Điều trị hiv 2023

Chiến lược quốc gia kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đã đặt mục tiêu đến năm 2023 Việt Nam cần đạt các mục tiêu 90-90-90 tức là 90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 90% người điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện.

Năm 2021, Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4. Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến mọi mặt các khía cạnh kinh tế, xã hội trong đó có chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, chương trình phòng, chống HIV/AIDS vẫn đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Hiện Bộ Y tế đã xây dựng và đang trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ sở y tế đủ điều kiện được xác định tình trạng nghiện ma túy, hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy. Nước ta cũng đang tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn trong bối cảnh dịch covid-19. Hiện nay toàn quốc có khoảng 1.300 cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm, 201 phòng xét nghiệm HIV được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính tại 63 tỉnh. Triển khai tư vấn xét nghiệm cho khoảng 1.700.000 lượt người, trong đó số lượt xét nghiệm có kết quả dương tính với HIV là khoảng 12.000 trường hợp. Triển khai hoạt động tự xét nghiệm HIV tại 33 tỉnh, thành phố thuộc địa bàn các tỉnh dự án của PEPFAR và Quỹ toàn cầu hỗ trợ.

Cùng với đó, việc điều trị HIV/AIDS cũng tiếp tục được đẩy mạnh: Cả nước hiện có 478 cơ sở điều trị HIV [trong đó 270 cơ sở điều trị HIV thanh toán qua Quỹ Bảo hiểm y tế], 38 trại giam, trung tâm 06 và 02 trại tạm giam. Hiện cả nước đang điều trị cho khoảng 161.000 người. Trong đó có hơn 85.000 bệnh nhân điều trị ARV thanh toán qua nguồn BHYT chiếm khoảng 53% tổng số bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc ARV. Đến 19/8/2021 đã điều trị Viêm gan C miễn phí được cho 1.623 bệnh nhân là người đồng nhiễm HIV/viêm gan C tại 30 tỉnh [86 cơ sở]

Chương trình Methadone đã được triển khai tại 341 cở sở điều trị của 63 tỉnh, thành phố, điều trị cho hơn 52.000 bệnh nhân. Tính đến hết tháng 10, tại 3 tỉnh, thành phố thực hiện đề án thí điểm đã có hơn 1.100 bệnh nhân được cấp thuốc Methadone mang về nhà và có hơn 800 bệnh nhân tham gia điều trị Buprenorphine tại 8 tỉnh, thành phố

Đồng thời, triển khai đa dạng mô hình thông tin giáo dục truyền thông về HIV/AIDS gồm đẩy mạnh truyền thông qua mạng xã hội như các trang thông tin điện tử [website]; facebook, tick tok, các diễn đàn và truyền thông đại chúng nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 hạn chế tiếp cận trực tiếp. Các hình thức tiếp cận cộng đồng, truyền thông cá nhân, nhóm và các hình thức khác vẫn được triển khai đa dạng nhất là với các địa phương dịch Covid-19 không bị ảnh hưởng nhiều.

Năm 2021, dịch Covid-19 lan rộng nên việc giãn cách xã hội cũng như phong tỏa các cơ sở cung cấp dịch vụ, các chiến lược cách ly cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS một cách liên tục của các nhóm khách hàng đích. Cũng do dịch covid-19 nên sự quan tâm và đầu tư nguồn lực cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS giảm đáng kể. Nhiều địa phương đến nay vẫn chưa phê duyệt Đề án đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS theo chỉ đạo của Chính phủ.

Chiến lược quốc gia kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đã đặt mục tiêu đến năm 2023 Việt Nam cần đạt các mục tiêu 90-90-90 tức là 90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 90% người điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện. Hiện nay đã chuẩn bị kết thúc năm 2021, theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, hết tháng 10 đã có: 89% số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình;  76% số người chẩn đoán nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc ARV và có tới 96% số người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế.

Mục tiêu 90-90-90 sẽ kết thúc vào năm 2025, tuy nhiên nếu không có sự quan tâm và đầu tư đúng mức, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các mục tiêu này vẫn rất khó để hoàn thành.

Duy Tuân

Mở rộng và đa dạng hóa mô hình điều trị

Báo cáo của cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, sau hơn 20 năm triển khai điều trị HIV/AIDS hệ thống các cơ sở điều trị HIV/AIDS đã được thiết lập và mở rộng nhanh chóng để tăng nhanh độ bao phủ điều trị, tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm HIV tiếp cận dịch vụ điều trị và duy trì điều trị lâu dài: Từ 3 đến 5 cơ sở điều trị HIV/AIDS vào năm 2000 đến nay đã có 446 cơ sở. Trong đó có 8 cơ sở điều trị tại tuyến Trung ương; 77 cở sở tuyến tỉnh, thành phố; 361 cơ sở điều trị ARV tuyến huyện. Ngoài ra, còn có các cơ sở điều trị ARV tại 37 trại giam; 6 cơ sở điều trị tại trung tâm 06 và cơ sở tôn giáo, 3 phòng khám tư nhân. Đặc biệt, số bệnh nhân được điều trị tăng hơn 55 lần so với khi bắt đầu triển khai điều trị ARV mở rộng tại Việt Nam [năm 2004].

Bên cạnh đó, nhiều mô hình chăm sóc điều trị được triển khai như: Mô hình Treatment 2.0; điều trị nhanh, điều trị trong ngày, cấp pháp thuốc nhiều tháng, lồng ghép dịch vụ tư vấn xét nghiệm-điều trị ARV, lồng ghép dịch vụ HIV/lao, HIV/viêm gan vi-rút.

Cấp phát thuốc ARV cho bệnh nhân tại Phòng khám ngoại trú, Trung tâm Y tế Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ảnh Thu Hương.

Chất lượng điều trị ngày càng nâng cao

TS Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, tỷ lệ bệnh nhân được duy trì điều trị thuốc ARV sau 12 tháng ở mức độ trên 85%. Xét nghiệm tải lượng HIV được thực hiện thường quy từ năm 2015. Năm 2019, xét nghiệm định kỳ tải lượng vi rút cho 96.783 bệnh nhân tại 40 tỉnh, thành phố, trong đó có 95,5% dưới 1.000 bản sao/ml và 94% dưới 200 bản sao/ml. Các bằng chứng khoa học cho thấy khi tải lượng HIV dưới 200 bản sao/ml thì người bệnh không thể truyền HIV sang người khác qua quan hệ tình dục. Như vậy, điều trị HIV/AIDS góp phần đáng kể vào dự phòng lây nhiễm HIV.

Số trẻ em nhiễm HIV do lây truyền HIV từ mẹ có xu hướng liên tục giảm từ năm 2012 đến nay, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con ở những trẻ được điều trị dự phòng bằng ARV trong 3 năm gần đây đều dưới 2%.

Việc mở rộng điều trị ARV đã giảm đáng kể số người tử vong do AIDS. Trong những năm 2009 số ca nhiễm HIV báo cáo tử vong hàng năm khoảng 7.000 đến 8.000 ca, đến nay số ca tử vong báo cáo khoảng 1.000-2.000 ca tử vong mỗi năm.

Thời gian tới ngành y tế sẽ tiếp tục mở rộng dịch vụ điều trị, tăng số người được điều trị ARV, triển khai các sáng kiến, cập nhật các khuyến cáo mới của Tổ chức Y tế thế giới. Đồng thời, mở rộng mô hình cung cấp dịch vụ toàn diện cho điều trị HIV, điều trị đồng nhiễm lao/HIV, viên gan vi rút/HIV và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại tuyến huyện, tăng cường điều trị ARV trong trại giam, cơ sở điều trị khép kín…

Tiếp tục triển khai các can thiệp về quản lý chất lượng điều trị, tối ưu hóa phác đồ điều trị, dự phòng và giám sát HIV kháng thuốc, tăng cường năng lực hỗ trợ kỹ thuật về điều trị HIV/AIDS tại các tỉnh, thành phố; triển khai các hoạt động thông tin truyền thông về hiệu quả điều trị thuốc ARV đến các cộng đồng nguy cơ cao; chuẩn hóa công nghệ thông tin trong quản lý điều trị HIV đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh BHYT; thúc đẩy mở rộng thị trường cung ứng thuốc ARV trong nước tạo thuận lợi cho việc cung ứng thuốc ARV qua BHYT.

Triển khai điều trị ARV qua BHYT

Tăng độ bảo phủ và duy trì số người nhiễm có thẻ bảo hiểm y tế.

Từ năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2188/QĐ-TTg quy định việc thanh toán thuốc kháng HIV được mua sắm tập trung cấp quốc gia sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng HIV. Đây là chính sách quan trọng, cho phép đấu thầu tập trung cấp quốc gia thuốc kháng HIV từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế và giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh đảm bảo 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT nhằm đảm bảo tiếp cận công bằng trong điều trị thuốc kháng HIV.

Tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV có thẻ BHYT tăng lên nhanh chóng từ 30% [2015] đến nay là trên 90%. Đến nay có hơn 55.000 bệnh nhân điều trị ARV từ nguồn BHYT tại 259 cơ sở điều trị HIV/AIDS trong cả nước.

Sau ba năm chuẩn bị và thiết lập hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS đảm bảo điều kiện khám, chữa bệnh qua bảo hiểm y tế, đến tháng 3 năm 2019, những bệnh nhân đầu tiên nhận thuốc ARV từ Quỹ BHYT.

Đến nay, có gần 300 cơ sở điều trị [chiếm 69% số cơ sở] đã cung cấp thuốc ARV qua nguồn Bảo hiểm y tế, cung cấp cho 55 ngàn [chiếm hơn 30%] người nhiễm HIV đang điều trị ARV. Dự kiến đến năm 2023 có khoảng 82% người nhiễm HIV sẽ được điều trị thuốc kháng HIV từ nguồn bảo hiểm y tế.

Để mở rộng điều trị HIV/AIDS qua bảo hiểm y tế, TS Cảnh cho biết, cần phải tăng độ bảo phủ và duy trì số người nhiễm có thẻ bảo hiểm y tế vì vậy việc truyền thông và tư vấn lợi ích của tham gia BHYT của người nhiễm HIV là rất quan trọng. Đến tháng 6 năm 2020, tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV có thẻ BHYT đã đạt đến 91%. 52 tỉnh/thành phố đã đạt được tỷ lệ bao phủ BHYT hơn 90%. 9 tỉnh thành phố còn lại đạt mức bao phủ từ 80-90%.

Hiện nay có hơn 40 tỉnh, thành phố bố trí ngân sách địa phương mua thẻ BHYT cho người nhiễm, với khoảng 20.000 thẻ BHYT. Có 28 tỉnh thành phố đã bố trí ngân sách hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng HIV ước khoảng 16 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc triển khai điều trị HIV/AIDS qua BHYT vẫn còn một số khó khăn thách thức trong việc đảm bảo 100% bệnh nhân đang điều trị ARV có thẻ BHYT và trong quản lý, cung ứng, thanh quyết toán thuốc ARV nguồn BHYT. Bộ Y tế sẽ phối hợp với các ngành chức năng và địa phương tìm những giải pháp tháo gỡ khi có tình huống phát sinh.


Chủ Đề