Đặt ca sinh năm bao nhiêu?

Cũng giống như bao hình thức phẫu thuật lớn khác, hình thức đẻ mổ cũng tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ lẫn bé.

Những rủi ro có thể gặp ở em bé bao gồm:

  • Gặp vấn đề hô hấp: Trẻ sinh mổ thường cảm thấy khó thở hơn, bởi vì khi sinh thường, những cơn co thắt tử cung của người mẹ rất có lợi cho phổi của bé.
  • Nguy cơ hen suyễn: Một loại vi khuẩn được tìm thấy trong ruột cũng được cho là nguyên nhân gây dị ứng và hen suyễn cho trẻ sau này.
  • Chấn thương phẫu thuật: Dù là hiếm gặp, nhưng việc sơ ý để các dụng cụ phẫu thuật có thể làm tổn thương da em bé trong quá trình mẹ sinh mổ vẫn có nguy cơ xảy ra.

Những rủi ro mà mẹ có thể gặp khi sinh mổ bắt con:

  • Nhiễm trùng: Mẹ bầu sinh mổ có thể đối mặt với những nguy cơ nhiễm trùng như viêm tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng vết mổ đẻ.
  • Mất nhiều máu: Việc sinh mổ khiến bạn mất nhiều máu hơn sinh thường, nhất là trong quá trình phẫu thuật.
  • Ảnh hưởng của thuốc tê: Mẹ bầu sinh mổ thường sẽ được gây tê tủy sống [một số trường hợp gây tê ngoài màng cứng do có nhu cầu giảm đau sau mổ] để làm mất cảm giác vùng bụng của mẹ. Phương pháp này tuy an toàn hơn biện pháp gây tê toàn thân nhưng mẹ vẫn có thể gặp rủi ro như đau đầu dữ dội hoặc tổn thương thần kinh.
  • Cục máu đông: Quá trình phẫu thuật sinh mổ cũng làm tăng nguy cơ phát triển, hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông nằm trong phổi sẽ gây tắc nghẽn phổi, đe dọa tính mạng người mẹ.
  • Chấn thương phẫu thuật: Mặc dù hiếm gặp nhưng tình trạng chấn thương phẫu thuật ở bàng quang hoặc ruột có thể xảy ra trong quá trình sinh mổ.
  • Dính kết: Đây là tình trạng các mô sẹo hình thành khiến cho các cơ quan nội tạng trong bụng mẹ kết dính với nhau hoặc dính vào thành bụng. Những người mẹ sinh mổ lần 2 sẽ có nguy cơ cao hơn. Tình trạng này sẽ khiến người mẹ thấy đau đớn, ảnh hưởng đến sự vận động.

Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì cho việc sinh mổ?

Nếu như được chỉ định sinh mổ trước khi có dấu hiệu chuyển dạ, bạn có thể trao đổi với bác sĩ sản khoa về hình thức gây tê, các vấn đề có thể làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng trong và sau khi sinh để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Bạn cũng có thể được đề nghị thực hiện một vài xét nghiệm máu nhất định trước khi tiến hành phẫu thuật như: xét nghiệm đông máu, nhóm máu… Những xét nghiệm này sẽ cung cấp thông tin về nhóm máu của bạn và nồng độ huyết sắc tố, thành phần chính của hồng cầu. Điều này sẽ hữu ích trong trường hợp bạn cần được truyền máu khi ca mổ đang diễn ra.

Ngay cả khi bạn đã lên kế hoạch hoàn hảo cho một ca sinh thường thì cũng cần có sự chuẩn bị tâm lý có thể phải sinh mổ nếu những tình huống bất ngờ xảy ra. Nguyên do là khi có tình huống khẩn cấp xảy ra, bác sĩ sẽ không có thời gian để giải thích quy trình hoặc trả lời chi tiết câu hỏi của bạn về việc sinh mổ.

Sau khi trải qua việc sinh mổ, bạn cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi. Thế nên ngay trước khi đi sinh, bạn có thể cân nhắc đến việc tìm kiếm một vài sự giúp đỡ trong thời gian đầu sau khi em bé ra đời.

Quá trình sinh mổ diễn ra thế nào và cần chuẩn bị điều gì?

Quá trình sinh mổ được chia thành 3 giai đoạn khác nhau như sau:

1. Trước khi ca phẫu thuật diễn ra

Bạn nên tắm bằng sữa tắm có tác dụng sát khuẩn vào buổi tối hôm trước hoặc buổi sáng vào ngày bạn tiến hành phẫu thuật. Vào buổi sáng trong ngày tiến hành sinh mổ, bạn thường được yêu cầu bơm thuốc thụt để có thể đi tiêu sạch sẽ, tránh trường hợp mẹ bầu đi tiêu trong khi sinh.

Sau khi bạn bước lên phòng mổ, vùng bụng của bạn sẽ được vệ sinh sạch sẽ và vô trùng. Bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để nước tiểu chảy vào túi chứa trong quá trình mổ nhằm đảm bảo vệ sinh. Bạn cũng sẽ được truyền dịch qua tĩnh mạch ở tay để không bị mất nước.

Tiếp sau đó, bạn sẽ được tiến hành gây tê. Hầu hết các ca sinh mổ thường gây tê cục bộ nên người mẹ vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình sinh. Trong một vài trường hợp khẩn cấp, mẹ bầu sẽ được gây mê toàn thân, nghĩa là bạn không có ý thức trong khi ca mổ diễn ra.

2. Trong quá trình tiến hành phẫu thuật sinh mổ

Đầu tiên bác sĩ sẽ rạch một đường trên thành bụng của bạn, thông thường bác sĩ sẽ rạch theo chiều ngang trong vùng mặc bikini. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể rạch một đường dọc từ rốn đến ngay phía trên xương mu. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện các vết mổ theo từng lớp thông qua mô mỡ và mô liên kết của bạn, tách cơ bụng để có thể tiếp cận với tử cung trong khoang bụng.

Nếu là vết mổ tử cung thì sẽ thường nằm ngang qua phần dưới của tử cung. Các loại vết mổ tử cung khác có thể được áp dụng tùy thuộc vào vị trí của em bé trong tử cung của bạn và liệu bạn có bị biến chứng hay không, chẳng hạn như các vấn đề về nhau thai.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa em bé ra thông qua các vết rạch tử cung. Sau đó, em bé được làm sạch mũi và miệng, rồi kẹp dây rốn. Nếu bạn tỉnh táo, bạn sẽ được nhìn em bé và bé được đặt da kề da trên vùng ngực -bụng của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy nhau thai ra, làm sạch tử cung và khâu lần lượt các vết cắt bằng chỉ tự tiêu.

3. Sau khi kết thúc quá trình sinh mổ

Sau ca mổ, bạn sẽ được đưa về phòng hậu phẫu để các nhân viên y tế theo dõi và chăm sóc trong khoảng 5 – 10 giờ. Sau đó, bạn sẽ được đưa về phòng nghỉ, nhân viên y tế sẽ khuyến khích bạn uống nhiều nước rút ống thông tiểu để bạn có thể đi tiểu bình thường. Sau ca mổ khoảng 24 giờ, bạn sẽ được khuyến khích đi bộ để ngăn ngừa táo bón và sự hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.

Bạn sẽ phải ở lại bệnh viện từ 3 – 5 ngày để các bác sĩ theo dõi tình trạng vết mổ nhằm tìm xem liệu có dấu hiệu nhiễm trùng hay không cũng như chăm sóc sức khỏe, giảm đau cho bạn.

Ngay khi về phòng nghỉ, bạn có thể bắt đầu cho con bú nếu cảm thấy thoải mái với việc đó. Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc có nên cho con bú ngay sau sinh mổ không. Câu trả lời là sinh mổ không có ảnh hưởng nhiều đến việc cho con bú, nên tốt nhất hãy cho trẻ bú sớm nhất có thể.

Trước khi xuất viện, hãy nói chuyện bác sĩ sản khoa về bất kỳ dịch vụ chăm sóc hay phòng ngừa nào mà bạn cần, chẳng hạn như việc ngừa thai sau sinh mổ hay các dấu hiệu bất thường mà bạn cần phải lưu tâm.

Khi nào bạn có thể được xuất viện?

Sau quá trình sinh mổ, việc bạn phải trải qua những cảm giác như mệt mỏi và khó chịu là điều hết sức bình thường. Để nhanh chóng phục hồi hơn, bạn cần:

  • Nghỉ ngơi mọi lúc khi có thể: Cố gắng giữ tất cả những thứ mà bạn và em bé có thể cần trong tầm tay. Trong vài tuần đầu tiên, tránh nâng bất cứ thứ gì nặng hơn so với trọng lượng em bé của bạn. Ngoài ra, tránh việc ngồi bật dậy đột ngột từ tư thế đang ngồi xổm hay đang nằm.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Để làm dịu cơn đau do vết mổ, các bác sĩ có thể khuyến cáo sử dụng miếng đệm sưởi ấm, ibuprofen, acetaminophen hoặc các loại thuốc khác để giảm đau. Hầu hết các loại thuốc giảm đau đều an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.
  • Tránh quan hệ tình dục: Để ngăn ngừa nhiễm trùng hay gây tổn thương vết mổ, bạn nên tránh quan hệ tình dục trong sáu tuần ca mổ.

Nên kiểm tra vết mổ của bạn thường xuyên để sớm phát hiện có nhiễm trùng hay không. Hãy chú ý đến bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bạn gặp phải. Đến bệnh viện ngay nếu có những biểu hiện như:

  • Vết mổ của bạn có màu đỏ, sưng hoặc rỉ máu
  • Bạn bị sốt
  • Bạn bị chảy máu nhiều
  • Bạn bị đau nặng hơn

Sinh con là một thiên chức cao quý mà ông trời đã ban tặng cho người phụ nữ. Nếu chẳng may bạn không thể sinh thường theo cách tự nhiên thì cũng đừng nên quá lo lắng. Hãy tìm hiểu kỹ các quá trình sinh mổ sẽ diễn ra như thế nào để có sự chuẩn bị thật tốt nhé!

Chủ Đề