Đạo luật quan trọng nhất trong chính sách mới của tổng thống mĩ ru-dơ-ven là đạo luật

Cuộc khủng hoàng kinh tế ở nước Mĩ (1929-1933) bắt đầu từ lĩnh vực nào?

Nội dung chủ yếu của đạo luật phục hưng công nghiệp là gì?

Dưới đây là lời giải chi tiết cho câu hỏi: “Đạo luật quan trọng nhất trong chính sách mới là” kèm với phần giải thích dễ hiểu và kiến thức vận dụng do Top lời giải biên soạn hay nhất, qua đó là tài liệu học tập hữu ích dành cho các bạn học sinh ôn tập tốt hơn

Trắc nghiệm: Đạo luật quan trọng nhất trong chính sách mới là

A. Đạo luật ngân hàng

B. Đạo luật phục hưng công nghiệp

C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp

D. Đạo luật chính trị, xã hội

Trả lời

Đáp án đúng: B. Đạo luật phục hưng công nghiệp

Đạo luật quan trọng nhất trong chính sách mới là Đạo luật phục hưng công nghiệp.

Để phục hồi sự phát triển về kinh tế thông qua “Chính sách mới” bao gồm các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Trong các đạo luật đó, đạo luật phục hưng công nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

Kiến thức tham khảo về Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

1. Nước Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ XX

- Kinh tế Mỹ phát triển mạnh trong thập niên 20 và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

- Để đạt được sự phồn vinh, giai cấp tư sản Mỹ đã cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghiệ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.

- Do bị bóc lột nặng nề, quá sức, thất nghiệp, những bất công trong xã hội và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển trong khắp các bang của nước Mỹ. Trong bối cảnh đó, tháng 5, năm 1921, Đảng cộng sản Mỹ được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mỹ.

Xem thêm:

>>> Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

2. Nước Mĩ trong những năm 1929-1939

a. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ

Nguyên nhân:

- Sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận, dẫn đến tình trạng “cung” vượt quá “cầu”.

Phạm vi, quy mô:

- Cuộc khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Ngày 29/10/1929, giá một loại cổ phiếu được cho là đảm bảo nhất sụt giảm tới 80% => hàng triệu người mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời.

- Từ lĩnh vực tài chính - ngân hàng, lan sang các ngành kinh tế khác.

- Từ Mĩ, cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ thế giới tư bản.

Hậu quả:

- Ngày29/10/1929, giá cổ phiếu sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời.

- Nhà máy đóng cửa, hàng ngàn ngân hàng theo nhau phá sản.

-Hàng triệu người thất nghiệp.

-Nhà nước không thu được thuế.

-Công chức, giáo viên không được trả lương.

-Khủng hoảng phá huỷ nghiêm trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

+ Năm 1932 sản lượng công nghiệp còn 53,8% (so với 1929).

+ 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản.

+ 10 vạn ngân hàng đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp.

=> Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng ra toàn nước Mĩ.

b. Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven

Chính sách mới - khôi phục và phát triển kinh tế

- Mục tiêu:chính sách mới nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.

- Nội dung:

+ Ban hành các đạo luật vềphục hưng công nghiệp,nông nghiệp và ngân hàng, đặt dưới dự kiểm soát củanhànước.

+ Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việccải tổ hệ thống ngânhàng.

+ Tổ chức lạisản xuất, cứu trợngười thất nghiệp.

+ Tạo thêm nhiềuviệc làm mớivàổn định xã hội.

- Tác dụng:

+ Mĩthoát khỏi khủng hoảngkinh tế.

+ Cứu nguy cho tư bản Mĩ.

+ Giải quyết phần nào khó khăn cho nhân dân lao động.

+ Góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản.

Chính sách đối ngoại

- Thực hiệnchính sách“láng giềng thân thiện”với các nước Mĩ Latinh.

+ Chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang.

+ Tiến hành thương lượng và hứa hẹn trao trả độc lập

=> Mục đích:Xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mỹ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này.

-Tháng 11/1933, Ru-dơ-ven chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

-Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Mĩ, bằng việc thông qua hàng loạt các đạo luật=> góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động., gây ra chiến tranh thế giới thứ hai.

=> Toàn nước Mỹ u ám sau ngày Thứ ba Đen tối (29/10/1929) khi phố Wall sụp đổ, mở đầu một thập niên người Mỹ vật lộn trong thất nghiệp, nghèo đói và lạm phát.

Trắc nghiệm: Vì sao đạo luật phục hưng công nghiệp đóng vai trò là đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của tổng thống Ru-dơ-ven?

A.Đảm bảo sự cân đối giữa cung và cầu

B.Đảm bảo nền tảng quan trọng nhất của nền kinh tế Mĩ

C.Đảm bảo vấn đề việc làm cho người lao động

D.Là cơ sở để ban hành các đạo luật khác

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Đảm bảo sự cân đối giữa cung và cầu

Đạo luật phục hưng công nghiệp đóng vai trò là đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của tổng thống Ru-dơ-venđề Đảm bảo sự cân đối giữa cung và cầu.

Giải thích:

Bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế là cuộc khủng thừa do việc sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận mà không đồng thời cải thiện đời sống cho người lao động. Để giải quyết vấm đề cân đối giữa cung và cấu, đạo luật phục hưng của “Chính sách mới” quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Do giải quyết đúng vấn đề bản chất của cuộc khủng hoảng nên đạo luật phục hưng công nghiệp là đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của nước Mĩ.

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức về nước Mĩ nhé!

1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng của Mĩ năm 1929-1933

Việc sản xuất ồ ạt và chạy đua theo lợi nhuận đã làm cho đất nước Mĩ vốn hùng mạnh đi đến tình trạng “cung” vượt quá “cầu”

=> Tạo ra sự khủng hoảng trầm trọng cho đất nước phát triển này.

2. Hậu quả của cuộc khủng hoảng của Mĩ năm 1929-1933

- Ngày29/10/1929, giá cổ phiếu sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời.

- Nhà máy đóng cửa, hàng ngàn ngân hàng theo nhau phá sản.

-Hàng triệu người thất nghiệp.

-Nhà nước không thu được thuế.

-Công chức, giáo viên không được trả lương.

-Khủng hoảng phá huỷ nghiêm trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng:

+ Năm 1932 sản lượng công nghiệp còn 53,8% (so với 1929).

+ 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản.

+ 10 vạn ngân hàng đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp.

3. “Chính sách mới” của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven

a) Chính sách mới - khôi phục và phát triển kinh tế

- Cuối năm 1932, Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới.

- Chính sách mới bao gồm các đạo luật:

+ Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.

+ Đạo luật ngân hàng.

+ Đạo luật cứu trợ người thất nghiệp.

+ Đạo luật phục hưng công nghiệp.

- Đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ đề mức lương và chế độ làm việc.

=> Bản chất: tăng cường vai trò của nhà nước trong quản lí và điều tiết nền kinh tế.

- Kết quả:

+ Đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.

+ Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, góp phần làm cho nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản.

b) Chính sách đối ngoại

- Thi hành chính sách láng giềng thân thiện đối với khu vực Mĩ Latinh.

- Công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

- Thực hiện chính sách “trung lập”, không tham dự vào các vấn đề quốc tế xảy ra bên ngoài châu Mĩ.

Đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của Tổng thống Ru-dơ-ven cuối năm 1932 là


A.

Đạo luật tài chính, ngân hàng

B.

Đạo luật Phục hưng công nghiệp.

C.

Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.

D.

Đạo luật chính trị, xã hội.