Điều kiện học Thạc sĩ Quan hệ quốc tế

Trong các cuộc đàm phán thương mại giữa các tập đoàn-doanh nghiệp và các quốc gia, những nhà sứ giả đóng vai trò quan trọng. Để đi đến một hiệp định, thì các sứ giả đàm phán phải làm việc hết công suất và vận dụng tất cả khả năng-kỹ năng. Làm thế nào để trở thành các đại sứ đó? Chính là họ đã học ngành quan hệ quốc tế. Du học ngành quan hệ quốc tế là lựa chọn đúng đắn nếu bạn muốn ngồi vào bàn đàm phán cấp quốc gia. Hãy cùng Công ty Tư vấn Du học ThinkEdu tìm hiểu du học ngành này thông qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu ngành quan hệ quốc tế

Quan hệ quốc tế là ngành nghiên cứu về các vấn đề toàn cầu giữa các quốc gia thông qua hệ thống quốc tế. Bên cạnh chính trị học, quan hệ quốc tế còn liên quan đến các lĩnh vực khác: kinh tế, lịch sử, luật, triết học, địa lý, xã hội học, tâm lý học, văn hóa học và thậm chí là nhân loại học.

Khi học ngành này, các bạn sẽ có kiến thức nền tảng về chính trị, lịch sử, khoa học chính trị, triết học, các chính sách đối ngoại của các quốc gia, văn hóa và tôn giáo. SV phải học tất cả các môn học có liên quan đến ngành khác để có kỹ năng và kiến thức cần thiết đáp ứng quá trình làm việc.

Một số môn học tiêu biểu của ngành quan hệ quốc tế:

  • Báo chí và thông tin đối ngoại
  • Đàm phán quốc tế
  • Luật kinh doanh quốc tế
  • Nghiệp vụ ngoại thương
  • Lịch sử văn minh thế giới
  • Chính trị các quốc gia
  • Luật sở hữu trí tuệ

Tố chất cần có để theo học ngành quan hệ quốc tế

  • Giao tiếp cực giỏi [có khả năng giao tiếp trong môi trường đa văn hóa]
  • Ngoại ngữ giỏi [thông thạo hơn 2 ngoại ngữ]
  • Khả năng tư duy phản biện
  • Có óc quan sát
  • Khả năng truyền đạt rõ ràng và mạch lạc
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng đàm phán-thương lượng
  • Khả năng thích nghi với môi trường mới
  • Chịu được áp lực cao
  • Nhanh nhẹn, hoạt bát và hòa đồng
  • Thích đi nhiều
  • Chịu khó học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu

Học xong quan hệ quốc tế ra làm gì?

SV học ngành quan hệ quốc tế sẽ có kiến thức sâu rộng, nên các bạn đủ tự tin về năng lực tham gia vào thị trường lao động. Các bạn dễ dàng ứng tuyển vào các công việc có liên quan đến tư vấn, truyền thông và ngoại giao.

  • Phóng viên
  • Nhân viên tổ chức sự kiện trong các công ty truyền thông hoặc đài truyền hình
  • Tư vấn ngoại giao cho doanh nghiệp hoặc tập đoàn đa quốc gia
  • Trở thành nhà ngoại giao của quốc gia hoặc trở thành Tham Tán Thương Mại
  • Nhà tư vấn chính trị
  • Giảng viên về ngành quan hệ quốc tế trong các trường ĐH hoặc học viện ngoại giao

Vì sao bạn nên đi du học ngành quan hệ quốc tế?

Dù trong nước có rất nhiều học viện và trường ĐH đều đào tạo ngành quan hệ quốc tế. Vì sao lại phải đi du học? Khi du học ngành quan hệ quốc tế, các bạn sẽ nhận thấy thế giới bao la. Hiển nhiên, triển vọng ngành này cũng ngày càng rộng mở ở các quốc gia.

Nên chọn học ngành quan hệ quốc tế ở quốc gia nào?

Anh Quốc

Nếu bạn mong muốn được đóng góp tài năng của mình vào các vấn đề mang tính toàn cầu, thì du học Anh Quốc ngành quan hệ quốc tế là khởi đầu hoàn hảo. Các trường ở đây luôn có lộ trình học tập, nghiên cứu và phát triển ngành này.

SV sẽ được hiểu thấu đáo về các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế. Ngoài ra, các bạn sẽ có khả năng phân tích vấn đề chặt chẽ và mở rộng quy mô ra toàn thế giới. Một số trường chuyên đào tạo:

  • University of Birmingham: học phí trung bình £20,300
  • University of Oxford: học phí trung bình £23,000
  • London School of Economics and Political Science: học phí trung bình £18,500
  • University of Cambridge : học phí trung bình £19,000

Mỹ

Mỹ được biết đến là vùng đất của tự do và là quê hương của những con người quả cảm. Với ngành quan hệ quốc tế, Mỹ cũng luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu. Có rất nhiều trường ĐH đào tạo ngành này.

Trong đó có hơn 140 trường được vinh dự nằm trong bảng xếp hạng của Times Higher Education. Nếu bạn có dự định du học Mỹ ngành quan hệ quốc tế, thì tham khảo một số trường.

  • State University of New York [Oswego]: học phí trung bình 18,900USD
  • James Madison University: học phí trung bình 24,500USD
  • Lipscomb University: học phí trung bình 31,000USD
  • Gordon College: học phí trung bình 25,5000USD
  • University of the Pacific : học phí trung bình 51,000USD

Úc

Ngành quan hệ quốc tế ở Úc được xem là một trong các ngành mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Đa số các trường ĐH ở Úc đều có đào tạo. SV sẽ được học song song lý thuyết [nghiên cứu] và tham gia thảo luận hoặc thực hành đề án ở một đơn vị/công ty.

Không những được thảo luận về các vấn đề chính trị-xã hội trong nước, SV còn được mở rộng ra các vấn đề của Liên Minh Châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ, Trung Đông. Cân nhắc một số trường chuyên đào tạo khi có ý định du học Úc:

  • The University of Western Australia: học phí trung bình 50,000-60,000AUD
  • The University of New South Waves: học phí trung bình 45,000-50,000AUD
  • Macquarie University: học phí trung bình 60,000-70,000AUD

Singapore

Du học Singapore ngành quan hệ quốc tế? Vì Singapore là quốc gia có môi trường học tập đạt chuẩn quốc tế, khí hậu-thời tiết ôn hòa, môi trường sống xanh sạch, gần nước ta và học phí cũng không đắt đỏ. Bằng cấp giáo dục ở Singapore được các quốc gia phương Tây công nhận.

  • National University of Singapore: học phí trung bình 12,500SGD
  • Lee Kuan Yew School of Public and Policy: học phí trung bình 30,000SGD
  • Nanyang Technological University: học phí trung bình 27,000SGD
  • SIM: học phí trung bình 25,000-30,000SGD

Học ngành quan hệ quốc tế có dễ định cư không?

Nhu cầu của ngành quan hệ quốc tế ở các quốc gia là thiết thực và phù hợp với sự phát triển của xã hội. Việc lựa chọn ngành học theo xu hướng toàn cầu hóa giúp bạn phát triển bản thân và mang lại nguồn thu nhập cao. Cơ hội định cư cũng đến với bạn. Để tìm hiểu thêm, hãy liên hệ với ThinkEdu theo số hotline 0909 668 772 để được hỗ trợ tư vấn 24/7.

International Relations

Nhờ tác động của liên kết quốc tế, các hoạt động giao tiếp và cộng tác ngày càng trở nên quan trọng trong tất cả các lĩnh vực; nhu cầu tìm kiếm các sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế cũng tăng theo.

Các công việc thuộc lĩnh vực quan hệ quốc tế được ưa chuộng nhất hiện nay- như các vị trí làm việc trong các tổ chức quốc tế có uy tín đều có tính cạnh tranh quyết liệt. Do đó, việc học bậc Thạc sĩ ngành Quan hệ quốc tế là vô cùng cần thiết, đặc biệt khi song hành cùng với các kinh nghiệm về quốc tế. Nhu cầu nhân lực cho ngành này đã được ghi nhận tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử, vì các cộng đồng người khác nhau luôn luôn tìm cách để giao thiệp, kiểm soát hay xâm chiếm cộng đồng khác, hoặc để giao thương và hợp tác. Tuy vậy, ngành học này chỉ mới chính thức được giảng dạy ở chương trình giáo dục bậc cao từ thế kỉ trước. Năm 1924, khoa chuyên môn hóa đầu tiên dành cho ngành quan hệ quốc tế được thành lập tại trường Kinh tế học và Khoa học chính trị Luân Đôn [LSE], vương quốc Anh.

Ngày nay, các chủ đề quan hệ quốc tế và các vấn đề chuyên môn hóa thông dụng bao gồm xung đột và hòa giải; chính sách đối ngoại cạnh tranh; chính sách về môi trường; nhân quyền; thương mại và điều lệ tài chính; luật quốc tế; công cụ và tiến trình ngoại giao; di cư và tị nạn; an ninh quốc tế; và vai trò của các tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu.

Cấu trúc khóa học và yêu cầu tuyển sinh

Là ngành học sâu rộng và liên quan tới nhiều ngành học thuật, quan hệ quốc tế [IR] được tiếp cận thông qua nhiều dạng chương trình học khác nhau. Chương trình học Thạc sĩ ngành Quan hệ quốc tế có thể được cấp bằng MSc hoặc MA, các môn học thường liên quan tới quan hệ quốc tế, ngoại giao quốc tế hoặc ngoại giao toàn cầu. Thông thường, quan hệ quốc tế đi đôi với một vài lĩnh vực có liên quan hoặc chuyên môn cụ thể, ví dụ như: ngoại giao, quản lí, chính trị học, kinh doanh, luật, hòa giải xung đột hoặc phát triển. Cũng chính vì vậy, số lượng các chương trình tập trung cao độ vào một chuyên môn cụ thể đang ngày một tăng.

Master in International Relations

Cùng với sự mở rộng chuyên môn, ngành quan hệ quốc tế còn có xu hướng thu hút sinh viên với năng lực học thuật khác nhau. Học sinh theo học các môn khoa học tự nhiên, khoa học đời sống, hay công nghệ ... đều có thể tham gia ứng tuyển vào ngành. Tuy nhiên, trên thực tế, có thể nói, phần lớn các ứng viên ứng tuyển vào ngành có năng lực thiên về các môn nghệ thuật, nhân văn và khoa học xã hội.

Một vài chương trình học Thạc sĩ ngành Quan hệ quốc tế có một số yêu cầu tuyển sinh đặc biệt. Ví dụ, học sinh có thể sẽ được yêu cầu hoàn thành một vài khóa học kinh tế học cơ bản trước khi ứng tuyển; và với một vài chương trình học khác, thí sinh cần hoàn thành một số bài thi tiêu chuẩn- như GRE. Trong trường hợp này, học sinh cần kiểm tra lại điểm số trung bình các ứng viên trúng tuyển đạt được, từ đó xác định xem kết quả của mình đã đủ tốt hay chưa.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm chuyên môn cũng là một yếu tố có thể sẽ được cân nhắc, đặc biệt là khi thí sinh gặt hái được các kinh nghiệm này trong một vai trò/vị trí thích hợp. Tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều chương trình học Quan hệ quốc tế chỉ tập trung đánh giá năng lực học thuật của ứng viên, bao gồm điểm học tập, kĩ năng và kiến thức. Các tiêu chí đánh giá cụ thể phụ thuộc vào cơ sở giáo dục ứng viên lựa chọn và tiêu chuẩn của quốc gia đó.

Lựa chọn chương trình học Thạc sĩ ngành Quan hệ quốc tế

Choosing a Master in International Relations

Một điểm mấu chốt ứng viên cần ghi nhớ khi chọn lựa một chương trình học đó là mức độ năng lực chuyên môn ứng viên hướng tới- vì một vài chương trình học cung cấp cái nhìn toàn cảnh về các vấn đề trong quan hệ quốc tế, trong khi một vài chương trình khác lại chỉ tập trung vào một lĩnh vực ngay từ ban đầu. Bên cạnh đó, mỗi chương trình học có một phong cách giảng dạy và học tập khác nhau: trong khi một vài chương trình coi kì thực tập là một phần của khóa học, thì phần lớn các chương trình còn lại yêu cầu sinh viên hoàn thành các dự án và nghiên cứu độc lập. Một vài chương trình đặc biệt tập trung chuyên sâu vào các nghiên cứu độc lập- được thiết kế để chuẩn bị cho các sinh viên theo đuổi các công việc dựa trên nghiên cứu. Đặc điểm này có thể được phản ánh ngay trong tên của khóa học, ví dụ như Thạc sĩ khoa học ngành quan hệ quốc tế [Nghiên cứu]- {MSc International Relations [Research]}.

Quan hệ quốc tế là một ngành học có tỉ lệ lớn sinh viên có nguyện vọng được đi du học, được gặt hái trực tiếp kinh nghiệm quốc tế để nâng cao trình độ cũng như triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Do đó, rất nhiều chương trình học của ngành có tính đa dạng quốc tế cao, tạo điều kiện cho sinh viên được học tập trong một môi trường đa ngôn ngữ và đa văn hóa thật sự.

Các chủ đề về Quan hệ quốc tế

Các sinh viên dự tuyển vào IR từ các lĩnh vực khác thường chọn một khóa học Thạc sĩ cung cấp kiến thức căn bản rộng về ngành. Trong trường hợp này, các chủ đề được học chắc chắn bao gồm: Chính trị học so sánh, Các tổ chức quốc tế, Tài chính quốc tế, Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô, Phương pháp định lượng, Sự phát triển Kinh tế và An ninh quốc tế. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có cơ hội được học các khóa học học phần tập trung phát triển kĩ năng chuyên môn của ngành như khả năng lãnh đạo hoặc quản lí dự án.

Cùng với đó, số lượng chương trình đào tạo dành cho các sinh viên lựa chọn tập trung học một lĩnh vực chuyên môn của ngành ngày càng tăng cao. Ví dụ, đại học Kingston, vương quốc Anh, cung cấp một chương trình học cấp bằng Thạc sĩ Khoa học tự nhiên [MSc] lĩnh vực Khủng bố và Bạo lực chính trị; đại học Utrecht, Hà Lan cung cấp bằng MSc lĩnh vực Di cư, Quan hệ sắc tộc và Chủ nghĩa đa văn  hóa; đại học Jyväskylä, Phần Lan giảng dạy bậc Thạc sĩ ngành Chính sách văn hóa; đại học Maribor, Slovenia cấp bằng MA trong lĩnh vực Châu Âu học và Quan hệ đối ngoại của Liên minh châu Âu...

Có một số môn học có liên quan thường xuyên được giảng dạy tại bậc Thạc sĩ, ví dụ như Chính sách công, Quản trị công, Chính trị học so sánh hoặc chính trị học địa phương, An ninh quốc gia và An ninh quốc tế. Hoặc, sinh viên có thể chọn lựa một số môn học khác như Chính trị học môi trường, Trách nhiệm xã hội đoàn thể, Hòa giải xung đột, Luật quốc tế, Phát triển bền vững, Chính sách y tế, Nhân quyền và công lí xã hội, Giao tiếp liên văn hóa , Doanh nghiệp xã hội hoặc Thương mại. Đồng thời, sinh viên cũng có thể tập trung nghiên cứu một khu vực hoặc một số nước trên thế giới, thậm chí nghiên cứu một hệ thống hoặc tổ chức quốc tế, ví dụ như EU.

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế

Vì khối lượng kiến thức rộng sinh viên được học tại ngành, cơ hội việc làm cho sinh viên ra trường cũng rất đa dạng. Các nhà tuyển dụng thường xuyên của sinh viên IR bao gồm các cơ quan nhà nước [ví dụ như các bộ, ban ngành chính phủ, các cơ quan dân sự, các tập đoàn tư vấn chính sách...]; các đại sứ quán và tòa lãnh sự;  các tổ chức quốc tế [như các cơ quan của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Diễn đàn Kinh tế Thế giới...]; các quỹ từ thiện, các nhóm chiến dịch; các tổ chức viện trợ và các tổ chức phi chính phủ [NGOs].

Các tổ chức tư nhân cũng là một trong các nhà tuyển dụng chính của sinh viên ngành IR, đặc biệt là các công ty hoạt động quốc tế. Một vài sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành thường theo đuổi các công việc dựa trên nền tảng giao tiếp như các vị trí trong nghề báo chí, quan hệ công chúng hay truyền thông. Một số sinh viên khác theo đuổi các ngành nghề đòi hỏi kĩ năng phân tích thuần thục, ví dụ như ngân hàng, dịch vụ tài chính và tư vấn đoàn thể. Các công việc này một phần nào được xác định bởi các môn học sinh viên lựa chọn khi học bậc Cử nhân và Thạc sĩ, và kĩ năng sinh viên gặt hái được trong quá trình học tập. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận được rằng, theo học ngành Quan hệ quốc tế mở ra cho sinh viên rất nhiều lựa chọn.

Theo thống kê của Hiệp hội các trường chuyên nghiệp về Quan hệ quốc tế [APSIA], có khoảng 35% sinh viên IR sau khi tốt nghiệp bậc sau đại học tiếp tục làm việc tại các cơ quan nhà nước, 30% làm trong các cơ quan tư nhân; 30% sinh viên làm trong các tổ chức phi chính phủ và 5% làm việc ở nơi khác.

Các lĩnh vực thuộc ngành Quan hệ quốc tế có nhu cầu nhân lực tăng cao

Growth areas for international relations careers

  • Phát triển quốc tế [International Development]: Lĩnh vực này đang có nhu cầu tìm kiếm các sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận đa vai trò: nghiên cứu, quản lí dự án, phát triển kinh doanh và phân tích chính sách; đồng thời có thể ủng hộ bước chuyển dịch từ phân phối dịch vụ sang nâng cao năng lực.
  • Năng lượng và Sự bền vững [Energy and Substainability]: Như tất cả công dân thuộc thế hệ hiện tại, những sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế cũng tìm kiếm vai trò nổi bật trong các cơ quan về năng lượng và sự bền vững- các vị trí làm việc đa dạng liên quan tới các điều lệ quốc tế, chính sách, đàm phán và an ninh.
  • Truyền thông quốc tế [International Communications]: Truyền thông quốc tế là một ngành đang có nhu cầu cao về nguồn nhân sự thành thạo công nghệ số và nói được đa ngôn ngữ, đồng thời có hiểu biết về giao tiếp so sánh các nền văn hóa trong truyền thông hiện đại. Với các sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế có đam mê với thiết kế đồ họa, nội dung trực tuyến hoặc truyền thông xã hội, đây là một cơ hội vô cùng quý báu.
  • Khoa học và Công nghệ [Science and Technology]: Sự phát triển khoa học và công nghệ hiện nay tạo cho sinh viên ngành Quan hệ quốc tế nhiều cơ hội được góp sức xây dựng chiến lược và chính sách phát triển nhằm giúp đỡ các quốc gia bắt kịp tốc độ thay đổi, cũng như xác định và giải quyết các xung đột có thể xảy ra.
  • An ninh và Tình báo [Intelligence and Security]: Sự thay đổi về công nghệ cũng là nền tảng cho sự xuất hiện của rất nhiều nghề mới trong lĩnh vực an ninh và tình báo. Trong lĩnh vực này, sinh viên ngành IR có thể tìm thấy những thách thức mới thử thách kĩ năng phân tích; đồng thời có cơ hội được đóng góp vào các kiến nghị có thể tạo ra thay đổi vô cùng lớn lạo trong cuộc sống, được đảm trách bởi các chính phủ, các nhà lãnh đạo kinh doanh và cả quân đội.
  • Giáo dục bậc cao [Higher Education]: Cuối cùng là sự tăng về nhu cầu nhân lực trong chính các cơ sở giáo dục bậc cao, do các trường đại học đang ngày càng ưu tiên phát triển quốc tế hóa. Các vị trí làm việc tại các cơ sở này tập trung vào một số mục tiêu đặc biệt như tiếp thị quốc tế, tuyển dụng và hỗ trợ sinh viên, hoặc tập trung vào chiến lược và tầm nhìn cấp cao.

Với các công việc được ưa chuộng nhất hiện nay của ngành Quan hệ quốc tế, đặc biệt là các vị trí trong các tổ chức quốc tế và tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng, thì kinh nghiệm làm việc phù hợp là cần thiết và quan trọng. Sinh viên có thể có được kinh nghiệm này thông qua các kì thực tập chính thức, hoặc thông qua việc tham gia các tổ chức của sinh viên, các nhóm chiến dịch và tình nguyện. Với các công việc tập trung vào nghiên cứu và có vai trò chuyên môn cao, sinh viên có thể được yêu cầu có bằng Tiến sĩ, hoặc một thành tích đáng kể.

Tham khảo từ Topunivesities

Video liên quan

Chủ Đề