Đại học Sư phạm có xét đánh giá năng lực

Bên cạnh 4 phương thức xét tuyển quen thuộc, năm 2022, Đại học Sư phạm Hà Nội còn sử dụng kết quả bài thi ĐGNL riêng trong tuyển sinh ĐH.

Đại học Sư phạm Hà Nội công bố 5 phương thức xét tuyển

5 phương thức xét tuyển của trường:

Phương thức 1. Xét tuyển kết hợp kết quả học bạ THPT với kết quả thi ĐGNL do trường Đại học Sư phạm Hà Nội hoặc trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức thi trước 15/5 [dành cho các thí sinh lớp 12 tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào].

Điều kiện đăng kí xét tuyển: Thí sinh tham gia xét tuyển đã tốt nghiệp THPT, điểm trung bình chung 5 học kỳ [lớp 10, 11, học kỳ 1 lớp 12] từ 6.5 trở lên, hạnh kiểm tất cả các kỳ THPT loại khá trở lên.

Xem FULL đề thi tham khảo ĐGNL và điều kiện xét tuyển TẠI ĐÂY

Phương thức 2. Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022

Điều kiện đăng kí xét tuyển: Thí sinh tham gia xét tuyển đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các kỳ THPT loại khá trở lên.

Phương thức 3. Xét tuyển thẳng đối với các thí sinh là thành viên đội tuyển HSG, học sinh các trường THPT chuyên, có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế.

Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh tham gia xét tuyển đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các kỳ THPT loại tốt, học lực tất cả các năm THPT loại giỏi thuộc một trong các đối tượng sau:

– Thành viên đội tuyển cấp tỉnh/thành phố hoặc của các trường THPT chuyên của các trường đại học tham dự kỳ thi HSG quốc gia.

– Đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi HSG cấp tỉnh/thành phố/trường đại học ở bậc THPT.

– Theo học tại các trường THPT chuyên hoặc, trường THPT trực thuộc ĐHSP Hà Nội, ĐHSP TP.HCM.

– Có chứng chỉ ngoại ngữ Quốc tế như IELTS, TOEFL iBT, TOEIC; DELF hoặc TCF; HSK và HSKK; chứng chỉ Tin học Quốc tế MOS. [Còn thời hạn tính đến ngày 1/6/2022].

Phương thức 4. Xét học bạ THPT. Cụ thể:

Điều kiện đăng ký xét tuyển: 

– Với ngành ngoài sư phạm: Thí sinh tham gia xét tuyển đã tốt nghiệp THPT năm 2022, có hạnh kiểm tất cả các kỳ THPT loại khá trở lên.

– Với ngành đào tạo giáo viên: Thí sinh tham gia xét tuyển đã tốt nghiệp THPT năm 2022, có hạnh kiểm tất cả các kỳ THPT loại tốt, học lực giỏi trở lên. Với ngành Sư phạm Công nghệ, thí sinh phải đạt học lực năm lớp 12 loại giỏi; ngành Sư phạm tiếng Pháp, thí sinh phải là học sinh hệ song ngữ tiếng Pháp, học lực năm lớp 12 loại giỏi.

Phương thức 5. Xét tuyển kết hợp thi tuyển và xét tuyển. Cụ thể: kết hợp kết quả học bạ THPT hoặc kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả thi năng khiếu tại ĐH Sư Phạm HN.

Đối tượng: Thí sinh xét tuyển vào các ngành Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Âm nhạc, Giáo dục Mầm non – Sư phạm Tiếng Anh, Giáo dục Mầm non.

[Theo Đại học Sư phạm Hà Nội]

Đại học Sư phạm Hà Nội Tuyển sinh 2022

Năm 2022, lần đầu tiên Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực để xét tuyển đại học. Kỳ thi này gồm tám môn là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Trong đó, đề thi Ngữ văn sẽ có 30% là câu hỏi trắc nghiệm về ngôn ngữ và 70% tự luận. Các môn còn lại có 70% câu hỏi trắc nghiệm và 30% tự luận.

Đề tham khảo từng môn như sau:

Toán Ngữ văn
Tiếng Anh Vật lý
Hoá học Sinh học
Lịch sử Địa lý

Thí sinh có cần có hạnh kiểm tất cả học kỳ ở bậc THPT từ loại Khá và điểm trung bình chung của 5 học kỳ [lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12] từ 6,5 trở lên. Các em được đăng ký tối đa hai nguyện vọng. Các nguyện vọng này hoàn toàn độc lập với xét bằng phương thức khác như dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.

Nguyên tắc xét tuyển là theo từng ngành dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực hai môn [đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên]. Đối với các ngành có thi năng khiếu, trường xét tổng điểm các môn thi đánh giá năng lực cộng môn năng khiếu [đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên]. Thí sinh xem môn thi đánh giá năng lực, chỉ tiêu của từng ngành tại đây.

Quảng cáo

Thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực theo hình thức trực tuyến đến ngày 1/4 trên Cổng thông tin tuyển sinh của Đại học Sư phạm Hà Nội tại địa chỉ //ts2022.hnue.edu.vn/. Ngày 5/5, nhà trường sẽ công bố danh sách phòng thi, số báo danh tại website //tuyensinh.hnue.edu.vn chứ không gửi giấy báo dự thi.

Kỳ thi sẽ diễn ra vào 7/5, công bố kết quả vào 31/5.

Khác với kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hay đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, kỳ thi riêng của Đại học Sư phạm Hà Nội có các môn thi tương tự thi tốt nghiệp THPT. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình ôn tập.

Quảng cáo

TS Trần Bá Trình, Phó phòng đào tạo Đại học Sư phạm Hà Nội, cũng khẳng định kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ phục vụ được cho kỳ thi đánh giá năng lực này. Tuy nhiên, cấu trúc đề thi của Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ kết hợp trắc nghiệm và tự luận thay vì trắc nghiệm hoàn toàn như đề thi tốt nghiệp THPT.

Theo ông Trình, việc để đề thi dưới dạng 100% trắc nghiệm có điểm mạnh là kiểm tra được phổ rộng kiến thức của học sinh nhưng chưa đánh giá được năng lực trình bày, suy luận của các em.

Với 30% đề thi được chuyển thành tự luận [trừ môn Ngữ văn], thí sinh sẽ bộc lộ được quá trình tư duy của mình, thể hiện năng lực trình bày. "Đó cũng là năng lực cốt lõi của nghề giáo viên và là lý do trường đưa phần tự luận vào", ông Trình nói.

Vì vậy, để làm tốt bài thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội, ông Trình lưu ý thí sinh ôn tập theo hướng đi vào bản chất của vấn đề, tức là khi học một khái niệm, định lý, kiến thức nào đó thì cần hiểu được bản chất chứ không theo kiểu nhớ máy móc, học thuộc.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Ngoài kỳ thi đánh giá năng lực nhằm tuyển khoảng 20-30% chỉ tiêu từng ngành, năm 2022, Đại học Sư phạm Hà Nội sử dụng bốn phương thức khác như năm ngoái, gồm xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển thẳng học sinh tham gia các đội tuyển học sinh giỏi, học sinh trường chuyên, có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế; xét học bạ THPT; xét kết hợp học bạ và kết quả thi năng khiếu với các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục mầm non và Giáo dục mầm non - Sư phạm Tiếng Anh.

Đại học Sư phạm Hà Nội cũng xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ưu tiên cộng điểm hoặc phỏng vấn xét tuyển thẳng đối với thí sinh viết và nộp bài luận, đồng thời bài luận đạt kết quả tốt.

Cận cảnh đề thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP HCM

[NLĐO] - Khi kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ tập trung vào mục tiêu xét tốt nghiệp THPT thì kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ giúp các trường có đủ dữ liệu để sử dụng cho công tác tuyển sinh.

  • Đặc sắc đào tạo của ĐHQG TP HCM là phát hiện, bồi dưỡng nhân tài

  • TP HCM kiến nghị được tự chủ tổ chức thi tốt nghiệp THPT

  • ĐHQG TP HCM thông tin về nghi vấn sai sót trong đề thi đánh giá năng lực

  • Đại học Quốc gia TP HCM công bố cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2020

Trường ĐH Sư phạm đã mở cổng đăng ký dự kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt từ ngày 25-4 đến 15-5. Thí sinh có thể chọn đăng ký dự thi 1 hoặc nhiều bài thi. Xem chi tiết tại //dgnl.hcmue.edu.vn/vi/.

Thạc sĩ Phan Lê Quốc, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP HCM, cho biết kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt cho các thí sinh thông qua 6 bài thi: toán, lý, hoá, sinh, văn, tiếng Anh. Thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc nhiều bài thi trong số 6 bài thi để đăng ký xét tuyển vào các ngành học có áp dụng phương thức tuyển sinh theo hình thức xét tuyển dựa trên đề án tuyển sinh của trường. Ví dụ, thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Sư phạm Toán học thì sẽ dự thi bài thi đánh giá năng lực Toán học. Điểm bài thi này sẽ được nhân đôi khi xét tuyển.

Ông Quốc nhận định khi kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ chỉ tập trung vào mục tiêu xét tốt nghiệp THPT thì kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ giúp các trường có đủ dữ liệu để sử dụng cho công tác tuyển sinh của mình.

ThS Lê Phan Quốc trong ban tư vấn chương trình Đưa trường học đến thí sinh năm 2022 do Báo Người lao động tổ chức tại Đồng Nai, ngày 16-4. Ảnh: Tấn Thạnh

Về cầu trúc đề thi, bài thi đánh giá năng lựctoán, vật lý, hóa, sinh có 50 câu hỏi, gồm: 35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 4 lựa chọn, trong đó có một đáp án đúng duy nhất; 15 câu hỏi ở dạng trả lời ngắn, thí sinh tính toán và điền kết quả vào phần trả lời trên hệ thống.

Bài thi môn ngữ văn có 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với 4 lựa chọn, trong đó có một đáp án đúng duy nhất; 1 bài viết luận chủ đề nghị luận xã hội sẽ được ra theo định hướng mở với yêu cầu viết trong khoảng 600 từ, thí sinh làm bài trực tiếp trên hệ thống.

Thời gian làm bài thi các bài thi trên là 90 phút.

Với môn tiếng Anh, bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Bài thi có 4 phần, tương ứng với 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Thời gian làm bài: 180 phút.

Nội dung kiến thức trong các bài thi bám sát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, trong đó phần nội dung kiến thức trong chương trình lớp 12 chiếm tỉ lệ khoảng 70-80%, còn lại là nội dung kiến thức thuộc chương trình lớp 10, 11.

Riêng đối với bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh, ngữ liệu trong đề thi rất đa dạng, được lấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt được bảo lưu để xét tuyển trong vòng 2 năm. Theo đó, các học sinh lớp 11 hoàn toàn có thể đăng ký dự thi để sử dụng kết quả xét tuyển cho năm sau đó.

Theo kế hoạch của Trường ĐH Sư phạm TP HCM, kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt được tổ chức trong các ngày từ 1 đến 3-6.

Huy Lân

Video liên quan

Chủ Đề