Dự toán khảo sát địa hình do ai thẩm định năm 2024

Tôi đang công tác tại Trung tâm Quy hoạch và kiểm định chất lượng công trình xây dựng Quảng Ngãi. Tôi có một thắc mắc xin quý Bộ giải đáp như sau: Hiện nay có một số đơn vị thuê chúng tôi thẩm tra nhiệm vụ và dự toán khảo sát địa hình, địa chất. Tuy nhiên theo Khoản 3 điều 13 Nghị định 46/2015 quy định về thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát và không nói gì về thẩm tra nhiệm vụ khảo sát. Trong trường hợp này thì về phía Trung tâm có được phép thẩm tra nhiệm vụ khảo sát không?

Trả lời:

Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn không quy định việc thẩm tra nhiệm vụ khảo sát. Tuy nhiên, theo Khoản 37 Điều 3 Luật Xây dựng: “Thẩm tra là việc kiểm tra, đánh giá về chuyên môn của tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở cho công tác thẩm định”. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết chủ đầu tư quyết định việc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc phê duyệt./.

Ngày 09/9/2020, Bộ Xây dựng đã có công văn 4406/BXD-KTXD gửi Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp về việc hướng dẫn thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng và dự toán chi phí khảo sát xây dựng.

Các công việc chuẩn bị để lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công bao gồm: khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; lập hồ sơ mời thầu gói thầu khảo sát, lập hồ sơ mời thầu gói thầu tư vấn lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công... Như vậy khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công là một trong những công việc chuẩn bị để lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công.

Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán khảo sát xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ; Điểm b, Khoản 4, Điều 1, Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định: “Trường hợp cần thiết, Người quyết định đầu tư xem xét ủy quyền để Chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt chi phí khảo sát cùng với nhiệm vụ khảo sát”.

Theo phản ánh của ông Nguyễn Tiến Mạnh [Quảng Bình], tại Khoản 10 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP có nêu: “Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án để lập báo cáo nghiên cứu khả thi do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định…”.

Ông Mạnh hỏi, nhiệm vụ và dự toán khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi có phải áp dụng quy định trên không vì Luật Xây dựng 2014 quy định chủ đầu tư là người phê duyệt nhiệm vụ khảo sát và xác định nhiệm vụ thiết kế?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án để lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự toán các công việc chuẩn bị để lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công [kể cả dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật] do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định trình người quyết định đầu tư [cấp quyết định đầu tư] phê duyệt.

Trường hợp cần thiết, người quyết định đầu tư xem xét ủy quyền cho chủ đầu tư [hoặc cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư] phê duyệt như quy định tại Khoản 4 Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20/7/2020 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Thông tư có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhập vào tổng mức đầu tư của dự án để phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Đơn vị chủ đầu tư thẩm định dự toán hay đơn vị chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư thẩm định dự án thiết kế bản vẽ thi công triển khai sau thiết kế cơ sở?

Căn cứ Điều 35 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở như sau:

- Chủ đầu tư tổ chức thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định [trong trường hợp người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định] theo quy định tại Điều 82 và Điều 83 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 và khoản 25 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.

- Việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện theo quy định tại các Điều 36, 37 và 38 Nghị định này.

- Trong quá trình thẩm định, chủ đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp tham gia thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.

- Việc thẩm tra thiết kế xây dựng đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 6 Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 được quy định như sau:

+ Trong quá trình thẩm định, trường hợp báo cáo kết quả thẩm tra chưa đủ cơ sở để kết luận thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng được quyền yêu cầu bổ sung, hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm tra;

+ Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và với các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng;

+ Nội dung Báo cáo kết quả thẩm tra quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định này. Các bản vẽ được thẩm tra phải được đóng dấu theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng, văn bản của các cơ quan tổ chức có liên quan để làm cơ sở phê duyệt thiết kế. Kết quả thẩm định và phê duyệt của chủ đầu tư được thể hiện tại Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định này.

- Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với toàn bộ các công trình hoặc từng công trình của dự án hoặc bộ phận công trình theo giai đoạn thi công công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư nhưng phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ về nội dung, cơ sở tính toán trong các kết quả thẩm định.

Như vậy, căn cứ khoản 1 Điều 35 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì tùy dự án mà chủ đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở. Bạn tham khảo tại Điều 82 và Điều 83 Luật Xây dựng năm 2014 [được sửa đổi bởi Khoản 25 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020] để xác định rõ trường hợp của mình.

Xác định thẩm quyền thẩm định dự toán thiết kế bản vẽ thi công triển khai sau thiết kế cơ sở?

Quy định về phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở?

Căn cứ Điều 40 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

- Việc phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được thể hiện tại quyết định phê duyệt, gồm các nội dung chủ yếu như sau:

+ Người phê duyệt;

+ Tên công trình hoặc bộ phận công trình;

+ Tên dự án;

+ Loại, cấp công trình;

+ Địa điểm xây dựng;

+ Nhà thầu lập báo cáo khảo sát xây dựng;

+ Nhà thầu lập thiết kế xây dựng;

+ Đơn vị thẩm tra thiết kế xây dựng;

+ Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật; các giải pháp thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên [nếu có];

+ Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình;

+ Giá trị dự toán xây dựng theo từng khoản mục chi phí;

+ Các nội dung khác.

- Mẫu quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định này.

- Trong trường hợp thực hiện quản lý dự án theo hình thức Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc Ban quản lý dự án một dự án, Chủ đầu tư được ủy quyền cho Ban quản lý dự án trực thuộc phê duyệt thiết kế xây dựng.

- Người được giao phê duyệt thiết kế xây dựng đóng dấu, ký xác nhận trực tiếp vào hồ sơ thiết kế xây dựng được phê duyệt [gồm thuyết minh và bản vẽ thiết kế]. Mẫu dấu phê duyệt thiết kế xây dựng quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này.

Nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở có bao gồm công năng sử dụng và chỉ dẫn kỹ thuật không?

Căn cứ Điều 80 Luật Xây dựng 2014 quy định về nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở như sau:

- Phương án kiến trúc.

- Phương án công nghệ [nếu có].

- Công năng sử dụng.

- Thời hạn sử dụng và quy trình vận hành, bảo trì công trình.

- Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu.

- Chỉ dẫn kỹ thuật.

- Phương án phòng, chống cháy, nổ.

- Phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

- Giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Dự toán xây dựng phù hợp với bước thiết kế xây dựng

Như vậy, nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở có bao gồm công năng sử dụng và chỉ dẫn kỹ thuật.

Chủ Đề