Cừ larsen chôn sâu bao nhiêu so với đáy móng

Các chủng loại cọc cừ larsen được phân biệt qua các thông số chiều cao, độ rộng, độ dày và trọng lượng quy chuẩn:

Các thông số phân loại cừ Larsen

BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỌC CỪ LARSEN Chủng loại Kích Thước Kích thước

Trọng lượng [Kg]

Chiều rộng Chiều cao Độ dầy FSP-IA 400 85 8.0 35.5 FSP-II 400 100 10.5 48 FSP-III 400 125 13.0 60 FSP-IV 400 170 15.5 76.1 FSP-Vl 500 200 24.3 105 FSP-VIl 500 225 27.6 120 NSP-IIw 600 130 10.3 61.8 NSP-IIIw 600 180 13.4 81.6 NSP-IVw 600 210 18.0 106 [Cừ larsen loại iv hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất trong xử lý nền móng.]

Tiêu chuẩn cừ larsen iv: Chiều rộng 400 x chiều cao 170 x độ dày 15.5, trọng lượng 76.1.

FTC chuyên cho thuê cừ larsen iv với đầy đủ kích thước chiều dài 6m – 18m.

Năm 2017, FTC áp dụng bảng giá cho thuê Cừ Larsen iv mới: - Giá cho thuê cừ larsen iv : từ 1.100 đến 1.600 đ/mét/ngày Giá cho thuê cừ được thỏa thuận dựa trên khối lượng và thời gian thuê cừ tại công trình. Giá cừ larsen 2017 tại FTC là một trong những đơn vị có mức giá tốt và đảm bảo uy tín trong cho thuê và thi công nhất. Hotline: 0905.490.888 luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý Khách Hàng. - Giá thi công cừ: 70.000 đến 100.000 đ/mét Biện pháp thi công cừ đang được áp dụng tại FTC phổ biến nhất là Ép Tĩnh. Thi công ép tĩnh giúp đảm bảo tối ưu tiến độ thi công, chi phí nhân công đồng thời đảm bảo được các yêu cầu thi công đối với môi trường.

Đối với các khu vực thi công trên nền đất cát, biện pháp xói nước được áp dụng đi kèm giúp xử lý tốt nền móng thi công. FTC cam kết với các biện pháp thi công cừ larsen tiên tiến nhất, đáp ứng mọi nền địa chất luôn đảm bảo chất lượng thi công, tiến độ công trình.

1 | P a g e 3. TƯỜNG CỌC VÁN ỔN ĐỊNH HỐ ĐÀO Tổng quan Một kết cấu tường cọc ván là một kết cấu mỏng và khả năng chịu uốn của cọc ván đóng vai trò quan trọng nhất để chống giữ vật liệu sau tường. Vật liệu chế tạo tường cọc ván thường là thép, bê tông, bê tông cốt thép dự ứng lực hoặc gỗ và được gia cường bằng neo hoặc thanh chống. Các kết cấu tường cọc ván để chắn giữ khối đất [đất, đá, hoặc đất đắp] và nước sau tường. 3.1.1 Khảo sát địa chất cho hố đào Theo tiêu chuẩn Eurocode 7 [Harris, 2008], phần 2 cung cấp một hướng dẫn cơ bản về chiều sâu các điểm khảo sát địa chất cho kết cấu tường chắn được thể hiện như ở hình dưới. Chiều sâu tối thiểu, za, cho hố đào khi mực nước ngầm ở dưới cao độ đáy cọc ván phải lấy giá trị lớn hơn trong hai giá trị sau: ≥ 0.4ℎ [3.1] và ≥ [+ 2] [3.2] và khi mực nước ngầm ở bên trên, phải lấy giá trị lớn hơn của 2 giá trị sau: ≥ + 2 [3.3] ≥ [+ 2] [3.4] Nếu H nhỏ và t dưới giá trị dự tính, điều kiện nguy hiểm sẽ xảy ra khi chiều sâu khảo sát không đủ. Như vậy lời khuyên là đảm bảo chiều sâu ≥ 0.4ℎ Hình 3.1 Chiều sâu khuyến cáo cho các điểm khảo sát cho hố móng theo tiêu chuẩn Eurocode 7 Bªn trªn hè ®µo Bªn d-íi cao ®é hè ®µo Ng¨n n-íc ch ¶y vµo TÇng kh«ng thÊm

Đối với một công trình xây dựng việc thi công nền móng là cực kỳ quan trọng, do đó việc lựa chọn giải pháp xây dựng nền móng công trình dân dụng hợp lí cũng rất cần thiết sao cho công trình vẫn đảm bảo khả năng chịu lực, đảm bảo tiến độ thi công mà không bị lãng phí.Giải pháp xây dựng nền móng công trình dân dụng

Việc luận chứng giải pháp xây dựng nền móng công trình dân dụng có ý nghĩa rất quan trọng, từ đó mới có thể đề xuất dạng công tác, khối lượng khảo sát hợp lý, đầy đủ. Việc luận chứng được tiến hành trên cơ sở đã có tài liệu khảo sát địa chất công trình ở giai đoạn trước và quy mô công trình dự kiến.

Việc chúng ta là luận chứng giải pháp xây dựng nền móng công trình dân dụng cho phù hợp. Tất nhiên, người khảo sát địa chất công trình không phải là người thiết kế móng, nhưng phải có kiến thức nhất định về nền móng để có thể tư vấn cho bên thiết kế giải pháp móng phù hợp [nếu công trình đó không có gì đặc biệt].

Nhưng không phải ai cũng nhận ra ý nghĩa quan trọng của việc luận chứng này, đặc biệt là sinh viên và kỹ sư địa chất công trình ít kinh nghiệm. Đầu tiên chúng ta phải hiểu công tác khảo sát địa chất công trình giúp cho nhà thiết kế lựa chọn giải pháp xây dựng nền móng công trình dân dụng kinh tế nhất, nhưng phải đảm kỹ thuật, an toàn.

Tức là bao giờ cũng chọn giải pháp xây dựng nền móng công trình dân dụng chi phí thấp nhất, thi công đơn giản nhất. Sau khi tính toán về ổn định [theo sức chịu và biến dạng], phương án móng đó đảm bảo thì được chọn. Nếu không đảm bảo ổn định, phương án xây dựng nền móng công trình dân dụng khác sẽ được lựa chọn nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đương nhiên chi phí sẽ tốn kém hơn. Mức độ chi phí cho giải pháp xây dựng nền móng công trình dân dụng tăng dần [so sánh một cách tương đối thôi] theo các kiểu móng như sau:

Giải pháp xây dựng nền móng công trình dân dụng – Móng băng đơn giản. – Móng băng đã được gia cố bằng cọc tre, cừ tràm, đệm cát,… – Móng cọc đóng. – Móng cọc ép. – Móng cọc khoan nhồi.

Ép cọc bê tông ly tâm

Việc luận chứng giải pháp móng đòi hỏi kỹ sư địa chất công trình phải có kiến thức nhất định về nền móng, kinh nghiệm thực tế và có tư duy logic. Đầu tiên phải nói đến tải trọng công trình truyền xuống móng, có 2 kiểu là truyền xuống cột [tải trọng tập trung, tính trên 1 cột, thường tính cho đài cọc] và tải trọng rải đều, tính theo chiều dài móng [móng băng]. Tải trọng truyền xuống có liên quan đến phương án móng.

Xây dựng móng vững chắc​

1. Phương án móng nông: Móng nông được sử dụng đối với công trình quy mô vừa và nhỏ [thường ≤ 5 tầng]. Đây là loại móng rất phổ biến ở Việt Nam và là loại móng “rẻ” nhất. Loại móng này tận dụng khả năng làm việc của các lớp đất phía trên cùng. Chính vì vậy khả năng ổn định về sức chịu tải [đại diện là chỉ tiêu sức chịu tải quy ước R0] và biến dạng [mô đun tổng biến dạng E0] của các lớp đất này quyết định tới sự ổn định của công trình.

Móng nông

Điều kiện địa chất công trình như thế nào thì sử dụng phương án móng nông? Nhìn chung, các lớp đất sét [sét pha] ở trạng thái dẻo cứng đến cứng có bề dày đủ lớn [thường 5 → 7 m] phân bố phía trên cùng đều có thể đặt móng nông. Chiều sâu chôn móng phổ biến từ 0.5m đến 3m, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bề dày lớp đất lấp, chiều sâu mực nước dưới đất, sự phân bố của đất yếu.

Chiều sâu chôn móng càng lớn, khả năng chịu tải của đất nền càng cao, nhưng cần chú ý đến các lớp đất yếu [bùn hoặc đất loại sét có trạng thái dẻo chảy, chảy] phân bố dưới nó. Nếu có đất yếu nằm ngay dưới lớp đất tốt [khá phổ biến] và nằm trong phạm vi ảnh hưởng của ứng suất gây lún [thường 5 → 10 m dưới đáy móng], hạn chế chiều sâu chôn móng để tận dụng bề dày của lớp tốt bên trên.

Nếu chiều sâu chôn móng quá lớn [chi phí đào đắp cao, ảnh hưởng đến các công trình lân cận khi thi công] thì cần xem xét đến giải pháp khác như cọc tre, cừ tràm [nếu có nước dưới đất] hoặc giải pháp ép cọc.

Trong tính toán thiết kế móng nông, kích thước móng phải có kích thước phù hợp thường 0.8m đến 1.4m. Kích thước móng lớn hơn thường phi thực tế, tính toán góc mở sẽ phức tạp và cos nền nhà [mà hầu như không ai quan tâm]. Khi bài toán sức chịu tải đã ổn [tức tải trọng công trình truyền xuống nhỏ hơn khả năng chịu tải của đất nền], cần phải kiểm tra độ lún của móng có đảm bảo không [tức là bài toán biến dạng]? Nhà thông thường nhà có độ lún giới hạn Sgh ≤ 8 cm. Chỉ một trong hai bài toán sức chịu tải hoặc biến dạng không thoả mãn thì phải chuyển phương án móng khác, đó chính móng cọc.

2. Phương án móng cọc ép, cọc đóng [cọc ma sát]

Được sử dụng khi phương án móng nông không đáp ứng được về mặt kỹ thuật [không ổn định, biến dạng nhiều] hoặc chi phí xử lý nền trong móng nông quá tốn kém. Có thể do địa tầng chủ yếu gồm các lớp đất yếu phân bố ở phía trên, đất tốt lại nằm sâu phía dưới, hoặc bề dày lớp đất tốt phía trên không đủ lớn, bề dày không ổn định, đất yếu lại phân bố ngay phía dưới với bề dày lớn. Việc chọn giải pháp móng cọc phải có cơ sở, khi tính toán móng nông không đảm bảo kỹ thuật.

Khi thiết kế móng cọc cần lưu ý các vấn đề sau: – Chọn cọc có kích thước, thép chủ, thép đai phù hợp với thực tế như 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400,… – Chọn độ sâu cọc phải phù hợp với thực tế, tức là có thể thi công bình thường được. Thường sức chịu tải của cọc thiết kế [PTK] được chọn là giá trị nhỏ nhất tính theo vật liệu [PVL], thí nghiệm trong phòng [Pđn] và thí nghiệm hiện trường [Pht – tính theo xuyên tĩnh CPT, xuyên tiêu chuẩn SPT]. Để cọc đạt được như yêu cầu thiết kế thì phải đảm bảo:

PVL > Pép cọc > [2÷3] x PTK

Trong đó:

PVL : Sức chịu tải của cọc theo vật liệu. Pép cọc : Lực ép đầu cọc. PTK : Sức chịu tải của cọc theo thiết kế.

Rất nhiều TH đặt cọc quá sâu so với thực tế, dẫn đến Pđn [hoặc Pht] có giá trị xấp xỉ thậm chí còn lớn hơn PVL?! Điều đó phi lý vì không thể nào đưa cọc xuống độ sâu đó với biện pháp ép hay đóng thông thường.

Ví dụ: PVL = 120 T, Pđn = 80 T ⇒ PTK= Pđn = 80 T [vì nhỏ hơn]. PVL = 120 T, Pđn = 180 T ⇒ PTK= PVL = 120 T [vì nhỏ hơn]

Đáng tiếc là những lỗi này xảy ra rất phổ biến.

Trường hợp đặt cọc nông quá dẫn đến Pđn [hoặc Pht] nhỏ hơn nhiều PVL, nên không tận dụng khả năng làm việc của cọc, gây lãng phí [phải tăng số cọc trong đài trong khi đó chỉ tăng mỗi cọc thêm 1 vài mét là sức chịu tải tăng lên]. Chiều của cọc thường được quyết định bởi Pép cọc hoặc theo độ chối với cọc đóng. Từ đó dẫn đến PTK thường dao động trong một phạm vi nhất định như sau:

15 Đến 25T [cọc 200×200] 20 Đến 35T [cọc 250×250] 35 Đến 55T [cọc 300×300] 50 Đến 70T [cọc 350×350]

Ép cọc nhà dân

Như vậy với kích thước cọc xác định, PTK chỉ đạt đến 1 giá trị nào đó, dẫn đến độ sâu cọc thiết kế phải phù hợp [chứ không phải đặt đâu cũng được]. Còn số lượng cọc trong 1 đài thì sao? Khi tính toán, nhiều TH sử dụng kiểu làm tròn số học, tức là làm tròn lên nếu số lẻ lớn hơn 0.5 [ví dụ 3.6 được làm tròn thành 4 cọc] và làm tròn xuống nếu số lẻ nhỏ hơn 0.5 [ví dụ 3.2 được làm tròn thành 3 cọc]. Trường hợp làm tròn xuống rất nguy hiểm vì số cọc còn lại phải gánh thêm tải trọng dư thừa kia, dễ gây mất ổn định.

Ngoài ra còn chú ý đến điều kiện và phương pháp thi công. Khu vực đô thị không được dùng phương pháp đóng cọc, khu vực chật hẹp không sử dụng được phương pháp ép đối tải [phải sử dụng phương pháp neo], nếu là nhà xây chen thì không thể ép sát vào nhà bên cạnh được, nhiều trường hợp cọc không đạt độ sâu thiết kế do ma sát của các lớp đất phía trên quá lớn [dẫn đến trường hợp khoan mồi],…

3. Phương án móng cọc khoan nhồi:

Phương án móng cọc nhồi thường được với nhà cao tầng [thường trên 10 tầng]. Cọc khoan nhồi thường có chi phí tốn kém hơn so với cọc ép nên không ai muốn sử dụng, trừ trường hợp bắt buộc do cọc ép [hoặc cọc đóng] không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Chất lượng cọc ép thường ổn định và dễ kiểm soát hơn so với cọc khoan nhồi. Đối với nhà cao tầng xây dựng trên nền địa chất yếu như Q.2, Q.7 thường sử dụng cọc khoan nhồi vì nó chịu tải lớn hơn.

Chủ Đề