Diễn viên lê hồng quang sinh năm bao nhiêu năm 2024

Diễm Hương đến với Hồng Quang sau khi nam diễn viên đã đi qua đổ vỡ với cuộc hôn nhân đầu, có 2 con riêng.

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động, Diễm Hương cho biết, cô không giấu việc là vợ thứ 2 của Hồng Quang, nhưng nhiều người vẫn nghĩ cô là vợ đầu tiên của nam diễn viên.

“Tôi không giấu, nhưng trước đây quả thực cũng ngại chia sẻ. Chồng tôi ít nhắc đến các con vì muốn giữ sự riêng tư, để con được lớn lên như bao em bé khác. Thế nhưng các con của anh đều đã khôn lớn, chúng tôi cũng muốn chia sẻ một chút. Tôi đối với các con, anh ấy chân thành, hết lòng, chỉ cần nhìn thấy mấy anh em - cả 2 con riêng của anh Quang và các con tôi chơi đùa, yêu thương nhau – là tôi thấy vui và hạnh phúc” – Diễm Hương nói.

Diễm Hương đến với Hồng Quang sau khi nam diễn viên ly hôn được 2 năm. Theo Diễm Hương kể, cô không hề biết Hồng Quang độc thân, luôn nghĩ anh đã có gia đình nên chủ động giữ khoảng cách. Mãi sau này, qua một người đồng nghiệp, Diễm Hương mới biết Hồng Quang đã độc thân. “Anh Quang rất đẹp trai, nên tôi có chút mến [cười]” – Diễm Hương kể lại.

Vợ chồng Diễm Hương - Hồng Quang. Ảnh: NVCC

Nhắc đến quyết định yêu và cưới Hồng Quang, Diễm Hương nói: “Tôi luôn thấy may mắn khi gặp chồng tôi ở thời điểm anh ấy đã có một đời vợ. Chính vì đi qua đổ vỡ rồi nên anh Quang nhận thấy ở lần kết hôn thứ 2 anh sẽ phải rút kinh nghiệm. Anh không được phạm vào những sai lầm từng mắc phải trong cuộc hôn nhân cũ. Sau khi đã đi qua đổ vỡ, việc có gia đình mới sẽ khiến người đàn ông cần phải thay đổi.

Tôi nhìn nhận, anh Quang là người rất trân trọng gia đình và yêu thương vợ con. Khi tìm thấy một người đàn ông tốt như thế, tôi cứ yêu và cưới thôi. Anh Quang là người đàn ông bao dung, tốt tính. Tôi cũng không bao giờ giấu việc tôi là vợ thứ hai của anh. Cũng có người hay hỏi rằng tôi có ngại không, tôi chưa bao giờ e ngại chuyện đó. Tôi sống đơn giản và chỉ quan tâm rằng, cuộc sống của mình có vui vẻ, hạnh phúc không, những thứ khác đều không quan trọng”.

Hiện, cả hai vợ chồng Hồng Quang – Diễm Hương đều bận rộn với sân khấu và lịch quay các dự án phim truyền hình. Thời gian qua, 2 vợ chồng cùng lên sóng, Hồng Quang tham gia “Đấu trí”, trong khi Diễm Hương có vai ở “Garage hạnh phúc”.

“Thời gian quay phim “Đấu trí” anh Quang liên tục đi vắng vì ghi hình ở bối cảnh xa, tận Lào Cai. Anh ấy đi cả tháng mới về, lúc nào cũng lo lắng cho tôi, sợ vợ không xoay xở nổi công việc, gia đình, con cái. Chúng tôi là người trong nghề nên rất hiểu nhau, luôn tạo điều kiện, cảm thông cho nhau. Ngay cả với việc diễn cảnh nóng cũng vậy, đó chỉ đơn giản là công việc, và chúng tôi phải vượt qua những rào chắn cảm xúc để trở thành những diễn viên chuyên nghiệp” - Diễm Hương cho biết.

Khi được hỏi về hôn nhân luôn phải đứng trước nhiều thử thách, phức tạp, diễn viên Diễm Hương cho rằng: “Tôi thấy cuộc sống sống hôn nhân của bất kỳ cặp đôi nào cũng phức tạp chứ không riêng gì nghệ sĩ. Nghệ sĩ bị để ý nhiều hơn, đôi khi chỉ cần đóng cảnh yêu đương là có tin đồn ngay. Có những người chọn cách đáp trả để bảo vệ gia đình, có những người mặc kệ vì không muốn giải thích cuộc sống của họ cho người khác.

Và với quan điểm của tôi, tôi hy vọng khán giả hãy biết đến tôi và đánh giá về vai diễn, có thể là trang phục, nét diễn còn tất cả những thứ liên quan đến đời tư tôi mong được giữ cho mình.

Tình yêu là thứ không nắm được, không cầm được và cuộc sống không nói trước được điều gì nên tôi thường nói với chồng tôi là: “Ngày hôm nay em và anh vẫn còn yêu nhau thì cứ yêu thôi, chúng ta hãy dành hết những gì tốt nhất cho nhau. Chuyện sau này ra sao, chẳng ai tính toán được”.

Những va đập của công việc và cuộc sống dường như không phải là mối quan hệ tương tác bền vững khi cuộc sống bên ngoài chạy như một cơn lốc mà công việc lẫn sự nghiệp của Quang lại đang rơi vào một sức ì lớn.

Mọi giá trị nghệ thuật mà Quang theo đuổi chưa bao giờ trở nên vô định, mông lung và mong manh đến thế. Một người đàn ông như Quang, dẫu mong muốn đi đến tận cùng của mọi niềm đam mê nghệ thuật, dẫu có thể quên mình đi để mưu cầu một hạnh phúc bình yên, nhưng số phận đâu có dễ dàng.

1. Tôi nhìn thấy Quang trong buổi sáng sương gió mong manh này một nỗi buồn chơi vơi không thể đong đếm được. Nỗi buồn ấy bao trùm lên gương mặt của Quang, nhuốm lên đó một nỗi muộn phiền. Gương mặt của Quang sinh ra để làm diễn viên, con người anh bẩm sinh là để hóa thân vào những nhân vật đẹp đẽ, những trang nam tử tuấn tú anh minh, những nhân vật chính kịch hoàn hảo.

Một gương mặt và ngoại hình không nhuốm màu tục lụy, Quang như vừa bước ra từ một tiểu thuyết cổ điển nào đó với những nét đặc trưng của những chàng trai ở những thập niên 50-60 của thế kỷ trước. Tất cả ở anh toát ra một vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết. Nhiều người mới lần đầu gặp Quang đã phải thốt lên, anh có ngoại hình giống như là "Alain Delon" của Việt Nam. Thế nhưng, thật đáng tiếc, Lê Hồng Quang đã trót sinh ra không phụng thời.

Quang lựa chọn nghệ thuật, đến với nghề diễn viên là bởi những ám ảnh quá mạnh trong tiềm thức của một đứa trẻ nhiều mơ mộng được tiếp cận quá sớm với phim trường. Bố Quang là thuyết minh phim ở rạp chiếu bóng Lam Sơn - Thanh Hoá, những năm của thập kỷ 80, của thế kỷ trước, khi Quang còn là một cậu bé suốt ngày theo bố đến rạp chiếu phim và được xem những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng thế giới.

Nỗi đam mê trở thành diễn viên điện ảnh bắt đầu đốt lửa trong anh từ đó. Bản thân Quang cũng không lường trước được, tình yêu nghệ thuật đã đến và ở lại trong cuộc đời anh một cách quyết liệt nhất, cực đoan nhất để rồi dẫn dắt anh đi trong trường đời như một định mệnh khó cưỡng. Đến mức, khi đứng trước ngưỡng cửa của sự lựa chọn nghề nghiệp, Quang chỉ có một ước mơ thiết tha nhất là được trở thành diễn viên, được hoá thân vào những vai diễn để đời, được làm một ngôi sao màn bạc lưu giữ hình ảnh của mình.

Mang một khát khao mãnh liệt như vậy, Quang chỉ thi duy nhất vào một trường đại học đó là Trường Sân khấu điện ảnh. Anh vào trường năm 1994, năm 1998 tốt nghiệp, năm 1996 đã bắt đầu những vai diễn đầu tiên với nghệ thuật, rồi đi hát ở các phòng trà sinh viên, làm MC ở các hội quán để kiếm sống nuôi khát vọng nghệ thuật.

Năm 2000, anh được mời vào vai diễn người lính trẻ Phạm Ngọc Quang với sự giằng xé tâm lý phức tạp trong bộ phim nhựa: "Vào Nam ra Bắc". Đây là một vai diễn để lại dấu ấn đặc biệt trong sự nghiệp diễn viên của Lê Hồng Quang. Lần đầu tiên Quang biết thế nào là điện ảnh, và anh đã phát huy được hết những nội lực, tiềm năng diễn xuất của mình.

Và cũng chỉ ở vai diễn điện ảnh đầu tiên này, tên tuổi của anh mới được manh nha định hình trong nghệ thuật. Sau đó, Lê Hồng Quang còn một cơ hội thứ hai nữa ở bộ phim: "Những ngày cuối cùng trong xà lim án chém", anh được mời vào vai nhà chí sỹ cách mạng Nguyễn Đức Cảnh. Đó là hai bộ phim đáng nhớ nhất trong sự nghiệp diễn viên của Lê Hồng Quang. Tuy nhiên, đa số các vai diễn của anh dù cố gắng đến đâu, kỹ lưỡng đến đâu cũng chỉ là những nhân vật nhạt nhòa trong những kịch bản mờ nhạt.

Mười năm của thời khắc đỉnh cao trong đời một diễn viên như anh đã trôi qua bàng bạc mà không có một sự bùng nổ nào. Anh cũng như biết bao số phận diễn viên trẻ, tài năng, tâm huyết nhưng lỡ sinh ra không phụng thời, họ bị chìm lẫn, mờ nhoà và lãng quên trong sự thoái trào của sân khấu Việt Nam những năm 2000 lúc này. Âu đó cũng là một bi kịch.

2.Thời gian trôi đi trong tiếc nuối, tuổi sung sức nhất để có thể cống hiến nhiều cho nghệ thuật rồi cũng bào mòn theo thời gian một cách xót xa. Cho đến lúc này, bản thân Quang đã kịp thấm thía rằng, những giấc mơ thời thơ ấu của Quang không thể hiện thực hoá trong cuộc sống đời thực, dù anh đã bước hai chân vào thánh đường nghệ thuật, đã tận hiến mình cho nghệ thuật với một khát vọng được đứng trên sân khấu, được hóa thân vào vai diễn, được chính là mình.

Đời thực không màu hồng như những trang tiểu thuyết Quang đã say mê, những bộ phim kinh điển Quang đã ngưỡng mộ. Đến một ngày, trong sự chờ đợi mỏi mòn những kịch bản hay, những vai diễn để đời, một môi trường nghệ thuật đầy sôi động và nhiệt huyết, anh đã nhận ra rằng, thời của anh sinh ra không có những cơ hội lớn gây bùng nổ cho nghệ thuật. Cũng phải sau nhiều năm mê mải, sau nhiều khát vọng và hy vọng, Quang nhận ra rằng mình đã thất bại khi mãi đến giờ vẫn loay hoay làm một anh diễn viên công chức, ì ạch chờ đợi một vở diễn được duyệt, chờ đợi được phân vai.v.v... PageBreak

Thật ra, trong bối cảnh từ những năm 2000 lại đây, thực trạng của sân khấu và điện ảnh Việt Nam đang rơi vào đỉnh điểm của sự thoái trào. Sau hơn 10 năm làm đời diễn viên, Quang chua xót khi nói với tôi rằng, nhìn lại quãng đời làm nghệ thuật của anh vừa qua, anh thú nhận mình chưa thành công.

Nói ra điều đó, mắt Quang buồn như muốn khóc. Nỗi buồn, đúng hơn là cảm giác thất vọng và đổ vỡ chính mình, đổ vỡ niềm tin mà mình đã lựa chọn đó là cảm giác thật kinh khủng với những diễn viên sinh ra không phụng thời, không có đất diễn như anh. Quang không thể làm một diễn viên nổi tiếng, thành công trong nghệ thuật khi mà anh không có đất diễn.

Bao nhiêu năm sân khấu gần như chỉ sống lay lắt, thoi thóp. Ở Nhà hát Kịch Việt Nam, một năm nhiều nhất dựng được vài vở. Một vở chỉ được một đến hai vai chính, diễn viên gạo cội thì sắp hàng chờ vai. Ngoại hình ổn, diễn xuất tốt như Quang cũng chỉ suốt đời với vai phụ là chính.

Với lại, nghệ thuật biểu diễn vô cùng nghiệt ngã, người diễn viên, nghệ sỹ nếu không được thường xuyên tập luyện, lên sân khấu diễn xuất, bản thân họ sẽ bị sức ỳ lớn, xơ cứng, và khi bước lên sân khấu họ sẽ bị ngợp, chân tay vụng về, thừa thãi, diễn xuất sẽ bị ngô nghê, ngờ nghệch. Ngay cả việc thoại lời cũng sẽ bị phô, chênh, và không tài nào ăn nhập được với nhân vật để hóa thân vào vai diễn. Tự dưng, vai diễn của mình sẽ rất sượng sùng.

Trong bối cảnh như vậy, những diễn viên được đào tạo bài bản như Quang không có cơ hội để thể hiện, không có cơ hội để lớn lên. Mười năm qua anh mãi vẫn là một diễn viên trẻ không chịu trưởng thành. Mười năm, thụ động chờ vai, không làm được gì nhiều, không có những vai diễn ấn định để đời, mà đáng lẽ ra, ở tuổi của Quang như bây giờ đã phải có được những điểm tựa vững chắc của nghệ thuật.

Không chỉ có lứa diễn viên độ tuổi như Lê Hồng Quang mà thực trạng chung của diễn viên ở phía Bắc hiện nay việc không có để làm, nhưng bi kịch là thà ăn không ngồi rồi chờ vai diễn của nhà hát, còn hơn làm một diễn viên tự do trong bối cảnh ở Hà Nội hiện nay đâu có nhiều vở kịch, vai diễn điện ảnh cho mình làm.

Muốn ghé chân trong chân ngoài lại không thể được vì công việc ở cơ quan Nhà nước đã nghiễm nhiên trói chân họ lại. Họ không thể chủ động ký các hợp đồng làm phim truyền hình, hay các hoạt động bên ngoài khác. Diễn viên bây giờ sống bàng bạc và lay lắt với nghề, và đa phần rơi vào tâm trạng hoang mang, không mục đích.

Cơ chế của diễn viên ở miền Bắc cũng khác hẳn ở miền Nam. Ở miền Nam diễn viên sống khỏe với nghề, các sân khấu tư nhân luôn đỏ đèn dựng vở, công diễn, còn ở miền Bắc vẫn theo cơ chế "Nghệ thuật của Nhà nước" nên diễn viên và Nhà hát luôn ở trong tư thế thụ động chờ vở, và chờ vai diễn.

Họ không tìm đến với công việc mà công việc tìm đến họ. Những diễn viên như Lê Hồng Quang, họ luôn khao khát được sống trong bầu không khí khốc liệt của nghệ thuật, hay một sự áp lực thường trực. Không có áp lực, diễn viên mãi mãi không thể nào hoàn thiện được chính mình.

3. Càng thấm thía, càng trải nghiệm, càng nhận ra giới hạn của lý tưởng mà mình đang đeo đuổi, con người ta càng thất vọng và mất niềm tin. Quang nói với tôi rằng, giờ đây anh đang chấp chới giữa những suy nghĩ giằng xé. Tháng 8 năm 2008, anh vừa được đề bạt là Phó trưởng đoàn biểu diễn của Đoàn diễn xuất I, nhưng công việc hiện nay, với hệ số lương 2,86 đủ để nói lên tất cả những sự chênh vênh của tình yêu nghệ thuật và khát vọng sống.

Anh đã là một người đàn ông của gia đình, là cha của hai cậu con trai báu vật cuộc đời, nhưng với hệ số lương như vậy, với việc trì trệ của sân khấu hiện nay, một diễn viên như Quang không thể nào lo nổi cho chính mình, cho cuộc sống gia đình, chưa kể phải tạo ra những cơ hội công việc cho những nhân viên dưới quyền của Quang đang trông chờ vào những bước đột phá của anh trong tương lai.

Biết bao hệ lụy đớn đau từ những bi kịch cơm áo gạo tiền trong những gia đình vợ chồng trẻ. Một người đàn ông sống trong trẻo, lành hiền như Quang, sinh ra chỉ để làm tốt một việc duy nhất đó là diễn xuất, là biểu diễn thì đứng trước vòng xoáy của cơ chế thị trường, Quang đành phải có sự lựa chọn quyết liệt. Hoặc anh trụ lại với nghệ thuật, hy sinh cho nghệ thuật, cống hiến và cố gắng gặt hái những thành quả đỉnh cao trong con đường nghệ thuật. Hai là từ bỏ nghệ thuật để ra đi, để tìm những công việc khác có thu nhập tốt hơn để duy trì cuộc sống.

Nói ra những điều này, tôi nhìn thấy một nỗi đau đớn đang vò xé trong anh. Nỗi buồn lặng và mỗi lúc một hoang mang hơn, bao trùm hơn mọi ý nghĩ của người đàn ông đang ngồi trước mặt tôi khiến cho tôi cảm thấy xót xa. Tôi linh cảm Quang không may mắn như những người đàn ông khác, có một điểm tựa chắc chắn từ phía gia đình riêng của mình, để tha hồ thỏa chí tung hoành trên con đường nghệ thuật.

Về điều này, chưa chắc ai đã có lỗi, bởi cuộc sống vốn rất nghiệt ngã và Quang phải chấp nhận nó như chấp nhận một cuộc dấn thân khốc liệt. Trong một phút giây chạnh lòng nào đó, Quang nói với tôi rằng anh quá yêu các con, anh quá yêu tổ ấm gia đình của mình đến mức trái tim đủ lớn, đủ vị tha để làm tất cả mọi điều bảo vệ hạnh phúc.

Quang nói, ước gì anh có thể đủ sức để đi tiếp trên con đường nghệ thuật. Ước gì có một bờ vai ghé đỡ bên anh để anh có thể đi qua những cơn sóng gió trong chính lòng mình để tìm đến được bình yên. Nghệ thuật mới chính là con người đích thực của anh, nếu khác đi, anh sẽ không còn là anh nữa

Chủ Đề