Đà nẵng khi nào hết giãn cách

Nhiều người dân bức xúc cho rằng trong khi tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện cho người từ vùng xanh ở Đà Nẵng vào tỉnh Quảng Nam không cần phải có giấy xét nghiệm nhưng khi trở ra Đà Nẵng thì chính quyền ở đây lại buộc họ phải có giấy xét nghiệm. Qui trình không nhất quán khiến nhiều người mất nhiều thời gian và tiền cho phí xét nghiệm.

Đó là việc đi lại giữa hai địa phương, còn đi lại trong khu vực thành phố Đà Nẵng, đôi khi người dân [nhất là những người buôn bán tự do, chạy ăn từng bữa] cũng bị vướng chốt đòi giấy xét nghiệm. Trong ngày 11/10, nhiều tiểu thương, không muốn nêu tên vì lý do an toàn, ở Đà Nẵng nói với RFA:

“Qua chốt là họ bắt buộc có giấy xét nghiệm mới cho qua, mỗi lần đi là ba ngày đi lên xét nghiệm một lần, thấy khổ dễ sợ mà cũng phải đi vì giờ không đi thì tiền đâu. Một chốt là 200 mấy ngàn đi ba bữa, đi ba bữa cũng lời được 400 ngàn thì mình lời 100 mấy ngàn. Chứ nhà ở không làm gì kiếm được 100 mấy, ngày cũng mấy chục. Hồi kia ngày kiếm vài trăm, giờ còn mấy chục cũng phải đi, đi kiếm tiền để bươn chải hằng ngày, xoay sở hằng ngày đồ ăn chứ không đi tiền đâu.”

“Quá nhiều tiền, nhân lên ba ngày mà 240 thì quá nhiều tiền, ngày 80 ngàn mà lời 200 ngàn thì còn có 120, mà thấy đuối quá cũng phải làm chứ ở nhà ai cho 120?”

“Tôi đi hai người 160, một người hết 236 ngàn ba ngày. 238 ngàn một người nhân hai lên là ba ngày như thế, phải đổi lại giấy mới. ốn tiền nhiều lắm, cứ ba ngày là tốn thêm một khoản như thế.”

Được biết cũng trong ngày 11/10, Phó Chủ tịch UBND thành phố đáng sống nhất nước, bà Ngô Thị Kim Yến trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 thành phố đã tiếp tục yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục phối hợp kiểm soát chặt chẽ đối với các trường hợp ra vào thành phố.

Đối với người ở khu vực không có dịch COVID-19 cần có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ.

Tuy nhiên, sang ngày 12/10, lãnh đạo Đà Nẵng lại ban hành hướng dẫn mới, cho phép người dân đang sinh sống tại Đà Nẵng, Quảng Nam phải thường xuyên đi lại giữa 2 địa phương, khi vào Đà Nẵng sẽ không cần giấy xét nghiệm âm tính.

Phí mỗi nơi mỗi khác

Mặc dù vậy, việc quá chậm cập nhật tình hình mới để thay đổi qui định cho phù hợp của lãnh đạo Đà Nẵng khiến người dân, nhất là những người buôn bán tự do đã gặp quá nhiều cản trở. Trao đổi với RFA, nhiều người còn than thở phí xét nghiệm mỗi nơi một giá cũng khiến họ quá mệt mỏi:

“Lên nhà thương Đèn Bàng lấy 70 ngàn, chứ mấy nhà thương là 200 mấy. Tùy theo chỗ, nhà thương Đèn Bàng là nhà thương công, của nhà nước nên rẻ hơn.

Địa phương đây không cho được một đồng nào hết. Tôi nghỉ gần ba tháng rồi mà không thấy địa phương cho cái gì. Con tôi là tiệm nghỉ ba tháng cũng không cho đồng nào mà hắn có công việc.”

“Trên Vĩnh Đức mấy người có 60 thì 180 mà dưới Thái Bình là 238 thành thử nhiều tiền quá thôi. Cũng ế chứ sao không ế nhưng đi muốn qua chốt thì phải vậy thôi.”

“Trong mùa dịch mình bán hàng thiết yếu cho người trong tổ dân phố nhưng cái thế mình phải đi như vậy, xét nghiệm mới đúng theo chủ trương chính phủ ra, mình phải cố gắng làm theo chủ trương nhà nước, mặc dù bị ảnh hưởng lắm. Ví dụ thay vì ký cá lời 10 ngàn, thì bớt lại lấy tiền đó xét nghiệm COVID nhưng phải cung cấp hàng đúng cho dân.”

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 thành phố, chỉ trong ngày 11/10, ngành y tế tổ chức xét nghiệm 4.422 lượt người, trong đó xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR 2.436 lượt và xét nghiệm bằng test nhanh 1.986 lượt người.

Tuy nhiên, theo lời một nữ tiểu thương, địa phương nơi bà sinh sống cũng đã ngỏ ý chia sẻ tiền xét nghiệm với các tiểu thương:

“Họ cũng hỗ trợ cho mình nhưng mình không muốn, chia sẻ với nhau, họ vẫn muốn cho lại tiền đó cho mình nhưng mình không lấy chứ không phải không có.”

Tiểu thương không “trụ nổi”

Dù thành phố đáng sống nhất nước đã nới lỏng lệnh giãn cách xã hội kể từ ngày 1/10 vừa qua, các chợ đầu mối đã được hoạt động trở lại, nhưng theo ghi nhận của những tiểu thương, tình hình buôn bán vẫn không mấy khá khẩm:

“Chậm, tệ lắm! Một ngày hồ cá này bán hai bữa chợ mới hết. Còn mấy bữa nay ra bán hồi cuối vẫn còn, ngày mai đi một buổi nữa thành ra đi một ngày thành hai ngày, không có người đi chợ.”

“Còn kiểm phiếu nên người dân ngại nhất là vô chợ cần thức ăn lặt vặt vẫn phải kiểm phiếu, những ngày người ta cần vô mua thì phiếu không đúng ngày, phải ra lại, buộc người dân không hài hòa trong lúc vô ra chợ để mua, hoạt động trong thời buổi đang giãn cách thế này. Nói chung dùng phiếu là tiểu thương không muốn vô, thành ra chợ trống vắng hơn hàng ngày rất nhiều.”

UBND thành phố ngày 27/9 vừa qua cũng đã ban hành Công văn số 6529 về việc triển khai các biện pháp điều hành giá trên địa bàn thành phố trong các tháng cuối năm 2021 để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, theo lời nữ tiểu thương bán cá tại chợ, dù tình hình bán buôn không chạy, nhưng trong hoàn cảnh mọi người vừa được trở lại cuộc sống ‘bình thường mới’, giá cả buôn bán cũng phải hạ xuống cho phù hợp hoàn cảnh sống những người lao động. Do đó, tiểu thương lại là người chịu thiệt hại:

“Y giá luôn, lên là họ không mua, bữa nay tôi còn hạ nữa, mấy bữa tôi bán sáu ngàn, nay bán năm ngàn mấy vì tôi thấy họ tội quá, hoàn cảnh bữa nay là họ làm tiền không ra.”

Giá hàng hóa giảm, lại phải chi thêm gần 240 ngàn xét nghiệm COVID-19 cho mỗi ba ngày, khiến thu nhập của những người buôn bán nhỏ lẻ không còn lại bao nhiêu, nhưng dẫu sao ‘có còn hơn không’.

Mơ ước duy nhất của họ chỉ là lãnh đạo thành phố đáng sống nhất nước suy xét cách hỗ trợ hoặc miễn giảm chi phí xét nghiệm COVID-19 để nhẹ gánh thu chi cho người dân:

“Giảm đúng rồi, tuột xuống chứ để nhiều quá, Vĩnh Đức có 60, 180 mà dưới Hội An nhiều tiền quá, thật sự. Ví dụ ba ngày mà 150 ngàn thì mình có thêm mấy chục ngàn, cũng đỡ tiền.

Tuột xuống luôn chứ ba ngày một lần tiền đâu mà đưa nhưng giờ thấy đuối cũng phải làm, chứ nghĩ tốn tiền không đi thì lấy gì ăn, nhà nước cũng đâu cho, mà một mẹ ba con ở nhà hai tháng rồi.”

“Nếu thời gian 10-20 ngày mà không có ca nhiễm cộng đồng thì mình cũng mong muốn nới lỏng hơn Chỉ thị 16 để người dân tự điều kiện với nhau. Ví dụ những người thợ hồ, thợ nề rất khó khăn, những người buôn bán vé số trong đó đi ra đi vô hoặc Quảng Nam, Đà Nẵng , tạo điều kiện cho dân có thể bươn chải, có thể kiếm sống trong lúc dịch như vậy thì tốt hơn.”

Theo ý kiến của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 Thành phố, Đà Nẵng có thể khẳng định đã kiểm soát được dịch bệnh, đủ cơ sở để xác định rõ các vùng và mức độ nguy cơ. Song song với các biện pháp được nới lỏng từ 8h ngày 5/9, Đà Nẵng sẽ phân chia từng cấp độ nới lỏng các hoạt động xã hội theo từng địa bàn và mức độ nguy cơ ["vùng đỏ", "vùng vàng" và "vùng xanh"].

Người dân ở vùng đỏ là nơi phong tỏa cứng, phải thực hiện việc cách ly theo quy định của Bộ Y tế.

Qua đó, người dân ở "vùng đỏ" là nơi phong tỏa cứng, phải thực hiện việc cách ly theo quy định của Bộ Y tế.

Đối với "vùng vàng": Tiếp tục yêu cầu người dân không được ra khỏi nhà. Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi tham gia các hoạt động với các điều kiện, biện pháp như phải có Giấy đi đường QRCode kèm theo giấy tờ tùy thân; thực hiện nghiêm quy định 5K; không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng; đeo tấm che mặt trong suốt khi tham gia hoạt động giao tiếp trực tiếp; thực hiện di chuyển theo nguyên tắc "1 cung đường - 2 điểm đi/đến và ngược lại".

Các hoạt động được phép thực hiện với các điều kiện, biện pháp như: Hoạt động của các cửa hàng tạp hóa, quầy thuốc/nhà thuốc: Người dân được phép đến mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng tạp hóa, quầy thuốc/nhà thuốc trong phạm vi cùng thôn/tổ dân phố. Trường hợp cần thiết đi ra khỏi phạm vi thôn/tổ dân phố để mua hàng tại các cửa hàng tạp hóa, quầy thuốc/nhà thuốc thì phải có Giấy đi đường do UBND phường, xã cấp [1 người/1 hộ gia đình với tần suất 5 ngày/lần].

Từ 8 giờ ngày 5/9, Đà Nẵng sẽ phân chia từng cấp độ nới lỏng các hoạt động xã hội theo từng địa bàn và mức độ nguy cơ ["vùng đỏ", "vùng vàng" và "vùng xanh"].

Các cửa hàng tạp hóa, quầy thuốc/nhà thuốc phải đảm bảo có dây giăng, vạch kẻ để phân luồng ra/vào, giãn cách giữa những người mua, bán hàng.

Hoạt động của các công ty thương mại đầu mối; trung tâm thương mại; siêu thị; chuỗi cửa hàng tiện lợi [chuỗi siêu thị mini]; các điểm bán hàng tại khu dân cư, điểm bán hàng tại một số chợ do cơ quan có thẩm quyền tổ chức: Không được bán hàng trực tiếp cho người dân; chỉ được bán hàng thông qua các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động giao nhận, cung ứng hàng hóa cho người dân.

Nhiều hoạt động xã hội ở "vùng vàng" được nới lỏng, trong đó có hoạt động tác nghiệp báo chí: Tối đa 6 người/đơn vị phát thanh, truyền hình; tối đa 2 người/báo in, báo điện tử; 1 người/tạp chí. Ngân hàng tối đa 40% người làm việc; cảng biển tối đa 70% người làm việc. Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong khu công nghệ cao và các khu công nghiệp được bố trí tối đa 50% người làm việc, nếu đáp ứng "3 tại chỗ" thì được tối đa 70% người làm việc; ngoài khu công nghiệp từ 30 đến 50%.

Những hoạt động được bố trí tối đa 30% người làm việc như: Cảng hàng không, nhà ga đường sắt, trạm quản lý đường bộ, bưu chính, viễn thông, phát hành báo chí, doanh nghiệp cấp gas, điện, nước, xăng, phát hành báo chí, đăng kiểm, kiểm toán, đăng ký giao dịch bảo đảm, bảo hiểm, bảo vệ chuyên nghiệp, công chứng, sửa chữa điện, nước, kinh doanh vật liệu xây dựng...

Shipper được hoạt động ở "vùng vàng" nếu đáp ứng các điều kiện đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19, thường xuyên mặc đồ bảo hộ của ngành y tế, đeo khẩu trang y tế đạt chuẩn, tấm che mặt trong suốt, găng tay và khử khuẩn tay bằng nước sát khuẩn khi nhận và giao hàng…

Hoạt động tang lễ và dịch vụ tang lễ: Không để đám tang quá 48 tiếng, chỉ tổ chức nghi lễ trong phạm vi gia đình, không quá 20 người; không tổ chức các đoàn viếng. Chỉ được sử dụng phương tiện ô tô để đưa tang, trường hợp đoàn xe đưa tang ra khỏi Thành phố phải có xác nhận của chính quyền địa phương [phường, xã].

Các hoạt động quan trọng và cấp thiết khác do Chủ tịch UBND Thành phố hoặc Chủ tịch UBND quận, huyện xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Đối với "vùng xanh", ngoài những hoạt động được phép nêu ở "vùng vàng", người dân trong vùng xanh được đi chợ truyền thống với tần suất 5 ngày/lần; mỗi hộ gia đình chỉ được 1 người đi chợ và phải có Giấy đi chợ QRCode hợp lệ theo quy định. Hoạt động tại chợ phải có vách ngăn giữa người bán, người mua và tuân thủ hướng dẫn phòng, chống dịch.

Đà Nẵng thực hiện các biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội, trong đó người dân ở "vùng xanh" được phép đi chợ 5 ngày/1 lần và tham gia các hoạt động thể dục trong phạm vi "vùng xanh". 

Người dân được tập thể dục đi bộ ngoài trời và tham gia các hình thức thể dục khác tại nơi công cộng trong phạm vi vùng xanh, khoảng thời gian từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng; giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét với người khác.

Các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được nhận đặt hàng và bán hàng qua mạng; đảm bảo có dây giăng, vạch kẻ để phân luồng, giãn cách giữa những người mua hàng; giao hàng tận nơi cho khách hàng; Không được phục vụ khách tại chỗ.

Hoài Thu

Video liên quan

Chủ Đề