Đề thi tư pháp quốc tế đại học luật

Tổng hợp 32+ đề thi môn Tư pháp quốc tế trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh từ 2013 – 2020. Nếu bạn có đề thi mới hãy để lại bình luận hoặc gửi cho mình nhé! Bấm vào mục lục để truy cập nhanh!

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí MinhLớp: Dân sự 38AThời gian làm bài: 90 phútSinh viên chỉ được sử dụng VBQPPLGiảng viên ra đề: TS Đỗ Thị Mai Hạnh

Nhận định

Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? [2 điểm]

1 – Khi giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu pháp luật của nước có Tòa án giải quyết tranh chấp có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài đó, được áp dụng.

Bạn đang xem: Đề thi môn tư pháp quốc tế


2 – Yếu tố nước ngoài trong vụ việc dân sự có ý nghĩa là để xác định luật áp dụng điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm: Tuyển tập đề thi do cô Đỗ Thị Mai Hạnh ra đề.

Lý thuyết

1 – Khoản 3 Điều 766 BLDS 2005 quy định: Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Bạn hãy cho biết đây có phải là quy phạm xung đột, phân loại quy phạm theo tiêu chí hình thức và tính chất. [1 điểm]

2 – Công dân Việt Nam sinh sống tại Nga, mất đi để lại di sản là một căn nhà tại Nga. Theo bạn, việc thừa kế tài sản này phải giải quyết theo pháp luật của Việt Nam hay pháp luật của Nga? [1 điểm]

3 – Bà Linh Chi [Việt Nam] nộp đơn yêu cầu không công nhận bản án của Tòa án Đức về phân chia tài sản giữa bà và chồng là ông Hulbert [Đức]. Theo pháp luật Việt Nam, tòa án có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét đơn yêu cầu này không? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích? [2 điểm]

Bài tập

William [Đức và Thụy Sĩ] 18 tuổi, cư trú tại Thụy Sĩ, xin đăng ký kết hôn với Hoa Lan [Việt Nam] 18 tuổi tại Ủy ban nhân dân TP.HCM. William và Hoa Lan đã quyết định cư trú và sinh sống tại TP.HCM sau khi kết hôn. Hỏi:

1 – Theo bạn, William có đủ điều kiện để được UBND cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hay không? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích. Biết rằng theo pháp luật của Đức và Thụy Sĩ: tuổi kết hôn của nam là 18 tuổi. [1 điểm]

2 – Giả sử William và Hoa Lan được kết hôn với nhau, do cuộc sống chung không hạnh phúc, 5 năm sau, Hoa Lan nộp đơn xin ly hôn trước Tòa án của Việt Nam. Hỏi Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn này hay không? Nêu cơ sở pháp lý, đặc điểm và hệ quả pháp lý của thẩm quyền đó? [2 điểm]

3 – Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật của Đức, Thụy Sĩ hay Việt Nam để giải quyết việc ly hôn này? Nêu cơ sở pháp lý? [1 điểm]

Biết rằng giữa Việt Nam, Đức và Thụy Sĩ chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự.


Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí MinhLớp: Thương mại 38BThời gian làm bài: 90 phútSinh viên chỉ được sử dụng VBQPPLGiảng viên ra đề: ThS Nguyễn Lê Hoài

Nhận định

Trả lời đúng sai các nhận định sau đây. Tại sao? [3 điểm]

1 – Theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu đối với động sản đang trên đường vận chuyển.

2 – Theo pháp luật Việt Nam, quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ được cho thi hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành,

3 – Khoản 1 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự 2011 quy định: “Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tại Chương III của Bộ luật này, trừ trường hợp Chương này có quy định khác”. Đây là quy phạm xung đột.

Lý thuyết

1 – Trình bày khái niệm, mục đích, hệ quả pháp lý của bảo lưu trật tự công cộng. [1 điểm]

“1. Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được áp dụng:

a – Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Việc từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài phải dựa vào bản chất cả quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và không được chỉ dựa vào sự khác biệt của hệ thống pháp luật, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước có liên quan với hệ thống pháp luật, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam.

b – Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.

2. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, pháp luật Việt Nam được áp dụng.”


Anh chị hãy chỉ ra những điểm mới của quy định này so với quy định trong BLDS 2005 hiện hành. Theo anh chị việc sửa đổi như trên có ý nghĩa như thế nào đối với việc áp dụng pháp luật nước ngoài của Tòa án Việt Nam. [2 điểm]

Bài tập

Công ty A [Quốc tịch Canada] có văn phòng đại diện tại TP.HCM giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty B [quốc tịch Việt Nam]. Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và được thực hiện hoàn toàn tại Canada. Tranh chấp phát sinh, B khởi kiện đến Tòa án Việt Nam. [4 điểm]

1 – Về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam, có ý kiến cho rằng: “Tòa án Việt Nam sẽ không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên vì hợp đồng không được thực hiện một phần hoặc toàn bộ tại Việt Nam”.

Quan điểm của anh chị về ý kiến trên? [1.0 điểm]

2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền.

a – Anh chị hãy đặt giả thiết để pháp luật Việt Nam có thể được áp dụng nhằm giải quyết tranh chấp nói trên? [1.5 điểm]

b – Giả sử các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn pháp luật Canada để điều chỉnh hợp đồng và việc chọn luật của các bên thỏa mãn các điều kiện chọn luật. Có nhận định cho rằng: “Tòa án Việt Nam phải áp dụng cả luật tố tụng và luật nội dung của Canada để giải quyết tranh chấp trên”. Anh chị có ý kiến gì về nhận định trên? [1.5 điểm]

23. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Thương mại 38A


Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí MinhLớp: Thương mại 38AThời gian làm bài: 90 phútSinh viên chỉ được sử dụng VBQPPLGiảng viên ra đề: ThS Nguyễn Lê Hoài

Nhận định

Trả lời đúng sai các nhận định sau đây. Tại sao? [3 điểm]

1 – Xuất phát từ nguyên tắc bảo hộ công dân, Tòa án Việt Nam phải thụ lý và giải quyết tất cả các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu có ít nhất một trong các bên đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam.

2 – Quy phạm xung đột có thể được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền.


3 – Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hình thức của di chúc có yếu tố nước ngoài phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.

Có thể bạn quan tâm: Tuyển tập đề thi do cô Nguyễn Lê Hoài ra đề.

Lý thuyết

1 – Trình bày các quan điểm về thừa nhận hiện tượng dẫn chiếu? Liên hệ với pháp luật Việt Nam. [1 điểm]

“1. Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng và quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, trừ trường hợp nêu tại khoản 4 Điều này.

Trường hợp quy định về xác định pháp luật áp dụng nêu tại khoản 1 Điều này dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.

Trường hợp quy định về xác định pháp luật áp dụng nêu tại khoản 1 Điều này dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.

Trường hợp các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn luật thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng.”

Anh chị hãy cho biết điểm khác biệt giữa quy định này với quy định về dẫn chiếu trong BLDS 2005 hiện hành. Hãy nêu quan điểm của anh chị về sự khác biệt đó. [2 điểm]

Bài tập

Năm 2010, Công ty Bình Minh [quốc tịch Việt Nam] ký hợp đồng mua bán thiết bị điện tử với Công ty Sunrise [quốc tịch Anh]. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam [VIAC]. Đồng thời, các bên thỏa thuận chọn Pháp luật Anh để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Tranh chấp phát sinh, Công ty Bình Minh yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết. [4 điểm]


1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý và giải quyết tranh chấp trên hay không? Tại sao? [1.5 điểm]

2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền.

a – Có nhận định cho rằng: “Xuất phát từ nguyên tắc áp dụng đầy đủ, trọn vẹn hệ thống pháp luật nước ngoài thì Pháp luật Anh do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phải được áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật bao gồm cả luật thực chất và luật xung đột”. Quan điểm của anh, chị về nhận định trên? [1 điểm]

b – Theo anh chị pháp luật Việt Nam có thể được Tòa án Việt Nam áp dụng trong trường hợp trên hay không? Tại sao? [1.5 điểm]

24. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Hành chính K40


Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí MinhLớp Hành chính 40Thời gian làm bài: 75 phútSử viên được sử dụng VBQPPLGV ra đề: Ths Nguyễn Lê Hoài

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao? [4 điểm]

1 – Thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột trong các Điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên và pháp luật tố tụng dân sự của quốc gia.

2 – Khi các quốc gia ký kết Điều ước quốc tế nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh giữa công dân, pháp nhân giữa các quốc gia thành viên với nhau thì Điều ước quốc tế đó luôn được ưu tiên áp dụng.

3 – Tất cả các phán quyết của trọng tài nước ngoài chỉ có hiệu lực tại Việt Nam sau khi quyết định công nhận và cho thi hành của Tòa án Việt Nam có hiệu lực pháp luật.

4 – Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luật do các bên thỏa thuận lựa chọn chỉ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

Bài tập

Bài tập 1

Tại Hoa Kỳ, June [quốc tịch Hoa Kỳ] kết hôn với Hồng [Quốc tịch Việt Nam, định cư tại Hoa Kỳ]. Năm 2015, hai vợ chồng về Việt Nam sinh sống và làm việc ổn định tại Việt Nam.


1 – Quan hệ hôn nhân giữa June và Hồng có đương nhiên có hiệu lực tại Việt Nam không? Vì sao?

2 – Năm 2017, hai vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết ly hôn. Sau khi xem xét vụ việc Tòa án Việt Nam ra quyết định: “không công nhận họ là vợ chồng, toàn bộ các tranh chấp về tài sản sẽ được giải quyết bằng pháp luật dân sự”. Anh chị có nhận định gì về quyết định trên?

3 – Giả sử năm 2017 trong một lần về Hoa Kỳ thăm gia đình, June gửi đơn yêu cầu Tòa án Hoa Kỳ giải quyết ly hôn. Sau khi Bản án ly hôn của Tòa án Hoa Kỳ có hiệu lực pháp luật, June yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành Bản án trên có được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam không? Vì sao?

Bài tập 2

Công ty Miami [Quốc tịch Hồng Kông] ký hợp đồng bán giấy in cho Công ty Việt Đức [quốc tịch Việt Nam]. Hợp đồng được ký kết và thực hiện hoàn toàn tại Hồng Kông.

Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận rằng “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng được giải quyết tại Tòa án Hồng Kông”. Khi Công ty Việt Đức nhận hàng và kiểm tra hàng hóa thì phát hiện lô hàng bị ẩm ướt, không đảm bảo chất lượng. Công ty Việt Đức đã khởi kiện đến Tòa án Việt Nam.

1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên hay không? Vì sao?

2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền. Có nhận định cho rằng: “Pháp luật Hồng Kông được áp dụng để giải quyết tranh chấp trên vì các bên có thỏa thuận chọn Tòa án Hồng Kông”.

25. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Chất lượng cao 40D


Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí MinhLớp Chất lượng cao 40DThời gian làm bài: 75 phútSinh viên được sử dụng VBQPPLGiảng viên ra đề: Ths Nguyễn Lê Hoài

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao? [4 điểm]

1 – Pháp luật quốc gia sẽ được ưu tiên áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự yếu tố nước ngoài tại Việt Nam nếu không có Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


2 – Khoản 2, Điều 123 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự”. Đây là quy phạm xung đột.

3 – Theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản đang trên đường vận chuyển.

4 – Tất cả phán quyết của trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi quyết định công nhận và cho thi hành của Tòa án Việt Nam có hiệu lực pháp luật.

Bài tập

Bài tập 1

Trinh Gia [Quốc tịch Singapore, cư trú tại Việt Nam]. Trinh Gia bị tai nạn và mất. Ông để lại tài sản là một khản tiền trong tài khoản ngân hàng Việt Nam. Các con của ông tranh chấp về quyền thừa kế đối với tài sản trên. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền.

1 – Hãy xác định pháp luật áp dụng để giải quyết số di sản trên.

2 – Giả sử, sau khi xem xét Tòa án Việt Nam quyết định áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết vụ việc trên? Quan điểm của anh chị về việc áp dụng pháp luật của Tòa án Việt Nam.

Bài tập 2

Ông Jung Book [quốc tịch Hàn Quốc, cư trú tại Việt Nam] ký hợp đồng vay tài sản với Bà Mai [quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam]. Theo đó, ông Jung Book cho bà Mai vay một số tiền là 1,3 tỷ đồng. Hợp đồng này được công chứng tại Văn phòng công chứng số 1 TP. Hồ Chí Minh. Sau khi hết thời hạn vay, bà Mai không chịu hoàn trả số tiền vay và lãi vay theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng cho ông Jung Book. Ông Jung Book nộp đơn khởi kiện đến Tòa án Việt Nam yêu cầu bà Mai trả tiền.

1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với tranh chấp trên hay không? Vì sao?

2 – Theo anh chị Tòa án Việt Nam phải áp dụng pháp luật nước nào để giải quyết tranh chấp trên? Vì sao?

26. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Chất lượng cao 41B


Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí MinhLớp Chất l/ợng cao 41BThời gian làm bài: 75 phútSinh viên được sử dụng VBQPPLGiảng viên ra đề: TS Đỗ Thị Mai Hạnh

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao? [4 điểm]


1 – Theo pháp luật Việt Nam, cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài là một trong các dấu hiệu của yếu tố nước ngoài của quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế.

2 – Trường hợp có điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên, pháp luật Việt Nam và tập quán quốc tế cùng điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nhưng hệ quả khác nhau, chỉ điều ước quốc tế luôn luôn được áp dụng.

Lý thuyết

1 – Điều 678 [2] BLDS 2015 quy định: “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bạn hãy cho biết đây có phải là quy phạm xung đột? Nếu là quy phạm xung đột, hãy phân loại quy phạm theo tiêu chí hình thức dẫn chiếu và cách thức.

2 – Công dân Anna [Nga] sinh sống tại Việt Nam mất đi không để lại di chúc. Di sản của bà để lại tài sản là một nông trại tại Nga và tài khoản ngân hàng Sacombank tại Việt Nam. Theo bạn, việc thừa kế tài sản này phải được giải quyết như thế nào?

3 – Bạn hãy phân tích về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân theo khoản 2 và khoản 3 Điều 676 BLDS:

“2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, Điều này.

3. Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam”.

Bài tập

Công ty Blue River [Australia] giao kết hợp đồng bán máy lạnh cho Công ty Sông Xanh [Việt Nam]. Hợp đồng được ký kết tại Việt Nam và được thực hiện tại Australia. Các bên thỏa thuận chọn pháp luật Singapore để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Do Công ty Blue River không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng, công ty Sông Xanh đã khởi kiện công ty Blue River tại Tòa án của Việt Nam.

1 – Theo anh chị, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp hợp đồng nêu trên hay không?


2 – Nếu Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, bạn hãy nêu đặc điểm của thẩm quyền này?

3 – Nhận định: Tòa án Việt Nam đương nhiên phải áp dụng pháp luật của Singapore do pháp luật Việt Nam có quy định cho các bên quyền chọn luật để điều chỉnh nội dung của hợp đồng. [điều 683 [1] BLDS 2015]. Bằng kiến thức về tư pháp quốc tế, anh chị hãy nêu quan điểm về nhận định trên.

27. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Dân sự 41


Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí MinhLớp Dân sự 41Thời gian làm bài 75 phútSinh viên được sử dụng VBPLGV ra đề: ThS. GVC. Trịnh Anh Nguyên

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích rõ ràng, lập luận chặt chẽ [4,5 điểm]

1 – Theo pháp luật Việt Nam, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý và giải quyết mọi vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. [1,5 điểm]

2 – Các hệ thuộc: Luật nhân thân; Luật quốc tịch của pháp nhân; Luật nơi có tài sản – mỗi hệ thuộc có vai trò nhất định trong việc giải quyết xung đột pháp luật đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. [1,5 điểm]

3 – Văn bản pháp luật do Nhà nước Việt Nam ban hàng có thể được áp dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.[1,5 điểm]

Bài tập

Công ty A [quốc tịch Việt Nam] ký hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty B [quốc tịch Việt Nam].

Ông C cho rằng: Có xung đột pháp luật trong quan hệ hợp đồng này.

Ông D cho rằng: Không có xung đột pháp luật trong quan hệ nêu trên.

1 – Giả sử ông C và ông D có thể đúng. Hãy chứng minh? Giải thích vì sao phải xác định có hay không xung đột pháp luật trong một quan hệ hợp đồng? [2 điểm]


2 – Việc điều chỉnh một quan hệ hợp đồng không có yếu tố nước ngoài có gì khác so với điều chỉnh một quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài? [1,5 điểm]

Giả sử hợp đồng này được ký tại nước M. Hiệp định giữa nước M và Việt Nam có nội dung quy định:

“Hợp đồng mua bán tài sản phải lập thành văn bản, có chứng thực của cơ quan công chứng nơi lập”.

“Việc xác định hình thức hợp pháp của hợp đồng sẽ căn cứ vào pháp luật nước nơi hợp đồng được ký kết”.

3 – Hãy phân tích những phương pháp điều chỉnh của ngành Luật tư pháp quốc tế được thể hiện qua 2 trường hợp trên? [4 điểm]

Lưu ý: Làm bài sạch sẽ, không dài dòng.

28. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp CLC41A


Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí MinhLớp Chất lượng cao 41AThời gian làm bài 75 phútSinh viên được sử dụng VBPLGV: Phùng Hồng Thanh

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn vì sao? [4 điểm]

1 – Theo pháp luật Việt Nam, cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài là chủ thể của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

2 – Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu các bên đương sự đều cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại nước ngoài.

3 – Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài khi có hiệu lực pháp luật tại nước đã tuyên sẽ luôn được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.


4 – Quy phạm xung đột một bên có thể dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài.

Lý thuyết

Điều 677 BLDS năm 2015 quy định: “Việc phân loại tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản”. [2 điểm]

1 – Đây có phải là quy phạm xung đột không? Tại sao?

2 – Nếu đây là quy phạm xung đột, hãy phân tích thành phần của quy phạm này và phân loại quy phạm theo tiêu chí hình thức và tính chất?

Bài tập

Minh Thông [Công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam] làm việc tại văn phòng đại diện của Công ty Bắc Hải [Việt Nam] tại Đức trong thời hạn 03 năm [từ năm 2014 đến năm 2017] theo hợp đồng lao động mà Minh Thông đã ký với Công ty Bắc Hải. Đầu năm 2015, trong một chuyến đi công tác tại một thành phố của Đức, Minh Thông đã bị tai nạn giao thông và thiệt hại về sức khỏe và tài sản do lỗi bất cẩn của ông Kool [Công dân Đức, cư trú tại Đức] gây ra. Minh Thông đã khởi kiện ông Kool ra trước Tòa án của Việt Nam để yêu cầu bồi thường những thiệt hại ngoài hợp đồng.

1 – Anh chị hãy cho biết, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc nói trên không?

2 – Nếu Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, Tòa án sẽ áp dụng pháp luật của quốc gia nào để giải quyết vụ việc nói trên?

3 – Giả sử ông Kool là người có 02 quốc tịch [Việt Nam và Đức]. Nếu Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc về đòi bồi thường thiệt hại, anh chị hãy xác định pháp luật áp dụng đối với trường hợp này.

[Biết rằng giữa Việt Nam và Đức chưa ký điều ước có liên quan]

29. Đề thi môn: Tư pháp quốc tế phần chung


Thời gian làm bài 75 phútHọc viên được sử dụng tài liệu

Nhận định

Nhận định đúng sai? Giải thích tại sao? [3 điểm]


1 – Theo pháp luật Việt Nam, bản án, quyết định dân sự [theo nghĩa rộng] của Tòa án nước ngoài bất kỳ đều được Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam thụ lý để xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

2 – Mục đích của bảo lưu trật tự công cộng là để tránh việc áp dụng pháp luật nước ngoài.

3 – Điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên không thể được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

Lý thuyết

1 – Điều 676 [1] BLDS năm 2015 quy định: “Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập”.

2 – Quy phạm này có phải là quy phạm xung đột?

3 – Nếu là quy phạm xung đột, anh chị hãy phân loại quy phạm xung đột này theo tiêu chí hình thức dẫn chiếu và tính chất.

4 – Anh chị hãy phân tích Điều 674 [1] [2] BLDS năm 2015.

Bài tập

Công ty Lá Phong [Việt Nam] ký kết một hợp đồng mua vật liệu xây dựng với công ty Maple [Canada]. Hợp đồng được ký kết và thực hiện tại Úc. Các bên thỏa thuận chọn pháp luật Singapore để giải quyết nếu có tranh chấp liên quan đến hợp đồng phát sinh. Do Công ty Maple giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đòng, công ty Lá Phong khởi kiện Công ty Maple trước Tòa án Việt Nam.

1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên không? Và nếu Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, anh chị hãy cho biết là loại thẩm quyền gì và nêu đặc điểm của loại thẩm quyền này?

2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, Tòa án Việt Nam phải áp dụng pháp luật Singapore để giải quyết tranh chấp nêu trên vì tôn trọng thỏa thuận của các bên. Quan điểm của anh chị về nhận định này.


Lưu ý: Giữa Việt Nam và Canada không có Điều ước quốc tế có liên quan.

30. Đề thi môn Tư pháp quốc tế có đáp án lớp 11AB2CQ – Lần 1


Lớp 11AB2CQ – Lần 1Thời gian làm bài 75 phútHọc viên được sử dụng tài liệu giấy khi làm bàiGiảng viên: ThS Nguyễn Lê Hoài

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? [4 điểm]

1 – Việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cần phải căn cứ vào sự chỉ dẫn của các quy phạm xung đột.

2 – Tất cả các phán quyết của trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam chỉ khi quyết định công nhận và cho thi hành của Tòa án Việt Nam có hiệu lực pháp luật.

3 – Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật Việt Nam quy định các bên có quyền chọn luật thì pháp luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luôn là pháp luật do các bên thỏa thuận lựa chọn.

4 – Tòa án Việt Nam không thể áp dụng quy phạm xung đột trong pháp luật của nước ngoài để giải quyết một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Bài tập

Bài tập 1

Bà Diễm Lệ [quốc tịch Việt Nam, thường trú tại TP. Hồ Chí Minh, ông Longbeach [quốc tịch Hoa Kỳ, thường trú tại Washington]

Ông Longbeach ký hợp đồng mua một căn hộ chung cư tại Quận 2, TP. Hồ Chí Minh của bà Diễm Lệ. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án Hoa Kỳ là cơ quan giải quyết tranh chấp và đồng thời chọn pháp luật Hoa Kỳ để điều chỉnh các vấn đề phát sinh từ hợp đồng.

Xem thêm: máy cắt makita cầm tay

1 – Giả sử Tòa án Hoa Kỳ thụ lý và giải quyết. Bản án của Tòa án Hoa Kỳ có được công nhận và cho thì hành án tại Việt Nam hay không? Vì sao?

2 – Giả sử Tòa án Việt Nam thụ lý và giải quyết, pháp luật Hoa Kỳ sẽ được Tòa án Việt Nam áp dụng vì nguyên tắc ưu tiên được áp dụng trong hợp đồng đó là theo sự thỏa thuận của các bên. Nhận xét của anh chị về ý kiến này.


Bài tập 2

Bản án số …/…/HN-ST của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh về vụ việc ly hôn giữa nguyên đơn là bà Quế [quốc tịch Việt Nam, thường trú tại TP. Hồ Chí Minh] và bị đơn là ông Long [Quốc tịch Hoa Kỳ, thường trú tại Washington]. Theo lời khai tại Tòa, bà Quế và ông Long kết hôn vào năm 2015 tại UBND TP. Hồ Chí Minh. Sau khi kết hôn, ông Long quay về Hoa Kỳ, họ có liên lạc với nhau nhưng thường xuyên mâu thuẫn và tranh cãi. Đến năm 2016, bà Quế gửi đơn yêu cầu Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh giải quyết ly hôn. Anh chị hãy xác định Tòa án Việt Nam có thẩm quyền để giải quyết vụ việc ly hôn trên hay không? Vì sao?

Nếu bạn có đề thi mới hoặc có đáp án tham khảo đối với các đề thi trên, đừng ngần ngại chia sẻ và để lại bình luận nhé! Cảm ơn rất nhiều!

Video liên quan

Chủ Đề