Đánh giá khả năng tự l àm sạch của sông năm 2024

Đề tài do nhóm tác giả PGS. TS. Phùng Chí Sỹ [Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường thành phố Hồ Chí Minh] và PGS. TS. Đinh Xuân Thắng, ThS. Nguyễn Thị Thanh Tú [Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh]thực hiện.

Ảnh minh họa

Quá trình tự làm sạch của thủy vực là sự phục hồi trở lại của thủy vực sau khi tiếp nhận các vật chất ô nhiễm. Đây là một quá trình phức tạp bao gồm các hoạt động của các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, tính chất nước thải, đặc điểm hình thái và chế độ thủy động học của thủy vực. Mỗi thủy vực khác nhau có khả năng tự làm sach khác nhau. Vì vậy, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để xác định hệ số tự làm sạch. Quá trình này là một trong những quá trình quan trọng trong việc nghiên cứu khả năng chịu tải chất ô nhiễm chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học của thủy vực, được nhiều nhà khoa học trên thế giới sớm quan tâm. Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu này còn hạn chế.

Sông Cu Đê nằm ở phía Bắc thành phố Đà Nẵng có tổng diện tích lưu vực là 426 km2 đổ ra vịnh Đà Nẵng, là nguồn nước mặt quan trọng, cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và hoạt động du lịch; đồng thờ cũng là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Sông Cu Đê bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều, vòa những tháng nắng xâm nhập mặn sâu lên phía thượng nguồn làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của chất ô nhiễm hữu cơ.

Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu đánh giá chất lượng nước và khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trường nước sông Cu Đê thể hiện qua hệ số làm sạch f.

Nghiên cứu thực hiện trong điều kiện thủy văn kiệt nhất trong năm, với đối tượng nghiên cứu gồm các nguồn nước thải và nước mặt sông Cu Đê; chất ô nhiễm được xem xét đánh giá là các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.

Với mục tiêu đánh giá chất lượng nước và khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trường nước sông Cu Đê thể hiện qua hệ số làm sạch f. Hệ số tự làm sạch được tính dựa trên tỉ số giữa hằng số tốc độ hòa tan oxy qua mặt thoáng [k2] và hằng số tốc độ tiêu thụ oxy do quá trình phân hủy vật chất hữu cơ [k1]. Hệ số f được xác định qua biểu thức:

f = k2/k1

Kết quả nghiên cứu qua các đợt khảo sát ho thấy ở vùng hạ lưu sông Cu Đê có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ bởi các chất hữu cơ dễ phân hủy. Phạm vi và mức độ ô nhiễm đang tăng lên theo thời gian, đặc biệt là các tháng mùa khô, quá trình xâm nhập mặn lớn làm giảm khả năng tự làm sạch tự nhiên.

Sông Cu Đê hiện tại có khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm hữu cơ. Hằng số tốc độ phân hủy [k1] các hợp chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trường nước sông Cu Đê có giá trị trung bình trong khoảng 0,101 – 0,122 ngày-1 và hằng số tốc độ nạp khí [k2] có giá trị trung bình trong khoảng 0,17 - 0,29 ngày-1. Giá trị hệ số f dao động trung bình trong khoảng 1,39 – 2,87.

Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải bảo đảm các nguyên tắc nào? Thắc mắc đến từ bạn Quang Hào ở Biên Hòa.

Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải bảo đảm các nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:

Nguyên tắc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
1. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước phải đảm bảo tính hệ thống theo lưu vực sông và nguồn nước.
2. Đối với nguồn nước là sông, suối, kênh, rạch [sau đây gọi tắt là sông], khi thực hiện đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải phải được phân thành từng đoạn sông để đánh giá.
3. Việc phân đoạn sông, xác định mục đích sử dụng nước, lựa chọn lưu lượng dòng chảy, lựa chọn thông số chất lượng nước mặt, thông số ô nhiễm của các nguồn nước thải để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng đoạn sông phải bảo đảm tính hệ thống theo từng sông, hệ thống sông.
4. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ phải được thực hiện đối với từng thông số ô nhiễm.
5. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ phải dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng, khả năng tự làm sạch của nguồn nước, quy mô và tính chất của các nguồn nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước phải đảm bảo tính hệ thống theo lưu vực sông và nguồn nước.

- Đối với nguồn nước là sông, suối, kênh, rạch [gọi tắt là sông], khi thực hiện đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải phải được phân thành từng đoạn sông để đánh giá.

- Việc phân đoạn sông, xác định mục đích sử dụng nước, lựa chọn lưu lượng dòng chảy, lựa chọn thông số chất lượng nước mặt, thông số ô nhiễm của các nguồn nước thải để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng đoạn sông phải bảo đảm tính hệ thống theo từng sông, hệ thống sông.

- Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải được thực hiện đối với từng thông số ô nhiễm.

- Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng, khả năng tự làm sạch của nguồn nước, quy mô và tính chất của các nguồn nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải [Hình từ Internet]

Việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ nào?

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:

Phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông
1. Việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ sau:
a] Vị trí nhập lưu, phân lưu trên sông;
b] Chức năng nguồn nước, mục đích sử dụng nước của sông; vị trí các công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải; vị trí công trình hồ chứa, công trình điều tiết nước trên sông;
c] Chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ đối với các đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều;
d] Yêu cầu về bảo tồn, phát triển hệ sinh thái thủy sinh, giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng có liên quan đến nguồn nước;
đ] Đối với các sông liên quốc gia, liên tỉnh, ngoài việc căn cứ quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm d Khoản này, còn phải căn cứ vào đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính cấp tỉnh.
...

Như vậy, việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ sau:

- Vị trí nhập lưu, phân lưu trên sông;

- Chức năng nguồn nước, mục đích sử dụng nước của sông; vị trí các công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải; vị trí công trình hồ chứa, công trình điều tiết nước trên sông;

- Chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ đối với các đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều;

- Yêu cầu về bảo tồn, phát triển hệ sinh thái thủy sinh, giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng có liên quan đến nguồn nước;

- Đối với các sông liên quốc gia, liên tỉnh, ngoài việc căn cứ quy định tại các điểm a, b, c và điểm d khoản này, còn phải căn cứ vào đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính cấp tỉnh.

Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông bao gồm các nguồn nước nào?

Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:

Các nguồn nước phải đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước
1. Các sông thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, nội tỉnh, danh mục nguồn nước liên quốc gia, liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Các hồ thuộc danh mục nguồn nước liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Các nguồn nước không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải trên cơ sở mức độ quan trọng của nguồn nước đối với phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu về bảo vệ tài nguyên nước, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước.

Như vậy, các sông thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, nội tỉnh, danh mục nguồn nước liên quốc gia, liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành sẽ phải đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước.

Nếu các sông không thuộc các trường hợp nêu trên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT xem xét, quyết định việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải trên cơ sở mức độ quan trọng của nguồn nước đối với phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu về bảo vệ tài nguyên nước, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước.

Chủ Đề