Dạng viết của chữ thuần việt như thế nào

Trong giới nghiên cứu Hán Nôm, khi đề cập tới chữ viết trong các văn bản tác phẩm Nôm vẫn thường nói đến "chữ Nôm vay mượn Hán", "chữ Nôm tự tạo", "chữ Nôm thuần Việt", "chữ thuần Nôm" v.v. Song nội dung của các thuật ngữ ấy hầu như chưa được xác định một cách minh bạch, và cách hiểu cũng vì vậy mà chưa thực sự thống nhất. Bên cạnh đó, cũng có thể còn có những cách phân tích lớp lang khác nhau đối với các chữ vuông có mặt trong văn bản các tác phẩm Nôm. Và cho đến nay, dường như vẫn chưa ai cung cấp một quang cảnh chung về phân lượng của các lớp chữ như thế trong văn bản tác phẩm Nôm.

Tình trạng vừa nêu một cách sơ lược như trên đây đòi hỏi phải có một sự minh định, giới thuyết rõ hơn về các lớp chữ Hán chữ Nôm trong văn bản các tác phẩm Nôm. Bài viết này cố gắng tiếp cận vấn đề đặt ra dựa trên cơ sở những cứ liệu cụ thể có được qua phân tích và thống kê các chữ Hán và chữ Nôm trong một số văn bản tác phẩm Nôm Việt.

1. Chữ Nôm tự tạo và chữ Hán mượn dùng

1.1. Trước hết, tên gọi "tác phẩm Nôm" hay "tác phẩm chữ Nôm", "tác phẩm văn Nôm" được dùng khá phổ biến mà nội hàm của nó đã được mặc định theo hai sự phân biệt như sau:

Một là, tên gọi này dùng để trỏ những tác phẩm ngôn từ tiếng Việt được thể hiện bằng lối chữ ô vuông truyền thống, phân biệt trước hết với các tác phẩm khác của người Việt, nhưng viết bằng Hán văn, thường là văn ngôn tiếng Hán, cả hai loại tác phẩm này làm thành một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa thành văn nước ta - di sản Hán Nôm. Khi một tác phẩm Hán văn được dịch sang chữ Nôm, thì theo cách gọi truyền thống, ta có các bản "giải âm" hoặc "diễn âm" tác phẩm Hán văn ấy [vd: bản "giải âm" sang văn Nôm tác phẩm Hán văn Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, tương truyền do Nguyễn Thế Nghi thực hiện].

Hai là, tên gọi này còn có thể dùng để phân biệt với các tác phẩm tiếng Việt bằng chữ Quốc ngữ, ra đời muộn hơn các tác phẩm bằng chữ Nôm, nhưng song hành với các tác phẩm Nôm từ thế kỷ XVII cho đến thế kỷ XX. Khi một tác phẩm chữ Nôm được phiên âm sang chữ Quốc ngữ, thì ta có "văn bản chữ Quốc ngữ" bên cạnh "văn bản chữ Nôm" của cùng một tác phẩm ấy [Vd: các văn bản chữ Nôm và các văn bản chữ quốc ngữ của Truyện Kiều - tác phẩm thơ Nôm của Nguyễn Du].

1.2. Khi ta gọi một tác phẩm tiếng Việt được viết bằng thứ chữ vuông biểu âm biểu ý theo kiểu Hán tự là "tác phẩm Nôm" hoặc "tác phẩm chữ Nôm", thì mặc nhiên ta thừa nhận rằng toàn bộ những chữ vuông ấy là chữ Nôm, văn tự cổ truyền của người Việt, trong sự phân biệt với chữ Hán [của tiếng Hán] và chữ Quốc ngữ [của tiếng Việt]. Tuy nhiên, khác với văn bản chữ Quốc ngữ, trong đó không hề có mặt những chữ Hán được mượn dùng như trong văn bản chữ Nôm, như trên kia đã nói đến. Bởi vậy, có sự cần thiết phải xem xét kỹ các lớp chữ vuông khác nhau trong một văn bản tác phẩm Nôm.

Một người thông thạo Hán ngữ và chữ Hán mà không biết Việt ngữ và không đọc được tác phẩm văn Nôm [chẳng hạn là một học giả Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí là học giả phương Tây] khi nhìn kỹ vào một văn bản tác phẩm Nôm, hoàn toàn có thể nhận ra những chữ nào là chữ Hán quen thuộc với họ, và những chữ nào là chữ "lạ mắt", mà họ chưa từng được biết. Trong trường hợp này, người ta có thể tạm hiểu rằng những chữ "lạ mắt" ấy chính là "chữ Nôm tự tạo", phân biệt với những chữ còn lại là "chữ Nôm mượn Hán".

Thí dụ, hai dòng đầu tiên của Truyện Kiều trong văn bản Nôm hoàn chỉnh, khắc in sớm nhất hiện có [Liễu Văn đường, 1866] nguyên văn là:

炧 璏 瑇 憥 圡 些

懄 才 懄 命 窖 卥唙 饒

Có thể nhận thấy ngay rằng các chữ 些, 才, 命, 窖, 唙, 饒 [đọc Nôm: ta, tài, mệnh, khéo, ghét, nhau] là những chữ vốn đã có trong các tự điển chữ Hán [xem, chẳng hạn: Hán ngữ đại tự điển hoặc Khang Hi tự điển] mà âm Hán Việt của chúng lần lượt là "ta", "tài", "mệnh", "kiếu / khiếu", "hát" [許 "hứa", 吉 "cát" thiết], "nhiêu". Có thể kể hoặc không kể vào đây chữ 罗 là vốn là một cách viết tắt chữ Hán "la" 羅, có hơi khác chút ít với cách viết giản thể của nó ở chữ Hán là 罗. Những chữ còn lại đều là thật sự lạ mắt đối với những ai chỉ biết chữ Hán mà không biết chữ Nôm, vì chúng không có mặt trong các tác phẩm Hán văn cũng như trong các tự điển chữ Hán.

1.3. Tuy nhiên, một cách nhìn nhận "từ bên ngoài", thuần túy theo mặt chữ như vậy đối với các chữ vuông trong văn bản tác phẩm Nôm chỉ mới đủ bảo đảm nhận ra đâu là những chữ trùng hình với chữ Hán và đâu là những chữ đặc hữu chỉ có ở văn bản tác phẩm Nôm. Còn nếu như ta xem xét các chữ ấy trong mối quan hệ với tiếng Hán và tiếng Việt, thì ta thấy tình hình có vẻ phức tạp hơn nhiều. Bởi vì, một chữ Hán thực sự, có khi được dùng để ghi chính ngữ tố [hình tiết - morphosyllabeme] Hán, nhưng nhiều khi còn có thể mượn dùng để ghi các ngữ tố tiếng Việt.

Trong hai dòng thơ dẫn ra trên đây, chỉ có 2 chữ 才 "tài" và 命 "mệnh" là thực sự ghi ngữ tố Hán được mượn vào tiếng Việt mà vẫn giữ nguyên hình chữ, nghĩa chữ và âm đọc Hán Việt. Những chữ Hán còn lại, thì người Việt đã mượn hình chữ với những cách xử lý khác nhau: Chữ 些 thì đọc theo âm Hán Việt "ta" mà bỏ nghĩa để ghi ngữ tố Việt ta; các chữ 窖, 唙, 饒 thì không đọc theo âm Hán Việt, mà đọc chệch đi theo âm Việt để ghi ngữ tố thuần Việt không liên quan với nghĩa chữ Hán vốn có; còn hai chữ 字字 thì tạo ra bằng cách ghép hai chữ Hán 字 "tự" để ghi ngữ tố Hán này đã được Việt hóa với âm đọc là chữ...

Lại ví như chữ Hán 末 đọc âm Hán Việt là "mạt" có nghĩa là 'ngọn cây, điểm cuối', đã được dùng vào văn bản tác phẩm Nôm Việt không những để ghi ngữ tố Hán, mà nhiều khi để ghi [theo âm tương tự] các ngữ tố thuần Việt như mắt, mặt, mất [vd: 勜 儍 僘 昆 末 麻 娂 末 俼 固 益 之 庄 Người nào đau con mắt mà xem mặt trời có ích chi chăng. 油 丕 矯 末 灵 魂 碎 Dầu vậy kẻo mất linh hồn tôi - dẫn từ Các Thánh truyện].

Trong các tác phẩm văn Nôm, còn có tình trạng một ngữ tố Hán vốn đã có chữ tương ứng, ví như chữ Hán 稟 đọc âm Hán Việt là "bẩm", một đôi khi lại được Nôm hóa bằng cách thêm bộ口 "khẩu" thành ra chữ 口稟 vẫn đọc là bẩm với nghĩa như chữ Hán "bẩm" 稟. Cũng vậy, trong Hán văn hai chữ "lão trượng" là 老丈, nhưng sang văn Nôm có khi viết 老仗, trong đó chữ "trượng" được gia thêm bộ "nhân" [dẫn theo Nguyễn Tài Cẩn [3, tr.206]]. Trong những trường hợp như vậy, các chữ Hán đã được "Nôm hóa" có thể là để nhấn mạnh nghĩa của chữ, mà hình thể chữ Hán nguyên gốc không thể hiện rõ.

Hiện tượng "Nôm hóa" các chữ Hán được mượn dùng trong văn Nôm tiếng Việt còn thể hiện khá rõ khi có sự giản lược nét bút và / hoặc thành tố chữ Hán để ghi âm cho các ngữ tố tiếng Việt. Đó là trường hợp của những hình chữ "lạ mắt" như: chữ làm 乄//[< “vi” 為 / 濫], chữ một  [< “một” 没], chữ hay[< “năng” 能], chữ mặc/mắc[< “mặc” 默], 丆ấy [

Chủ Đề