Dạy kể chuyện ở tiểu học theo yêu cầu mới

     Căn cứ công văn số 1848/ UBND-VHTT ngày 23/7/2019 về việc viết tin bài về các SKKN của đơn vị năm 2019 và công văn số 55/KT ngày 15/7/2019 của phòng Kinh tế quận Hoàng Mai về việc báo cáo kết quả thẩm định đối với các sáng kiến kinh nghiệm trên địa bàn quận Hoàng Mai năm 2019.

     Trong suốt quá trình giảng dạy của mình, tôi cũng đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi để đóng  góp một số SKKN của bản thân và đã đạt được giải C cấp Thành phố. Năm học 2018-2019 vừa qua, tôi cũng đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực Tiếng Việt, cụ thể là phân môn Kể chuyện lớp 4.

     Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động tương ứng với chúng là bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Kể chuyện là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Có thể nói đây là một phân môn không kém phần quan trọng trong chương trình vì nó kết hợp với phân môn khác đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, ngoài ra kể chuyện còn rèn kỹ năng nghe, kỹ năng kể cho học sinh.

     Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có vô vàn sự việc xảy ra với mỗi người về nhiều lĩnh vực. Mỗi chúng ta cũng được đọc, được nghe, được chứng kiến nhiều truyện trong cuộc sống thực. Đọc được, nghe được hay thấy được rồi nắm bắt và kể lại cho người khác nghe là một việc cần được rèn luyện ngay từ nhỏ. Những kỹ năng kể chuyện vô cùng quan trọng với mỗi người bởi từ xa xưa khi mà chữ viết chưa xuất hiện ông cha ta đã có những câu chuyện được lưu truyền, kể từ đời này sang đời khác. Vì vậy, rèn cho học sinh kỹ năng đọc, nghe, nắm bắt thông tin, sự việc rồi kể lại bằng ngôn ngữ của mình một cách đầy đủ, hấp dẫn là một việc làm không dễ đối với nhiều giáo viên. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, ngoài kiến thức ra thì mỗi người phải biết giao tiếp trong các môi trường xung quanh.

     Qua quá trình thực dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm khi dạy phân môn kể chuyện lớp 4 để đáp ứng yêu cầu hiện nay. Tích luỹ những kinh nghiệm, năm học 2018-2019 tôi chọn phân môn kể chuyện lớp 4 để đi sâu nghiên cứu giúp giáo viên, học sinh dạy và học tốt phân môn kể chuyện lớp 4.

     Đây cũng cũng chính là Sáng kiến kinh nghiệm của tôi với tên đề tài: “Một số biện pháp giúp dạy và học tốt phân môn kể chuyện lớp 4”.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

     1. MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

     “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

[Điều 2 Luật Giáo dục 2005]

     2. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TIỂU HỌC:

     2.1. Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống, coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.

     2.2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

[Điều 5 Luật Giáo dục 2005]

     3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC DẠY KỂ CHUYỆN Ở TIỂU HỌC:

     3.1. Giờ kể chuyện có liên quan đến nhu cầu nghe kể chuyện của trẻ em, góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh cho tâm hồn học sinh. Kể chuyện có sức mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ. Sức mạnh này bắt nguồn từ sức mạnh của công cụ mà phân môn kể chuyện sử dụng đó là tác phẩm văn học nghệ thuật giáo viên kể. Những tác phẩm, truyện kể đó tác động lớn đến tâm hồn và cảm xúc của các em, đem lại những xúc cảm thẩm mỹ lành mạnh góp phần hình thành nhân cách trẻ.

     3.2. Giờ kể chuyện góp phần tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ em và giúp cho trẻ sớm tiếp xúc với tác phẩm văn học. Ở bậc Tiểu học, học sinh được đọc, được nghe và tham gia kể hàng trăm câu chuyện ở các chủ đề, gồm các tác phẩm có giá trị của Việt Nam và thế giới. Do đó, vốn văn học của học sinh được tích luỹ dần. Đây là những hành trang quý sẽ theo các em trong suốt cuộc đời của mình. Giờ kể chuyện còn mở rộng tầm hiểu biết, khơi gợi trí tưởng tượng cho các em. Qua từng câu chuyện, thế giới muôn màu sắc mở rộng trước các em đặc biệt là cách cư sử của con người trong muôn vàn trường hợp khác nhau. Nói cách khác, truyện kể làm tăng thêm cho học sinh vốn hiểu biết về thế giới và xã hội loài người xưa và nay. Các truyện kể còn chắp cánh cho trí tưởng tượng của học sinh bay bổng. Cùng với lý tưởng, óc tưởng tượng là bệ phóng cho những hoài bão, ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống, bệ phóng cho sự sáng tạo.

     3.3. Giờ kể chuyện còn rèn luyện và phát triển kỹ năng nói và kể trước đám đông một cách có nghệ thuật, góp phần khêu gợi tư duy hình tượng của trẻ. Sống với các nhân vật trong truyện, tư duy hình tượng của trẻ được khêu gợi và có điều kiện phát triển cùng với cảm xúc thẩm mỹ. Qua từng câu chuyện, các em biết giá trị của từng chi tiết, thấm thía với từng hình ảnh nghệ thuật, từng nhân vật. Do đó, kể chuyện là miếng đất màu mỡ để trên đó tư duy hình tượng của học sinh phát triển. Mặt khác, giờ kể chuyện còn phát triển ngôn ngữ nói của học sinh. Điều đáng chú ý của học sinh, đây là cách nói trước đám đông một cách nghệ thuật. Cần phải rèn luyện để nắm bắt được các thủ thuật hấp dẫn người nghe, để có thể điều khiển được giọng kể hợp với diễn biến tưng loại truyện khác nhau. Có thể nói, ngôn ngữ nói được rèn luyện trong giờ kể chuyện hướng tới phong cách nghệ thuật.

     4. NỘI DUNG DẠY HỌC KỂ CHUYỆN:

     Nội dung dạy học kể chuyện quy định: kể chuyện có mục đích đem lại niềm vui cho học sinh, giáo dục cho các em tư tưởng, tình cảm lành mạnh, cung cấp thêm vốn hiểu biết về chủ đề học tương ứng. Kể chuyện còn có mục đích luyện ngôn ngữ nói cho học sinh. Các truyện mà các em được đọc, được nghe, được kể là những truyện có giá trị cao về nghệ thuật, tác dụng giáo dục tốt của nước ta và nước ngoài. Ngoài ra các em còn được kể những câu chuyện có thực trong cuộc sống hàng ngày mà bản thân các em tham gia hoặc chứng kiến có ý nghĩa. Trong quá trình dạy học kể chuyện ở lớp 4 nó tạo nên nội dung hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, qua đó kỹ năng học sinh cần đạt được là: kể lại được rõ ràng và tương đối mạch lạc các truyện đã đọc [trong hoặc ngoài chương trình] hoặc đã nghe, tham gia hay chứng kiến với dáng điệu tự nhiên, hấp dẫn.

     5. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU DẠY HỌC KỂ CHUYỆN LỚP 4:

     Phân môn kể chuyện giúp học sinh củng cố kỹ năng kể chuyện đã được hình thành và rèn luyện ở các lớp 1,2,3 đồng thời hình thành những kỹ năng mới về kể chuyện: biết kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe hoặc một việc làm, đã chứng kiến bằng ngôn ngữ của mình một cách hấp dẫn, lôi cuốn người nghe.

     Ngoài ra phân môn kể chuyện còn giúp học sinh mở rộng hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách con người mới.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP

     1. THỰC TRẠNG :

     1.1. Thuận lợi:

     1.1.1. Giáo viên:

- Được tập huấn và cung cấp đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, đồ dùng dạy học.

- Được tham dự, thảo luận và thống nhất ở các chuyên đề các cấp.

- Cập nhật thông tin.

     1.1.2. Học sinh:

- Có đầy đủ sách giáo khoa, được gia đình quan tâm.

- Thư viện nhà trường có nhiều đầu sách để học sinh mượn đọc.

     1.1.3.Chương trình:

     Cùng với các phân môn khác, phân môn Kể chuyện có vai trò rất quan trọng. Kể chuyện và Tập đọc là hai phân môn thể hiện chủ điểm trực tiếp nhất. Phân môn Kể chuyện ở cả ba nội dung luyện tập [Kể chuyện được nghe thầy, cô kể trên lớp; Kể chuyện đã nghe, đã đọc; Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia] đều yêu cầu học sinh kể lại những câu chuyện phù hợp với chủ điểm.

     * Các chủ điểm:

    Chương trình Tiếng Việt 4 gồm mười đơn vị học, mỗi đơn vị ứng với một chủ điểm và được học trong ba tuần [trừ chủ điểm “Tiếng sáo diều” ở Tập 1 học trong bốn tuần].

     Nếu như ở các lớp dưới, chủ điểm học tập xoay quanh những lĩnh vực rất gần gũi với học sinh như: Gia đình, Trường học, Thiên nhiên và Xã hội thì ở lớp 4 chủ điểm là những vấn đề về đời sống tinh thần của con người như: tính cách, đạo đức, năng lực, sở thích cụ thể như sau:

Tập 1 gồm 5 chủ điểm học trong 18 tuần

Tuần học

Tên chủ điểm

1,2,3

Thương người như thể thương thân [Lòng nhân ái]

4,5,6

Măng mọc thẳng [Tính trung thực, Lòng tự trọng]

7,8,9

Trên đôi cánh ước mơ [Uớc mơ]

10

Ôn tập giữa kì 1

11,12,13

Có chí thì nên [Nghị lực]

14,15,16,17

Tiếng sáo diều [Vui chơi]

18

Ôn tập cuổi học kì 1

Tập 2 gồm 5 chủ điểm học trong 17 tuần

Tuần

Tên chủ điểm

19,20,21

Người ta là hoa đất [Năng lực, Tài chí]

22,23,24

Vẻ đẹp muôn màu [Óc thẩm mỹ]

25,26,27

Những người quả cảm [Lòng dũng cảm]

28

Ôn tập giữa học kì 2

29,30,31

Khám phá thế giới [Du lịch, thám hiểm]

32,33,34

Tình yêu cuộc sống [Lạc quan, yêu đời]              

35

Ôn tập cuối học kì 2

     * Phân bố tiết học:

     Phân môn Kể chuyện lớp 4 tiếp tục củng cố và phát triển các kỹ năng kể chuyện đã được hình thành từ lớp 2, lớp 3 đồng thời mở rộng yêu cầu với ba kiểu bài tập là: Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp; Kể chuyện đã nghe, đã đọc; Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.

     Ở lớp 4, mỗi tuần học sinh được học 1 tiết Kể chuyện. Như vậy, cả năm học có 35 tiết học trong đó 4 tiết ôn tập [ở các tuần 10,18,28,35] và 31 tiết kể chuyện, trong đó:

Dạng 1: Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp:

Dạng này có 11 bài với 11 câu chuyện. Nội dung 11 truyện kể yêu cầu học sinh luyện tập theo sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 gắn với 10 chủ điểm của sách, riêng chủ điểm “Tiếng sáo diều” có hai truyện kể. Đó là: “Búp bê của ai” và “Một phát minh nho nhỏ”.

Tuần học

Chủ điểm

Tên câu chuyện

1

Thương người như thể thương thân

Sự tích Hồ Ba Bể

4

Măng mọc thẳng

Một nhà thơ chân chính

7

Trên đôi cánh ước mơ

Lời ước dưới trăng

11

Có chí thì nên

Bàn chân kì diệu

14

Tiếng sáo diều

Búp bê của ai

17

Tiếng sáo diều

Một phát minh nho nhỏ

19

Người ta là hoa đất

Bác đánh cá và gã hung thần

20

Vẻ đẹp muôn màu

Con vịt xấu xí

25

Những người quả cảm

Những chú bé không chết

29

Khám phá thế giới

Đôi cánh của ngựa trắng

32

Tình yêu cuộc sống

Khát vọng sống

Dạng 2: Kể chuyện đã nghe, đã đọc:

Kiểu bài tập này thường xuất hiện ở tuần thứ hai trong một chủ điểm học tập ở sách giáo khoa lớp 4 [riêng hai chủ điểm mở đầu sách là: Thương người như thể thương thân và Măng mọc thẳng thì kiểu bài này có cả ở tuần thứ ba]. Những câu chuyện này do học sinh tự sưu tầm trong sách báo hoặc nghe người khác kể lại trong đời sống hàng ngày. Sau khi lựa chọn được truyện kể đã đọc [hoặc đã nghe kể] phù hợp vời đề bài trong sách giáo khoa, học sinh đọc kỹ, nhớ lại câu chuyện đó để kể trước lớp cho thầy, cô và các bạn nghe sau đó luyện tập trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện đã kể. Do vậy, bên cạnh mục đích chung là rèn kỹ năng nói cho học sinh, kiểu bải tập này còn có mục đích kích thích học sinh ham đọc sách và hứng thú nghe kể chuyện.

Dạng bài tập này có 12 bài tập ở các tuần 2,3,5,6,8,12,15,20,23,26,30,33.

Tuần

Chủ điểm

Đề bài

2

Thương người như thể thương thân

Đọc bài thơ Nàng tiên Ốc rồi kể lại bằng lời của em.

3

Thương người như thể thương thân

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu

5

Măng mọc thẳng

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực.

6

Măng mọc thẳng

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng tự trọng.

8

Trên đôi cánh ước mơ

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lý

12

Có chí thì nên

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về một người có nghị lực.

15

Tiếng sáo diều

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.

20

Người ta là hoa đất

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về một người có tài.

23

Vẻ đẹp muôn màu

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hoặc phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện với cái ác.

26

Những người quả cảm

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng dũng cảm.

30

Khám phá thế giới

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về du lịch, thám hiểm.

33

Tình yêu cuộc sống

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tinh thần lạc quan yêu đời.

Dạng 3: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia:

Đây là kiểu bài tập kể chuyện thường ở tuần thứ 3 trong một chủ điểm học tập. Bài tập này yêu cầu học sinh kể những câu chuyện về người thật, việc thật có trong cuộc sống xung quanh mà các em đã biết, có khi chính các em là nhân vật trong câu chuyện. Đây cũng là kiểu bài tập đòi hỏi sự sáng tạo đối với từng học sinh. Mỗi em phải tự nhớ lại những câu chuyện được tham gia hoặc chứng kiến rồi dựa vào cách thức xây dựng câu chuyện đã học trong giờ tập làm văn để sắp xếp chi tiết và kể lại câu  chuyện. Do vậy, bên cạnh mục đích chung là rèn luyện kể chuyện, kiểu bài tập này còn rèn cho học sinh thói quen quan sát, ghi nhớ, sắp xếp các ý để kể lại diễn biến câu chuyện rõ ràng, mạch lạc và hợp lý.

Nội dung bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia rất đa dạng và gắn với 10 chủ điểm học tập. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 có 8 tiết kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia ở các tuần 9, 13,16,21,24,27,31,34 gắn với các đề bài như sau:

Tuần học

Chủ điểm

Đề bài

9

Trên đôi cánh ước mơ

Kể chuyện về một ước mơ của em hoặc của bạn bè, người thân.

13

Có chí thì nên

Kể một câu chuyện mà em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.

16

Tiếng sáo diều

Kể một câu chuyên liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.

21

Người ta là hoa đất

Kể chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết.

24

Vẻ đẹp muôn màu

Em hoặc người xung quanh đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng [đường phố, trường học] xanh, sạch, đẹp? Hãy kể lại câu chuyện đó.

27

Những người quả cảm

Kể lại câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia.

31

Khám phá thế giới

Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.

34

Tình yêu cuộc sống

Kể chuyện về một người vui tính mà em biết.

     Yêu cầu nội dung của các bài kể chuyện đã đọc, đã nghe; kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia gắn với nội dung ý nghĩa chủ điểm tương ứng của tuần học đó. Qua nghiên cứu sách và thực tế giảng dạy tôi thấy các tiết kể chuyện có tác dụng nâng cao hiểu  biết về đời sống, mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy, góp phần hình thành nhân cách con người mới. Bám sát 10 chủ điểm học tập, nội dung các bài tập kể chuyện nói trên luôn tạo điều kiện cho học sinh mở rộng vốn hiểu biết về đời sống. Những câu chuyện hấp dẫn, cảm động được giáo viên kể trên lớp hoặc cho học sinh tìm chọn đọc trong sách, báo vừa giúp các em nhận ra những phẩm chất quý mà con người cần rèn luyện vừa có tác động mạnh mẽ đến tâm hồn, tình cảm của các em, giúp các em rút ra được những bài học bổ ích trong cuộc sống.

Ví dụ: Người có tấm lòng nhân hậu sẽ được đền đáp xứng đáng [Truyện Sự tích Hồ Ba Bể]; Người trung thực, ngay thẳng không thể khuất phục có khả năng làm thay đổi cả tâm tính của vị vua độc ác, làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn [Truyện Một nhà thơ chân chính]; Hãy biết nhận ra cái đẹp của người khác, đừng lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác [Truyện Con vịt xấu xí]. Hoặc kể một câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe ca ngợi cái đẹp hoặc phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác; Kể một câu chuyện em chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.

     1.2 Khó khăn:

     1.2.1. Giáo viên:

     Thực tế, một số giáo viên khi tổ chức các hoạt động dạy học giờ kể chuyện chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo, năng động của học sinh; chưa linh hoạt khi xử lý các tình huống có vấn đề trong giờ dạy kể chuyện. Giáo viên chưa động viên kịp thời học sinh; chưa giúp các em hoá thân vào nhân vật khi kể dẫn đến hiệu quả giờ học chưa cao.

     1.2.2. Học sinh:

     Nếu không có sự hướng dẫn chu đáo của giáo viên thì học sinh thường không nhớ câu chuyện, hay bỏ sót chi tiết chính; khả năng kể chuyện của các em còn yếu, chưa thuộc truyện dẫn đến kể chuyện diễn đạt lủng củng, không rõ ràng, rành mạch. Học sinh chuẩn bị bài không chu đáo, tình trạng học sinh nắm được yêu cầu nội dung câu chuyện cần kể còn hạn chế; chưa biết sắp xếp theo trình tự câu chuyện nên khi kể sẽ rườm rà, lộn xộn, không hấp dẫn, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giờ học, hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, khả năng diễn đạt, kể chuyện còn lủng củng, ấp úng, câu cụt, vốn từ nghèo, rụt rè, chưa tự tin khi kể trước lớp là một trong những yếu tố để giờ kể chuyện không thành công.

     2. CÁC BIỆN PHÁP

     Nội dung chương trình phân môn kể chuyện rất rõ ràng, rành mạch cấu trúc theo nội dung chủ điểm học tương ứng. Tiết học kể chuyện có thể thành công, học sinh hứng thú học, đạt mục tiêu mà cũng có thể trong tiết học đó học sinh chỉ học một cách thụ động, không phát huy tính sáng tạo. Điều đó tuỳ thuộc vào phương pháp, các biện pháp dạy học của giáo viên. Kết hợp kinh nghiệm, qua nghiên cứu, thực tế giảng dạy bản thân tôi thấy dạy học phân môn kể chuyện 4 có thể sử dụng các biện pháp dạy học chủ yếu sau:

* Sử dụng lời kể của giáo viên làm chỗ dựa cho học sinh kể lại câu chuyện [đối với dạng bài: nghe – kể lại câu chuyện vừa nghe].

* Sử dụng tranh minh hoạ sách giáo khoa [phóng to] để gợi mở hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn toàn bộ câu chuyện [đối với dạng bài: Nghe kể lại câu chuyện vừa nghe].

* Sử dụng câu hỏi hoặc gợi ý để hướng dẫn học sinh sưu tầm truyện kể phù hợp với yêu cầu của từng giờ kể chuyện [đối với dạng bài: Kể chuyện đã đọc, đã nghe].

* Sử dụng câu hỏi, gợi ý hoặc dàn ý để hướng dẫn học sinh xây dựng những câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.

Khi sử dụng các biện pháp kể chuyện nói trên tôi đã lưu ý một số điểm sau:

- Hướng dẫn kể chuyện một cách nhẹ nhàng, tế nhị nhằm phát huy tinh thần mạnh dạn sáng tạo của từng học sinh như: Động viên, góp ý nhẹ nhàng khi học sinh chưa nhở câu chuyện hoặc kể sai chi tiết, không chê trách hay ngắt lời khi học sinh kể chuyện.

- Tôn trọng cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của mỗi em [học sinh có thể kể hồn nhiên bằng giọng điệu, cảm xúc của mình, có thể thêm vào câu chuyện một số từ ngữ hay chỉ diễn lại nguyên văn câu chuyện đã thuộc lòng...]; chỉ góp ý những trường hợp học sinh kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại một cách máy móc từng câu chữ trong văn bản...

- Giúp học sinh thực hiện tốt những gợi ý trong sách giáo khoa đối với bài tập kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, từng bước đạt được yêu cầu kể chuyện có sáng tạo [vì đây là loại bài tập mới và khó]; Cần lưu ý học sinh tìm được câu chuyện có đầu có cuối, có ý nghĩa và phù hợp chủ điểm [tránh tìm những câu chuyện ly kì, phức tạp...] biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trong giờ tập làm văn để xây dựng dàn ý và kể lại câu chuyện rõ ràng, mạch lạc.

Phân môn kể chuyện ở bậc Tiểu học đặc biệt lớp 4 là một phân môn khó. Để đạt được mục tiêu và dạy tốt phân môn kể chuyện tôi đã tích cực vận dụng phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm giúp học sinh rèn kỹ năng kể chuyện, giúp các em nhớ tên nhân vật, cốt truyện, thuộc truyện và kể cho các bạn nghe, nắm vững nội dung yêu cầu, mục tiêu đề ra từng dạng bài kể chuyện để giúp các em kể tự nhiên, tự tin khi kể chuyện trước lớp. Cụ thể ở mỗi dạng bài như sau:

     2.1. Dạng 1: Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp:

     Đây là dạng bài tập kể chuyện ở tuần thứ nhất trong một chủ điểm học tập. Câu chuyện được in trong sách giáo viên [có độ dài khoảng 500 chữ] trình bày thành tranh hoặc tranh kèm lời dẫn giải ngắn gọn trong sách giáo khoa, được giáo viên kể cho học sinh nghe trên lớp, sau đó học sinh tập kể lại theo hướng dẫn của giáo viên. Bên cạnh mục đích chung là rèn kỹ năng nói cho học sinh kiểu bài này còn có mục đích rèn kỹ năng nghe [kết hợp ghi nhớ và cảm nhận nội dung, ý nghĩa câu chuyện]. Dạng này dễ nhưng quan trọng trong các dạng bài kể chuyện của lớp 4 nên không thể coi thường, không chú tâm bởi nếu không thực hiện tốt giáo viên sẽ biến học sinh thành những người thụ động, ít học sinh nhớ và kể lại được câu chuyện đó.Thực tế khi dạy các bài dạng này một số giáo viên cầm sách giáo viên đọc truyện hoặc chưa quan tâm hay còn ngại ngùng đến thể hiện giọng điệu, cử chỉ, nét mặt của mình khi kể chuyện cho học sinh nghe; một số giáo viên ảnh hưởng theo lối dạy cũ, kể xong đặt 1 vài câu hỏi nghe rất nhàm như: Truyện có mấy nhân vật? Câu chuyện cho em biết điều gì?...làm kém đi sự hấp dẫn của câu chuyện và giảm hứng thú muốn nghe và kể lại câu chuyện đó của học sinh.

     Mặt khác ở dạng bài này, truyện chỉ được minh hoạ bằng 4 đến 8 tranh trong sách giáo khoa tiếng việt lớp 4, không có lời nên khi nghe giáo viên kể 1 đến 2 lần thì học sinh không nhớ hết nội dung câu chuyện, dẫn đến khi kể các em hay bỏ sót những chi tiết chính; kĩ năng kể chuyện của học sinh còn kém nên tiết học mất nhiều thời gian mà ít học sinh được kể trước lớp.

     Để thực hiện tốt dạng bài này tôi đã nghiên cứu vận dụng biện pháp dạy học cụ thể như sau:

     2.1.1. Rèn luyện năng lực kể chuyện của giáo viên:

    Tài kể chuyện của giáo viên có vai trò quan trọng trong tiết kể chuyện. Nó là yếu tố hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, là phương tiện đầu tiên để chuyển nội dung câu chuyện cần kể tới học sinh, là các mẫu mực về kể chuyện cho học sinh noi theo. Để rèn luyện năng lực kể chuyện của mình, bản thân tôi đã luyện tập về nhiều mặt trong đó có:

     Nghiên cứu để nắm vững nội dung câu chuyện cần kể về hai phương diện:

- Nắm vững nội dung, ý nghĩa chung của câu chuyện.

- Nắm vững toàn bộ diễn biến của câu chuyện, các tình tiết chính [đặc biệt chi tiết có ý nghĩa then chốt, quyết định trong cốt truyện] cụ thể [các nhân vật với hành động, lời nói, tâm trạng,…].

Ví dụ 1: Bài kể chuyện : Sự tích Hồ Ba Bể [Tuần 1].

* Ý nghĩa câu chuyện: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng [mẹ con bà goá].

* Chi tiết chính:

- Bà cụ ăn xin xuất hiện.

- Thái độ của mọi người đối với bà.

- Mẹ con bà goá cho bà cụ ăn và nghỉ.

- Chuyện xảy ra trong đêm, con giao long xuất hiện.

- Khi chia tay bà cụ dặn dò mẹ con bà goá.

- Chuyện xảy ra trong đêm hội và việc làm của mẹ con bà goá.

Ví dụ 2: Bài kể chuyện: Lời ước dưới trăng [Tuần 7]

* Ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người nói điều ước, cho tất cả mọi người.

* Diễn biến, các tình tiết chính:

- Đoạn 1: Đêm rằm tháng giêng các cô gái tròn 15 tuổi đến bên hồ cầu phúc.

- Đoạn 2: Chị Ngàn là một cô gái mù cũng đến hồ.

- Đoạn 3: Nghe chị Ngàn khẩn cầu, tôi ngạc nhiên quá.

- Đoạn 4: Chị Ngàn ơi em hiểu ra rồi.

Lựa chọn giọng điệu và ngôn ngữ khi kể chuyện:

   Mỗi câu chuyện tuỳ theo nội dung sẽ có giọng điệu riêng. Chọn được giọng điệu kể thích hợp đã tạo cho người kể một ưu thế. Có nhiều giọng điệu: tha thiết, trang trọng, âu yếm, dịu dàng, châm chọc, chanh chua, ác độc, mệt mỏi,… Cần tránh lối kể đều đều, buồn buồn hoặc giữ một giọng điệu suốt buổi sẽ tạo cho học sinh tâm trạng chán ngán, buồn ngủ, căng thẳng. Trong truyện có lời kể, lời nhân vật. Cần biết thay đổi giọng để người nghe phân biệt đây là lời kể [hoặc tâm trạng] của nhân vật; để học sinh phân biệt được đâu là lời của nhân vật này, đâu là lời của nhân vật khác. Khi đọc truyện, người đọc phải trung thành với ngôn từ trong văn bản. Nhưng khi kể chuyện, người kể thoát ra khỏi ngôn từ văn bản và sử dụng ngôn từ của mình. Từ từ ngữ đến cách diễn đạt, ngôn ngữ nói, lời kể chuyện khác hẳn với ngôn ngữ viết. Vì vậy, khi kể chuyện nếu quá lệ thuộc vào lời của văn bản truyện người kể sẽ khó có điều kiện kể hấp dẫn người nghe.

Ví dụ 1: Bài: “Sự tích hồ Ba Bể”

Tôi kể với giọng kể thong thả, rõ ràng, nhanh hơn ở đoạn kể về tai hoạ trong đêm hội; chậm rãi ở đoạn kết. Khi kể nhấn giọng ở những từ gợi cảm, gợi tả về hình dáng khổ sở của bà cụ ăn xin [thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra…phều phào…]; sự xuất hiện của con giao long [sáng rực lên, con giao long to lớn, cuộn mình, đầu gác xà nhà, đuôi thò xuống đất]; nỗi khiếp sợ của mẹ con bà nông dân [rụng rời kinh hãi, nhắm mắt nằm im phó mặc…]; nỗi kinh hoàng của những người đi hội khi đất dưới chân rung chuyển, nhà cửa, mọi vật đều chìm nghỉm dưới nước [kinh hoàng, chen nhau chạy tháo thân…].

Ví dụ 2: Bài: “Một nhà thơ chân chính”

Tôi kể với giọng thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua [ra lệnh lùng bắt, sục sạo, hạ lệnh tống giam], nỗi thống khổ của nhân dân [nhân dân hết sức lầm than…], khí phách của nhà thơ dũng cảm, không chịu khuất phục sự bạo tàn [bài hát vạch trần tội ác, cất tiếng hát, bị trói chặt vào giàn hoả thiêu]. Đoạn cuối kể với giọng nhịp nhanh, giọng hào hùng…

Ví dụ 3: Bài “Con vịt xấu xí” [Tuần 22]

Tôi kể với giọng thong thả, chậm rãi, nhấn giọng những từ gợi cảm, miêu tả hình dáng của Thiên Nga, tâm trạng của nó [xấu xí, nhỏ xíu, quá nhỏ, yếu ớt, buồn lắm, chân xấu xí, dài ngoẵng…].

Lựa chọn điểm nhấn, điểm dừng:

    Để kích thích hứng thú của học sinh chính là những điểm nút của câu chuyện, gây cho người nghe sự hồi hộp, mong đợi.

Ví dụ 1: Bài: “Sự tích hồ Ba Bể”

Sau khi kể hết đoạn 1, tôi dừng một chút hỏi học sinh: “Các em thử đoán xem có ai cho bà cụ khổ sở này không?” hoặc kể hết đoạn 3 tôi hỏi lửng: “Không biết chuyện hai mẹ con bà goá kể cho mọi người có thật không?”. Điều này kích thích trí tò mò của học sinh trong những đoạn tiếp theo.

Ví dụ 2: Bài: “Một nhà thơ chân chính”

Sau khi kể hết đoạn 2,tôi hỏi lửng: “Không biết bị trói chặt vào giàn hoả thiêu, nhà thơ có cất tiếng hất không? Nội dung bài hát sẽ là gì?”.

Sử dụng những yếu tố phi ngôn ngữ phụ trợ cho lời kể:

Đó chính là nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ của người kể. Ánh mắt tươi vui hay lo sợ, nét mặt rạng rỡ hay u buồn rồi đến một cái phát tay, một cái nhún vai…đúng lúc sẽ phụ trợ có hiệu quả cho lời kể, hấp dẫn người nghe.

Ví dụ: Bài “Lời ước dưới trăng”

Đầu đoạn 2 kể giọng trầm, ánh mắt vẻ buồn thể hiện sự cảm thông với chị Ngàn. Cuối đoạn 2 ánh mắt thể hiện niềm hi vọng, niềm vui và hạnh phúc.

     2.1.2. Sử dụng tranh ảnh minh hoạ:

    Ở mỗi tiết dạy nói chung, tiết kể chuyện dạng bài Nghe - Kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp nói riêng, việc giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo, sử dụng đồ dùng có hiều quả là góp một phần lớn vào thành công của tiết dạy.

     Tranh ảnh hay các mẫu vật có sức thu hút lớn đối với học sinh đặc biệt học sinh tiểu học. Giáo viên muốn giúp học sinh nhanh nhớ và hiểu sâu câu chuyện cần chú ý điều này. Sử dụng tranh minh hoạ trong bộ đồ dùng của bộ giáo dục cung cấp cho các nhà trường, đó là những tranh vẽ đẹp phóng to từ tranh minh hoạ trong sách giáo khoa tiếng việt 4 phân môn kể chuyện. Ngoài ra, giáo viên có thể sưu tầm thêm một số tranh ảnh hay mẫu vật khác có liên quan đến bài học.

Ví dụ 1: Bài “Sự tích hồ Ba Bể”

Ngoài sử dụng 4 tranh trong bộ đồ dùng được cấp:

Tôi sưu tầm thêm ảnh chụp hồ Ba Bể ngày nay, cho học sinh quan sát thêm khi giới thiệu hoặc củng cố bài: Hồ Ba Bể ở độ cao khoảng 145 m so với mặt nước biển, diện tích mặt hồ vào khoảng 500 ha được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều hang động và những suối ngầm khi ẩn khi hiện. Toàn cảnh hồ như một bức tranh thuỷ mặc làm say lòng nhiều du khách từ xưa đến nay. Từ lâu hồ Ba Bể là một điểm đến quen thuộc của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Cảnh quan và con người nơi đây mang nét đặc trưng không thể tìm thấy ở nơi nào khác. Thiên nhiên, con người hoà quyện với nhau.

Ví dụ 2: Bài: “Bàn chân kì diệu”

      Ngoài sử dụng 6 tranh minh hoạ phóng to như ở sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh tập kể và kể:

     Tôi đưa ảnh chụp Nguyễn Ngọc Kí khi ngồi viết bằng chân và giới thiệu về ông: Nguyễn Ngọc Kí bốn tuổi liệt hai tay, bảy tuổi tập viết bằng chân. Nhờ kiên trì luyện tập, ông đã thành công và nhiều lần được Bác Hồ tặng danh hiệu cao quý. Ông tốt nghiệp đại học tổng hợp Hà Nội và là một nhà giáo ưu tú.

     Để phát huy, tôi sử dụng triệt để tranh minh hoạ trong sách giáo khoa, trước khi kể lần 1 giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và đọc thầm gợi ý dưới tranh [nếu có] cũng như đọc thầm những yêu cầu của bài kể chuyện giúp học sinh có ấn tượng chung ban đầu về câu chuyện. Khi kể lần 2, tôi vừa kể vừa chỉ tranh phóng to [treo bảng]. Lúc này, tranh minh hoạ là điểm tựa để học sinh phát huy trí tưởng tượng khi nghe kể chuyện, tạo thêm sức hấp dẫn cho tiết học, giúp học sinh ghi nhớ nội dung câu chuyện. Khi học sinh luyện kể chuyện, các em dựa tranh kể theo từng đoạn và cả bài. Đối với những học sinh có khả năng diễn đạt yếu, những lời gợi ý của giáo viên và tranh minh hoạ sẽ giúp các em trong việc ghi nhớ và tái hiện lại câu chuyện.

     2.1.3. Rèn kĩ năng nghe và nhớ chuyện cho học sinh bằng cách sử dụng các phương tiện phụ trợ cho việc ghi nhớ câu chuyện vừa nghe:

- Sử dụng giấy nháp để ghi chép: tên nhân vật, chi tiết quan trọng, cảm xúc của học sinh lúc nghe kể chuyện…

- Dựa vào các tranh minh hoạ để giúp cho việc ghi nhớ các sự kiện quan trọng trong truyện.

Ví dụ 1: Bài “Bác đánh cá và gã hung thần” [Tuần 19]

Học sinh có thể ghi:

- Tên nhân vật: bác đánh cá, gã hung thần.

- Chi tiết quan trọng:

   + Kéo lưới cả ngày không được lấy một con cá nhỏ.

   + Mẻ lưới cuối cùng được chiếc bình to bằng đồng, miệng bịt kín.

   + Mở nắp bình thì con quỷ xuất hiện.

   + Quỷ đòi giết bác đánh cá.

   + Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình, đậy nắp, vứt bình xuống biển.

Ví dụ 2: Bài: “Búp bê của ai?” [Tuần 14]

 Đây là một câu chuyện với nhiều nhân vật được nhân hoá.

- Tên nhân vật: bé Nga, chị lật đật, búp bê, cô bé qua đường.

        - Chi tiết quan trọng:

          +  Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác.

          + Mùa đông, không có váy áo, búp bê bị lạnh cóng tủi thân khóc.

  + Đêm tối, búp bê bỏ cô chủ đi ra phố.

  + Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá khô.

  + Cô bé may áo mới cho búp bê.

   + Búp bê sống hạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ mới.

     2.1.4. Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh:

* Chuẩn bị:

- Tạo cho học sinh tâm thế muốn được kể chuyện cho cô, cho bạn bè nghe, không ngượng ngùng, rụt rè bằng những lời động viên của cô giáo, tạo sự thi đua giữa các nhóm, tổ; trang trí hoặc bố trí lại lớp học gợi không khí câu chuyện…

- Giúp học sinh nắm vững, hiểu và có cảm xúc đối với câu chuyện sắp kể để các em tự tin, mạnh dạn và chủ động.

* Tập kể một số chi tiết hoặc từng đoạn của câu chuyện. Khi dạy học sinh tập kể từng đoạn, tôi không gò ép các em rập khuôn theo cách kể mình mà để các em tự kể theo giọng điệu riêng, theo cách thể hiện riêng, xuất phát từ cách cảm, cách hiểu của mình. Chỉ khi nào các em quên hoặc không kể được, tôi gợi ý hoặc hướng dẫn thêm.

Ví dụ 1: Bài: “ Bàn chân kì diệu” [ Tuần 11]

        Tôi gợi ý bằng các câu hỏi:

+ Thấy cậu bé thập thò ngoài cửa cô giáo Cương đã làm gì?

+ Ký đến lớp học gặp những khó khăn gì? Cô giáo và các bạn giúp đỡ Ký như thế nào?

+ Nhờ kiên trì luyện tập, Ký đạt được kết quả như thế nào?

Ví dụ 2: Bài: “Con vịt xấu xí” [tuần 22]

        Tôi gợi ý:

+ Sắp đến mùa đông, vợ chồng Thiên Nga sẽ làm gì?

+ Thiên Nga con ở lại cùng đàn vịt, tâm trạng nó như thế nào? Vì sao?

+ Gặp lại bố mẹ, Thiên Nga con thấy thế nào?

* Tập kể toàn bộ câu chuyện: Ở bước này, học sinh cần luyện tập theo cả hai yêu cầu: kể đúng và kể hay. Để kể đúng các em cần phải nắm vững câu chuyện qua phần tập kể của từng đoạn. Để kể hay các em cần tiếp tục tập luyện, nhạy cảm với nội dung câu chuyện và có những cử chỉ nhằm hấp dẫn, lôi cuốn người nghe.

     2.2. Dạng 2: Kể chuyện đã nghe, đã đọc:

     Đây là dạng bài kể chuyện mới với học sinh cho nên để tiết học kể chuyện dạng bài này thành công thì phần dặn dò, hướng dẫn của giáo viên và chuẩn bị của học sinh rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Qua thực tế tôi thấy ở dạng bài này học sinh gặp nhiều khó khăn như: Vốn sống của các em ít, chưa có thói quen đọc sách, học sinh nông thôn chưa mạnh dạn và tự tin đứng trước đám đông kể một câu chuyện. Các em còn nhiều rụt rè, nhút nhát, đặc biệt học sinh chậm. Các câu hỏi học sinh đưa ra để trao đổi, thảo luận về câu chuyện còn đơn điệu. Vì thế giáo viên cần giúp cho mỗi học sinh kể cả những học sinh yếu kém cũng có cơ hội được rèn luyện và thành công để các em có niềm tin vào bản thân, tạo đà cho những cố gắng tiếp theo. Nếu không đạt được thành công, đứa trẻ sẽ sợ những giờ học này và cuối cùng giờ học sẽ chỉ là giờ trổ tài của một số học sinh khá giỏi.

      Để làm cho mọi học sinh đều có cảm giác ít nhiều thành công trong giờ học, tôi luôn làm tốt khâu chuẩn bị tinh thần cho học sinh, làm cho mỗi em khi đến lớp đều có điều muốn kể, muốn nói. Cuối tiết học kể chuyện của tuần trước hoặc ở giờ học tự học tôi định hướng, hướng dẫn cho học sinh sưu tầm, đọc truyện trong sách báo hoặc nghe người khác kể lại trong đời sống hàng ngày. Sau khi lựa chọn được câu chuyện đã đọc [đã nghe kể] phù hợp với đề bài trong sách giáo khoa, học sinh đọc kĩ để nhớ lại câu chuyện và hôm sau kể trước lớp cho thầy cô và bạn bè nghe. Hoặc ở giờ đọc sách của mỗi tuần tôi cho học sinh đọc những câu chuyện có nội dung thuộc chủ điểm đang học, như vậy ít nhất các em cũng chọn được những câu chuyện đúng yêu cầu cho mình. Đối với những học sinh yếu kém tôi có thể nêu tên truyện để học sinh tìm đọc. Tôi luôn nhắc học sinh đọc kĩ câu chuyện tìm được để nhớ, thậm chí thuộc chuyện vì phải nhớ, phải thuộc mới đảm bảo thành công khi kể. Để thực hiện tốt mục tiêu dạy học dạng bài này tôi sử dụng những biện pháp như sau

     2.2.1. Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh:

     Tôi yêu cầu học sinh tìm, lựa chọn câu chuyện đã nghe, đã đọc đúng chủ đề. Sự định hướng của tôi về chủ để của tiết kể chuyện trước đó một tuần là vô cùng quan trọng, góp phần lớn vào thành công của tiết dạy. Khi yêu cầu học sinh chuẩn bị bài tôi luôn chú ý đến mọi đối tượng học sinh để các em đều tìm được những câu chuyện phù hợp khả năng của mình. Đối với những học sinh yếu kém không tìm được câu chuyện tôi có thể gợi ý để các em kể lại những câu chuyện đã học trong chương trình tiếng việt lớp 2,3,4. Tôi giao nhiệm vụ cho học sinh các giờ đọc sách tìm đọc truyện theo các chủ đề sau:

Tuần

Chủ đề tìm đọc

Ví dụ một số truyện

1,2

Những câu chuyện về lòng nhân hậu.

- Các em nhỏ và cụ già; Ai có lỗi? [Tiếng Việt 3 tập 1].

- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

- Chiếc rễ đa tròn [Tiếng Việt 2 tập 2].

- Những tấm lòng cao cả của An- mi-xi.

3,4

Những câu chuyện về tính trung thực

- Một người chính trực; Những hạt thóc giống; Chị em tôi; Ba chiếc rìu [Tiếng Việt 4].

5,6

Những câu chuyện về Lòng tự trọng

- Buổi học thể dục [Tiếng Việt 3 tập 2]

- Sự tích dưa hấu.

7,8

Những câu chuyện về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông phi lý.

- Cô bé bán diêm của An-dec-xen.

- Không gia đình của Ma-lô.

- Ở vương quốc tương lai [Tiếng Việt 4 tập 2].

- Ba điều ước [Tiếng Việt 3 tập 2].

- Ông lão đánh cá và con cá vàng của Puskin.

11,12

Những câu chuyện về một người có nghị lực.

- Hai bàn tay – Nói về Bác Hồ.

- Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi

- Người trí thức yêu nước [Tiếng Việt 3 tập 2].

- Nâng niu từng hạt thóc giống [Tiếng Việt 3 tập 2].

- Có công mài sắt có ngày nên kim [Tiếng Việt 2 tập 1].

- Truyện về: Nguyễn Hiền, ông Trạng Nồi.

- Nguyễn Ngọc Ký, Am-xtơ-rông

- Truyện trên báo…

19

Những câu chuyện về một người có tài

- Truyện về các nhà khoa học như: Ac-si-met, Lê Quý Đôn, Trương Vĩnh Ký, Ê-đi-xơn, Lương Đình Của, Đặng Văn Ngữ…

- Truyện về các nghệ sĩ: Cao Bá Quát, Puskin, Vương Hy Chi…

- Truyện về các vận động viên: Am-xtơ-rông, Nguyễn Thuý Hiền,…

21,22

Những câu chuyện ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.

- Chim hoạ mi của An-đec-xen.

- Cô bé Lọ Lem-Truyện cổ Grim.

- Con vịt xấu xí- Truyện An-đec-xen.

- Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây khế, Cây tre trăm đốt…

24,25,26

Những câu chuyện về lòng dũng cảm.

- Lượm của Tố Hữu.

- Ở lại với chiến khu; Người trí thức yêu nước [Tiếng Việt 3 tập 2].

- Thắng biển [Tiếng Việt 2 tập2]

- Thạch Sanh…

28,29,30

Những câu chuyện về du lịch hay thám hiểm.

- Truyện về cuộc thám hiểm của Cô-lôm-bô từ 1492 đến 1504 phát hiện ra châu Mỹ.

- Chuyến vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng, thám hiểm Bắc Cực, Dế Mèn phiêu lưu ký [Tô Hoài], Gu-li-vơ du ký của Xuip…

31,32

Những câu chuyện về tinh thần lạc quan yêu đời.

- Truyện về Bác Hồ

- Khát vọng sống của Lơn-đơn…

Ví dụ 1: Bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc [Tuần 3], tôi gợi ý nêu một số câu chuyện mà em đã được học, được đọc ở những lớp dưới như: Hai cây non, Chiếc rễ đa tròn, Ai có lỗi? Các em nhỏ và cụ già…; Hay những truyện kể là những bài tập đọc vừa học: Mẹ ốm, Dế Mèn bênh vực kẻ yếu…Hoặc những truyện ở ngoài sách giáo khoa  như: Xuất cơm phần bà, Hoa tặng mẹ, Cô giáo của Tét -đi, Thầy giáo mới, Người bạn mới, …

Ví dụ 2: Bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc về lòng tự trọng. Học sinh có thể chọn những truyện là những bài tập đọc các em đã được học trong sách giáo khoa: Buổi học thể dục [Lớp 3] nói về lòng tự trọng của cậu bé Nen-li; Sự tích dưa hấu nói về lòng tự trọng của Mai An Tiêm. Học sinh cũng có thể chọn kể những câu chuyện ngoài sách giáo khoa: Đồng tiền vàng, Ông lão ăn mày…

     2.2.2. Khuyến khích học sinh ham đọc sách:

     Khuyến khích học sinh ham đọc sách là một hình thức gắn kết chương trình học tập trong nhà trường với đời sống văn hoá. Chính vì vậy tôi luôn khuyến khích học sinh đọc nhiều sách, truyện phù hợp với lứa tuổi các em. Đó cũng là mục tiêu riêng của kiểu bài này. Để tạo cho học sinh thói quen ham đọc sách tôi luôn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh. Ở lớp tôi đặt mua báo Thiếu niên tiền phong, Nhi đồng tạo tủ sách riêng của lớp. Những học sinh đạt giải thi kể chuyện theo tháng ở lớp được cô giáo tặng một quyển truyện thiếu nhi. Đối với phụ huynh học sinh tôi đề nghị gia đình mua sách, báo, truyện phù hợp lứa tuổi cho con đọc và rèn thói quen đọc sách, truyện ở nhà.

     Với những học sinh kể câu chuyện ngoài sách giáo khoa, tôi luôn khích lệ, động viên kịp thời, thưởng một điểm ham đọc sách báo.

     2.2.3. Giáo viên ham đọc sách báo, truyện:

     Không chỉ khuyến khích học sinh ham đọc sách mà bản thân tôi cũng phải tìm đọc nhiều sách báo, truyện thiếu nhi để nắm được nội dung nhiều câu chuyện nếu học sinh lúng túng khi kể chuyện tôi có thể gợi ý để học sinh nhớ và kể lại được câu chuyện. Thường xuyên đọc sách là một thói quen tốt và là một tấm gương để học sinh noi theo.

     2.3. Dạng 3: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia:

     Dạng này có 8/31 tiết không phải không quan trọng mà vì kiểu bài này mới và khó đối với học sinh nên chỉ bắt đầu dạy từ tuần 9. Kiểu bài này đòi hỏi sự sáng tạo ở mức cao hơn. Nếu trong 2 kiểu trước học sinh chỉ ghi nhớ và kể lại những câu chuyện đã có sẵn cốt truyện, nhân vật thì ở kiểu bài này các em phải nhớ lại những câu chuyện mình được tận mắt chứng kiến hoặc chính mình tham gia rồi dựa vào cách thức xây dựng câu chuyện đã được học trong giờ Tập làm văn để sắp xếp lại các chi tiết, sự kiện và kể lại, tạo nên một văn bản nói có đầu có cuối, có nhân vật, có ý nghĩa mang đậm dấu ấn cá nhân. Thế nhưng qua thực tế dạy dạng bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia tôi thấy giáo viên còn giảng giải quá nhiều trong phần hướng dẫn học sinh tìm chọn chuyện phù hợp chủ điểm làm mất thời gian kể chuyện của học sinh. Học sinh gặp khó khăn trong việc tìm những câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia theo chủ đề và chưa biết sắp xếp các ý theo trình tự câu chuyện, thời gian lộn xộn, rườm rà, chưa hay; kĩ năng nói chưa rõ ràng, diễn đạt lủng củng, ấp úng, câu cụt, vốn từ nghèo, rụt rè, chưa tự tin khi kể trước lớp. Do vậy, để thực hiện tốt dạng bài này tôi đã sử dụng triệt để các biện pháp sau:

     2.3.1. Hướng dẫn học sinh chọn và chuẩn bị được câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia:

     Kể chuyện có thực gắn với chủ điểm là một yêu cầu khó nhưng tôi có thể khắc phục được với sự chỉ dẫn của giáo viên. Điều kiện đầu tiên để dạy thành công dạng này là tôi giúp học sinh chuẩn bị tốt khâu tìm truyện, khơi gợi suy nghĩ, vốn sống của học sinh, khuyến khích các em quan sát, nhớ lại những sự việc có thật xảy ra trong đời sống xung quanh. Tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị ít nhất trước một tuần cho những giờ kể chuyện dạng này. Dù trước một tuần nhưng sự hướng dẫn của giáo viên trong phần phân tích, tìm hiểu đề là rất quan trọng. Khâu này, tôi sử dụng triệt để những câu hỏi, gợi ý, dàn bài trong sách giáo khoa giúp học sinh xây dựng câu chuyện theo đúng yêu cầu đề bài. Để tránh khó khăn cho học sinh đại trà tôi luôn nhắc các em không cần tìm những câu chuyên li kì, phức tạp; điều cốt yếu là truyện có nhân vật, ý nghĩa và phù hợp chủ điểm.

     2.3.2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị dàn ý cho câu chuyện:

     Tôi luôn khơi gợi vốn sống của học sinh để mỗi em tìm được nội dung cho bài kể của mình, về những người, những việc có thật trong đời sống xung quanh. Khi học sinh tìm được câu chuyện rồi tôi hướng dẫn các em dựa vào cách thức xây dựng câu chuyện đã học trong giờ tập làm văn để sắp xếp lại các chi tiết rồi kể cho các bạn nghe câu chuyện đó có nghĩa là các em nắm chắc một phần rất lớn của thành công.

Ví dụ 1: Bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia [tuần 9] có nội dung kể về một ước mơ đẹp của em, của bạn bè hoặc người thân. Ở bài này tôi nhấn mạnh câu chuyện các em kể phải là ước mơ có thật, nhân vật trong câu chuyện chính là các em, bạn bè hoặc người thân. Tôi có thể gợi ý một số ước mơ đẹp như: ước mơ trở thành cô giáo, ước mơ trở thành bác sĩ, ước mơ trở thành một kĩ sư…Dưới đây là một dàn ý kể chuyện về một ước mơ của em Phạm Mỹ Duyên học sinh lớp 4B:

- Ước mơ cao đẹp của Nga

- Nga không may mắn: Bố thương binh, Nga bị teo cơ, đi lại khó khăn.

- Giúp đỡ gia đình, nhà trường, bạn bè, sự cố gắng của bản thân, Nga đi học và ước mơ sau này trở thành cô giáo.

- Chăm chỉ học tập, rèn luyện, sức khoẻ tốt, học giỏi.

- Nga cùng cô giáo, người lớn thăm trẻ em bị khuyết tật, đút cơm cho em, mọi người cảm động.

- Chúc bạn mạnh khoẻ, đạt được ước mơ.

     2.3.3. Tăng vốn hiểu biết, vốn sống cho học sinh:

     Tôi thường xuyên nhắc nhở học sinh phải biết quan sát cuộc sống xung quanh và tích cực tham gia các hoạt động. Khi có thói quen quan sát cuộc sống xung quanh và tích cực tham gia các hoạt động bổ ích phù hợp với khả năng thi vốn hiểu biết, vốn sống của các em đã tăng lên. Đầu năm, học sinh lớp 4A2 khi học dạng bài này gặp rất nhiều khó khăn nhưng với các biện pháp tôi sử dụng nêu trên đến nay hầu hết học sinh trong lớp đã biết chọn truyện, lập dàn ý và kể được câu chuyện theo yêu cầu của bài.

     2.4. Biện pháp chung cho cả ba dạng bài :

     Ở cả ba dạng bài của phân môn kể chuyện lớp 4, trong tiết dạy tôi đều lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học của Bộ giáo dục để có một kế hoạch dạy học và hiệu quả cao. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp tôi thành công trong những giờ dạy kể chuyện của mình.

     Cho học sinh tập kể theo nhóm để nhiều học sinh được tập kể. Học sinh khá, giỏi nghe và sửa cho bạn để giúp bạn nhớ nội dung của đoạn, bài. Một hình thức kể chuyện tôi thường sử dụng là kể theo nhóm đôi vì khi kể theo nhóm đôi học sinh đỡ mất thời gian di chuyển chỗ ngồi bởi các lớp học hiện nay thường bố trí mỗi bàn hai em, chỉ cần 2 em quay mặt vào nhau là có thể kể cho nhau nghe được. Kể theo nhóm đôi chắc chắn học sinh nào trong lớp cũng được kể, đối với những học sinh yếu kém tôi xếp ngồi cùng bàn với học sinh khá giỏi để đôi bạn cùng tiến giúp nhau kể chuyện. Trước những bài dạng Kể chuyện đã nghe, đã đọc hoặc Chứng kiến, tham gia tôi có thể giới thiệu tên truyện thậm chí cho học sinh yếu kém mượn truyện, nhắc các em đọc kĩ để tuần tới cô mời em lên thi tài cùng các bạn trong lớp. Được thầy cô động viên và có sự chuẩn bị tâm thế tốt, những học sinh này trong lớp tôi ngày càng mạnh dạn và tiến bộ hơn rất nhiều.

     Tổ chức thi kể trước lớp cuối tiết học hoặc cuối giờ sinh hoạt lớp là một hình thức khuyến khích học sinh rất lớn. Khi chọn học sinh thi kể chuyện trước lớp không phải lúc nào tôi cũng chọn học sinh khá giỏi mà tôi chọn đại diện các tổ, nhóm có trình độ tương đương để thi kể chuyện từ đó có sự khích lệ cho học sinh và trao giải kể chuyện hay nhất tháng.

     Trên lớp tôi luôn tổ chức cho học sinh kể chuyện trước trong nhóm để các em tập dược rút kinh nghiệm, đảm bảo thành công khi kể chuyện trước cả lớp, không quá sa đà vào việc phân tích cái hay, cái đẹp của câu chuyện vì mục đích chính của giờ kể chuyện là rèn kĩ năng nghe và nói. Tôi luôn tế nhị khi hướng dẫn học sinh kể chuyện như:

- Động viên, khuyến khích để học sinh kể tự nhiên, hồn nhiên.

- Nếu có em đang kể bỗng lúng túng vì quên thì tôi nhắc một cách nhẹ nhàng để học sinh nhớ lại câu chuyện. Nếu có em kể thiếu chính xác tôi không ngắt lời mà chỉ nhận xét khi các em kể xong.

- Khi tổ chức cho lớp nhận xét lời kể của bạn tôi hướng dẫn các em đi tìm cái đáng học, đáng khen, tránh đi sâu tìm khuyết điểm của bạn. Lời nhận xét của tôi luôn nêu đúng ưu khuyết điểm trong lời kể của học sinh nhưng diễn đạt khéo léo, tế nhị sao cho mỗi em đều cảm thấy mình đạt được ít nhiều thành công.

Ở cả ba dạng bài trên, sau khi được nghe cô kể, bạn kể, các em được trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. Bên cạnh múc đích chung là rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh, mỗi dạng bài tập trên còn có mục đích riêng:

- Dạng 1: Rèn kĩ năng nghe cho học sinh.

- Dạng 2: Kích thích học sinh ham đọc sách.

- Dạng 3: Rèn cho học sinh thói quen quan sát, ghi nhớ.

GIÁO ÁN MINH HỌA

Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia [Tuần 24]

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Học sinh kể được câu chuyện nói về một hoạt động đã tham gia [hoặc chứng kiến] góp phần gìn giữ xóm làng “đường phố, trường học” xanh, sạch, đẹp…

- Kĩ năng: Biết sắp xếp các sự việc cho hợp lý để kể lại cho rõ ràng, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Thái độ: Giáo dục cho học sinh kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tự tin khi kể chuyện, biết quyết định lựa chọn câu chuyện có thực, đúng chủ điểm.

2. Đồ dùng:

    - Tranh, ảnh về các phong trào giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.

    - Bảng phụ viết dàn ý kể chuyện.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Thời gian

Nội dung

Hoạt động dạy

Hoạt động học

ĐDDH

4,5’

2,3’

5,7’

17, 19’

1, 2’

1.Kiểm tra bài cũ:

2. Dạy học bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:

2.2. Hư­ớng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài:

2.3. Thực hành kể chuyện:

- Gọi 1,2 học sinh lên bảng kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với các ác.

- Gọi 1,2 học sinh dưới lớp nêu ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.

- Nhận xét và đánh giá học sinh.

- Nêu câu hỏi:

+ Những việc làm, hành động nào được coi là bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

+ Em hoặc những người xung quanh em đã làm được những việc gì để góp phần giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp?

- Giáo viên chốt: Thế giới xung quanh ta rất đẹp nhưng đang bị ô nhiễm. Để làm cho môi trường luôn xanh, sạch, đẹp, các em phải góp sức cùng người lớn. Tiết kể chuyện hôm nay dành cho mỗi em đ­ợc kể một câu chuyện về hoạt động mà mình hoặc người xung quanh đã tham gia để làm sạch đẹp môi trường.

- Viết đề bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.

- Gọi học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa trang 58.

- Giáo viên viết đề bài lên bảng lớp: Em [hoặc người xung quanh ] đã làm gì để góp phần giữ xóm làng [đường phố, trường học] xanh, sạch, đẹp . Hãy kể lại câu chuyện đó.

- Đề bài yêu cầu gì?

- Nhấn mạnh và gạch chân các từ ngữ: Em, đã làm gì, xanh, sạch, đẹp.

- Gọi đọc nối tiếp các gợi ý 1,2,3

- L­ưu ý học sinh: câu hỏi “em đã làm gì?” tức là việc làm của chính bản thân em, em trực tiếp tham gia để góp phần làm xanh, sạch, đẹp xóm làng [đường phố, trường học]. Ngoài những việc như sách giáo khoa gợi ý, các em có thể kể về  những việc nhỏ mà mình đã làm như: Làm trực nhật, trang trí lớp học, cùng bố mẹ dọn nhà cửa, chăm sóc công trình măng non…

-Yêu cầu học sinh giới thiệu về câu chuyện  mình định kể trước lớp.

- Chọn được câu chuyện rồi chú ý kể theo dàn ý sau -> đưa bảng phụ ghi dàn ý kể chuyện.

- Yêu cầu học sinh lập nhanh dàn ý câu chuyện định kể ra nháp. Lưu ý học sinh khi lập dàn ý xong thì nhìn vào dàn ý kể thầm lại câu chuyện.

*Cho học sinh dựa vào dàn ý vừa lập tập kể theo nhóm đôi và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

- Giáo viên đến từng nhóm, nghe học sinh kể, giúp đỡ những học sinh yếu kém.

- Có thể gợi ý cho học sinh nghe bạn kể, hỏi các câu hỏi:

+ Bạn cảm thấy thế nào khi tham ra dọn vệ sinh cùng mọi người?

+ Theo bạn việc làm của mọi người có ý nghĩa nh­ thế nào?

+ Bạn thấy không khí của những buổi lao động như thế nào?

+ Bạn sẽ làm gì để phong trào giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ở địa phương luôn diễn ra thường xuyên?...

*Thực hành kể tr­ớc lớp

- Gọi đại diện 4,5 nhóm lên thi kể trước lớp

- Giáo viên cùng học sinh nhận xét về nội dung câu chuyện, cách kể, cách dùng từ, đặt câu…

- Cho bình chọn bạn kể sinh động, hấp dẫn nhất.

-Trao giải học sinh kể chuyện hay nhất tuần.

3. Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Dặn học sinh luôn có ý thức giữ gìn cho môi trường xung quanh mình luôn sạch, đẹp và chuẩn bị bài sau: Những chú bé không chết [tuần 25]

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Học sinh trao đổi và phát biểu trước lớp.

- HS NX

- HS theo dõi, lắng nghe

- Học sinh trả lời

- Lắng nghe

- HS viết vào vở

- 2 HS đọc.

- HS TL

- 4 đến 6 học sinh tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện kể về công việc mình đã làm; Ví dụ

- Học sinh 1 tôi muốn kể cho các bạn nghe về phong trào tổng vệ sinh quét dọn thôn xóm vào sáng thứ bẩy hàng tuần ở xẫ tôi. Cứ mỗi sáng thứ bẩy, tôi cùng mẹ và các cô chú trong xóm lại quét dọn, hót rác, phát cây bờ rào ở xóm nhà mình.

- Học sinh 2. Chiều thứ sáu tuần qua tôi cùng các bạn tổ 1 đã tham ra chăm sóc công trình măng non của lớp được cô giáo khen. Tôi sẽ kể cho cả lớp nghe công việc chúng tôi đã làm…

-1,2 học sinh lập bảng phụ

- Kể theo nhóm đôi và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

- Đại diện nhóm kể, mỗi em kể xong đối thoại cùng các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện

- Học sinh bình chọn

Phấn trắng

Phấn trắng

Bảng phụ

Phần thưởng

     3. KẾT QUẢ:

     Với các biện pháp trên tôi đã khắc phục được khó khăn khi dạy phân môn kể chuyện ở từng dạng bài về phương pháp, hình thức, chuẩn bị giúp học sinh học giờ kể chuyện đạt kết quả cao.

     Qua thời gian thực hiện tôi thấy học sinh lớp 4A4 rất thích học giờ kể chuyện kể cả dạng bài kể chuyện đã nghe, đã đọc hay dạng kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Học sinh được đọc, tìm truyện, rèn luyện thói quen quan sát, ghi nhớ, được rèn kĩ năng kể chuyện trước lớp một cách tự tin, hấp dẫn. Học sinh được trao đổi, bàn luận về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, biết đưa ra ý kiến của mình để đánh giá, nhận xét.

     Qua quan sát tôi thấy các em có ý thức hơn, ham học hỏi hơn, muốn nghe bạn kể nốt câu chuyện, muốn mượn truyện của bạn, của thư viện để đọc về các chủ điểm học. Các em đã tự tin hơn vào kĩ năng kể chuyện của bản thân. Từ đáy lòng mình tôi thấy rất vui, phấn khởi vì qua các giờ kể chuyện tôi đã rèn cho học sinh kĩ năng nghe, kể, giáo dục học sinh lòng ham đọc sách, rèn thói quen quan sát và ghi nhớ. Dưới đây là kết quả cụ thể mà tôi đã theo dõi ở lớp 4A4 với sĩ số 49 học sinh:

Mức độ đạt yêu cầu

Đầu năm

Cuối học kì I

Giữa học kì II

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Kể chuyện đúng yêu cầu nội dung

35

71,4%

41

83,7%

49

100%

Thuộc truyện

27

55,1%

39

79,6%

49

100%

Diễn đạt khi kể

10

20,4%

35

71,4%

47

95,9%

Mạnh dạn, tự tin khi kể

14

28,5%

37

75,5%

47

95,9%

Vốn từ phong phú khi kể

11

22,4%

32

65,3%

45

91,8%

     III. KẾT LUẬN

     Từ thực tế giảng dạy, với lòng yêu nghề, mến trẻ, với tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, với lòng hăng say miệt mài lao động, sự ủng hộ của các em học sinh lớp 4A4 kết hợp những kinh nghiệm tôi đã tìm ra cho mình phương pháp, cách thức tổ chức hướng dẫn học sinh học tốt giờ kể chuyện ở lớp 4 đạt kết quả cao.

     Với mỗi giờ kể chuyện của lớp tôi, học sinh say sưa nghe cô kể, bạn kể; phát huy tinh thần xung phong lên bảng. Học sinh nắm bắt nội dung câu chuyện nhanh, trao đổi thảo luận về nội dung, ý nghĩa rất sổi nổi. Mỗi giờ học kể chuyện trôi qua học sinh lại được rèn luyện thêm về kĩ năng đọc, kĩ năng nghe, nhớ và kĩ năng kể chuyện, đó cũng là những kĩ năng phục vụ cho các môn học khác và đời sống hàng ngày của các em. Qua những giờ học kể chuyện còn giúp tôi cung cấp thêm cho học sinh về vốn từ ngữ, khả năng diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học từ đó nâng cao trình độ văn hoá nói chung và trình độ tiếng việt nói riêng. Trên đây là một vài biện pháp nhỏ mà tôi đã thực hiện hướng dẫn học sinh học tốt giờ kể chuyện lớp 4 với những khả năng của mình. Những tiết dạy kể chuyện của tôi luôn được ban thi đua đánh giá cao và thực hiện chuyên đề cho toàn trường dự. Những kinh nghiệm này tôi cũng đưa ra trao đổi, thống nhất trong tổ khối 4 + 5 ở giờ sinh hoạt chuyên môn được các đồng nghiệp ủng hộ, tán thành và áp dụng. Giờ dạy kể chuyện của các đồng chí trong tổ khối chất lượng ngày càng cao. Học sinh thích nghe kể chuyện, tham gia kể chuyện, mạnh dạn, tự tin hơn khi kể chuyện. Hầu hết học sinh trong lớp thuộc truyện và kể chuyện đúng yêu cầu nội dung của đề bài. Giờ học kể chuyện có hiệu quả cao còn góp phần vào thành công của phân môn tập làm văn phần kể chuyện. Tôi cũng như các đồng chí trong tổ khối rất vui học sinh thích học và chuẩn bị tốt giờ kể chuyện mà trước đây giáo viên cũng như học sinh đều thấy khó.

Quận Hoàng Mai

Video liên quan

Chủ Đề