Định lượng bhcg (beta human chorionic gonadotropins) máu là gì

HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là một loại hormone được sản xuất ra trong thai kỳ. Loại hormone này được tạo ra trong nhau thai sau khi trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung. Chính vì vậy mà chỉ số định lượng beta HCG cho biết rằng cơ thể phụ nữ đang mang thai hay không. 

Định lượng bhcg (beta human chorionic gonadotropins) máu là gì

Mục đích của xét nghiệm beta HCG
Nồng độ beta HCG sẽ cho biết:

  • Xác định phụ nữ đã mang thai hay chưa.
  • Xác định số bào thai: Dựa vào nồng độ beta HCG có thể dự đoán được thai phụ mang thai đơn hay đa thai. Ở giai đoạn sớm, khi nồng độ này tăng rất cao so với mức cùng độ tuổi thai thì có thể nghĩ đến đa thai. Cần kết hợp với siêu âm để tăng độ tin cậy.
  • Phát hiện sớm thai ngoài tử cung, phát hiện thai lưu.
  • Phát hiện các bệnh lý liên quan đến tế bào nuôi ở nhau thai hoặc các bệnh lý ở tử cung, buồng trứng.
  • Dự đoán tuổi thai nhi. 
  • Beta HCG cùng với αFP và E3 là bộ ba xét nghiệm dùng cho chẩn đoán trước sinh đối với bệnh Down và các dị tật bẩm sinh khác như nứt cột sống,…

Nồng độ beta HCG như thế nào thì có thể xác định mang thai? Nồng độ beta HCG ở mỗi mẹ bầu là khác nhau và sau mỗi ngày mỗi giờ thì nồng độ này cũng sẽ thay đổi. Đối với phụ nữ bình thường và không mang thai thì nồng độ beta HCG dưới 5 mIU/mL được coi là âm tính.  Nếu nồng độ beta HCG ở trong khoảng 6 – 24 mIU/mL thì cần được kiểm tra, theo dõi nồng độ beta HCG có tăng lên hay không và xác định có thai hoặc không.

Đối với phụ nữ mang thai, nồng độ này sẽ đạt trên 25 mIU/mL. Nồng độ beta HCG cũng sẽ thay đổi theo tuổi thai với các mức tham khảo dưới đây:

  • 3 tuần: 5 – 50 mIU/mL
  • 4 tuần: 5 – 426 mIU/mL
  • 5 tuần: 18 – 7.340 mIU/mL
  • 6 tuần: 1.080 – 56.500 mIU/mL
  • 7 – 8 tuần: 7.650 – 229.000 mIU/mL
  • 9 – 12 tuần: 25.700 – 288.000 mIU/mL
  • 13 – 16 tuần: 13.300 – 254.000 mIU/mL
  • 17 – 24 tuần: 4.060 – 165.400 mIU/mL
  • 25 – 40 tuần: 3.640 – 117.000 mIU/mL

Trong 3 tháng đầu tiên, nồng độ beta HCG vẫn tăng thì đó là một dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, nếu nồng độ beta HCG thấp, cần phải theo dõi và kiểm tra xem nó có tăng trở lại trong 48 – 72 giờ trong vòng 3 tháng đầu hay không. Nồng độ beta HCG thấp có thể là dấu hiệu người mẹ bị sảy thai hoặc rụng trứng và cũng có thể là thai ngoài tử cung. 
Những điều cần lưu ý khi làm xét nghiệm beta HCG 
Beta HCG được thực hiện xét nghiệm định lượng trong máu hoặc định tính nước tiểu. Các mẹ bầu sẽ được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm này vào buổi sáng vì lúc này nồng độ beta HCG đạt đỉnh cao nhất trong ngày.

  • Đối với mẫu nước tiểu: Thai phụ nên lấy nước giữa dòng vào lần tiểu đầu tiên sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.
  • Đối với mẫu máu: Thai phụ tốt nhất nên nhịn ăn sáng trước khi lấy máu vào buổi sáng.

Để tránh ảnh hưởng đến kết quả, bệnh phẩm cần được vận chuyển tới đơn vị xét nghiệm để được phân tích ngay trong vòng 2 giờ.
Với đội ngũ Kỹ thuật viên xét nghiệm được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp kết hợp hệ thống máy xét nghiệm đồng bộ sẽ cho kết quả chính xác, thời gian trả kết quả nhanh chóng. Vì vậy, Quý khách hàng có thể an tâm và hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ của khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Quốc tế Vinh. 

-------------

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

•    Bệnh viện Quốc tế Vinh

•    Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An

•    Số điện thoại 02383.968.888/0901.74.71.73

HCG là một hormone đặc biệt quan trọng tiết ra ở phụ nữ mang thai, phản ánh gián tiếp tình trạng sức khỏe của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ

Xét nghiệm hCG là gì? HCG là tên viết tắt của loại hormone Chorionic gonadotropin trong cơ thể con người và được sản xuất ra trong thai kỳ. Loại hormone này được tạo ra trong nhau thai sau khi trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung. Chính vì thế con số chỉ nồng độ HCG cho biết rằng cơ thể phụ nữ đang mang thai.


Khi nào thì xuất hiện hormone HCG? Ngay sau khi trứng được thụ tinh và bắt đầu làm tổ ở niêm mạc tử cung, nồng độ beta hCG bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong máu. Sau khoảng 7 – 11 ngày từ khi thụ thai thì nồng độ HCG có thể được phát hiện bằng que thử thai, sau khoảng 11 ngày thì có thể xét nghiệm máu để phát hiện và sau 12 – 14 ngày thì xét nghiệm bằng nước tiểu. Khi thai mới hình thành, lượng HCG còn khá thấp, tuy nhiên chúng sẽ tăng nhanh sau một thời gian ngắn. Thông thường, nồng độ HCG trong máu sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 72 giờ. Nồng độ này sẽ đạt đỉnh điểm trong khoảng 8 đến 11 tuần đầu của thai kỳ, sau đó nó sẽ giảm dần và chững lại ở phần sau của thai kỳ. Xin lưu ý rằng, không phải chỉ ở phụ nữ mới xuất hiện hormone beta hCG. Một số bác sĩ chỉ định xét nghiệm beta hCG ngay cả ở nam giới để xác định những khối u tế bào mầm như ung thư tinh hoàn. Ngoài ra, khi tầm soát các dị tật bẩm sinh của thai nhi trong quá trình mang thai, xét nghiệm beta hCG trong máu người mẹ cũng là một xét nghiệm vô cùng quan trọng.

Một số điều cần biết về nồng độ HCG


Xét nghiệm beta hCG được thực hiện trên máu hoặc nước tiểu. Đây là xét nghiệm dễ thực hiện, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây sai lệch kết quả nên kỹ thuật xét nghiệm thực hiện nhanh chóng, cho kết quả chính xác.


Nồng độ HCG ở các thai phụ cũng rất khác nhau, không nên so sánh chỉ số này với một ai khác đang mang thai bởi vì không ai có nồng độ HCG giống ai. Sau mỗi ngày mỗi giờ nồng độ này đã thay đổi và rất khác nhau.
Đối với người phụ nữ bình thường và không mang thai thì nồng độ hCG dưới 5 mIU/mL được coi là âm tính. Đối với phụ nữ mang thai thì nồng độ này đạt trên 25 mIU/mL. Nếu nồng độ HCG ở trong khoảng 6 – 24 mIU/mL thì cần được kiểm tra và theo dõi nồng độ HCG có tăng lên hay không và xác định có thai hoặc không. Nồng độ HCG cũng thay đổi theo tuổi thai và bạn có thể tham khảo các mức HCG dưới đây:

  • 3 tuần: 5 – 50 mIU/mL
  • 4 tuần: 5 – 426 mIU/mL
  • 5 tuần: 18 – 7.340 mIU/mL
  • 6 tuần: 1.080 – 56.500 mIU/mL
  • 7 – 8 tuần: 7.650 – 229.000 mIU/mL
  • 9 – 12 tuần: 25.700 – 288.000 mIU/mL
  • 13 – 16 tuần: 13.300 – 254.000 mIU/mL
  • 17 – 24 tuần: 4.060 – 165.400 mIU/mL
  • 25 – 40 tuần: 3.640 – 117.000 mIU/mL

Trong 3 tháng đầu tiên, nồng độ HCG vẫn tăng thì đó là một dấu hiệu bình thường. Nếu nồng độ HCG thấp, cần phải theo dõi và kiểm tra xem nó có tăng trở lại trong 48 – 72 giờ trong vòng 3 tháng đầu hay không. Nồng độ HCG thấp có thể bị sảy thai hoặc rụng trứng cũng có thể là thai ngoài tử cung. Nồng độ HCG cao có thể mang thai hoặc mang thai nhiều lần. 

Sau khi sinh nở hoặc sẩy thai thì nồng độ HCG sẽ trở lại bình thường sau khoảng 4 – 6 tuần, tức là trở lại mức ≤ 5 mIU/mL.

Xét nghiệm beta hCG chỉ giúp xác định có thai và theo dõi sự phát triển của thai nhi chứ không phản ánh được giới tính hay trí tuệ của thai nhi. Chính vì vậy, bà mẹ không nên quá lo lắng về nồng độ beta HCG, không nên theo dõi xét nghiệm liên tục, trong khi sức khỏe của bé còn có thể được đánh giá qua những chỉ số khác, những phương tiện khác. Theo đó, mẹ bầu nên chăm sóc bản thân, khám thai định kỳ, kết hợp ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý, chuẩn bị sẵn sàng để chào đón con ra đời.

Định lượng bhcg (beta human chorionic gonadotropins) máu là gì
Định lượng bhcg (beta human chorionic gonadotropins) máu là gì

Xét nghiệm định tính dùng để phát hiện có thai bình thường. Xét nghiệm này nhanh nhưng kém nhạy hơn (độ nhạy 20-50 mIU/mL) so với xét nghiệm định lượng. Xét nghiệm này có thể dương tính trong vòng 3 ngày kể từ khi trứng làm tổ. Phản ứng chéo với LH thường thấp, và kết quả dương tính giả rất hiếm gặp. Xét nghiệm định tính thường thực hiện với nước tiểu.
Xét nghiệm định lượng β-hCG thường được sử dụng không thường quy để phát hiện hCG. Nó có độ nhạy 1 đến 3 mIU/mL. Xét nghiệm này có độ nhạy cao nhất và đặc hiệu để phát hiện có thai sớm, ước lượng tuổi thai theo kinh nguyệt (gestational age), và chẩn đoán thai lạc chỗ hoặc dọa sẩy thai. Xét nghiệm này cũng có ích trong việc theo dõi điều trị khối u tinh hoàn. Kết quả cao thường gặp ở ung thư biểu bì nhau thai, ung thư biểu bì tế bào phôi, và có thai lạc chỗ. Kết quả hCG đặc biệt có ích để theo dõi ung thư tế bào mầm sinh hCG, đặc biệt là ung thư lá nuôi (trophoblastic). Rất ít phản ứng chéo với LH.

Các hormone glycoprotein gồm hCG, LH, FSH, và TSH gồm có hai tiểu phần. Tiểu phần α giống nhau ở tất cả hormone glycoprotein và tiểu phần β là đặc thù cho mỗi loại hormone. Các xét nghiệm đặc hiệu cao cho phép xác định hCG trong sự hiện diện của các glycoprotein khác. Việc tăng độ nhạy của xét nghiệm β-hCG cho phép phát hiện có thai sớm, trong khoảng 6-10 ngày sau khi trứng làm tổ. Một số khối u có thể sinh ra gonadotropin nhau thai lạc chỗ. Xét nghiệm hCG toàn phần, cả tiểu phần α và β, hoặc β-hCG có thể phát hiện các khối u lạc chỗ (ví dụ, ung thư biểu bì nhau thai, chửa trứng, khối u tinh hoàn mầm (germinal testicular tumor)). Trong các khối u này, hCG thường sinh ra do các hợp bào lá nuôi (syncytiotrophoblastic cells).

Nam: < 25 mIU/mL
Nữ: < 25 mIU/mL

Kết quả tăngCó thaiThụ tinh nhân tạo thành côngChửa trứngUng thư biểu bì nhau thaiU tinhU tinh hoàn và buồng trứng (ovatian & testicular teratomas)Có thai lạc chỗMột số khối u phổi, dạ dày và tuyến tụyHội chứng Down (trisomy 21), tăng ở giữa thai kỳ thứ 3Kết quả giảmDọa sẩy thaiCó thai lạc chỗ

Trisomy 18, giảm ở giữa thai kỳ thứ 3