Đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài Sáng nay tôi thức dậy

Câu 4: Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết đối với cuộc đời mỗi người không? Vì sao?

Đọc đoạn trích, phân tích, tổng hợp, vận dụng.

Cùng THPT Sóc Trăng tìm hiểu một số đề đọc hiểu đời ngắn đừng ngủ dài (Robin Sharma).

“Hành trình đến bất cứ kết quả nào – dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách sống tốt đẹp – cũng quan trọng ngang bằng với đích đến của nó (nếu không nói là quan trọng hơn). Có một điều tôi mong bạn hãy suy ngẫm: hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn việc đến được đỉnh núi. Tại sao ?Bởi vì chính cuộc hành trình sẽ hình thành cá tính, tạo cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của mình và kiểm tra xem bạn thực sự muốn chiến đấu đến đâu. 

Chính hành trình mới dạy bạn, biến đổi bạn, và kêu gọi tài năng ẩn náu trong con người bạn. Bạn phải phát huy những phẩm chất của một người xuất sắc, như sự kiên định, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết. Tất nhiên, đạt tới ước mơ sẽ đem lại cảm giác tuyệt vời.Tôi luôn đồng ý như vậy.Nhưng nó không mang lại những quà tặng tương tự như những gì bạn nhận được qua cuộc hành trình.Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công”.

(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2018)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, hành trình khiến bạn phải phát huy những phẩm chất nào?

Câu 3. Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Chính hành trình mới dạy bạn, biến đổi bạn, và kêu gọi tài năng ẩn náu trong con người bạn”.

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công không? Vì sao?

Câu 1: – Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là phương thức biểu đạt Nghị Luận.

Câu 2: – Theo tác giả, hành trình khiến chúng ta phải phát huy những phẩm chất là: sự kiên định, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết và thông minh.

Câu 3: – Ý kiến này có nghĩa là hành trình mà mỗi người chúng ta sống và trải nghiệm sẽ thực sự đem đến cho chúng ta nhiều kiến thức bổ ích, tôi luyện chúng ta có sức mạnh mạnh mẽ hơn, đồng thời, hành trình sống và trải nghiệm mới có thể khơi gợi những giá trị bên trong, tài năng ẩn náu bên trong mỗi người chúng ta. Nhờ có hành trình sống, ta mới biết ta là ai, ta có thể làm được những gì và xây dựng được đường hướng đúng đắn cho chính bản thân ta.

Câu 4: – Em đồng tình với ý kiến, quan điểm: Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công.

– Vì: Trong quá trình thử thách ta sẽ được tu luyện ý chí, niềm tin, sự dẻo dai,… để vươn tới mục tiêu mà mình theo đuổi. Tất cả sự tu luyện đó chỉ có được khi ta trải qua thử thách còn khi đã thành công thì không còn nữa. Bởi vậy, trong thử thách con người sẽ học hỏi được nhiều hơn lúc thành công.

…………………………………..

Đề đọc hiểu đời ngắn đừng ngủ dài (Robin Sharma) – Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: “Ủy mị chẳng ích gì chuyện trôi qua nhanh lắm“. Ghi âm cho nó nhanh. Đùng như thế. Cuộc đờithực sự đang trôi nhanh lắm.

Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại dành điều đó vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại Trần trừ thụ hưởng những giờ phút tuyệt vời và chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn đảm bảo mình sẽ để dành thật nhiều tiền – Như vậy tôi mới có thể vui sống vào cuối đời”. Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?

Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho tương lai. Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho tương lai. Hãy biết nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế hoạch để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thi cũng cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ”.

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB trẻ, 2017, tr25-26)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 3: Anh chị hiểu thế nào về câu nói của tác giả tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống.

Câu 4: Trong văn bản có: “câu cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm… đồng thời cũng phải biết sống cho những phút giây này“

Trong “vội vàng” nhà thơ Xuân Diệu có viết “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”

Theo anh chị cảm nhận và nhận thức về thời gian của Xuân Diệu và Robin Sharma có nét gì tương đồng? Với cá nhân anh chị có đồng ý với quan điểm nhận thức về thời gian của hai tác giả đó không?

Gợi ý trả lời:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Nghị luận

Câu 2: Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản là điệp cấu trúc: “Sao lại…” Hiệu quả tu từ của biện pháp nghệ thuật đó là: – Nhấn mạnh sự trăn trở, băn khoăn của tác giả tại sao mọi người lại lần nữa, trì hoãn mà không sống trọn vẹn từng phút giây của hiện tại. – Từ đó tác động đến nhận thức nhằm thay đổi quan niệm của người đọc về lẽ sống trọn vẹn từng khoảnh khắc, từng phút giây. – Tạo giọng điệu cho bài viết và bộc lộ thái độ quan niệm của tác giả về vấn đề được nêu trong đoạn trích.

Câu 3: Câu hỏi của tác giả: “ Cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm…nhưng đồng thời cũng phải sống cho những phút giây này ?” được hiểu là: – “Già” nghĩa là không còn trẻ nữa, đã bước qua tuổi thanh xuân. – “Hưởng thụ” nghĩa là tận hưởng cuộc sống – Như vậy đặt vấn đề dưới dạng một câu hỏi, tác giả muốn thể hiện quan điểm của mình rằng: “Sao không trân trọng phút giây của tuổi trẻ, sao không tận hưởng cuộc đời khi tuổi trẻ mới bắt đầu. Hãy biết sống trọn vẹn từng phút giây. – Sống vội vàng, hưởng thụ không có nghĩa là sống gấp, sống ích kỉ chỉ biết đến bản thân.

Câu 4: – Cảm nhận và nhận thức về thời gian của Xuân Diệu và Robin Sharma có sự gặp gỡ ở chỗ. + Cả hai tác giả đều quan niệm thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. + Hãy sống trọn vẹn từng khoảnh khắc. + Cả hai tác giả đều nuối tiếc thời gian và tuổi trẻ từ đó hối thúc sống vội vàng, sống cuống quýt. – Tôi đồng ý với quan niệm về thời gian của hai tác giả: Phải cống hiến hết mình trong từng giây phút. Vì: + Quá khứ dù tươi đẹp hay đớn đau đều là những thứ đã qua, tương lai chưa đến bởi vậy hãy sống trọn vẹn từng phút giây của hiện tại. + Hiện tại của hôm nay sẽ trở thành quá khứ ngày mai, bạn sẽ không thể có một quá khứ đẹp nếu không có một hiện tại tuyệt vời, bạn cũng sẽ không có một tương lai sáng lạn nếu không có một thực tại rực rỡ. + Người đến đỉnh vinh quang dễ ngủ quên trên chiến thắng bởi cuộc sống là một hành trình không ngừng nghỉ nếu bạn dừng lại thì sẽ bị tụt hậu ở phía sau.

……………………………………………

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Đời ngắn đừng ngủ dài là lời tâm sự của người đi trước, những kinh nghiệm được đúc kết từ trải nghiệm thực tế của Robin Sharma sẽ đem đến cho bạn đọc trải nghiệm vô cùng thú vị trên trang sách. Chúng ta cùng nhau luyện đề đọc hiểu đời ngắn đừng ngủ dài để hiểu thêm nhé

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

   Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Carlson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don’t Get Scroogled (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương “Chấp nhận: giải pháp tối thượng”. Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.

Richard viết: “Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết. Đôi khi chấp nhận còn đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn cả than phiền, đối đầu, hoặc ngồi im bất động như bạn vẫn thường làm. Một khi bạn trải nghiệm sự tự do mà việc
chấp nhận mang lại – nó trở thành bản chất thứ hai của bạn.”

Chấp nhận. Tìm kiếm phúc lành đang giấu mình giữa những nghịch cảnh. Thoải mái trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn đang lâm vào. Bám vào câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần. Tất cả chúng ta đều có những ngày vất vả, những giai đoạn khắc nghiệt, lúc này hay lúc khác. Đó là vì bạn và tôi đều đang học trường đời. Thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an, tất cả đều là phương tiện để ta trưởng thành. Ngày sẽ sáng lên, và mùa sẽ luôn thay đổi. Khi chấp nhận “điều phải đến” thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn. Và đó luôn là lời chúc dành cho bạn.

( Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, tr 38)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Khi chấp nhận “điều phải đến” thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn.

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào những phương tiện để ta trưởng thành theo quan niệm của tác giả?

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần của tác giả không? Vì sao?

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: nghị luận

Câu 2: Biện pháp tu từ trong câu: Khi chấp nhận “điều phải đến” thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn là biện pháp tu từ ẩn dụ ” lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn.”

– Tác dụng: người viết muốn nhấn mạnh những tác động tích cực khi con người ta chấp nhận ” điều phải đến” mang lại. Đó là những gian nan sẽ trôi nhanh và điều tốt đẹp sẽ đến.

Câu 3: Phương tiện để ta trưởng thành theo quan niệm của tác giả là thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an. Đây đều là những thử thách để tôi luyện bản thân ta ngày càng cứng cáp và vững vàng hơn. Vượt qua được những điều này con người sẽ có kinh nghiệm và trưởng thành nên rất nhiều.

Câu 4: Em đồng tình với câu châm ngôn bởi vì đó là một lẽ dĩ nhiên. Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm ấm, thuận buồm xuôi gió theo cái cách mà ta hằng mong muốn. Nhưng đôi khi chính những khó khăn ấy cho ta những bài học, những giá trị, những trải nghiệm mà một lúc nào đó ta sẽ cần đến.

Đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài Sáng nay tôi thức dậy

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Mọi người đều tránh xa xung đột. Nó khiến ta cảm thấy tồi tệ nên ta tránh né, và hy vọng bằng cách nào đó xung đột tự hóa giải. Nhưng điều đó không bao giờ xảy ra. Thay vì vậy nó cứ mưng mủ như một vết thương nhiễm trùng (điều ta né tránh thường lại dai dẳng).

(2) Quan điểm của tôi về nó: xung đột không gì khác hơn là một cơ hội để trưởng thành và kết nối sâu xa hơn với người khác. Mọi xung đột đều ẩn chứa cơ hội học hỏi một bài học quý giá, và cơ hội phát triển bản thân (về hiểu biết, nhận thức và quan điểm). Mỗi xung đột, dù với người thân hay với khách hàng, là cả một cơ hội lớn để trui rèn mối liên lạc gần gũi hơn với người đó. Bằng cách biến đổi sự bất mãn thành thời khắc thú vị cho cả hai bên.

(3) Vậy đừng trốn chạy xung đột. Đừng chỉ gửi email khi biết mình cần mặt đối mặt để nói rõ sự thật. Vai trò lãnh đạo cũng bao hàm cả sự quân bình giữa lòng trắc ẩn với sự can đảm. Mặc dù bạn có thể cảm thấy xung đột thật rắc rối, nhưng nó thực sự là một món quà. Hãy đón nhận nó. Hãy thưởng thức những tiềm năng mà nó mang theo. Xung đột sẽ phục vụ đắc lực cho bạn.

( Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Tác giả: Robin Sharma,

Người dịch: Phạm Anh Tuấn,Nhà xuất bản Trẻ, 2014, tr 34)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Câu 2: Xác định nội dung của văn bản trên?

Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong đoạn văn (1)

Câu 4: Tại sao tác giả cho rằng: Mỗi xung đột, dù với người thân hay với khách hàng, là cả một cơ hội lớn để tôi rèn mối liên lạc gần gũi hơn giữa ta với người đó?

Câu 5: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Vậy đừng trốn chạy xung đột của tác giả hay không? Nêu rõ lí do tại sao.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên: Nghị luận

Câu 2: Nội dung của văn bản trên là: Cách giải quyết các vấn đề xung đột trong cuộc sống.

Câu 3: Biện pháp tu từ trong đoạn văn (1) là: Biện pháp tu từ so sánh: Xung đột như một vết thương nhiễm trùng.

– Hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong đoạn văn (1) là: Giúp người đọc có thể hình dung ra được sự việc một cách rõ ràng , tăng thêm tính sinh động cho câu văn. Qua đó, tác giả cho thấy xung đột không bao giờ tự hoá giải mà sẽ tồn tại dai dẳng, thậm chí ngày càng nặng nếu không biết cách giải quyết.

Câu 4: Tác giả khẳng định: “Mỗi xung đột, dù với người thân hay với khách hàng, là cả một cơ hội lớn để trui rèn mối liên lạc gần gũi hơn với người đó?” Vì nếu khi xung đột được giải quyết một cách ổn thỏa thì mỗi người sẽ có cơ hội để hiểu về nhau hơn và trui rèn mối liên lạc gần gũi hơn với những người đó.

Câu 5: Học sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình rồi đưa ra lập luận chứng minh cho quan điểm của mình.

Ví dụ:

– Nếu đồng tình: Xung đột bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong quan hệ xã hội. Nếu chạy trốn xung đột, đồng nghĩa chúng ta tự cắt đứt sợi dây quan hệ. Vì thế, ta cần đối mặt và tìm cách giải quyết mâu thuẫn một cách triệt để. Đó cũng là cơ hội để mỗi bên rút ra bài học quý giá…

– Nếu không đồng tình: Nhiều khi xung đột quá giới hạn cho phép, có khả năng không thể giải quyết được, chúng ta cần lùi một bước trên tinh thần một điều nhịn, chín điều lành để giữ hoà khí…

Đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài Sáng nay tôi thức dậy

   Hãy hình dung về một bảng điều khiển với đồng hồ đo trên ấy. Bên trái đề chữ Tự do. Bên phải đề chữ Trách nhiệm. Đối với tôi, để trở thành nhà lãnh đạo và sống một cuộc đời vượt trội nghĩa là đấu tranh để giữ sự quân bình mong manh giữa hai điều trên. Nói một cách khác, cây kim trên đồng hồ đo trách nhiệm nên ở chính giữa.

Cuộc sống nói chung là sự quân bình. Và một trong những sự quân bình mang tính sống còn chính là giữa tự do và trách nhiệm. Vâng, cứ việc tự do. Tận hưởng giây phút này. Sống đầy đam mê. Thư giãn thoải mái. Sống cho hiện tại. Tuy nhiên, cũng phải có trách nhiệm. Phải đề ra mục tiêu. Giữ lời hứa. Hoàn thành những công việc quan trọng. Làm tròn bổn phận.

Cuộc sống của bạn – giây phút này đây – ở vị trí nào trên đồng hồ đo trách nhiệm? Quá nhiều thời gian cho sự tự do và không đủ thời gian thực hiện các đòi hỏi để xây dựng sự nghiệp và bổn phận hàng ngày? Hoặc ngược lại? Ở thái cực nào cũng đều mất quân bình. Vậy đây là ý tưởng lớn: bạn hãy suy nghĩ xem trạng thái đứng giữa sẽ như thế nào. Ý thức tốt sẽ dẫn đến lựa chọn đúng. Và lựa chọn đúng sẽ dẫn đến kết quả khả quan.

(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma,

Người dịch: Phạm Anh Tuấn,Nhà xuất bản Trẻ,2014,tr 35)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Trong văn bản, bảng điều khiển với đồng hồ đo được tả như thế nào?

Câu 2. Nêu tác dụng biện pháp tu từ liệt kê khi tác giả bàn về Tự do và trách nhiệm

Câu 3. Tại sao tác giả khẳng định: cây kim trên đồng hồ đo trách nhiệm nên ở chính giữa.?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý tưởng lớn của tác giả ở cuối văn bản hay không? Nêu rõ lí do.

Câu 1: Trong văn bản, bảng điều khiển với đồng hồ đo được tả như sau: Bên trái đề chữ Tự do, bên phải đề chữ Trách nhiệm và cây kim đồng hồ thì ở chính giữa.

Câu 2: Tác dụng biện pháp tu từ liệt kê khi tác giả bàn về Tự do và trách nhiệm là:

– Biện pháp tu từ liệt kê (Tự do- Tận hưởng giây phút này- Sống đầy đam mê-Thư giãn thoải mái-Sống cho hiện tại. Trách nhiệm- Phải đề ra mục tiêu- Giữ lời hứa-Hoàn thành những công việc quan trọng- Làm tròn bổn phận.

– Tác dụng: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của lối sống tự do và sống có trách nhiệm.

Câu 3: Tác giả khẳng định: “Cây kim đồng hồ đo nên ở chính giữa” vì tác giả muốn cân bằng sự tự do và trách nhiệm, để ta không quá lạm dụng tự do mà quên đi trách nhiệm và chính mình trong cuộc sống này. Việc gì cũng nên có sự cân bằng và biết tiết chế lại.

Câu 4: Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân của mình sau đó dùng lập luận để bảo vệ ý kiến đó.

Ví dụ: Đồng tình với ý tưởng lớn của tác giả ở cuối văn bản vì câu nói đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa ý thức và lựa chọn để hành động của con người. Một khi ta có ý thức tốt, ý thức đúng thì sẽ biến ý thức thành việc làm cụ thể, đem lại lợi ích cho bản thân và mọi người. Người có ý thức tốt sẽ sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho người khác.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: “Ủy mị chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đùng như thế. Cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm.

(2) Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại dành điều đó vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng những giờ phút tuyệt vời và chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo đảm mình sẽ để dành thật nhiều tiền – như vậy tôi mới có thể vui sống vào cuối đời”. Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?

(3) Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho tương lai. Hãy biết nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ.

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài – Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2017, tr.25 – 26)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2)

Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?

Câu 4. Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết với cuộc đời mỗi người không? Vì sao?

Câu 5: Trong văn bản có: “câu cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm… đồng thời cũng phải biết sống cho những phút giây này“

Trong “vội vàng” nhà thơ Xuân Diệu có viết

“Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”

Theo anh chị cảm nhận và nhận thức về thời gian của Xuân Diệu và Robin Sharma có nét gì tương đồng? Với cá nhân anh chị có đồng ý với quan điểm nhận thức về thời gian của hai tác giả đó không?

Câu 1.

Phương thức biểu đạt: nghị luận.

Câu 2.

Các biện pháp tu từ các em có thể nêu: câu hỏi tu từ/ lặp cú pháp/ chêm xen.

Câu 3:

Câu hỏi của tác giả có thể hiểu là: đừng chờ đợi đến già mới hưởng thụ cuộc sống bởi vì cuộc đời đang trôi qua rất nhanh và có những giờ phút rất tuyệt vời; hãy biết tận hưởng cuộc sống từng ngày.

Câu 4:

– Nêu rõ quan điểm bản thân.

– Lý giải hợp lí, thuyết phục về quan điểm của em.

Ví dụ: Việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết với cuộc đời mỗi người bởi

– Nó giúp con người có mục tiêu, phương hướng hành động.

– Tạo sự chủ động tìm các giải pháp; tránh được các rủi ro,…

Câu 5:

Cảm nhận và nhận thức về thời gian của Xuân Diệu và Robin Sharma có sự gặp gỡ ở chỗ.

+ Cả hai tác giả đều quan niệm thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại.

+ Hãy sống trọn vẹn từng khoảnh khắc.

+ Cả hai tác giả đều nuối tiếc thời gian và tuổi trẻ từ đó hối thúc sống vội vàng, sống cuống quýt.

– Tôi đồng ý với quan niệm về thời gian của hai tác giả: Phải cống hiến hết mình trong từng giây phút. Vì:

+ Quá khứ dù tươi đẹp hay đớn đau đều là những thứ đã qua, tương lai chưa đến bởi vậy hãy sống trọn vẹn từng phút giây của hiện tại.

+ Hiện tại của hôm nay sẽ trở thành quá khứ ngày mai, bạn sẽ không thể có một quá khứ đẹp nếu không có một hiện tại tuyệt vời, bạn cũng sẽ không có một tương lai sáng lạn nếu không có một thực tại rực rỡ.

+ Người đến đỉnh vinh quang dễ ngủ quên trên chiến thắng bởi cuộc sống là một hành trình không ngừng nghỉ nếu bạn dừng lại thì sẽ bị tụt hậu ở phía sau.

Đọc văn bản :

   Tôi vừa đọc một bài trong tạp chí GQ. Bài báo trích dẫn lời của diễn viên Andy Garcia nói rằng: “Điều quan trọng khi bạn theo đuổi một mục tiêu là không bao giờ quên tính toàn vẹn của hành trình ấy.” Tôi rất thích cách diễn tả này. Và Garcia đã đúng. Hành trình đến bất cứ kết quả nào – dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách sống tốt đẹp – cũng quan trọng ngang bằng với đích đến của nó (nếu không nói là quan trọng hơn). Có một điều tôi mong bạn hãy suy ngẫm: hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn việc đến được đỉnh núi. Tại sao? Bởi vì chính cuộc hành trình sẽ hình thành cá tính, tạo cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của mình và kiểm tra xem bạn thực sự muốn chiến thắng tới đâu. Chính hành trình mới dạy bạn, biến đổi bạn, và kêu gọi tài năng ẩn náu trong con người. Bạn phải phát huy những phẩm chất của một người xuất sắc, như sự kiên định, can đảm, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết. Tất nhiên, đạt tới ước mơ sẽ mang lại cảm giác tuyệt vời. Tôi luôn đồng ý như vậy. Nhưng nó không mang lại những quà tặng tương tự như những gì bạn nhận được qua cuộc hành trình. Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công.

Vậy mỗi khi bạn cảm thấy nôn nóng, tuyệt vọng hay chán nản trên đường tiến tới một cuộc đời mình mong muốn, hãy nhớ rằng chính nơi bạn dừng chân có thể là nơi tốt nhất dành cho bạn. Và có lẽ hành trình còn tốt hơn cả đích đến.

(Trích Hành trình và đích đến, trong Đời ngắn đừng ngủ dài,

Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2018, tr 204 – 205)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, hành trình theo đuổi một mục tiêu nào đó đem lại cho mỗi người những giá trị và phần thưởng nào?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn việc đến được đỉnh núi”?

Câu 4. “Mỗi khi bạn cảm thấy nôn nóng, tuyệt vọng hay chán nản trên đường tiến tới một cuộc đời mình mong muốn, hãy nhớ rằng chính nơi bạn dừng chân có thể là nơi tốt nhất dành cho bạn.” Anh/Chị có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là: nghị luận.

Câu 2: Hành trình theo đuổi một mục tiêu nào đó đem lại những giá trị và phần thưởng là:

– “ hình thành cá tính, tạo cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của mình và kiểm tra xem bạn thực sự muốn chiến thắng tới đâu”;

– “dạy bạn, biến đổi bạn, và kêu gọi tài năng ẩn náu trong con người”, “phát huy những phẩm chất của một người xuất sắc, như sự kiên định, can đảm, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết.”

Câu 3: Ý kiến: “Hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn việc đến được đỉnh núi” được hiểu như sau:

– Hành trình leo núi được hiểu là quá trình đến đích, hay vươn đến mục tiêu.

– Đỉnh núi: Là những mục tiêu, giá trị, thành công mà con người muốn đạt tới.

=> Ý cả câu : Quá trình chúng ta bỏ công sức theo đuổi một  mục tiêu nào đó sẽ đem lại cho ta nhiều phần thưởng. Đó là những bài học, kinh nghiệm, sự tôi luyện về ý chí, tinh thần giúp ta có thể đạt đến những mục tiêu và thành công lớn lao hơn so với mục tiêu ban đầu.

Câu 4: Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân của mình, đồng tình hoặc không đồng tình sau đó dùng lập luận để làm sáng tỏ cho quan điểm đó.

Ví dụ: Đồng tình với quan điểm trên vì: chỉ có bản thân ta mới có quyền quyết định con đường phía trước thành công hay thất bại. Con đường đó là hoa hồng hay trông gai phụ thuộc vào quyết định và việc chúng ta làm ngày hôm nay. Và để bình tâm đón nhận tất cả những điều trái với mong muốn thì hãy nhớ

  • Tất cả mọi khó khăn thử thách chỉ là tạm thời

  • Oán thán cũng chẳng thay đổi được gì

  • Mỗi lần thất bại đều là một bài học quý giá

  • Phải nếm qua cay đắng mới cảm nhận được ngọt bùi

  • Đừng bận tâm đến những phản ứng tiêu cực của người khác

  • Chuyện gì phải đến ắt sẽ đến

  • Thay vì ngồi than khóc, hãy mạnh dạn đứng lên

Sự khác biệt giữa người tài giỏi và những người khác nằm ở thói quen. Một vài thói quen tốt sẽ tạo khác biệt lớn cho cuộc đời và sự nghiệp của bạn lúc cuối cùng. Chúng tạo ra khác biệt giữa sự tầm thường và phi thường. Vậy hãy chọn kỹ các thói quen … Một thói quen tốt giống như một cây sồi thẳng đứng. Nó khởi thủy chỉ là hạt giống nhỏ, được gieo trồng vào một giây phút duy nhất. Nếu không chăm sóc hàng ngày, nó sẽ chết ngay. Nhưng nếu chăm sóc, mỗi ngày một ít, nó tự nhiên lớn lên. Cho đến một ngày nào đó cây to đến nỗi không thể đốn chặt được nữa. Thói quen sẽ chỉ rõ bạn đến gần đỉnh núi của mình như thế nào. Tôi nhận thấy một số thói quen của những người vượt trội bao gồm: dậy sớm; hứa ít, cho nhiều; ham mê học hỏi; dùng sáu mươi phút đầu tiên trong ngày để mơ mộng, dự tính hoặc đơn giản là tập thể dục để duy trì sức sống của bản thân. … Một vài thói quen để bạn chọn. Để thực hành. Để gieo hạt giống.

(Đời ngắn đừng ngủ dài – Robin Sharma – NXB Trẻ 2016)

Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, vì sao “hãy chọn kỹ các thói quen” ?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/Chị hiểu thế nào về từ: “khởi thủy” trong câu văn sau “Nó khởi thủy chỉ là hạt giống nhỏ, được gieo trồng vào một giây phút duy nhất” ?

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả, “hãy chọn kỹ các thói quen” vì:

– Sự khác biệt giữa người tài giỏi và những người khác nằm ở thói quen.

– Một vài thói quen tốt sẽ tạo khác biệt lớn cho cuộc đời và sự nghiệp của bạn lúc cuối cùng.

– Chúng tạo ra khác biệt giữa sự tầm thường và phi thường

(Học sinh chỉ cần nêu một trong ba ý trên).

Câu 3:

* Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích:

– So sánh: Một thói quen tốt giống như một cây sồi thẳng đứng.

– Liêt kê: dậy sớm; hứa ít, cho nhiều; ham mê học hỏi

– Ẩn dụ: đỉnh núi.

* Hiệu quả:

– Tăng sức biểu cảm, diễn đạt hiệu quả, sinh động.

– Khẳng định sự cần thiết của việc rèn luyện các thói quen tốt.

Câu 4:

Từ: “khởi thủy” trong câu văn “Nó khởi thủy chỉ là hạt giống nhỏ, được gieo trồng vào một giây phút duy nhất” được hiểu là lúc ban đầu, bắt đầu, khởi đầu.

Vậy là các bạn đã luyện xong bộ đề đọc hiểu đời ngắn đừng ngủ dài, chúc các bạn tự tin đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệm THPT 2021. Theo dõi thường xuyên Wikichiase để nhận các tài liệu hay!

Đăng bởi: Wikichiase.com

Chuyên mục Giáo dục