Điểm khác biệt giữa phong trào đấu tranh ở châu Phi so với Mĩ Latinh

Sự khác biệt căn bản giữa phong trào đấu tranh ở châu Phi với khu vực Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Sự khác biệt căn bản giữa phong trào đấu tranh ở châu Phi với khu vực Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ,khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

B. châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới,khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.

C. hình thức đấu tranh ở châu Phi chủ yếu là đấu tranh chính trị,Mĩ Latinh là khởi nghĩa vũ trang.

D. lãnh đạo cách mạng ở Châu Phi là giai cấp vô sản,ở Mĩ Latinh là giai cấp tư sản dân tộc.

Câu hỏi

Nhận biết

Sự khác biệt căn bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là


A.

Hình thức đấu tranh ở châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang, Mĩ Latinh là đấu tranh chính trị.

B.

Lãnh đạo các cuộc đấu tranh ở châu Phi là giai cấp vô sản, ở Mĩ Latinh là giai cấp tư sản dân tộc.

C.

 nhân dân châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ Latinh là đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.

D.

nhân dân châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, khu vực Mĩ Latinh là đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.

Tải trọn bộ tài liệu tự học tại đây

Câu hỏi

Nhận biết

Sự khác biệt căn bản giữa phong trào đấu tranh cách mạng ở châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?


A.

Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới

B.

Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới; khu vực Mĩ Latinh đấy tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ

C.

Hình thức đấu tranh chủ yếu ở châu Phi là khởi nghĩa vũ trang; ở Mĩ Latinh là đấu tranh chính trị

D.

Lãnh đạo cách mạng ở châu Phi là giai cấp vô sản; ở khu vực Mĩ Latinh là giai cấp tư sản dân tộc

Tải trọn bộ tài liệu tự học tại đây

  • Câu hỏi:

    Sự khác biệt căn bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

    Lời giải tham khảo:

    Đáp án đúng: D

    Đáp án D

    Phương pháp: so sánh

    Cách giải:

    Tiêu chí so sánh

    Châu Phi

    Mĩ Latỉnh

    Giai cấp lãnh đạo

    Tư sản dân tộc

    Vô sản và tư sản dân tộc

    Nhiệm vụ cách mạng

    Chống chủ nghĩa thực dân cũ

    Chống thực dân kiểu mói

    Hình thức đấu tranh

    Đấu tranh chính trị hợp pháp và thương lượng

    Nhiều hình thức đấu tranh phong phú (bãi công, nổi dậy, đấu tranh vũ trang)

    Sự phát triển kinh tế sau chiến tranh

    Hầu hết các nước đều đứng trước nhiều vấn đề khó khăn

    Bộ mặt đất nước thay đổi khác trước. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (Nics)

    Xét về nhiệm vụ và mục tiêu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi chống chủ nghĩa thực dân cũ, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh là đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới

    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

AMBIENT-ADSENSE/

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

Câu hỏi: So sánh phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi và Mĩ Latinh?

Trả lời:

+ Giống nhau:Phong trào giải phóng dân tộc đều phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thếgiới thứ hai (1945), châu Phi“Lục địa mới mới trỗi dậy”, còn Mĩ Latinh“Đại lục núi lửa” / ” Lục địa bùng cháy” .Hầu hết đều giành được độc lập.

+ Khác nhau :

Tiêu chí so sánh

Châu Phi

Khu vực Mĩ Latinh

Giai cấp lãnh đạo Tư sản dân tộc Vô sản và tư sản dân tộc
Nhiệm vụ cách mạng Chống chủ nghĩa thực dân cũ Chống thực dân kiểu mới
Hình thức đấu tranh

Đấu tranh chính trị hợp pháp

và thương lượng

Nhiều hình thức đấu tranh phong

phú (bãi công, nổi dậy, đấu tranh

vũ trang).

Sự phát triển kinh tế

sau chiến tranh

Hầu hết các nước đều đứng

trước vấn đề khó khăn, nan

giải…

Bộ mặt đất nước thay đổi khác

trước. Một số nước trở thành

nước công nghiệp mới (NIC)

Cùng Top lời giải tìm hiểu cụ thể về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Phi và châu Mỹ Latinh nhé !

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Phi:

1. Những nhân tố thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranhthế giới thứ hai:

– Nhân tố khách quan:Sự kết thúc Thế chiến thứ hai cũng như những thay đổi về tìnhhình quốc tế sau chiến tranh đã thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại châu Phi…

 Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trịnhiều vùng thuộc địa tại châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc của nhân dân châu Phi.

 Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt Namvà Trung Quốc đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng ở châu Phi.

– Nhân tố chủ quan:Sau chiến tranh, lực lượng cách mạng ở châu Phi đã có sự trưởngthành vượt bậc…

 Châu Phi đã thành lập được tổ chức lãnh đạo là“Tổ chức thống nhất châu Phi”(OAU) năm 1963; giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và thúc đẩysự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi…

 Giai cấp tư sản châu Phi ngày càng trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnhđạo cách mạng thông qua các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của mình.

 Nhân dân châu Phi đã tận dụng mọi thời cơ tổ chức đấu tranh với nhiều hình thứcphong phú nhưng chủ yếu vẫn là đấu tranh chính trị để gây áp lực với kẻ thù…. Mọiđường lối đấu tranh giải phóng dân tộc luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ to lớncủa các tầng lớp nhân dân…

-> Với các nhân tố khách quan và chủ quan trên, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩathực dân đã diễn ra sôi nổi ở châu lục này, được mệnh danh là“lục địa mới trỗi dậy”.

2. Những thành quả đạt được trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dânchâu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

a. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954:Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong tràođấu tranh giành độc lập ở châu Phi bùng nổ mạnh trước hết là ở Bắc Phi : mở đầu là cuộcbinh biến của binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập (1952), lật đổ vương triều Pharúc, chỗdựa của thực dân Anh, lập ra nước Cộng hòa Ai Cập (18 – 6 – 1953). Tiếp theO là Libi(1952), Angiêri (1954 – 1962).

b. Giai đoạn từ năm 1954 đến 1960:Nửa sau thập niên 50, hệ thống thuộc địa củathực dân ở châu Phi tan rã, nhiều quốc gia giành được độc lập như :

+ Năm 1956 : Tuynidi, Marốc, Xuđăng,

+ Năm 1957 : Gana…

+ Năm 1958 : Ghinê .

c. Giai đoạn từ năm 1960 đến 1975:

+ Năm 1960 được ghi nhận là “Năm châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập.

+ Năm 1975, thắng lợi của cách mạng Ănggôla và Môdămbích trong cuộc đấu tranhchống thực dân Bồ Đào Nha, đã đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ ởchâu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.

d. Từ năm 1975 đến nay:Giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,tiêu biểu là cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi.

– Sau nhiều thập kỉ đấu tranh, nhân dân Nam Rôđêdia đã tuyên bố thành lập nướcCộng hoà Dimbabuê (18 – 4 – 1980).

– Trước sức ép của nhân dân và Liên hợp quốc, chính quyền Nam Phi đã trao trả độclập cho Namibia; tháng 3 – 1990, Namibia tuyên bố độc lập.

– Tại Nam Phi :Đại hội dân tộc (ANC) và Đảng Cộng sản Nam Phi lãnh đạo cuộc đấu tranh chốngchế độ phân biệt chủng tộc được nhân loại tiến bộ ủng hộ. Phong trào chống chế độphân biệt chủng tộc ở Nam Phi phát triển mạnh mẽ trở thành cao trào cách mạngmang tính chất quần chúng rộng rãi.

Năm 1990, giành được nhiều thắng lợi quan trọng: chủ tịch Nenxơn Manđêla đượctrả tự do, ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi được tự do hoạt động hợp tác. Trướcáp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp 11 – 1993, chế độ phân biệtchủng tộc (Aphácthai) bị xóa bỏ.

Tháng 4 – 1994, nhân dân Nam Phi thắng lợi trong cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên.

Kết quả là Nenxơn Manđêla – Chủ tịch ANC trở thành Tổng thống Cộng hòa NamPhi, một nước Nam Phi mới, dân chủ và không phân biệt chủng tộc. Sự kiện nàyđánh dấu việc chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công đã từngtồn tại ba thế kỉ ở nước này.

3. Những khó khăn của các nước châu Phi trên bước đường phát triển:

– Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đấtnước phát triển kinh tế – xã hội, gặt hái được những thành tựu bước đầu song không đủ đểthay đổi bộ mặt của châu lục này.

– Mặc dù vậy, nhiều nước châu Phi còn nằm trong tình trạng lạc hậu, không ổn địnhvà khó khăn do xung đột, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên, nhân dân nghèo đói, bệnhtật, mù chữ, bùng nổ dân số, nợ nần và sự phụ thuộc vào nước ngoài…Tất cả những khókhăn đó đã và đang là thách thức lớn đối với nhân dân các nước châu Phi. Chẳng hạn :

+ Từ năm 1952 – 1985, tại châu Phi xảy ra 241 đảo chính quân sự.

+ Từ năm 1987 – 1997, châu Phi có tới 14 cuộc xung đột, nội chiến.

+ Trong số 43 quốc gia mà Liên hợp quốc xác định nghèo nhất thế giới (năm 1997),thì ở châu Phi có 29 nước.

– Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU) được thành lập vào tháng 5 – 1963, đến năm2002 đổi tên là Liên minh châu Phi (AU) đã và đang triển khai nhiều chương trình phátntriển của châu lục.

– Tuy nhiên, những năm gần đây với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế (viện trợ, cửchuyên gia sang tư vấn và giúp đỡ), nhân dân các nước châu Phi đã tích cực tìm kiếm cácgiải pháp nhằm giải quyết các vụ xung đột, khắc phục về kinh tế,thành lập các tổ chức khuvực lớn nhất là tổ chức thống nhất châu Phi (Liên minh châu Phi, AU). Con đường pháttriển của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.

Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Mỹ Latinh

1. Quá trình giành và bảo vệ độc lập:

+ Khác với Châu Á và Phi, nhiều nước ở Mĩ latinh đã sớm dành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ đầu thế kỉ XIX, nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ.

+ Sau chiến tranh, Mĩ tìm cách biến khu vực này thành "sân sau" của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ => cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba. Ngày 1/1/1959, Cuba giành độc lập, chế độ độc tài thân Mỹ bị lật đổ.

+ Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, 8/1961 Mĩ đề xướng tổ chức Liên Minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ latinh. Tuy nhiên từ các thập niên 60 - 70 phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài ở khu vực này ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi

+ 1964, phong trào đấu tranh của nhân dân Panama đòi chủ quyền kênh đào diễn ra sôi nổi, buộc Mĩ phải trả lại kênh đào vào năm 1999

+ Do phong trào đấu tranh mạnh mẽ, các nước thuộc vùng biển Caribe lần lượt giành độc lập. Và đến năm 1983, đã có 13 quốc gia dành độc lập tại vùng biển này.

+ Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước Venezuela, Goatêmala, Côlômbia, Pêru, Ni ca ra goa, Chilê, En Xanvađo… diễn ra liên tục, dẫn đến kết quả lật đổ các chính quyền độc tài, thiết lập các chính phủ dân tộc dân chủ.

2. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước:

+ Sau khi khôi phục độc lập, giành được chủ quyền, các nước Mĩ latinh bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, một số nước đã trở thành nước công nghiệp mới.

+ Đến thập niên 80, các nước Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn: sự suy thoái nặng nề về kinh tế, lạm phát tăng nhanh, khủng hoảng trầm trọng, nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến nhiều biến động về chính trị

+ Bước sang thập kỉ 90, nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực hơn: lạm phát giảm, đầu tư nước ngoài đạt khối lượng lớn.

+ Tuy nhiên, tình hình kinh tế ở nhiều nước còn gặp không ít khó khăn.