Đánh giá thi sư phạm có cần học sinh giỏi không

Thứ Tư, 02/05/2018, 16:47

Tăng giảm cỡ chữ:

Năm 2018 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định riêng về điều kiện tuyển sinh ngành sư phạm; trong đó có quy định thí sinh xét tuyển vào trường sư phạm phải có học lực giỏi.

Quy định gây hiểu nhầm

Tại Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố nhiều điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018. Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của đông đảo thí sinh, phụ huynh là quy định về xét tuyển vào các ngành sư phạm.

Cụ thể, Điều 17 của Quy chế này chỉ rõ: “Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên như sau: Đối với trình độ ĐH xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Riêng các ngành sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên…”

Quy định nêu trên khiến nhiều người hiểu rằng: Để được xét tuyển vào ngành sư phạm trình độ đại học thí sinh phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Quy định này được cho là không hợp lý và thiếu thực tế, bởi những năm gần đây, lượng thí sinh đăng ký vào ngành sư phạm khá thấp vì lo ra trường không có việc làm; nay Bộ Giáo dục và Đào tạo nâng tiêu chuẩn đầu vào thì các trường sư phạm sẽ rất khó tuyển sinh.

Tuy nhiên, cách hiểu trên là không đúng với tinh thần của Điều 17. Theo đó, quy định thí sinh học lực giỏi mới được vào trường sư phạm chỉ áp dụng đối với những trường sư phạm xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT trong học bạ; đối với những trường xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định theo mức điểm nhất định.

Học lực giỏi mới được vào trường sư phạm chỉ là hiểu nhầm [Ảnh Thanh Tùng] 

Ít trường sư phạm xét tuyển dựa vào học bạ

Hiện tại, các trường ĐH sư phạm hoặc các khoa sư phạm của những trường Đại học lớn như: Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học sư phạm Thái Nguyên; Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh; Đại học sư phạm Đà Nẵng; khoa Sư phạm của Đại học Vinh… đều tuyển sinh dựa vào kết quả thi THPT quốc gia.

Do đó, không có nhiều trường đại học tuyển sinh ngành sư phạm theo phương thức xét học bạ, chỉ có: Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long và Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên: Xét tuyển học bạ 3 năm THPT; điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình các môn xét tuyển; Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh: Xét tuyển học bạ lớp 12; điểm xét tuyển là điểm trung bình lớp 12…

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo siết chặt tiêu chuẩn đầu vào của các trường xét tuyển ngành sư phạm dựa vào học bạ nhằm kiểm soát chất lượng sinh viên, tránh việc tuyển sinh ồ ạt, thế nhưng với tiêu chuẩn này, những trường trên có tuyển đủ chỉ tiêu hay không vẫn là một câu hỏi mà có lẽ phải đến khi kết thúc kỳ tuyển sinh năm nay mới có câu trả lời.

LuatVietnam

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xét tuyển thẳng các thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng được quy định tại khoản 2, điều 7 của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gọi tắt là diện xét tuyển thẳng 1 [XTT1]. Thí sinh phải nộp hồ sơ qua Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhà trường tổ chức cho thí sinh tự chọn, đăng kí viết bài luận [chủ đề, hình thức, thời gian thu bài luận sẽ thông báo sau] và ưu tiên cộng điểm hoặc phỏng vấn xét tuyển thẳng nếu thí sinh có bài luận được đánh giá tốt.

Ngoài ra, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội còn xét tuyển thẳng thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 theo hai phương thức sau:

1. Phương thức tuyển sinh 2 [PT2]: Xét tuyển thẳng các thí sinh là học sinh tham gia các đội tuyển học sinh giỏi; học sinh các trường THPT chuyên; học sinh các trường THPT trực thuộc trường ĐHSP Hà Nội, trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh; học sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế, gọi tắt là diện xét tuyển thẳng 2 [XTT2].

- Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ đạt loại Tốt, có học lực giỏi cả 3 năm ở bậc THPT và phải thỏa mãn một trong các điều kiện quy định dưới đây:

a.1. Thí sinh là học sinh đội tuyển cấp tỉnh/thành phố hoặc đội tuyển của trường THPT chuyên trực thuộc các trường đại học được tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

a.2. Thí sinh là học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố/trường đại học ở bậc THPT.

a.3. Thí sinh là học sinh trường THPT chuyên hoặc các trường THPT trực thuộc trường ĐHSP Hà Nội, trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

a.4. Thí sinh có các chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế IELTS hoặc TOEFL iBT hoặc TOEIC; DELF hoặc TCF; HSK và HSKK; chứng chỉ Tin học quốc tế MOS [Thời hạn 2 năm tính đến ngày 01/06/2022].

- Nguyên tắc xét tuyển:

+ Xét tuyển lần lượt theo thứ tự ưu tiên bắt đầu từ a.1, nếu còn chỉ tiêu sẽ xét tiếp lần lượt đến a.2, a.3, a.4 cho đến hết chỉ tiêu.

+ Đối với thí sinh đáp ứng điều kiện từ a.2 đến a.4, xét theo tổng điểm trung bình chung cả năm [viết tắt là TĐTBCCN] lớp 10, 11, 12 của môn học hoặc tổ hợp môn học ở bậc THPT theo quy định của mỗi ngành [đã cộng điểm ưu tiên, nếu có].

 Thông tin chi tiết xem tại các mục 4, mục 6 và mục 8 trong Thông báo tuyển sinh số 164/ĐHSPHN-ĐT ngày 27/01/2022].

2. Phương thức tuyển sinh 3 [PT3]: Xét tuyển sử dụng kết quả học bạ THPT, gọi tắt là diện xét tuyển thẳng 3 [XTT3].

- Điều kiện đăng ký xét tuyển:

+ Đối với các ngành đào tạo giáo viên: Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại tốt và học lực 3 năm ở bậc THPT đạt từ giỏi trở lên.

Riêng đối với ngành Sư phạm Tiếng Pháp, nếu thí sinh là học sinh hệ song ngữ tiếng Pháp điều kiện về học lực là lớp 12 đạt loại giỏi; đối với ngành Sư phạm Công nghệ điều kiện về học lực là lớp 12 đạt loại giỏi;

+ Đối với các ngành khác [ngoài sư phạm]: Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt từ khá trở lên và học lực 3 năm ở bậc THPT đạt từ khá trở lên.

- Nguyên tắc xét tuyển:

+ Xét TĐTBCCN lớp 10, 11, 12 của môn học hoặc tổ hợp các môn học theo quy định của mỗi ngành [đã cộng điểm ưu tiên, nếu có].

+ Trước hết xét các thí sinh thuộc diện XTT2 theo nguyên tắc xét tuyển của phương thức tuyển sinh 2, sau đó xét đến các thí sinh diện XTT3 [nếu còn chỉ tiêu].

Thông tin chi tiết xem tại các mục 4, mục 6 và mục 8 trong Thông báo tuyển sinh số 164/ĐHSPHN-ĐT ngày 27/01/2022].

3. Đăng ký xét tuyển

- Đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký tuyển sinh đại học năm 2022 [XTT2, XTT3] của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các hồ sơ theo quy định phải được scan và đính kèm đầy đủ khi đăng ký.

- Lưu ý:  Thí sinh không phải gửi hồ sơ bản cứng về Trường ĐHSPHN. Trường sẽ kiểm tra với hồ sơ gốc khi thí sinh trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học.

- Lệ phí: 25.000đ/01 hồ sơ xét tuyển.

- Hình thức nộp tiền:

Nộp tiền trực tuyến theo Hướng dẫn nộp tiền khi đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký tuyển sinh đại học năm 2022 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Dự kiến công bố kết quả trước ngày 25/07/2022 trên website //tuyensinh.hnue.edu.vn

TIỂU BAN TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH - TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI

Chủ Đề