Cuốn sách này của nguyễn trãi được đánh giá là cuốn sách địa lý cổ nhất của việt nam

GD&TĐ - Bộ sách “Ức Trai di tập Nam Việt dư địa chí” của Nguyễn Trãi, ngoài việc được gọi bằng tên khác như “Đại Việt địa dư chí”, còn được gọi là “An Nam vũ cống”, “Nam Quốc vũ cống”.

Vì sao lại gọi là “Vũ cống”? Đó là vì thiên “Vũ cống”, là thiên thứ 6 trong “Kinh Thư” của Khổng Tử, hay còn gọi là “Thượng Thư”, viết về việc vua Vũ trị thủy và phép cống phú của nhà Hạ, trong đó ghi chép về địa lý và sản vật của từng địa phương ở Trung Quốc thời cổ đại.

Thiên này cho biết, nhà Hạ chia Trung nguyên của Trung Quốc làm 9 châu, mô tả chi tiết về sông núi đất đai, sản vật các châu thời vua Vũ và định lệ cống cho các châu, vì vậy có tên gọi là “Vũ cống” [Vua Vũ là vua đầu tiên của nhà Hạ]. Theo “Sử ký” của Tư Mã Thiên thì từ thời Hạ, chế độ cống thuế của các chư hầu đã được hoàn bị.

Dù các học giả Trung Quốc suy đoán thiên “Vũ cống” do thời sau của Khổng Tử viết, nhưng tất cả đều công nhận giá trị của tác phẩm trong việc nghiên cứu địa lý Trung Quốc cổ đại.

Phương pháp soạn thiên “Vũ cống”, là chép các tên sông núi đặc biệt của từng châu, đánh giá chất đất vùng đó tốt hay xấu, hạng đất cao thấp và các sản vật của địa phương phải cống tiến cho nhà vua. Ví dụ: “Sông Tế, sông Hoàng Hà ở về Duyện châu... Đất đen, màu mỡ, cỏ tươi tốt, cây dài lớn, ruộng vào hạng trung hạ... Đồ cống có sơn, tơ và gấm đựng vào giỏ tre”.

Nguyễn Trãi đã phỏng theo hình thức đó để chép về các đạo thời Lê sơ. “Nay, thần vâng thánh chỉ, đã nói về bang, sư [tên nước ta ở các đời và kinh đô], lại xét thổ sản các nơi, để định việc cống phú”, ông viết trong phần mở đầu cuốn sách.

Ông cũng chia chất đất của từng vùng ra làm 9 hạng, từ thượng thượng, trung thượng, hạ thượng đến thượng hạ, trung hạ, hạ hạ.

Ví dụ, về xứ Hải Dương, tức vùng Hải Dương, Hải Phòng ngày nay, ông viết: “Vùng này đất thì trắng, mềm, hợp với việc trồng thuốc hút; ruộng thì vào hạng thượng thượng. Gỗ có tùng, bách, hòe, liễu. Nửa lộ sản dừa, cau. Ngải Môn [huyện Đồng Lại, nay là huyện Ninh Giang, Hải Dương] và Dương Áo [huyện Tiên Minh, tức Tiên Lãng, Hải Phòng ngày nay] sản vật có nhiều thứ. Đường Hào [huyện Mỹ Hào, Hưng Yên ngày nay, nhưng chú thích trong sách nói Đường Hào là tên sông, có thể là sông Thái Bình] có cá đuối. Hai huyện An [An Dương và An Lão] có gà chọi. Đồng Lại có cam đường. Núi Hoa Triều [huyện Đông Triều], núi Kính Chủ [nay thuộc thị xã Kinh Môn, Hải Dương] sản đá hoa. Ấp Mao Điền [huyện Cẩm Giàng], ấp Bất Bể, ấp Hội Am [huyện Đồng Lại] dệt vải nhỏ”.


Nguyễn Trãi và cuốn “Dư địa chí”.

Hoặc phần ghi chép về đạo Sơn Tây: “Đà Dương [sông Đà], Tản Viên ở về Sơn Tây, ở vùng này, đất thì trắng, mềm, hợp với bãi trồng dầu; ruộng thì vào hạng thượng trung. Huyện Tiên Phong [vùng Ba Vì ngày nay] có lụa. Huyện Bất Bạt có dầu, rào chắn [có thể là công cụ đi săn], gai, đay và đồ nhung liệu. Huyện Mỹ Lương [Chương Mỹ] có ngà voi, sừng tê. Huyện Tam Nộng có chè tai mèo, sáp vàng, sáp trắng...”.

“Dư địa chí” dày dặn và nhiều thông tin do không phải chỉ một mình Nguyễn Trãi soạn, mà là một công trình tập thể. Ngoài phần ghi chép sơ lược của Nguyễn Trãi theo phong cách của thiên “Vũ cống” là ngắn gọn, súc tích, nội dung còn được làm rõ hơn nhờ phần “tập chú” của Nguyễn Thiên Túng, lời “cẩn án” của Nguyễn Thiên Tích và lời “thông luận” của Lý Tử Tấn. Đây là ba danh sĩ đồng thời với Nguyễn Trãi.

Lời “tập chú” của Nguyễn Thiên Túng chú giải thêm những câu của Nguyễn Trãi, chú thích rõ hơn về các địa danh [sông, núi], định rõ vị trí các đạo [bốn mặt giáp các địa phương nào], số lượng các phủ, huyện, châu của từng đạo, hay giải thích các danh từ.

Lời “cẩn án” của Nguyễn Thiên Tích chép rõ tên các phủ, huyện châu của đạo và số xã, thôn, phường, trang, bãi, động, sách... Phần “thông luận” của Lý Tử Tấn là những lời nhận xét về tính chất nhân dân hay về vị trí của đạo.

“Dư địa chí” là tác phẩm địa lý đầy đủ đầu tiên của Việt Nam. Trước khi có “Dư địa chí”, để tìm hiểu về địa lý Việt Nam, chỉ có thể tìm đọc trong các phần “Địa lý chí” trong chính sử Trung Quốc như “Hán thư”, “Tùy thư”, “Đường thư” và các sách địa lý như “Thủy kinh chú” [thời Bắc Ngụy], “Nguyên Hòa quận huyện chí” [thời Đường], “Thái bình hoàn vũ ký” [thời Tống].

Nguyễn Trãi viết trong sách là ông soạn sách chỉ trong “một tuần” [một tuần thời xưa là 10 ngày], nhưng có lẽ ông đã chuẩn bị công phu tài liệu từ nhiều năm trước đó. Theo Lý Tử Tấn viết trong sách, khi Nguyễn Trãi đem dâng sách này vào năm 1435, vua Thái Tông khen ngợi, sai thợ khắc ván in để phổ biến. Nhưng đến năm 1442, khi vua Lê Thái Tông tuần hành tỉnh Đông bị chết đột ngột trong gia trang của Nguyễn Trãi, triều đình cho là bà Nguyễn Thị Lộ vợ Nguyễn Trãi giết vua, đã tru di cả ba họ nhà Nguyễn Trãi, thì quan Đại Tư đồ Lê Liệt [tức Đinh Liệt] sai thợ hủy bản sách ấy đi.

Đến thời vua Lê Nhân Tông, khi vua vào Bí thư các, xem các sách vở, thấy bản sách của Nguyễn Trãi còn sót lại, bảo quần thần rằng: “Nguyễn Trãi trung thành, giúp đức Thái Tổ vũ trang dẹp giặc, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng triều ta không ai bằng được. Không may chỉ vì một người đàn bà gây biến, mà người lương thiện bị tội oan, thật đáng thương!”. Vua Nhân Tông bèn đem “Dư địa chí” để trong phòng ngủ làm sách giúp cho việc hành chính.

“Dư địa chí” trở thành công cụ tra cứu và quản lý hành chính hữu hiệu cho nhà vua và triều đình. Về sau, các sách địa chí, tập bản đồ của các triều Lê, Nguyễn đều tham khảo thông tin từ đây. Sách không chỉ có giá trị về mặt địa lý học, và còn có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa và dân tộc học.

Nguyễn Trãi là một trong những ngòi bút bậc thầy, ông là một nhà thơ, nhà văn lỗi lạc, ngoài ra ông còn là một trong những Danh nhân văn hóa thế giới được rất nhiều người nể phục. Bài viết dưới đây sẽ điểm qua đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi và giới thiệu một số tác phẩm của Nguyễn Trãi. 

Đôi nét thú vị về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Trãi

Xem thêm bài viết tại tacphamcuaban.com

Đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi [ 1380-19 tháng 9 năm 1442], hiệu là Ứ Trai, là nhà chính trị, nhà văn tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Lấy bối cảnh chống quân Minh [Trung Quốc] xâm lược với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành công thần khai quốc của nhà Lê sơ sau này trong lịch sử Việt Nam. Được UNESCO phong tặng danh hiệu “Danh nhân văn hóa thế giới” và là một trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Thân phụ của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh, con rể của Trần Nguyên Đán, một vị quan thời Trần. Khi nhà Trần bị Hồ Quý Ly lật đổ, lập ra nhà Hồ, Nguyễn Trãi đã đi thi và đỗ Trạng nguyên năm 1400. Nguyễn Trãi làm quan dưới thời nhà Hồ với chức Ngự sử đài, Tham tri chính sự. Khi nhà Minh sụp đổ, cha ông là Nguyễn Phi Khanh được đưa về Trung Quốc. Sau khi Đại Ngu rơi vào ách thống trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự thống trị của nhà Minh. Ông trở thành cố vấn cho nghĩa quân Lam Sơn, xây dựng chiến lược và soạn thảo các văn kiện ngoại giao với quân Minh. Ông tiếp tục phục vụ dưới các triều đại vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông với các Nội kiểm và Thừa chỉ.

Năm 1442, cả dòng họ Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464 vua Lê Thánh Tông đại xá cho ông. Nguyễn Trãi là nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam và góp mặt trong14 anh hùng dân tộc Việt Nam.

Xem thêm bài viết tại tác phẩm phái sinh

 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi đã viết nhiều và có nhiều đóng góp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Trãi bị thất lạc sau khi Lệ Chi Viên thất thủ. Hiện tại chỉ một số tác phẩm của Nguyễn Trãi là tiêu biểu cho ngòi bút tài năng của ông như:

Về chính luận

Bình Ngô đại cáo là kiệt tác bất hủ của Nguyễn Trãi. Với lối viết hào hùng, lời lẽ mạnh mẽ và hấp dẫn. Chiến thắng oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn, chí khí của Bình Ngô Đại Cáo xứng đáng là áng văn tự cổ, hào hùng lưu truyền muôn đời.

Quân trung từ mệnh tập là một áng văn được biên soạn nhằm nâng cao tinh thần binh sĩ và răn đe ý chí của kẻ thù, khẳng định chủ quyền độc lập của Đại Việt. Cốt truyện sắc nét, văn phong trong sáng, gợi cảm, hợp lý, tình cảm. Cuốn sách thể hiện sâu sắc tài hùng biện và tài phán đoán tâm lý đánh giặc tài ba trong tác phẩm của Nguyễn Trãi … Dùng đúng phương pháp để đưa giặc đến vỡ vụn là một kế hoạch tài tình mà không phải ai cũng có thể thực hiện được.

Về Thơ ca

Tập thơ Ức Trai gồm 105 bài thơ bằng chữ Hán. Trong thơ chữ Hán, Nguyễn Trãi không chú trọng niêm luật mà phóng khoáng, tự do thể hiện cái hồn của sự vật. Đưa cảnh vật về với thiên nhiên là một phong cách nổi bật trong thơ văn Nguyễn Trãi. Thơ ông tự nhiên, tràn đầy sức sống, với phong thái điềm đạm của một nhà Nho lớn. Nôm Đây vẫn là tập thơ Nôm đầu tiên và lâu đời nhất ở nước ta. Tập thơ phản ánh sâu sắc quá trình phát triển của chữ Nôm thế kỷ XV. Với tập thơ này, Nguyễn Trãi đã đề xuất một bài thơ làm móc son chói lọi trong việc phát triển và hoàn thiện chữ Nôm ở nước ta.

Về nghiên cứu Lịch Sử

Lược Sử Lam Sơn Thực Lục là cuốn sách lịch sử ghi lại 10 năm lao động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do vua Lê Thái Tổ ban hành năm 1432.

Vĩnh Lăng Thần Đạo Bí là một bài văn. – lăng vua Lê Thái Tổ, kể về thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ.

Nghiên cứu địa lý

Bộ khảo cứu Dư địa chí là tác phẩm của Nguyễn Trãi, cuốn sách địa lý lâu đời nhất tại Việt Nam, nơi được đặt cơ sở cơ bản và trở thành nguồn gốc của một tài liệu quý giá về địa lý của Đại Việt.

Tác phẩm tiêu biểu của tác giả Nguyễn Trãi

Bình Ngô Đại Cáo 

Bình Ngô Đại Cáo là tác phẩm của Nguyễn Trãi có tầm quan trọng lịch sử đánh dấu bước ngoặt của đất nước, được cho là bản tuyên ngôn độc lập của nước ta. Tác phẩm được sáng tác khi Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên [có Tâm thần] và sai Nguyễn Trãi viết báo cáo toàn dân biết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược là vĩ đại đã có. Thắng lợi, đất nước ta bước vào giai đoạn xây dựng hòa bình, Luận cương chính trị là tác phẩm của Nguyễn Trãi, tóm tắt cô đọng khởi nghĩa Lam Sơn trên cơ sở tinh thần yêu nước nồng nàn và ý thức sâu sắc, mới mẻ của nhân dân, về dân tộc, về lòng nhân nghĩa và cuộc kháng chiến cứu nước. của quốc gia.

Bài ca côn sơn [Côn sơn ca]

Nhà thơ về quê ẩn mình trong không gian cảnh vật ở Côn Sơn, thiên nhiên như người bạn tâm giao của nhà thơ. Hồn thơ và thiên nhiên như hòa làm một. Đặc biệt, ta còn thấy được những suy nghĩ của nhà thơ về những điều “mềm yếu và khờ khạo” trong cuộc sống. Tác phẩm của Nguyễn Trãi vẽ nên cảnh thiên nhiên thanh bình, rộng mở, đẹp vô hạn, đồng thời thể hiện tâm hồn cao đẹp không màng danh lợi của Nguyễn Trãi.

Ba Tiêu

Sử dụng phong cách nghệ thuật tượng trưng phương Đông, không cần miêu tả chuối cụ thể nào, Nguyễn Trãi đã gây ấn tượng sâu sắc trong cách cảm nhận của nhà thơ về vẻ đẹp của mùa xuân mà người phụ nữ xinh đẹp đại diện. Tác phẩm của Nguyễn Trãi thể hiện sâu sắc sức trẻ phơi phới, vẻ đẹp tươi trẻ của quả chuối đang độ xuân thì được chiêm ngưỡng bởi một tâm hồn thơ đa cảm, nhạy cảm.

Video liên quan

Chủ Đề