Dàn ý Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Nếu cổ tích cho ta những phép kì diệu của ông bụt bà tiên, truyền thuyết cho ta những hiểu biết về cội nguồn mọi vật thì ca dao tục ngữ lại cho ta một vốn sống phong phú và quý giá. Đó không phải là những giáo điều khô khan được trình bày dưới dạng định nghĩ khái niệm mà là đúc kết sau bao năm lao động của ông cha ta. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” chính là một lời nhắn nhủ của thế hệ đi trước với thế hệ mai sau. Dù đã có từ lâu nhưng đến nay, câu tục ngữ vẫn giữ vẹn nguyên ý nghĩa và vẫn là bài học sống sâu sắc cho mọi người. trong chường trình ngữ văn lớp bảy, chúng ta có thể gặp đề bài giải thích câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Để làm được đề bài này, chúng ta cần đảm bảo bố cục ba phần cho bài viết của mình, đó là thân bài, mở bài và kết bài. Đặc biệt khi triển khai chi tiết thân bài, chúng ta cần giải thích câu tục ngữ, rồi sau đó mới bình luận về ý nghĩa gợi ra từ câu tục ngữ và có phần mở rộng để bài làm có độ sâu. Nếu các bạn cảm thấy khó khăn với đề bài này thì dàn ý dưới đây là một tài liệu tham khảo các bạn có thể sử dụng trong quá trinh làm bài. Chúc các bạn thành công!

I.Mở bài

Người ta nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Tiếng Việt phong phú, và vốn tục ngữ ca dao của nền văn học dân gian là một kho tàng quý giá của ngôn ngữ dân tộc. Ca dao tục ngữ vừa là sự đúc kết kinh nghiệm của ông cha lại vừa ẩn chứa những bài học sống ý nghĩa. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ mang nhiều ý nghĩa như thế.

II.Thân bài

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

  • Đi: hành động di chuyển đến nhiều nơi, nhiều địa điểm, gặp nhiều người và nhìn cuốc sống ở góc nhìn toàn diện hơn trong không gian đa chiều của nó.
  • Học: học hỏi, tiếp thu được nhiều kiến thức để đem lại hiểu biết cho bản thân.
  • Ngày đàng: biểu tượng cho quãng đường dài, khoảng không gian xã hội rộng lớn mà chúng ta đi được.
  • Sàng khôn: biểu tượng cho vốn hiểu biết phong phú đa dạng mà ta có thể thu được
  • Nghĩa cả câu: nếu biết đi ra ngoài xã hội, ta sẽ học được nhiều điều bổ ích. Từ đó, câu tục ngữ là lời khuyên con người nên biết hòa mình vào cuộc đời rộng lớn, đến nhiều nơi để học hỏi và thu được những kinh nghiệm quý giá giúp phát triển bản thân.

2. Bình luận về câu tục ngữ

  • Câu tục ngữ đã nêu lên một lẽ đúng ở cuộc sống, mang lại bài học sống tích cực và đúng đắn.
  • Cuộc sống là vô hạn, xã hội chính là khoảng không gian không biên giới, ẩn chứa nhiều điều để khám phá.
  • Nên đi đây đi đó, đi thật nhiều, in dấu chân lên thật nhiều vùng đất để trau dồi kiến thức, gây dựng vốn hiểu biết dồi dào cho bản thân.
  • Những giá trị sống không phải ngày một ngày hai mà thành, và mỗi giá trị lại chọn cho mình một vùng đất để dừng lại, vì thế cần đi nhiều để tiếp cận với những giá trị ấy.
  • Mỗi nơi lại có một nền văn hóa riêng, mỗi nơi lại chọn cho mình một tín ngưỡng riêng. Việc “đi” sẽ tạo điều kiện cho chúng ta được đến gần hơn với những giá trị nhân loại ấy.
  • Khi lượng tri thức của ta giàu có, chúng ta sẽ phát triển bản thân mình hơn, cả về hành động lẫn nhận thức, mỗi cá nhân sẽ ngày càng hoàn thiện hơn và trưởng thành hơn.
  • Không chỉ thế, kinh nghiệm mà ta thu được còn giúp ta sống có ích hơn, để ta có thể góp sức xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh, giúp xã hội ngày càng phát triển thịnh vượng hơn.

3. Mở rộng

  • Lật ngược vấn đề: tuy đi nhiều cho ta nhiều lợi ích nhưng không phải vì thế mà ta đi bừa bãi. Chúng ta cần biết chọn nơi để đến, cần biết rõ bản thân mình cần gì khi đến với vùng đất ấy. Đừng để sự bồng bột làm những bước chân chúng ta mòn mỏi trên mảnh đất khô cằn.
  • Phê phán: phê phán thói quen học vẹt, học tủ đang trở nên rất phổ biến trong xã hội. Phê phán thói lười biếng, ngại di chuyển, không có tinh thần phấn đấu học tập vươn lên. Đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay, lười biếng càng trở nên trầm trọng hơn khi chúng ta giam mình trước màn hình máy tính điện thoại, nhìn thế giới qua quan điểm cảu người khác. Cần biết đi ra ngoài xã hội rông lớn để nhìn sự bao la vô tận của sự học, để chính mình nhìn cuộc ddoiwd bằng con mắt của mình.

III.Kết bài

Không một quyển sách nào có thể chứa cả thế giời, bách khoa toàn thư cũng chỉ là ước lệ mà con người đặt ra. Vì thế, hãy đi, để khám phá thế giới trong cái tận cùng mênh mông diệu kì của nó, hãy để đôi chân được di chuyển thật nhiều, hãy đến nhiều trạm xe, qua nhiều chuyến tàu để khám phá cuộc sống, bởi: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Quỳnh Phạm – wikisecret.com

Nguồn Internet

Đề bài: Em hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.     

I. Mở bài

- Muốn có tri thức phải không ngừng học hỏi, học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống xung quanh.

- Ông cha ta thấy rõ tầm quan trọng của sự học hỏi nên đã khuyên con cháu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

II. Thân bài

1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

- Đi một ngày đàng: một ngày đi trên đường.

- Học một sàng khôn: thấy được, học được nhiều điều hay, mở mang thêm trí óc.

- Tầm quan trọng của việc học hỏi mở rộng ra bên ngoài [về mặt không gian] để nâng cao hiểu biết và vốn sống.

2. Bình luận:

- Ý nghĩa của câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Có chịu khó đi đó đi đây thì tầm nhìn mới được mở rộng, hiểu biết mới được nâng cao, con người sẽ khôn ra.

- Trên khắp các nẻo đường đất nước, chỗ nào cũng có những cái hay, cái đẹp của cảnh vật, của con người. Đi nhiều, biết nhiều giúp con người trưởng thành, dày dạn và từng trải.

- Hiểu biết [khôn] càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn hơn; làm việc có. hiệu quả hơn, quan hệ với gia đình và xã hội tốt hơn.

- Trong giai đoạn mới hiện nay, việc học hỏi lại càng cần thiết. Vấn đề đặt ra là học những điều hay, điều tốt, có ích cho bản thân và cho việc xây dựng, phát triển đất nước; tránh điều dở, điều xấu. Học để làm chủ được mình, để đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

II. Kết bài

- Học hỏi là trách nhiệm thường xuyên, liên tục trong suốt đời mỗi người.

- Xác định mục đích của việc học hỏi là học điều hay lẽ phải, học những gì bổ ích cho bản thân, gia đình, xã hội.

- Phải có phương pháp học hỏi chủ động, sáng tạo và có chọn lọc để đạt được hiệu quả cao.

- Câu tục ngữ trên là bài học kinh nghiệm cho mọi người.

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
 

I. Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

1. Mở bài

Giới thiệu về câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"

2. Thân bài

* Giải thích câu nói:- "Đi" hoạt động vật lí của bước chân -->  hoạt động giao lưu, học hỏi, tiếp xúc với bên ngoài.- "một ngày đàng" đơn vị đo lường thời gian -->  thời gian để trải nghiệm, khám phá thế giới bên ngoài.- "học" là hoạt động tích lũy tri thức, mở rộng vốn hiểu biết- "sàng khôn" là lượng kết quả thu được sau những trải nghiệm, tìm tòi.

-->  Ý nghĩa: Mỗi hoạt động trải nghiệm, tìm tòi đều mang đến những tri thức, hiểu biết về cuộc sống, xã hội.

* Bàn luận về câu tục ngữ:- Kiến thức bao la, vô tận mà con người khó lòng nhận thức được hết.- Để hiểu về thế giới, trang bị thêm kiến thức cho bản thân bên cạnh việc học tập trên sách vở cần thêm những trải nghiệm tìm tòi, khám phá.- Khi đi nhiều -->  Tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân.

- Nếu bỏ dành thời gian tìm hiểu, dấn thân vào những thách thức, hiểu biết tích cực của bạn sẽ ngày một nhiều hơn.

* Liên hệ thực tiễn:- Hiện nay nhiều bạn ngại học, lười khám phá, lựa chọn lối sống "trong bao".- Cần ra bên ngoài gặp gỡ, trò chuyện và khám phá những điều thú vị

- Sự trải nghiệm chính là món quà vô cùng quý giá mà mỗi người ban tặng cho chính mình, tự nắm bắt và thực hiện nó.

3. Kết bài- Nhận xét về tính đúng đắn của câu tục ngữ- Rút bài học nhận thức cho bản thân

II. Bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Vốn hiểu biết của mỗi người là rất quan trọng, nó giúp ích cho chúng ta trong mọi công việc của đời sống. Người càng hiểu biết, càng ham học hỏi thì càng có sự thành công lớn trong sự nghiệp. Vì vậy, việc học hỏi chính là tiền đề của mọi sự hiểu biết, bạn có thể học trong nhà trường, trong gia đình và cả ngoài xã hội, bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Mỗi nơi bạn đến, mỗi con đường bạn đi qua đều có dấu ấn của những kiến thức mà bạn tích lũy được. Bởi vậy, ông cha ta từ ngày xưa đã có câu:" Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".

"Đi" là một hoạt động của con người nhằm bước ra ngoài giao lưu, tiếp xúc với thực tế, với môi trường xã hội. "Một ngày đàng" ở đây được hiểu là khoảng thời gian khá ngắn để chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới bên ngoài. "Học" là việc tích lũy tri thức, thu nhận những vốn hiểu biết từ xã hội vào bên trong bản thân mình. "Một sàng khôn" là lượng kết quả mà mình có được sống quá trình cọ xát với thực tiễn...[Còn tiếp]

>> Xem chi tiết bài Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn tại đây.

------------------HẾT------------------

Để củng cố vốn kiến thức về những câu ca dao, tục ngữ Việt Nam đồng thời rèn luyện kĩ năng viết bài giải thích, bình luận, các em có thể tham khảo thêm: Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân, Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng, Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim, Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên.

Với Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn, các em không chỉ hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ mà còn được hướng dẫn cách xây dựng nội dung, triển khai ý tưởng cho bài văn giải thích câu tục ngữ.

Nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Dàn ý nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Dàn ý giải thích câu tục ngữ Có học mới nên khôn Dàn ý nghị luận câu tục ngữ Đi cho biết đó biết đây... Dàn ý giải thích câu tục ngữ An cư lạc nghiệp Giải thích câu tục ngữ Có học mới nên khôn

Video liên quan

Chủ Đề