Điểm khác nhau trong chính sách đối ngoại của mỹ so với Nhật Bản trong những năm 1929 -- 1939 là

II. Nước Mĩ trong những năm 1929-1939

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế [1929 - 1933] ở Mĩ

a] Nguyên nhân:

- Sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận, dẫn đến tình trạng “cung” vượt quá “cầu”.

b] Phạm vi, quy mô:

- Cuộc khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Ngày 29/10/1929, giá một loại cổ phiếu được cho là đảm bảo nhất sụt giảm tới 80% => hàng triệu người mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời.

- Từ lĩnh vực tài chính - ngân hàng, lan sang các ngành kinh tế khác.

- Từ Mĩ, cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ thế giới tư bản.

c] Hậu quả:

- Ngày 29/10/1929, giá cổ phiếu sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời.

- Nhà máy đóng cửa, hàng ngàn ngân hàng theo nhau phá sản.

- Hàng triệu người thất nghiệp.

- Nhà nước không thu được thuế.

- Công chức, giáo viên không được trả lương.

- Khủng hoảng phá huỷ nghiêm trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

+ Năm 1932 sản lượng công nghiệp còn 53,8% [so với 1929].

+ 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản.

+ 10 vạn ngân hàng đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp.

=> Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng ra toàn nước Mĩ.

2. Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven

a] Chính sách mới - khôi phục và phát triển kinh tế

- Cuối năm 1932, Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới.

Tổng thống Ru-dơ-ven

- Chính sách mới bao gồm các đạo luật:

+ Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.

+ Đạo luật ngân hàng.

+ Đạo luật cứu trợ người thất nghiệp.

+ Đạo luật phục hưng công nghiệp.

- Đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ đề mức lương và chế độ làm việc.

=> Bản chất: tăng cường vai trò của nhà nước trong quản lí và điều tiết nền kinh tế.

Bức tranh đương thời mô tả Chính sách mới [người khổng lồ tượng trưng cho nhà nước]

- Kết quả:

+ Đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.

+ Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, góp phần làm cho nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản.

b] Chính sách đối ngoại

- Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện” với các nước Mĩ Latinh.

+ Chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang.

+ Tiến hành thương lượng và hứa hẹn trao trả độc lập

=> Mục đích: xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mỹ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này.

- Tháng 11/1933, Ru-dơ-ven chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

- Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Mĩ, bằng việc thông qua hàng loạt các đạo luật => góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động., gây ra chiến tranh thế giới thứ hai.

=> Toàn nước Mỹ u ám sau ngày Thứ ba Đen tối [29/10/1929] khi phố Wall sụp đổ, mở đầu một thập niên người Mỹ vật lộn trong thất nghiệp, nghèo đói và lạm phát.

ND chính

- Cuộc khủng hoảng kinh tế [1929 - 1933] ở Mĩ: nguyên nhân, phạm vi, quy mô, kết quả.

- Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven.

Sơ đồ tư duy Nước Mĩ trong những năm 1929-1939

Loigiaihay.com

18/06/2021 612

A. tiến hành xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc

B. chạy đua vũ tranh, chuẩn bị chiến tranh thế giới thứ hai

C. theo đuổi lập trường chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

D. trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài lãnh thổ

Đáp án chính xác

Đáp án D

Chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản trong những năm 1929 – 1939:

- Mĩ: trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.

- Nhật Bản: Tăng cường chạy đua vũ trang, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Nhật là lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Phong trào dân chủ 1936 - 1939 mang tính dân tộc sâu sắc vì?

Xem đáp án » 18/06/2021 5,574

Nội dung nào không phải là quyết định của hội nghị Ianta [2 – 1945]?

Xem đáp án » 18/06/2021 4,158

Vì sao từ những năm 60-70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại?

Xem đáp án » 18/06/2021 3,598

Từ sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, cuộc kháng chiến của ta có thêm thuận lợi mới là

Xem đáp án » 18/06/2021 1,758

Thái độ của Pháp sau khi kí Hiệp định Sơ bộ [6 – 3- 1946] là

Xem đáp án » 18/06/2021 1,225

So với phong trào 1930 - 1931, điểm khác biệt về phương pháp đấu tranh của thời kì 1936 - 1939 là

Xem đáp án » 18/06/2021 1,072

“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...” được trích trong văn kiện nào?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,009

Quyết định nào của hội nghị Ianta [2-1945] đưa đến sự phân chia thế giới thành hai cực?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,009

Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên được coi là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam vì?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,004

Đặc điểm lớn nhất của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là

Xem đáp án » 18/06/2021 980

Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là

Xem đáp án » 18/06/2021 798

Nét khác biệt cơ bản giữa tổ chức ASEAN với Liên minh Châu Âu [EU] là

Xem đáp án » 18/06/2021 754

Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918 đóng vai trò như thế nào trong việc xác định con đường cứu nước đúng đắn của dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án » 18/06/2021 743

Thời cơ “ngàn năm có một” của Cách mạng tháng 8 năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian nào?

Xem đáp án » 18/06/2021 566

Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho

Xem đáp án » 18/06/2021 482

Video liên quan

Chủ Đề