Đối tượng hưởng ưu đãi người có công với cách mạng

Bên cạnh người có công với cách mạng, thân nhân của các đối tượng này cũng được hưởng các chế độ ưu đãi. Vậy thân nhân của người có công với cách mạng là ai?

Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người có công với cách mạng gồm các đối tượng sau đây:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1045, từ 01/01/1945 đến ngày Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

- Liệt sĩ.

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Lao động trong thời kỳ kháng chiến.

- Thương binh [trong đó bao gồm cả thương binh loại B công nhận trước ngày 31/12/1993], người hưởng chính sách như thương binh.

- Bệnh binh.

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; bị địch bắt tù, đày; hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế.

- Người có công giúp đỡ cách mạng.

Trong đó, khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh này nêu rõ, thân nhân của người có công với cách mạng gồm: Cha mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con [gồm cả con đẻ, con nuôi], người có công nuôi liệt sĩ.

Như vậy, so với Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng trước đây, Pháp lệnh năm 2020 đã quy định cụ thể những ai là thân nhân của người có công với cách mạng.


Thân nhân người có công với cách mạng được hưởng chế độ gì?

Căn cứ Điều 5 Pháp lệnh người có công với cách mạng năm 2020, thân nhân người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi chủ yếu sau đây:

- Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần.

- Bảo hiểm y tế.

- Hỗ trợ cải thiện nhà ở.

- Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất.

- Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh.

- Miễn hoặc giảm thuế.

Trong đó, một số chế độ có mức hưởng cụ thể được nêu tại bảng dưới đây:

STT

Chế độ

Mức hưởng

1

Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà

1.461.600 đồng/người/lần

2

Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung. Trong đó có tiền ăn trong thời gian điều dưỡng, thuốc thiết yếu và quà tặng cho các đối tượng này.

2.923.200 đồng/người/lần

4

Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục mầm non

3.248.000 đồng/người/lần

5

Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người khuyết tật:

649.600 đồng/người/lần

6

Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học:

649.600 đồng/người/lần

Hỗ trợ cất bốc hài cốt liệt sĩ

04 triệu đồng/hài cốt liệt sĩ

Không có nguyện vọng an táng hài cốt liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ, hỗ trợ xây mộ liệt sĩ

10 triệu đồng/mộ

Khai quật, cất bốc, sửa lại vỏ mộ sau khi lấy mẫu hài cốt liệt sĩ

01 triệu đồng/mộ

Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ

1,4 triệu đồng/liệt sĩ/năm

Ngoài ra, để tra cứu các chế độ khác của thân nhân người có công với cách mạng, độc giả có thể tải file dưới đây hoặc xem trực tiếp các phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP.

//cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2022/04/05/che-do-cua-than-nhan-liet-si_0504113927.docx

Trên đây là quy định về vấn đề: Thân nhân người có công với cách mạng là ai? Nếu còn thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bài viết hoặc cần tra cứu thông tin về chế độ của thân nhân người có công, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Chính sách người có công từ 01/7/2021 có gì mới?

Nam Dương   -   Thứ năm, 17/06/2021 20:30 [GMT+7]

Về câu hỏi của bạn đọc, Luật sư Trần Phi Đại, Đoàn Luật sư TPHCM, cho biết Điều 3, Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 ngày 9.12.2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng [có hiệu lực từ 1.7.2021] quy định Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

1. Người có công với cách mạng bao gồm:

a] Người hoạt động cách mạng trước ngày 1.1.1945;

b] Người hoạt động cách mạng từ ngày 1.1.1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c] Liệt sĩ;

d] Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ] Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e] Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g] Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31.12.1993; người hưởng chính sách như thương binh;

h] Bệnh binh;

i] Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

k] Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

l] Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

m] Người có công giúp đỡ cách mạng.

Như vậy, từ 1.7.2021, những đối tượng trên sẽ được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Đáp: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV thông qua tại phiên họp thứ 51 với 7 chương, 58 điều. Pháp lệnh chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021, thay thế cho Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được quy định tại điều 3 Pháp lệnh, cụ thể:

1. Người có công với cách mạng bao gm:

a] Người hoạt đng cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b] Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c] Liệt sĩ;

d] Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ] Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e] Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g] Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

h] Bệnh binh;

i] Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

k] Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

l] Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

m] Người có công giúp đỡ cách mạng.

2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con [con đẻ, con nuôi], người có công nuôi liệt sĩ.

Video liên quan

Chủ Đề