Đăng ký xét tuyển đại học là gì

Thí sinh và phụ huynh tìm hiểu thông tin tại Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học 2022 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Từ ngày 22-7 đến 17h ngày 20-8, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không giới hạn số lần. Thí sinh phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình đăng ký xét tuyển. Thông tin đăng nhập bao gồm: tài khoản đăng nhập [dãy số CMND/CCCD của thí sinh], mật khẩu đăng nhập. Thí sinh cần bảo mật thông tin tài khoản và mật khẩu đăng nhập.

* Bước 1: Đăng nhập. Thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp để đăng nhập vào hệ thống tại: thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn. Tên đăng nhập: số CMND/CCCD/mã định danh; mật khẩu để đăng nhập hệ thống của thí sinh là mật khẩu được cấp khi đăng ký dự thi. Nhập mã xác nhận và bấm "Đăng nhập" vào hệ thống.

* Bước 2: Thí sinh kiểm tra các thông tin ở mục "Đối tượng ưu tiên", nếu chính xác rồi thì không cần chỉnh sửa.

* Bước 3: Nhập thông tin xét tuyển. Truy cập chức năng "Đăng ký thông tin xét tuyển sinh" ở góc trái màn hình để bắt đầu thực hiện đăng ký. Thí sinh bắt đầu kê khai thông tin tại các mục từ 1- 4. Sau khi hoàn tất thông tin, nhấp vào "Lưu thông tin đăng ký xét tuyển sinh".

* Bước 4: Thay đổi nguyện vọng. Thí sinh có thể thực hiện một trong các thao tác: sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng hoặc xóa, sửa, thêm mới nguyện vọng.

Thí sinh kéo xuống dưới để bắt đầu đăng ký các nguyện vọng xét tuyển, bấm vào nút "Thêm nguyện vọng". Nhập các thông tin: thứ tự nguyện vọng, mã trường, mã ngành, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn vào cửa sổ thêm mới.

[Lưu ý: các nhóm ngành/ngành/ chương trình sẽ được phân theo các phương thức xét tuyển của trường. Cần đọc thật kỹ để không chọn sai ngành cũng như phương thức tuyển sinh].

Sau khi nhập đầy đủ thông tin, thí sinh bấm nút "Chọn" để lưu thông tin.

Sau khi thêm mới các nguyện vọng, hệ thống sẽ hiện ra danh sách nguyện vọng của thí sinh. Để thêm mới nguyện vọng, tiếp tục nhấp vào "Thêm nguyện vọng" và thao tác. Chọn "Lưu thông tin" để lưu lại danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

Nếu muốn sửa nguyện vọng, nhấn "Sửa nguyện vọng" tại nguyện vọng cần sửa. Để sửa một nguyện vọng, nhấn biểu tượng hình bút chì của nguyện vọng đó. Thí sinh thực hiện sửa các thông tin cần sửa, sau đó nhấn "Chọn" để sửa nguyện vọng.

Nếu muốn xóa nguyện vọng, nhấn "Xóa nguyện vọng" tại nguyện vọng cần xóa. Để xóa một nguyện vọng, thí sinh nhấn chuột vào biểu tượng thùng rác màu đỏ của nguyện vọng đó. Khi màn hình thông báo hỏi "Bạn có muốn xóa lựa chọn này?" hiển thị, nhấn "Đồng ý" để xóa nguyện vọng này ra khỏi danh sách nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh hiện có.

Xếp thứ tự nguyện vọng: Để thay đổi thứ tự nguyện vọng, thí sinh nhập thứ tự nguyện vọng vào ô thứ tự nguyện vọng, sau đó nhấn nút "Xếp theo thứ tự NV" để sắp xếp theo thứ tự nguyện vọng tăng dần từ nguyện vọng thứ 1 đến nguyện vọng cuối cùng.

* Bước 5: Lưu thông tin. Sau khi thí sinh thêm nguyện vọng, sửa, xóa, xếp theo thứ tự nguyện vọng thì nhấn "Lưu thông tin" để thực hiện lưu các thông tin vừa thay đổi. Thí sinh sử dụng đúng số điện thoại đã điền trong phiếu đăng ký dự thi và nhắn tin theo cú pháp TSO gửi 6058 [1.000 đồng/tin nhắn] để nhận mã xác thực.

Mã xác thực sẽ hết hiệu lực sau 30 phút kể từ khi nhận được tin nhắn. Ví dụ: TSO 01000001 gửi 6058. Sau đó, nhập mã xác thực được gửi về điện thoại rồi nhấn "Xác nhận đăng ký". Nhấn nút "Đồng ý" để lưu thông tin.

* Bước 6: Kiểm tra thông tin đăng ký xét tuyển.

Sau khi thí sinh đã đăng ký/điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển thành công, thoát khỏi chức năng đăng ký nguyện vọng và hệ thống. Sau đó đăng nhập lại hệ thống, vào chức năng "Đăng ký nguyện vọng trực tuyến". Vào trang thông tin nguyện vọng, thí sinh thực hiện in danh sách nguyện vọng sau khi điều chỉnh và lưu lại.

* Bước 7: Thanh toán lệ phí. Để thực hiện thanh toán lệ phí, thí sinh nhấn nút "Thanh toán". Kiểm tra thông tin xác nhận thanh toán và nhấn nút "Xác nhận thanh toán" [thí sinh chỉ phải nộp lệ phí đối với các nguyện vọng có sử dụng xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, 20.000 đồng/nguyện vọng].

Đối với xét tuyển sớm hoặc xét tuyển riêng, thí sinh đóng phí cho các trường. Các thí sinh đã có kết quả đủ điều kiện trúng tuyển sớm nay chỉ đăng ký lại nguyện vọng trên hệ thống thì không cần đóng phí. Nếu các thí sinh này muốn đăng ký xét tuyển thêm theo điểm thi THPT thì phải đóng phí theo số lượng nguyện vọng.

Thí sinh nhấp "Đồng ý" để thực hiện thanh toán. Tiếp theo, chọn các ngân hàng và nhấn nút "Thanh toán". Sau đó nhấn "Tiếp tục" để chuyển sang bước tiếp theo. Điền thông tin số thẻ và nhấn nút "Thanh toán".

Sau khi thanh toán thành công, thí sinh có thể thực hiện in biên lai bằng cách nhấn vào nút "In biên lai", và nhấn "In danh sách" để thực hiện in danh sách các nguyện vọng. Thí sinh nhấn vào "Lịch sử giao dịch" để xem giao dịch.

* Ông Nguyễn Mạnh Hùng [chuyên viên chính Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT]:

Mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng

Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành, phương thức tuyển sinh ở tất cả các trường được xếp thứ tự từ 1 đến hết [nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất].

Tất cả các nguyện vọng xét tuyển của thí sinh theo các phương thức xét tuyển được xử lý trên hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số nguyện vọng đã đăng ký khi đảm bảo điều kiện trúng tuyển.

Từ ngày 21-8 đến 17h ngày 28-8, thí sinh phải xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng trên hệ thống đồng thời nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến. Nếu thí sinh chưa thực hiện các việc trên thì hệ thống chưa chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng.

* TS Nguyễn Trung Nhân [trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM]:

Cần tìm hiểu kỹ

Thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin về mã trường, mã tuyển sinh, mã phương thức xét tuyển [Bộ GD-ĐT đã công bố mã đăng ký nguyện vọng đối với 20 phương thức], mã tổ hợp được công khai trong đề án tuyển sinh trên website của các trường để nhập liệu cho chính xác thông tin nguyện vọng đăng ký xét tuyển lên hệ thống của bộ.

* TS Phạm Tấn Hạ [phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa họcxã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM]:

Nếu còn lăn tăn...

Với quy định chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất, nếu thí sinh thật sự yêu thích ngành, trường nào đó đã đủ điều kiện trúng tuyển thì nên đặt nguyện vọng 1.

Nếu còn lăn tăn thì đăng ký xét bằng điểm thi THPT theo thứ tự ưu tiên ngành mình yêu thích, phù hợp với năng lực của mình, đồng thời phải đặt nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm bên dưới. Khi đó, nếu không trúng tuyển bằng phương thức xét điểm thi THPT thì vẫn đảm bảo việc thí sinh trúng tuyển.

Đắn đo xếp nguyện vọng đại học vì học phí

TRẦN HUỲNH

Công ty Cổ phần Công nghệ Prep

Mã số doanh nghiệp: 0109817671

Địa chỉ: B15 TTHVCS, TDP Hoàng 16, P. Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội

Trung tâm Ngoại ngữ Prep

Hotline: 0931 42 8899

Giấy chứng nhận Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 153/GCN-SGDĐT ngày 20 tháng 01 năm 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp

Phương thức xét tuyển học bạ như thế nào? Điều kiện và hồ sơ xét tuyển ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết: 5 điều thí sinh cần biết khi xét tuyển học bạ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé. Let’s go.

Xét tuyển học bạ như thế nào, điều kiện, hồ sơ, thời gian xét tuyển và điểm xét tuyển như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được thuvienquocgia giải đáp trong bài viết dưới đây:

1. Xét học bạ là gì?

Xét tuyển học bạ là phương thức tuyển sinh đại học dựa trên kết quả điểm của 3 năm học THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn để xét tuyển. Phương thức này mới, tạo điều kiện cho thí sinh giảm bớt áp lực ôn tập, thi cử. Đây cũng là cơ hội lớn với các học sinh có kết quả học tập cấp 3 tốt rộng đường bước vào cánh cửa đại học.

Hiện nay, xét học bạ không còn là phương thức xa lạ với nhiều trường ĐH trên cả nước. Phương thức này có nhiều ưu điểm như:

  • Giảm áp lực thi cử: Tiêu chí để xét học bạ chính là kết quả học tập bậc THPT, có thể là từ lớp 10 đến lớp 12 hoặc chỉ xét riêng lớp 12. Khi đối diện với kỳ thi THPT quốc gia, nhiều bạn sẽ cảm thấy áp lực và có thể không gặp may mắn trong thi cử nên điểm thi không như ý muốn. Lúc này, bạn còn có sử dụng phương thức xét học bạ. Với phương thức xét học bạ, các bạn sẽ dễ dàng nắm bắt cơ hội vào ĐH bằng những tổ hợp môn thế mạnh của mình.
  • Tăng cơ hội trúng tuyển ĐH: Hiện nay, hầu hết các trường ĐH sử dụng nhiều phương thức xét tuyển, không chỉ đơn thuần là điểm thi THPT quốc gia. Vì vậy, bạn cũng có quyền sử dụng thêm các phương thức khác nhau để tăng cơ hội vào ĐH. Xét học bạ và xét điểm thi THPT quốc gia là 2 phương thức hoàn toàn độc lập, không ảnh hưởng lẫn nhau. Thí sinh có thể trượt phương thức xét điểm thi THPT quốc gia nhưng lại có thể đỗ bằng phương thức xét học bạ. Khi trúng tuyển sinh viên dù là xét học bạ hay điểm thi THPT quốc gia, hay tuyển thẳng… đều được thụ hưởng chương trình học và quyền lợi học tập giống nhau.
  • Có cơ hội nhận được học bổng nếu học bạ “đẹp”: Ở nhiều trường, điểm học bạ “đẹp” còn giúp thí sinh có cơ hội nhận được nhiều suất học bổng đầu vào giá trị, điều này sẽ giảm phần nào gánh nặng kinh tế khi nhập học.
  • Thủ tục, hồ sơ xét tuyển đơn giản với thời gian xét tuyển linh động theo các đợt tuyển sinh do trường quy định.

2. Xét tuyển học bạ như thế nào?

Phương thức xét tuyển học bạ như thế nào ở các trường cao đẳng và đại học

Hiện nay, phương thức xét tuyển học bạ đang được nhiều trường đại học và cao đẳng áp dụng. Vậy xét tuyển học bạ như thế nào? Tùy vào điều kiện, tổ hợp môn xét tuyển của từng ngành mà mỗi trường sẽ đưa ra các điều kiện, điểm xét tuyển khác nhau. Phương thức xét tuyển học bạ được các trường đưa ra nhằm đánh giá năng lực học tập của thí sinh một cách toàn diện.Thay vì đánh giá học sinh dựa trên 1 kết quả duy nhất là tốt nghiệp – đại học.

Vì vậy để trả lời cho câu hỏi: Xét tuyển học bạ như thế nào? các em thí sinh có thể hiểu đó là xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và học bạ của các lớp có thể 10, 11, 12 tùy vào từng ngành, từng trường mà các em đăng ký xét tuyển. Vì dụ trường Đại học Kinh tế TP.HCM có điều kiện xét tuyển là: Ưu tiên xét tuyển thẳng các em học sinh giỏi, hạnh kiểm khá. Xét tuyển học sinh học các trường THPT, các trường chuyên, năng khiếu trực thuộc các trường đại học, thành phố trên cả nước. Xét tuyển học bạ trên 6 kỳ [ lớp 10, 11, 12].

3. Điều kiện xét tuyển học bạ như thế nào?

Dựa vào hình thức xét tuyển, ngành mà các em học sinh đăng ký xét tuyển mà các trường sẽ đưa ra các điều kiện xét tuyển khác nhau. Dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia hoặc điểm tổng các môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt ở mốc điểm nhất định. Hạnh kiểm phải khá trở lên, các môn sẽ được đánh giá qua các kỳ hoặc là 6 kỳ, 5 kỳ, 3 kỳ hay 2 kỳ, 1 kỳ lớp 12 mà các trường đưa ra các điều kiện xét tuyển khác nhau.

Điều kiện xét tuyển học bạ phải phù hợp với chất lượng đào tạo đầu vào của trường, cũng như quy định xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo để bảo đảm chất lượng đầu vào của trường. Chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ liên quan đến điều kiện xét tuyển học bạ của một số trường, để các em có thể hiểu hơn về câu hỏi: Điều kiện xét tuyển học bạ như thế nào?

Ở trường Đại học Văn Lang TP.HCM có điều kiện xét tuyển như sau: Tuyển sinh dựa trên điểm tổng trung bình của 3 môn học lớp 12 nằm trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt từ 6.0 điểm trở lên, không có điểm liệt [từ 1 điểm trở xuống]. Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, điều kiện xét tuyển là: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, có điểm trung bình  học kỳ 1 và học kỳ 2 của lớp 12 đạt 6.0 điểm trở lên. Hoặc điểm tổng trung bình năm của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển lớp 12 phải đạt từ 6.0 điểm trở lên, hạnh kiểm khá…

4. Hồ sơ xét tuyển học bạ gồm những gì?

Hồ sơ xét tuyển theo phương thức xét học bạ khá đơn giản, dễ dàng không phức tạp như xét tuyển nguyện vọng. Các em đăng ký hồ sơ xét tuyển học bạ chỉ cần photo công chứng một số giấy tờ cơ bản sau:

1. Đơn đăng ký xét tuyển [Có mẫu của từng trường]

2. Bản photo học bạ công chứng

3. Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời [bản photo chứng thực]

4. Chứng minh thư nhân dân [bản photo chứng thực]

5. Giấy chứng nhận ưu tiên [nếu có]

6. Phong bì dán sẵn tem và ghi đầy đủ địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển

7. 04 ảnh 3×4

8. Lệ phí xét tuyển [tùy từng trường]

Các thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển học bạ bằng đường bưu điện hoặc đến trực tiếp các địa điểm nhận hồ sơ của trường. Thời gian xét tuyển học bạ cũng linh động, tùy thuộc vào mỗi trường. Hầu hết các trường chia làm 2 đợt nhận hồ sơ tuyển sinh: tháng 6 – tháng 8 và tháng 9 – tháng 11.

5.Thời gian xét học bạ vào đại học như thế nào?

Thời gian xét tuyển học bạ tại các trường đại học, cao đẳng thế nào?

Đối vời thời gian đăng ký xét tuyển học bạ mỗi năm sẽ khác nhau. Tùy vào điều kiện, phương thức xét tuyển, thời gian công bố điểm thi tốt nghiệp THPT mà các trường cao đẳng, đại học sẽ đưa ra các mốc thời gian xét tuyển khác nhau.

Đối với những em học sinh lớp 12, nộp hồ sơ xét tuyển học bạ có thể nộp trước ngày 20/7. Bên cạnh đó, nhiều trường sẽ tổ chức xét tuyển các đợt bổ sung nếu còn thiếu chỉ tiêu. Vì vậy, các em thí sinh có thể cập nhật tin tức tại các các trang website của trường, để có thông tin chính xác nhất về thời gian xét tuyển học bạ. Thời gian xét tuyển học bạ hiện chưa xác định được mốc thời gian cụ thể, bởi nó phụ thuộc vào điều kiện, thời gian tuyển sinh của các trường.

6. Điểm chuẩn xét học bạ vào đại học như thế nào?

Điểm chuẩn xét tuyển là điểm nằm trong điều kiện xét tuyển của từng trường. Tùy vào ngành học, chỉ tiêu tuyển sinh mà các trường đại học sẽ đưa ra mức điểm tuyển sinh đầu vào khác nhau. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng sẽ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng trung bình môn [trong tổ hợp môn xét tuyển].

Ở một số trường cao đẳng, đại học sẽ xét điểm tổng trung bình môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt 6.0 điểm trở lên hoặc điểm tổng 3 môn trong tổng hợp môn xét tuyển + điểm ưu tiên đạt từ 18.0 điểm trở lên. Hơn nữa, điểm chuẩn xét tuyển cá năm sẽ khác nhau, vì vậy các em cần phải cập nhật thông tin liên tục để biết được điều kiện, hồ sơ, điểm xét tuyển chính xác nhất nhé.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về 5 điều cần biết khi xét tuyển học bạ . Với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các em có thêm nhiều thông tin chi tiết tuyển sinh hơn.

7. Những điều cần lưu ý khi đăng ký nguyện vọng bằng phương thức xét học bạ

  • Dù là xét học bạ, thí sinh vẫn phải đảm bảo điều kiện là đỗ tốt nghiệp cấp 3.
  • Xét tuyển học bạ và xét tuyển nguyện vọng là hai phương thức hoàn toàn độc lập nên thí sinh dù đã xét học bạ vào một trường thì vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào một trường khác; hoặc ở cùng một trường thì vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào một ngành khác, với một tổ hợp môn khác… Sĩ tử có thể đăng ký xét tuyển học bạ vào một trường dù không đăng ký nguyện vọng vào trường đó.
  • Với phương thức xét tuyển học bạ không giới hạn số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Do đó, bạn có thể nộp hồ sơ vào nhiều ngành và nhiều trường khác nhau, vì đây là hình thức xét tuyển riêng. Nếu trúng tuyển nhiều ngành thì sẽ được chọn ngành yêu thích nhất.
  • Tùy từng trường Đại học lại có cách thức xét tuyển học bạ riêng. Có trường năm trước xét học bạ nhưng năm nay lại không xét học bạ và cũng có trường năm ngoái không xét nhưng năm nay lại xét học bạ. Thí sinh cần tham khảo kỹ thông tin của từng trường trước khi quyết định.
  • Ở một số trường đại học, số lượng hồ sơ đăng ký phương thức xét học bạ rất lớn ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên. Ở đợt sau có thể điều kiện xét tuyển sẽ cao hơn. Do đó, thí sinh nộp hồ sơ càng sớm càng tốt để có khả năng trúng tuyển cao hơn.
  • Để nắm chắc cơ hội trúng tuyển và không phí thời gian, thí sinh cần hiểu rõ kết quả học tập THPT của mình cũng như điều kiện xét tuyển của trường ĐH.
  • Bạn cần chuẩn bị thật đầy đủ hồ sơ xét học bạ. Bởi nếu không nộp đủ giấy tờ cần thiết, hồ sơ của bạn có rất nhiều khả năng sẽ bị loại.
  • Việc xét tuyển học bạ có số chỉ tiêu nhất định tùy từng trường, thí sinh nên đăng ký dự thi THPT quốc gia và dùng điểm thi xét tuyển Đại học để tránh trường hợp xét tuyển học bạ mà không đỗ.

Bạn có thể quan tâm: Điểm danh các trường xét tuyển học bạ ở tphcm 2021

Video liên quan

Chủ Đề