm tra và đọc cho bạn số tiền cần thanh toán.

Đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện

Ngoài 2 cách thông dụng trên, bạn cũng có thể đến trực tiếp ngân hàng mà bạn mở thẻ để thực hiện kiểm tra sao kê thẻ tín dụng. Khi kiểm tra tại quầy giao dịch, bạn cần mang theo CCCD/CMDC/Thẻ tín dụng để được nhân viên ngân hàng hỗ trợ.

Phí sao kê thẻ tín dụng

Thông thường khi nhận sao kê thẻ tín dụng qua email hoặc qua tổng đài, khách hàng sẽ không mất bất kỳ khoản phí nào. Tuy nhiên, khi thực hiện sao kê trực tiếp tại quầy giao dịch, bạn sẽ mất phí dao động từ 20.000 – 100.000 VNĐ tùy vào từng loại thẻ tín dụng và ngân hàng quy định.

Cách đọc bảng sao kê ngân hàng

Nếu như bạn đang cần trên tay bảng sao kê thẻ tín dụng lần đầu tiên mà vẫn chưa hiểu được cặn kẽ thì hãy tìm hiểu ý nghĩa của các chỉ mục trên sao kê dưới dây:

Một mẫu bảng sao kê thẻ tín dụng

Thứ nhất: Ngày lập bảng

Đây là ngày ngân hàng phát hành bảng sao kê giao dịch hàng tháng của khách hàng, tổng kết tất cả giao dịch, thanh toán bạn đã thực hiện trong chu kỳ thanh toán vừa rồi. Nếu ngân hàng nói chủ thẻ được ưu đãi đến 45 ngày không lãi suất khi dùng thẻ tín dụng có nghĩa là sau ngày lập bảng, bạn có thêm 15 ngày để thanh toán cho tất cả những giao dịch được liệt kê. Ngày sao kê thẻ tín dụng thường là ngày 20 – 25 hàng tháng.

Ví dụ, trong bảng kê được phát hành ngày 20/3 sẽ được liệt kê tất cả giao dịch từ ngày 20/2 đến ngày 20/3, bạn sẽ được thêm 15 ngày miễn lãi và ngày 5/4 là ngày đến hạn thanh toán và bạn nên thanh toán hết số tiền đã chi tiêu. Nếu không thanh toán, hoặc chỉ thanh toán một phần, thì tất cả những giao dịch trên sẽ được tính lãi suất trả chậm thẻ tín dụng và liệt kê vào giao dịch trong bảng sao kê tiếp theo phát hành ngày 20/4.

Thứ hai: Vui lòng thanh toán trước ngày đến hạn

Là ngày cuối cùng mà chủ thẻ được miễn lãi cho các khoản chi tiêu. Bạn phải thanh toán cho ngân hàng các khoản chi tiêu cùng phí và lãi phát sinh trong kỳ sao kê [ít nhất là thanh toán tối thiểu], để tránh các khoản phí do thanh toán trễ.

Thứ ba: Dư nợ cuối kỳ

Là tổng số tiền từ các giao dịch quẹt thẻ, các loại phí, lãi phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ trong kỳ và số dư chưa thanh toán của kỳ trước [nếu như kỳ trước bạn không thanh toán đầy đủ và đúng hạn].

Thứ tư: Thanh toán tối thiểu

Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là số tiền tối thiểu bạn phải trả cho Ngân hàng khi đến hạn. Tùy theo quy định của các Ngân hàng mà số tiền tối thiểu này dao động trong khoảng 2% – 5% dư nợ cuối kỳ [ Ví dụ Ngân hàng Vietcombank, MBBank, ABBank ACB, VPBank... quy định số tiền thanh toán tối thiểu là 5%/tổng dư nợ. Ngân hàng VietinBank, Ngân hàng Agribank yêu cầu mức thanh toán tối thiểu là 2%/tổng dư nợ].

Thứ năm: Ngày giao dịch

Là ngày giao dịch thanh toán được thực hiện.

Ví dụ: Bạn có giao dịch quẹt thẻ vào ngày nào thì trên sao kê sẽ thể hiện ngày đó và đó chính là ngày giao dịch. Nếu bạn kiểm tra trên sao kê có giao dịch phát sinh ngày 27/7 trong khi ngày hôm đó bạn không dùng thẻ cho bất cứ giao dịch nào thì bạn nên khiếu nại với Ngân hàng để được giải quyết.

Thứ sáu: Ngày hệ thống

Là ngày giao dịch được ghi vào tài khoản thẻ tín dụng của bạn.

Thứ bảy: Chi tiết

Là thông tin chi tiết về các giao dịch bằng thẻ tín dụng bao gồm các khoản thanh toán, mua sắm, rút tiền mặt… diễn ra trong khoảng thời gian của bảng sao kê. Bạn có thể dựa vào phần này để theo dõi và quản lý chi tiêu của mình hiệu quả hơn.

Thứ tám: Số tiền

Liệt kê các số tiền giao dịch ứng với mỗi khoản, thanh toán, mua sắm, rút tiền và ứng tiền… cụ thể.

Thứ chín: Chương trình điểm thưởng

Tùy theo ngân hàng mà phần này sẽ hiển thị tổng số điểm thưởng bạn tích lũy được nhờ vào các chi tiêu được thực hiện bằng thẻ tín dụng trong tháng, tổng điểm tích lũy tính gộp từ đầu thời kỳ đến tháng hiện tại.

Cụ thể:

+ Đối với dòng thẻ tín dụng tích điểm, phần này sẽ thể hiện số điểm bạn đã tích lũy được.

+ Đối với các dòng thẻ hoàn tiền hay tích lũy dặm bay thì phần này sẽ thể hiện những gì khách hàng đã tích lũy tương ứng.

Sau khi đã hiểu hết các thuật ngữ trong bảng sao kê, bạn cần thanh toán dư nợ thẻ tín dụng càng sớm càng tốt để tránh bị tính lãi suất và phí phạt trả chậm.

Cách thanh toán sao kê thẻ tín dụng

Hiện nay để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, chủ thẻ có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau như:

  • Thanh toán trực tiếp tại quầy giao dịch: Khách hàng sẽ đến trực tiếp quầy giao dịch ngân hàng mở thẻ tín dụng để thực hiện
  • Thanh toán qua ví điện tử: Là phương thức thanh toán thông qua bên thứ 3 với các ví điện tử như MoMo, Zalo Pay, Viettel Money...
  • Trích nợ sao kê thẻ tín dụng: Trích nợ sao kê tự động thẻ tín dụng là hoạt động chỉ tính năng tự động thanh toán dư nợ thẻ tín dụng vào mỗi kỳ sao kê qua tài khoản thanh toán.
  • Thanh toán qua ngân hàng khác: Với hình thức này bạn có thể thanh toán chuyển khoản liên tuyến hoặc trực tuyến.
  • Thông qua ngân hàng điện tử Internet Banking: Hình thức này chỉ áp dụng cho khách hàng đã đăng ký và kích hoạt Internet Banking.
  • Thanh toán thẻ tín dụng qua cây ATM: Bạn có thể sử dụng tính năng chuyển tiền trên cây ATM để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Bạn nên kiểm tra kỹ bản sao kê thẻ tín dụng để theo dõi chi tiêu trong tháng, phát hiện sai sót và theo dõi ngày thanh toán

Những câu hỏi thường gặp về sao kê thẻ tín dụng

Tại sao cần quan tâm đến sao kê thẻ tín dụng?

  • Theo dõi chi tiêu: Bằng cách xem sao kê, bạn có thể theo dõi chi tiêu hàng tháng của mình và hiểu rõ hơn về cách bạn sử dụng tiền trong tài khoản thẻ tín dụng.
  • Phát hiện giao dịch không chính xác: Xem xét sao kê thẻ tín dụng giúp bạn phát hiện bất kỳ giao dịch không chính xác nào, chẳng hạn như giao dịch không được thực hiện bởi bạn hoặc sự sai sót trong số tiền ghi nợ.
  • Tránh thanh toán trễ hạn: Bằng cách xem sao kê, bạn có thể xác nhận xem liệu bạn đã thanh toán đúng hạn hay chưa và tránh bị tính phí quá hạn hoặc lãi suất cao.

Tôi có thể chọn ngày sao kê thẻ tín dụng được không?

Trên thực tế, khách hàng thường không thể tự chọn ngày sao kê cho thẻ tín dụng của mình. Thông thường, ngày sao kê được xác định bởi ngân hàng hoặc công ty phát hành thẻ tín dụng và sẽ được thông báo cho khách hàng.

Tuy nhiên hiện nay ngân hàng Eximbank cho phép khách hàng linh hoạt chọn ngày ra sao kê thẻ tín dụng Eximbank. Theo đó, khách hàng có thể chủ động chọn ngày sao kê phù hợp với điều kiện và thời gian thanh toán dư nợ. Lưu ý: Chương trình chỉ áp dụng đối với chủ thẻ tín dụng cá nhân, không áp dụng đối với chủ thẻ tín dụng doanh nghiệp [thẻ Eximbank-Visa Businees]. Dịch vụ được cung cấp miễn phí cho tất cả chủ thẻ tín dụng của Eximbank

Tôi cần làm gì nếu tôi phát hiện sai sót trong sao kê thẻ tín dụng?

Nếu bạn phát hiện bất kỳ sai sót nào trong sao kê thẻ tín dụng, hãy liên hệ với ngân hàng hoặc công ty phát hành thẻ ngay lập tức để báo cáo và yêu cầu điều chỉnh. Bạn nên cung cấp thông tin chi tiết về sai sót và bằng chứng liên quan, như hóa đơn hoặc các giao dịch tương tự, để hỗ trợ quá trình xử lý khiếu nại được thực hiện nhanh chóng nhất.

Tôi có thể yêu cầu sao kê thẻ tín dụng cũ không?

Bạn có thể yêu cầu sao kê thẻ tín dụng cũ từ ngân hàng hoặc công ty phát hành thẻ của mình. Tuy nhiên, khả năng cung cấp sao kê thẻ cũ phụ thuộc vào chính sách của ngân hàng hoặc công ty đó. Nên liên hệ trực tiếp với bộ phận chăm sóc khách hàng để biết thêm thông tin chi tiết và yêu cầu của bạn.

Tôi cần lưu giữ sao kê thẻ tín dụng trong bao lâu?

Đối với mục đích lưu giữ và theo dõi tài chính cá nhân, nên lưu giữ sao kê thẻ tín dụng trong khoảng thời gian tối thiểu 1-2 năm. Điều này giúp bạn có bằng chứng và thông tin cần thiết trong trường hợp xảy ra tranh chấp giao dịch hoặc khiếu nại về thẻ tín dụng.

Có nhiều người không hiểu về một số thuật ngữ trong bảng sao kê thẻ tín dụng, cũng như không hiểu được ngày sao kê thẻ tín dụng là gì nên thường hay trả tiền muộn và bắt buộc phải chịu các khoản phí phạt. Cũng có trường hợp khách hàng chỉ nhìn vào mục khoản thanh toán tối thiểu, dư nợ cuối kỳ và ngày đáo hạn mà bỏ qua những phần khác. Tuy nhiên, điều này là không nên. Bạn cần phải đọc thật kỹ bản sao kê thẻ tín dụng mỗi tháng. Trong trường hợp có sai sót hay bị tính phí bất hợp lý, phải liên hệ ngay với ngân hàng.

Chủ Đề