Dưới đây bạn hãy cùng tìm hiểu về hệ thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh thực vật là gì và cách điều trị nhé!
Tìm hiểu chungHệ thần kinh thực vật là gì?Hệ thống thần kinh thực vật (autonomic nervous system – ANS), hay còn gọi là hệ thống thần kinh tự chủ, có nhiệm vụ kiểm soát một số chức năng cơ bản bao gồm:
Lý do hệ thống này được gọi là hệ thống thần kinh tự chủ vì bạn không cần phải suy nghĩ và điều khiển các hoạt động của hệ hống này. Ví dụ như tạo nhịp tim, tiết nước bọt, tiêu hoá thức ăn… ANS cung cấp sự kết nối giữa não và các bộ phận cơ thể nhất định, bao gồm cả các cơ quan nội tạng, ví dụ những kết nối với tim, gan, tuyến mồ hôi, da và thậm chí các cơ bên trong mắt. Hệ thống thần kinh thực vật bao gồm: • Hệ thống thần kinh giao cảm (sympathetic autonomic nervous system – SANS): có nhiệm vụ kích hoạt các phản ứng khẩn cấp khi cần thiết, phản ứng chiến đấu-hay-bỏ chạy (fight-or-flight reaction) giúp bạn sẵn sàng ứng phó với các tình huống căng thẳng. • Hệ thống thần kinh phó giao cảm (parasympathetic autonomic nervous system – PANS): có nhiệm vụ giúp bảo tồn năng lượng và phục hồi các mô để duy trì các chức năng thông thường. Hệ thống thần kinh giao cảm đóng vai trò kích thích các cơ quan, ví dụ như làm tăng nhịp tim và huyết áp khi cần thiết. Trong khi đó, hệ thần kinh phó giao cảm thường điều hòa và làm chậm các quá trình trong cơ thể, làm giảm nhịp tim và huyết áp. Tuy nhiên, đối với hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu, hệ phó giao cảm lại có nhiệm vụ kích thích và hệ giao cảm làm chậm những yếu tố này lại. Hầu hết các cơ quan đều có dây thần kinh đến từ cả hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Bệnh rối loạn thần kinh thực vật là gì?Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng giữa 2 hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, xảy ra khi các dây thần kinh bị tổn thương. Tình trạng này được gọi là bệnh lý thần kinh tự trị, còn gọi là dysautonomia. Tình trạng rối loạn thần kinh thực vật có thể dao động từ nhẹ đến đe dọa tính mạng tuỳ theo mức độ ảnh hưởng đến một phần của ANS hoặc toàn bộ ANS. Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng tạm thời, nhưng một số khác lại mạn tính hoặc kéo dài và có thể tiếp tục trở nặng theo thời gian. Ví dụ bệnh tiểu đường và bệnh Parkinson là hai tình trạng mạn tính có thể dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật. Các rối loạn thần kinh thực vật thường gặpCác loại rối loạn thần kinh thực vật có thể khác nhau về nguyên nhân hình thành, triệu chứng và mức độ nghiêm trọng. Các loại rối loạn chức năng tự chủ thường gặp, bao gồm: 1. Hội chứng nhịp đập nhanh tư thế Hội chứng nhịp đập nhanh tư thế hay còn gọi là postural orthostatic tachycardia syndrome (POTS) có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi hoặc giới tính nào. Đây là hội chứng xuất hiện do sự tổn thương hệ thống thần kinh tự chủ. Các triệu chứng của tình trạng này thường tăng lên khi ở tư thế đứng và giảm khi nằm xuống. Ví dụ, tư thế đứng thẳng có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi và ngất xỉu, nhưng khi nằm xuống sẽ giúp cải thiện các triệu chứng này. 2. Ngất do cường phế vị Ngất vô cường phế vị hay còn gọi là vasovagal syncope, là trạng thái mất ý thức tạm thời do nhịp tim và huyết áp giảm đột ngột, từ đó làm giảm tuần hoàn máu não. Đây là dạng ngất hay xảy ra nhất và thường không gây nhiều nguy hiểm. Ngất xỉu có thể xảy ra do mất nước, ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài, tác động bởi môi trường xung quanh và cảm xúc căng thẳng. Người bệnh thường bị buồn nôn, đổ mồ hôi, mệt mỏi quá mức và cảm giác đuối sức trước hoặc sau khi ngất. 3. Bệnh teo đa hệ thống Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy – MSA) là một dạng rối loạn thần kinh thực vật. Ban đầu, bệnh có các triệu chứng tương tự như bệnh Parkinson. Tuy nhiên, những người mắc bệnh này thường có tuổi thọ chỉ dài khoảng 5 – 10 năm kể từ khi chẩn đoán. Đây là một rối loạn hiếm gặp thường xảy ra ở người lớn trên 40 tuổi. Nguyên nhân của MSA hiện vẫn chưa rõ ràng và không có cách nào làm chậm tiến triển bệnh. 4. Bệnh rối loạn thần kinh tự quản cảm giác di truyền Đây là một nhóm các rối loạn di truyền gây ra rối loạn chức năng thần kinh lan rộng ở trẻ em và người lớn. Tình trạng này có thể khiến bạn mất khả năng cảm giác đau, cảm nhận nhiệt độ và đồng thời ảnh hưởng đến một loạt các chức năng cơ thể. Bệnh rối loạn được phân thành bốn nhóm khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, kiểu di truyền và triệu chứng. 5. Hội chứng Holmes-Adie Hội chứng Holmes-Adie chủ yếu ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát cơ mắt, gây ra các vấn đề về thị lực. Một bên đồng tử có thể sẽ lớn hơn bên còn lại, và co lại từ từ dưới ánh sáng mạnh. Trong một số trường hợp khác, hội chứng này có thể gây thiếu các gân cơ phản xạ như gân gót Achilles. Hội chứng Holmes-Adie xảy ra do nhiễm virus cũng có thể gây viêm và tổn thương tế bào thần kinh, đồng thời gây mất phản xạ gân cơ sâu – tình trạng kéo dài vĩnh viễn nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân do đâu và bệnh này liệu có chữa được không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin hữu ích để hiểu hơn về căn bệnh này. 1. Rối loạn thần kinh thực vật có đáng sợ như bạn nghĩ?Rối loạn thần kinh thực vật thực sự trở thành căn bệnh đáng sợ đối với nhiều người. Bởi nó gây ra nhiều tổn hại ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh thông qua các biểu hiện như: cơ thể mệt mỏi, suy nhược, luôn luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng,... Rối loạn giấc ngủ khiến bạn luôn rơi vào tình trạng mất ngủ thực sự trở thành nỗi "ác mộng" của nhiều người. Bởi giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể phục hồi và tăng sức đề kháng. Chất lượng giấc ngủ suy giảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Ngoài ra, hệ thần kinh bị rối loạn còn khiến bạn bị mất tập trung, trí nhớ suy giảm. Đồng thời còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể như: hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, xương khớp trở nên đau nhức,... Rối loạn thần kinh thực vật mặc dù không gây ra tử vong nhưng lại gây ra nhiều khó chịu, phiền toái cho người bệnh 2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn thần kinh thực vậtCó rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như: do tác động của virus, hệ thống miễn dịch bị tấn công, tâm lý bị rối loạn hoặc các bộ phận của cơ thể bị tổn thương, các bệnh tự miễn hoặc do yếu tố di truyền. Ngoài ra, rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể là biến chứng của một số bệnh khác hoặc do tác dụng phụ của thuốc gây ra như thuốc điều trị ung thư, chống trầm cảm, tim mạch,... Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tổn thương thần kinh. 3. Dấu hiệu nhận biết rối loạn thần kinh thực vậtThông thường ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu. Nhưng nếu không được chữa trị đúng cách khiến bệnh trở nặng, bạn sẽ dễ bị hoang mang, sợ hãi. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh như: - Nhịp tim nhanh bất thường như muốn nhảy khỏi lồng ngực khiến bạn cảm thấy hồi hộp. Cảm giác này thường xuyên xảy ra khiến người bệnh cảm thấy hốt hoảng và sợ hãi. Đây được coi là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết và thường gặp nhất. Người bệnh hay bị chóng mặt, dễ ngất xỉu hoặc choáng váng - Chóng mặt, dễ ngất xỉu hoặc cảm thấy choáng váng, không đứng vững. Nguyên nhân là do tình trạng nhịp tim quá nhanh dẫn đến thiếu máu lên não hoặc hạ huyết áp tư thế đột ngột. - Đau thắt ngực hoặc đau nhói vùng ngực khiến bạn khó chịu. Những cơn đau này xuất hiện bất ngờ khiến bạn cảm thấy nghẹt thở, căng tức vùng ngực. - Khó thở là một trong những trường hợp bạn dễ nhận ra đặc biệt trong các trường hợp ra ngoài nơi đông đúc, tập trung nhiều người. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy khó thở và phải rướn người ra để thở hoặc hít thở sâu mới cảm thấy dễ chịu. - Tay chân run và đổ mồ hôi nhiều do hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức. Triệu chứng này cũng xuất hiện khi người bệnh căng thẳng, hốt hoảng nhiều. - Mất ngủ thường xuyên là một trong những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bởi tình trạng lo lắng, bồn chồn khiến bạn ngủ không được ngon và sâu giấc. - Cơ thể mệt mỏi, uể oải và thiếu sức sống là triệu chứng thường gặp. Điều này sẽ khiến người bệnh khó chịu và khó hồi phục lại cơ thể, dù được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố gây ra rối loạn thần kinh thực vật 4. Giải pháp nào cho người bị rối loạn thần kinh thực vật?Có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh và muốn chữa trị được thì ngoài điều trị triệu chứng thì tìm thêm nguyên nhân gây ra. Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh thì bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh, luôn suy nghĩ lạc quan, yêu đời. Bên cạnh đó, việc tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp bạn giải tỏa căng thẳng, stress hiệu quả. Mặc dù đây chỉ là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lâu dài còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Việc sử dụng các loại thuốc an thần và các loại vitamin nhóm B có tác dụng hỗ trợ, làm giảm các triệu chứng nặng của bệnh, cải thiện tinh thần hiệu quả. Bên cạnh đó, kết hợp phương pháp trị liệu giúp quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt, tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực sẽ là yếu tố tiên quyết giúp cho bệnh nhanh khỏi. 5. Những lưu ý khi điều trị rối loạn thần kinh thực vậtBệnh này có tính chất không quá nghiêm trọng nên bạn không quá lo lắng và chỉ cần tuân thủ đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để có được kết quả điều trị tốt nhất. Đặc biệt, trong quá trình trị liệu thì tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực là vô cùng quan trọng khiến cho tình trạng bệnh sớm thuyên giảm. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, duy trì lối sống lành mạnh khoa học, không sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác. Việc kiểm soát căng thẳng, cân bằng cuộc sống, giảm stress cũng rất quan trọng. Do đó, bạn nên sắp xếp hợp lý giữa nghỉ ngơi và làm việc. Không nên làm việc quá nhiều, hoặc thức khuya thường xuyên sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các bài tập hít thở sâu hoặc xoa vùng trên rốn hàng ngày sẽ rất có tác dụng trong việc phòng và điều trị bệnh. Bạn có thể lựa chọn tập yoga tại nhà hoặc thiền định giúp tĩnh tâm, thư giãn và thả lỏng cơ thể hiệu quả. Bệnh viện Đa khoa Medlatec đã bước sang tuổi 24 và là một trong những địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị rối loạn thần kinh thực vật. Chuyên khoa Thần kinh được thành lập với đội ngũ các bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh chuyên khoa thần kinh uy tín Cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm là hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ trang thiết bị nhập khẩu đáp ứng mọi nhu cầu thăm khám của người bệnh. Giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh tốt nhất. Để được tư vấn và đặt lịch thăm khám nhanh nhất, liên hệ ngay tới hotline 1900 56 56 56. |