Đặc điểm nông nghiệp công nghiệp, dịch vụ Châu Phi

Bài 31. KiNH TẾ CHÂU PHI [Tiếp theo] MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản ngành dịch vụ của châu Phi. Biết được châu Phi có tốc độ đô thị hoá khá nhanh và sự bùng nổ dân số đô thị; nguyên nhân và hậu quả. Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm ngành dịch vụ. Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ dân thành thị ỗ một số quốc gia châu Phi. KIẾN THỨC Cơ BẢN Dịch vụ Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản: + Xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới và khoáng sản. + Nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực. Khoảng 90% thu nhập ngoại tệ của nhiều nước châu Phi là nhờ xuất khẩu nông sản, khoáng sản. + Do giá cả biến động trên thị trường thế giới, nên kỉnh tế nhiều nước châu Phi rơi vào khủng hoảng. Du lịch là hoạt động đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước ỏ' châu Phi [Ai Cập, Kê-ni-a,...]. Đô thị hoá Phần lớn các quốc gia châu Phi có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nhưng tỉ lệ dân thành thị không ngừng tăng. Tốc độ đô thị hoá ỏ' châu Phi khá nhanh, nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp. Bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết. GỢI ý trả lời câu hỏi giữa bài Câu 1. Quan sát hình 31.1, nêu nhận xét để thấy các tuyến đường sắt quan trọng ở châu Phi chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Trả lời: Các tuyến đường sắt đều bắt nguồn từ các vùng trồng cây công nghiệp xuất khẩu hay vùng khai thác khoáng sản sâu trong nội địa hướng ra bờ biển, đến các thành phố cảng, phục vụ vận chuyển hàng xuất khẩu. Câu 2. Quan sát bảng số liệu [trang 98 SGK] kết hợp với hình 29.1, cho biết sự khác nhau về mức độ đô thị hóa giữa các quốc gia ven vịnh Ghi-nê, duyên hải Bắc Phi và duyên hải Đông Phi. Trả lời: Mức độ đô thị hóa cao nhất: duyên hải Bắc Phi [An-giê-ri, Ai Cập]. Mức độ đô thị hóa khác cao: ven vịnh Ghi-nê [Ni-giê-ri-a]. Mức độ đô thị hóa thấp: duyên hải Đông Phi [Kê-ni-a, Xô-ma-li]. Câu 3. Nêu những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh do sự bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi. Trả lời: Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh do sự bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi: Nạn thất nghiệp và thiếu việc làm. Các tệ nạn xã hội; an ninh, trật tự thành phố... Các khu nhà ổ chuột, số lượng người tị nạn và nông dân ở nông thôn đổ về thành phố không có nhà ở. GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài Câu 1. Vì sao châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực? Trả lời: Do công nghiệp châu Phi chậm phát triển, thiên về khai khoáng xuất khẩu, nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp nhiệt đới xuất khẩu, nên châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc, hàng thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực. Câu 2. Quan sát các hình 31.1 và 29.1, cho biết: Tên một số cảng lớn ở châu Phi. Châu Phi có bao nhiêu đô thị trên 1 triệu dân? Nêu tên các đô thị có trên 5 triệu dân ở châu Phi. Trả lời: Tên một số cảng lớn ở châu Phi: An-giê, Ca-xa-blan-ca, A-bit- gian, Đa-ca, Kêp-tao, Đuôc-ban, Môm-ba-sa. Châu Phi có 22 đô thị trên 1 triệu dân. Hai đô thị trên 5 triệu dân ở châu Phi là Cai-rô [Ai Cập] và La-gôt [Ni-giê-ri-a]. V. CÂU HỎI Tự HỌC Một số nước châu Phi có ngành du lịch khá phát triển, tiều biểu là: A. Ma-rốc, Tuy-ni-di. B. Nam Phi, Ê-ti-ô-pi-a. c. Công-gô, Tan-da-ni-a D. Kê-ni-a, Ai Cập. Mặt hàng nông sản độc đáo, có khối lượng xuất khẩu đứng đầu thế giới của châu Phi là: A. Cà phê. B. Ca cao. c. Cọ dầu. D. Lạc. Việc xây dựng các tuyến đường sắt ở châu Phi chủ yếu nhằm vào mục đích: Thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng. Tiện xuất khẩu lâm sản, khoáng sản. c. Phục vụ cho việc phát triển kinh tế nội địa. D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng ven biển.

Bài 30. KINH TẾ CHÂU PHI MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm kinh tế chung và các ngành kinh tế của châu Phi. Sử dụng bản đồ để trình bày các ngành kinh tế của châu Phi. KIẾN THỨC Cơ BẢN Nông nghiệp a] Ngành trồng trọt Cây công nghiệp nhiệt đới [ca cao, cà phê, cọ dầu, lạc, cao su, bông, thuốc lá, chè,...] được trồng trong các đồn điền thường thuộc sở hữu nước ngoài, theo hướng chuyên môn hoá, tổ chức sản xuất theo quy mô lớn, nhằm mục đích xuất khẩu. Các cây ăn quả cận nhiệt [nho, cam, chanh, ô liu,...] được trồng ở phần cực Bắc và cực Nam châu Phi, trong môi trường địa trung hải. Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ; hình thức canh tác nương rẫy còn khá phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón, chủ yếu dựa vào sức người, sản lượng lương thực không đáp ứng được nhu cầu. Các loại cây chủ yếu là: kê, lúa mì, ngô, lúa gạo. b] Ngành chăn nuôi Chăn nuôi kém phát triển, chăn thả gia súc là hình thức phổ biến nhất. Các vật nuôi chủ yếu là: cừu, dê, lợn, bò. Công nghiệp Phần lớn các nước châu Phi có nền công nghiệp chậm phát triển. Giá trị sản lượng công nghiệp của châu Phi chỉ chiếm 2% toàn thế giới. Ngoài ngành khai khoáng truyền thống, nhiều nước châu Phi chỉ phát triển công nghiệp thực phẩm và lắp ráp cơ khí; chỉ ở một số nước có công nghiệp luyện kim và chế tạo máy. Trở ngại lớn nhất trong sự phát triển công nghiệp ở châu Phi là: thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật, cơ sở vật chất lạc hậu, thiếu vốn nghiêm trọng. GỢl ý trả lời câu hỏi giữa bài Câu 1. Quan sát hình 30.1, nêu sự phân bố các cây công nghiệp chính ở châu Phi. Trả lời'. Ca cao: phân bố ở vùng duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê. Cà phê: phân bô" ở vùng duyên hải vịnh Ghi-nê và cao nguyên Đông Phi. Cọ dầu: phân bố ở vùng duyên hải vịnh Ghi-nê, Trung Phi và duyên hải Đông Phi. Lạc: phân bố ở Ni-giê, Ca-mơ-run, Xu-đăng, CHDC Công-gô, Dim-ba-bu-ê,... GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài Câu 1. Nêu sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi. Trả lời: Sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi. Cây công nghiệp: + Được trồng trong các đồn điền, theo hướng chuyên môn hóa, nhằm mục đích xuất khẩu. + Các đồn điền thuộc sở hữu của các công ti tư bản nước ngoài, tổ chức sản xuất theo quy mô lớn. Cây lương thực: + Chiêm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu trồng trọt, hình thức canh tác nương rẫy còn khá phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón, chủ yếu dựa vào sức người. + Sản lượng lương thực không đáp ứng được nhu cầu. Câu 2. Tại sao công nghiệp châu Phi còn chậm phát triển? Kể tên một số nước tương đôi phát triển ở châu Phi. Trả lời: Công nghiệp châu Phi chậm phát triển vì 4 nguyên nhân: + Trình độ dân trí thấp. + Thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật. + Cơ sở vật chất lạc hậu. + Thiếu vốn nghiêm trọng. Các nước có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi là: Cộng hòa Nam Phi, An-giê-ri, Ai Cập,... nhờ thu hút được vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài, khắc phục được phần nào bốn nguyên nhân nói trên. Câu 3. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số và sản lượng công nghiệp của châu Phi so với thế giới theo số liệu dưới đây: Dân số châu Phi chiếm 13,4% dân số’ thế giới. Sản lượng công nghiệp châu Phi chiếm 2% sản lượng công nghiệp thế giới. Qua biểu đồ, nêu nhận xét về trình độ phát triển công nghiệp của châu Phi. Trả lời: Vẽ biểu đồ: vẽ hai biểu đồ hình tròn hoặc biểu đồ ô vuông, một biểu đồ thể hiện dân số châu Phi so với thế giới, một biểu đồ thể hiện giá trị sản lượng công nghiệp châu Phi so với thế giới. + Dân số chầu Phi chiếm 13,4% dân số thế giới. + Sản lượng công nghiệp châu Phi chiếm 2% sản lượng công nghiệp thế giới. Nhận xét: Biểu đồ cho thấy công nghiệp châu Phi kém phát triển, chiếm vị trí rất nhỏ bé trong nền kinh tế thế giới. V. CÂU HỎI Tự HỌC 1. Ven vịnh Ghi-nê là nơi nổi tiếng về các cây công nghiệp: Ả. Nho, cam. B. Ca cao, cọ dầu. c. Cao su, chè. D. Cà phê, thuốc lá. Hoạt động công nghiệp chính ở châu Phì là: . Chế biến lương thực, thực phẩm. Khai thác khoáng sản. c. Dệt may. D. Khai thác rừng và chế biến lâm sản.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

3. Dịch vụ– Hoạt động kinh tế đối ngoại cuả các nước Châu Phi tương đối đơn giản– Chủ yếu là nơi cung cấp nguyên liệu thô, xuất khẩu nông sản nhiệt đới .– Nơi tiêu thụ hàng hoá cho các nước trung bình nhập khẩu máy móc, thiết bị ,…– 90% thu nhập ngoại tệ nhờ vào xuất khẩu nông sản và khoáng sản.

– Giao thông đường sắt phát triển phục vụ hoạt động xuất khẩu: ven biển vịnh Ghi-nê, khu vực sông Nin và Nam Phi.

1. Đặc điểm chung về kinh tế Châu Phi:

- Phần lớn quốc gia Châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển

-Chủ yếu trồng cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu, khai thác khoáng sản

- Một số nước Châu Phi có mức độ tăng trưởng khá như : Cộng hòa Nam Phi, An-giê-ri, Ai Cập, Ni-giê-ri-a

2. Đặc điểm về nông nghiệp

- Trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn trong nông nghiệp

+ Cây công nghiệp nhiệt đới được trồng trong đồn điền, quy mô lớn

+ Lương thực được trồng trên nương rẫy, kỹ thuật lạc hậu

- Chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong sản xuất nông nghiệp

+ Bò, cừu, dê được chăn nuôi trên các cao nguyên.

3. Công nghiệp

- Giá trị sản lượng công nghiệp của châu Phi chỉ chiếm 2% toàn thế giới.

- Khai thác là ngành công nghiệp phát triển nhất ở châu Phi, ngoài ra ở một số quốc gia còn phát triển công nghiệp chế biến.

- Các nước có nền công nghiệp tương đối phát triển là Cộng hoà Nam Phi, An-giê-ri,...

- Trở ngại: thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật, cơ sở vật chất lạc hậu, thiếu vốn nghiêm trọng,..

4 . Dịch vụ

- Lệ phí qua kênh đào Xuy-ê là nguồn thu ngoại tệ lớn của Ai Cập.

- Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản.

- Chủ yếu là nơi cung cấp nguyên liệu thô, xuất khẩu nông sản nhiệt đới .

- Nơi tiêu thụ hàng hoá cho các nước trung bình nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng.

- 90% thu nhập ngoại tệ nhờ vào xuất khẩu nông sản và khoáng sản.

- Giao thông đường sắt phát triển phục vụ hoạt động xuất khẩu: ven biển vịnh GhiNê, khu vực sông Nin và Nam Phi.

- Du lịch cũng là hoạt động đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước ở châu Phi [Ai Cập, Kê-ni-a,..]

N/L : mấy tiếng của tui 

#$@su$#

Video liên quan

Chủ Đề