Đo điện tim bao lâu

Khi nào cần đo Holter điện tâm đồ 24 giờ

Việc phát hiện sớm biến chứng tim mạch là điều cần thiết nhằm hạn chế nguy cơ tử vong có thể xảy ra. Do đó, việc lựa chọn một phương pháp thăm dò không xâm lấn, an toàn và hiện đại với tỉ lệ phát hiện bệnh cao là quan trọng. Và holter điện tâm đồ 24 giờ là một trong những phương tiện thăm dò tim ưu việt.

Holter điện tâm đồ 24 giờ

Holter Điện tâm đồ 24 giờ [Holter ECG 24h] là một loại thiết bị nhỏ và nhẹ, được sử dụng để ghi lại tín hiệu điện của quả tim trong vòng 24 giờ bằng cách đặt các miếng dán điện cực nhỏ dính lên ngực của người bệnh. Các miếng dán điện cực này được kết nối với một dây dẫn đến holter để nhận các tín hiệu được tạo ra bởi mỗi nhịp đập

Khi người bệnh hoạt động, nghỉ ngơi hoặc thay đổi thuốc thì máy holter sẽ theo dõi nhịp tim biến thiên trong vòng 24 giờ. Máy thể hiện được nhiều thông số như: tần số tim trung bình, chậm nhất, nhanh nhất trong một giờ; số lượng các rối loạn nhịp tim trong một giờ…

Máy holter điện tâm đồ 24 giờ này nhỏ, gọn, hoàn toàn không gây cảm giác đau đớn hoặc khó chịu cho người bệnh trong quá trình đeo máy. Người bệnh có thể đeo ở bên hông hoặc bỏ vào túi áo khi đi lại, làm việc; và không cần phải nằm bệnh viện.

II. Khi nào thì nên đo holter điện tâm đồ 24 giờ?

Trong trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: hồi hộp, ngất xỉu, có những cơn đau ngưc không điển hình, khó thở, choáng, chóng mặt không rõ nguyên nhân; bác sĩ sẽ chỉ định đo Holter điện tâm đồ 24 giờ nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng ảnh hưởng đến tim. Bên cạnh đó, một số triệu chứng có thể không được phát hiện ra khi kiểm tra điện tâm đồ thường quy, do đó sẽ cần phải theo dõi trong thời gian dài hơn

Ngoài ra, chỉ định đo Holter điện tâm đồ 24 giờ còn được thực hiện khi các bác sĩ cần:

  • Đánh giá triệu chứng liên quan đến rối loạn nhịp tim thoáng qua
  • Đánh giá nguy cơ ở người bệnh không có triệu chứng của rối loạn nhịp
  • Đánh giá nguy cơ tim mạch trong tương lai ở người bệnh không có triệu chứng của rối loạn nhịp
  • Đánh giá hiệu quả của loại thuốc điều trị rối loạn nhịp
  • Theo dõi thiếu máu cơ tim

III. Đo holter điện tâm đồ 24 giờ cần lưu ý điều gì?

Người bệnh cần lưu ý những điều sau để quá trình trước, trong và sau khi đeo holter điện tâm đồ 24 giờ cho kết quả chính xác.

1. Trước khi đeo

  • Cần thông báo vào bác sĩ/điều dưỡng nếu bị dị ứng với băng dính
  • Nên tắm rửa sạch sẽ và mặc áo rộng rãi, tốt nhất là áo có cài nút phía trước
  • Không nên sử dụng các loại phấn rôm hoặc kem bôi ở ngực

2. Trong khi đo

  • Không nên hoạt động mạnh vì điều này có thể gây khó khăn cho việc ghi lại dữ liệu
  • Cẩn thận không để ướt máy, tránh va đập máy
  • Khi đi ngủ, có thể đặt máy dưới gối; nên cố gắng nằm ngửa và đảm bảo các dây dẫn vẫn còn được gắn với các điện cực trên ngực
  • Tránh xa các nam châm, máy dò kim loại, các loại chăn điện hoặc các khu vực có điện thế cao khi mang máy
  • Nên ghi chép lại bất kỳ triệu chứng xảy ra vào bất kể thời gian và hoàn cảnh nào, ví dụ như sau:
Giờ Sinh hoạt Triệu chứng
7h30 sáng Ăn sáng và uống thuốc Không có
8h00 sáng Lái xe đến nơi làm việc Tim đập nhanh hơn

3. Sau khi đo

Sau 24 giờ, người bệnh quay lại để tháo máy và mang theo đầy đủ nhật ký đeo máy. Dựa vào những thông tin được người bệnh ghi lại cũng như kết quả từ máy holter, bác sĩ sẽ dễ dàng đối chiếu, phân tích, sắp xếp theo thứ tự các hoạt động của tim.

Ngay khi có các triệu chứng như đau tức ngực, tim đập mạnh, chóng mặt, đau ngực, thở dốc hoặc có tiền sử về bệnh lý tim mạch; người bệnh nên liên hệ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

KHOA TIM MẠCH – THẬN – KHỚP – LÃO KHOA – BỆNH VIỆN 199

  1. Chuyên gia
  2. Rối loạn tim mạch
  3. Các xét nghiệm và thủ thuật Tim mạch
  4. ...
  5. Điện tâm đồ

Nguồn chủ đề

Điện tâm đồ thường quy cung cấp 12 góc nhìn khác nhau xung quanh quả tim nhờ cách bố trí 12 điện cực tạo ra 12 vector khác nhau quanh tim. Các vector này phản ánh sự chênh lệch điện thế giữa các điện cực dương và điện cực âm đặt ở các chi và trên thành ngực. Sáu chuyển đạo trong số đó nhìn vào tim theo mặt phẳng đứng dọc [DI, DII, DIII, aVR, aVL, aVF] và 6 chuyển đạo nhìn theo mặt phẳng cắt ngang [sử dụng các chuyển đạo trước tim V1, V2, V3, V4, V5, và V6]. Điện tâm đồ 12 chuyển đạo rất quan trọng trong chẩn đoán nhiều bệnh tim mạch [Xem bảng Giải thích các ECG bất thường Phân tích Điện tâm đồ bất thường

], bao gồm

  • Loạn nhịp tim

  • Thiếu máu cơ tim

  • Giãn tâm nhĩ

  • Các tình trạng dẫn đến ngất hoặc đột tử [ví dụ, Hội chứng Wolff-Parkinson-White, Hội chứng QT dài, Hội chứng Brugada]

Điện tâm đồ bao gồm sóng P, khoảng PR, phức QRS, khoảng QT, đoạn ST, sóng T và sóng U [xem hình Sóng điện tâm đồ Sóng điện tâm đồ.

].

Các sóng của Điện tâm đồ [ECG]

Sóng P = hoạt hóa [khử cực] tâm nhĩ. Khoảng PR = khoảng thời gian từ khi khởi đầu khử cực nhĩ cho đến khi bắt đầu khử cực thất. Phức bộ QRS = sự khử cực của tâm thất, bao gồm các sóng Q, R, và S. Khoảng QT = khoảng thời gian từ khi bắt đầu khử cực tâm thất cho đến khi kết thúc tái cực tâm thất. Khoảng RR = khoảng thời gian giữa 2 phức bộ QRS. Sóng T = tái cực tâm thất. Đoạn ST cộng với sóng T [ST-T] = tái cực tâm thất. Sóng U = có thể là hậu khử cực tâm thất [giai đoạn tâm trương thất trái].

Sóng P biểu hiện sự khử cực ở tâm nhĩ. Sóng P dương ở hầu hết các chuyển đạo, trừ aVR. Sóng P có thể hai pha ở chuyển đạo DII và V1; trong đó, pha đầu tiên biểu thị khử cực tâm nhĩ phải, và pha thứ 2 đại diện cho khử cực của tâm nhĩ trái.

Sự tăng biên độ của một hoặc cả hai thành phần xảy ra khi giãn tâm nhĩ. Giãn nhĩ phải tạo ra sóng P > 2 mm ở chuyển đạo DII, DIII, và aVF [P phế]; giãn nhĩ trái tạo ra sóng P rộng và hai đỉnh ở chuyển đạo DII [P hai lá]. Thông thường, trục sóng P nằm giữa 0° và 75°.

Khoảng PR là thời gian từ khi bắt đầu khử cực tâm nhĩ cho đến khi bắt đầu khử cực thất. Thông thường, thời gian này là 0,10 đến 0,20 giây. Khi PR 0,2 giây, được gọi là nghẽn dẫn truyền nhĩ thất độ 1.

Phức bộ QRS biểu hiện sự khử cực thất.

Sóng Q bình thường dài 30 ngày, người ta có thể cấy máy ghi biến cố dưới da. Loại máy ghi này được điều khiển và thu thập dữ liệu thông qua nam châm từ tính kết nối với máy tính chủ. Tuổi thọ pin của máy ghi biến cố dưới da là một vài năm.

Đây là một loại máy theo dõi mới ghi điện tim một chuyển đạo. Máy này có cấu tạo nhỏ, chống nước, không dây, dính chặt lên ngực bệnh nhân và có thể bỏ đi sau khi sử dụng. Một trong số các loại thiết bị này có khả năng liên tục ghi nhận nhịp tim lên đến 2 tuần. Một thiết bị khác có hoạt động tương tự như một máy ghi biến cố tim, trong đó bệnh nhân sẽ ấn nút trên thiết bị khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng có thể liên quan đến loạn nhịp [như đánh trống ngực, chóng mặt] để ghi lại dữ liệu điện tim trong 45 giây trước thời điểm ấn nút cộng thêm 15 giây sau đó. Tuy nhiên, không giống với máy ghi biến cố tim, loại máy này không có tính năng báo cáo tự động trong thời gian thực.

Bản quyền © 2022 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Chủ Đề