Điểm chuẩn đh y hà nội 2023

GS. TS Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định, về cơ bản tất cả các môn, phổ điểm đều giữ ổn định, phổ điểm vẫn từ 21-26 nên điểm thi của các khối tuyển sinh không có quá nhiều biến động.

Xét về tổng thể, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 tương đối ổn định so với năm trước. Tuy nhiên, khi phân tích chi tiết từng môn sẽ thấy có một số khác biệt. Nhiều chuyên gia cho rằng điều đó cũng không ảnh hưởng nhiều đến điểm chuẩn năm nay.

Từ phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Sinh học của cả nước cho thấy có 322.200 thí sinh tham gia làm bài thi Sinh học, trong đó điểm trung bình là 5,02 điểm, điểm trung vị là 4,75 điểm, điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4,5 điểm.

Đáng chú ý, môn Sinh học năm nay chỉ có 5 bài thi điểm 10, giảm hơn 116 lần so với năm 2021 [582 bài thi]. Số thí sinh đạt điểm tuyệt đối môn Toán năm nay chỉ có 35 thí sinh trong khi năm 2021 có 52 thí sinh.

Ảnh minh họa

Với việc số lượng điểm cao môn Sinh học và Toán ít hơn hẳn so với năm 2021 và 2020, nhiều trường xét tuyển theo phương thức dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 dự kiến điểm chuẩn sẽ không có quá nhiều biến động, thậm chí hạ nhiệt.

Với riêng ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, năm nay trường phân bổ khoảng 20-30% chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuy chỉ tiêu cho phương thức này ít nhưng số lượng điểm 10 của thí sinh cũng giảm nên điểm chuẩn những ngành hot của trường được dự báo ổn định như năm 2021.

Với ngành Y khoa, theo phân tích của PGS. TS Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Y Hà Nội thì dù điểm môn Sinh giảm nhưng cả nước vẫn có 465 thí sinh đạt từ 27,5 điểm trở lên đối với tổ hợp B00 [Toán, Hóa, Sinh].

Trong khi đó, chỉ tiêu ngành Y khoa của hai trường ĐH Y lớn nhất cả nước dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT khoảng 480 chỉ tiêu. Nếu tính điểm ưu tiên trung bình là 0,5 thì điểm thi phải đạt từ 28 điểm đối với tổ hợp B00 mới có hy vọng trúng tuyển vào ngành Y khoa của trường ĐH Y Hà Nội. Điểm chuẩn ngành này năm 2021 của trường là 28,85.

Là một trong số ít các trường ĐH đến nay chưa áp dụng phương thức xét tuyển dựa vào học bạ, đại diện trường ĐH Y Hà Nội cho biết nhà trường vẫn tin tưởng vào kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển thí sinh phù hợp. Với các phương thức khác, trường cần phân tích thêm kết quả trong học tập sinh viên trúng tuyển vào trường, trên cơ sở đó theo dõi 5-10 năm mới đề xuất giải pháp phù hợp.

GS. TS Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định, về cơ bản tất cả các môn, phổ điểm đều giữ ổn định, tỷ lệ điểm 8 vẫn như năm trước. Phổ điểm vẫn từ 21-26 nên điểm thi của các khối tuyển sinh không có quá nhiều biến động so với năm ngoái.

Tuy nhiên, với “cơn mưa điểm 10” ở môn Lịch sử, tổ hợp xét tuyển có môn Lịch sử là C00 dự kiến sẽ tăng nhẹ. Trong khi đó những tổ hợp xét tuyển có môn Tiếng Anh sẽ giảm nhẹ do số thí sinh đạt điểm tuyệt đối và điểm cao giảm so với năm 2021.

Năm nay thí sinh có gần một tháng để đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học đề nghị các cơ sở đào tạo thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển sinh, phải có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ thí sinh trong giai đoạn đăng ký nguyện vọng xét tuyển; đồng thời, thí sinh phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kỹ hướng dẫn tuyển sinh. Cùng với đó, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng khi sắp xếp thứ tự nguyện vọng, thực hiện đúng thời gian, các bước trong quy trình đăng ký xét tuyển trên hệ thống bởi nếu bỏ dở quy trình, hệ thống sẽ không cập nhật thông tin đăng ký và không chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng của thí sinh.

* Không copy nội dung bài viết dưới mọi hình thức khi chưa đượcInfonet chấp thuận bằng văn bản!

Hoàng Thanh

  • Giáo dục
  • Tuyển sinh
  • Đại học

Thứ ba, 2/8/2022, 15:59 [GMT+7]

Ba ngành Y khoa, Răng Hàm Mặt và Y học cổ truyền của Đại học Y Hà Nội có điểm sàn xét tuyển là 23, các ngành còn lại lấy 19-21.

Theo thông báo của Đại học Y Hà Nội ngày 2/8 về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần đạt 23 điểm mới đủ điều kiện xét tuyển vào ngành Y khoa. Mức này áp dụng cho cả chương trình đào tạo ở Hà Nội và phân hiệu Thanh Hoá, dùng với phương thức xét thuần điểm thi và kết hợp điểm thi với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Ngành Răng Hàm Mặt cũng đặt ngưỡng sàn là 23 điểm. So với quy định về điểm sàn chung với khối ngành sức khoẻ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mức này cao hơn 1 điểm.

Có hai ngành lấy điểm sàn cao hơn quy định của Bộ 2 điểm gồm Y học cổ truyền [lấy 23 điểm] và Y học dự phòng [21 điểm]. Các ngành còn lại lấy 19, bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào chung đối với các trường đào tạo khối ngành sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề.

STT

Tên ngành

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

1

Y khoa

23

2

Y khoa kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

23

3

Y khoa Phân hiệu Thanh Hóa

23

4

Y khoa Phân hiệu Thanh Hóa kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

23

5

Răng Hàm Mặt

23

6

Y học cổ truyền

23

7

Y học dự phòng

21

8

Kỹ thuật xét nghiệm y học

19

9

Y tế công cộng

19

10

Điều dưỡng [chương trình tiên tiến]

19

11

Điều dưỡng Phân hiệu Thanh Hóa

19

12

Dinh dưỡng

19

13

Khúc xạ nhãn khoa

19

Năm 2022, Đại học Y Hà Nội tuyển 1.170 chỉ tiêu bằng ba phương thức gồm xét tuyển thẳng, xét dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT và kết hợp điểm thi với chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế.

Trường sử dụng chung một công thức tính điểm chung [trừ xét tuyển thẳng] là: Điểm xét tuyển = Điểm Toán + Điểm Hoá + Điểm Sinh + Điểm ưu tiên. Tuy nhiên, với phương thức xét kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ, trường sẽ áp dụng mức điểm trúng tuyển thấp hơn không quá 3 điểm so với phương thức xét thuần bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Năm ngoái, điểm trúng tuyển vào Đại học Y Hà Nội là từ 23,2 đến 28,85.

*Xem biến động điểm chuẩn ngành Y khoa

Chủ Đề