Đánh giá tính chất hóa học chung của kim loại

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Tính chất hóa học chung của kim loại” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Hóa học 9 do Top Tài Liệu biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Tính chất hóa học chung của kim loại

A. tính oxi hóa.

B. tính axit.

C. tính bazo.

D. tính khử.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. tính khử.

– Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

– Kim loại dễ nhường e để tạo thành các cation nên tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

Kiến thức tham khảo về Kim loại và các tính chất của kim loại 

1. Giới thiệu chung về kim loại

Kim loại có tên tiếng anh là metal. Kim loại là nguyên tố hóa học, chúng tạo ra ion[+] [hay còn gọi là cation] và các mạng liên kết kim loại. Kim loại thuộc nhóm nguyên tố do độ ion hóa và đặc tính liên kết với các phi kim và á kim.

* Vị trí của nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, kim loại có vị trí ở nhóm IA [trừ H], IIIA [trừ Bo],nhóm IIA và một phần trong nhóm IVA, VA, VIA. Trong các nhóm B [ từ nhóm IB đến nhóm VIIIB]. Những kim loại phóng xạ gồm họ Lantan và actini.

2. Phân loại kim loại

Hiện kim loại được phân thành 4 loại sau:

+ Kim loại cơ bản: Là kim loại dễ dàng phản ứng với môi trường bên ngoài, tạo nên sự oxy hóa, ăn mòn..

+ Kim loại hiếm: Ngược lại với nhóm kim loại cơ bản, những kim loại này ít bị ăn mòn bởi axit, oxy. Và giá trị của chúng cũng cao hơn nhiều so với các kim loại còn lại như bạch kim, bạc, vàng,..

+ Kim loại đen: Là những kim loại có chứa Fe và có từ tính như gang, thép,.. kim loại đen rất phổ biến và có thể tái chế được nhiều lần.

+ Kim loại màu: Là những kim loại còn lại không phải kim loại đen, chúng có màu đặc trưng riêng và được sản xuất từ quặng màu thứ sinh hoặc nguyên sinh. Kim loại mày có thể chống ăn mòn tốt hơn kim loại đen.

3. Tính chất vật lý của kim loại

a. Tính dẻo

– Khi tác dụng cơ học đủ mạnh lên kim loại, nó bị biến dạng. Sự biến dạng này là do các lớp mạng tinh thể kim loại trượt lên nhau. Nhưng các lớp mạng tinh thể này không tách rời nhau mà vẫn liên kết với nhau nhờ các electron tự luôn luôn di chuyển qua lại giữa các lớp màng tinh thể. Do vậy, kim loại có tính dẻo.

– Những kim loại có tính dẻo hơn cả là Au, Al, Cu, Ag, Sn…..Người ta có thể dát được những lá vàng mỏng tới 1/20 micrôn [1 micrôn =1/1000 mm] và ánh sáng cso thể đi qua được.

b. Tính dẫn điện

– Nối kim loại với nguồn điện, các electron tự do trong kim loại chuyển động thành dòng. Nhiệt độ của kim loại càng cao thì tính dẫn điện của kim loại càng giảm. Hiện tượng này được giải thích như sau: ở nhiệt độ cao, tốc độ dao động của các ion dương kim loại càng lớn, sự chuyển động của dòng electron tự do càng bị cản trở.

– Những kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau là do mật độ electron tự  do của chúng không giống nhau. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe…

c. Tính dẫn nhiệt

– Đốt nóng một đây kim loại, những electron tự do ở đây di chuyển nhanh hơn. Trong quá trình chuyển động, những electron này truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng có nhiệt độ thấp hơn, vì vậy kim loại dẫn nhiệt được. Nói chung những kim loại nào dẫn điện thì dẫn nhiệt tốt.

– Những kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt không giống nhau. Thí dụ tính dẫn nhiệt của các kim loại giảm theo thứ tự Ag, Cu, Al, Zn, Fe,…

d. Ánh kim

Hầu hết kim loại đều có ánh kim, vì các electron tự do trong kim loại đã phản xạ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt ta có thể nhìn thấy được

=> Tóm lại, những tính chất của kim loại nói trên là do electron tự do trong kim loại ra

4. Tính chất hóa học của kim loại

Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử.

M → Mn+ + ne

a. Tác dụng với phi kim

– Nhiều kim loại có thể khử được phi kim đến số oxi hoá âm, đồng thời nguyên tử kim loại bị oxi hoá đến số oxi hoá dương.

Tác dụng với clo

– Hầu hết các kim loại đều có thể khử trực tiếp clo tạo ra muối clorua.

Tác dụng với oxi

– Hầu hết các kim loại có thể khử oxi từ số oxi hóa 0 [O0] xuống số oxi hóa -2 [O−2]

Tác dụng với lưu huỳnh

Nhiều kim loại có thể khử lưu huỳnh từ số oxi hóa 0 [S0] xuống số oxi hóa -2 [S−2]. Phản ứng cần đun nóng [trừ Hg].

b. Tác dụng với dung dịch axit

Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng

– Nhiều kim loại có thể khử được ion H+ trong dung dịch HCl, H2SO4 loãng thành hiđro.

Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc

– Hầu hết kim loại [trừ Pt, Au] khử được N+5 [trong HNO3] và S+6 [trong H2SO4] xuống số oxi hóa thấp hơn.

c. Tính chất hóa học của kim loại kiềm thổ là tác dụng với dung dịch muối

Kim loại hoạt động mạnh phản ứng với muối của kim loại yếu kết quả tạo ra muối và kim loại mới. Ngoại trừ K, Ba, Na,… vì trong điều kiện thường, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ tan trong nước.

2Al + 3FeSO4 →  3Fe + Al2[SO4]3

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Mg + FeCl2  → Fe + MgCl2

+] Những kim loại mạnh gồm: K, Na, Ca, Li, Ba, Sr,…trong điều kiện thường dễ dàng tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ.

A + nH2O →H2 + A[OH]n

+] Kim loại trung bình gồm: Zn, Mg, Al, Fe,… trong điều kiện nhiệt độ cao phản ứng với hơi nước tạo ra khí hidro H2 và oxit kim loại.

3Fe + 4H2O hơi → 4H2 + Fe3O4

Chủ Đề