Giá cổ phiếu Vietcombank giảm mạnh

Chứng khoán lại bị bán tháo trong phiên 8/3.Ảnh: IT

Trong phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index giằng co quanh vùng 1.490 điểm trong phiên sáng, sau đó rơi mạnh trước phiên khớp lệnh xác định giá đóng cửa [ATC].

Trong đó VCB [Vietcombank] gây áp lực lớn đến chỉ số VN-Index khi bị nhà đầu tư đồng loạt đặt lệnh bán, khiến cổ phiếu bị rớt giá mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch, VCB giảm 4%, xuống 81.500 đồng/CP. Ngoài ra nhiều cổ phiếu ngành ngân hàng cũng bị lao dốc mạnh như MBB [MBBank], BID [BIDV], VPB [VPBank]...

GAS, HPG, VHM, DIG xếp tiếp theo trong danh sách giảm mạnh trong phiên hôm nay. Ở chiều ngược lại, VJC tăng 2,1% và FPT tăng 1,1% để trở thành những trụ đỡ quan trọng.

Nhìn chung toàn thị trường, sắc đỏ là chủ đạo với 719 mã cổ phiếu bị rớt giá. Các nhóm cổ phiếu trụ như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, thép đều không tránh được áp lực xả hàng quyết liệt.

Nhóm phân bón và dầu khí phiên giao dịch hôm qua là trụ đỡ cho thị trường thì nay cũng bị bán tháo với nhiều mã giảm trên 3%.

Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index chốt phiên với việc giảm đến 25,34 điểm [-1,69%] xuống 1.473,71 điểm. Thanh khoản sàn HoSE đạt hơn 34.518 tỷ đồng, với hơn 1 tỷ cổ phiếu được sang tay.

Rổ VN30 cũng không mấy khả quan khi giảm 18,95 điểm [-1,26%] xuống 1.490,17 điểm. Trong đó 22/30 thành viên thuộc rổ này bị rớt giá.

Cả sàn HNX và rổ HNX30 cùng chung cảnh lần lượt rớt 6,97 điểm [-1,54%] xuống 445,89 điểm và 16,65 điểm [-2,01%] xuống 812,37 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản sàn HNX đạt hơn 4.320 tỷ đồng.

Chỉ số sàn UPCoM cũng giảm 0,61 điểm [-0,54%] xuống 112,61 điểm.

Chỉ số VN-Index và VN30-Index phiên 8/3. Ảnh: VNDS

Chốt phiên, tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt hơn 41.190 tỷ đồng, tăng 9% so với phiên trước. Tuy nhiên, một điểm trừ trong phiên giao dịch hôm nay là khối ngoại bán ròng tới hơn 1.475 tỷ đồng, đây cũng là phiên thứ hai liên tiếp khối ngoại rút ròng với tổng giá trị hơn 2.930 tỷ đồng.

Đánh gái về phiên giao dịch "bán tháo" hôm nay, chuyên gia kinh tế Trương Hiền Phương – giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam, nhận định, phiên bán tháo hôm nay là hệ quả tất yếu mà thôi.

"Những phiên gần đây, chứng khoán dù không tăng điểm nhưng có nhiều mã tăng mạnh. Trong đó, đặc biệt là những mã hơi có tính chất đầu cơ như thép, phân đạm, than… tăng nhiều. Đặc biệt, vài phiên gần đây sóng penny cũng tăng, kể cả những cổ phiếu hơi có tính chất làm giá ở lĩnh vực BĐS cũng tăng. Điều này cho thấy sự bất hợp lý. Bởi, cho đến hiện nay không ai đo được những thiệt hại, những tác động của cuộc chiến Nga – Ukraine, đặc biệt là cuộc chiến này ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam", ông Phương lý giải.

Theo ông Phương, nếu nói không ảnh hưởng là không đúng. Thứ nhất, cuộc chiến này tạo ra lạm phát toàn cầu. Nguyên liệu tăng, dầu thô tăng… thì chi phí vận chuyển tăng. Rồi nhiên liệu, nguyên liệu tăng vì rất nhiều sản phẩm, chế phẩm làm từ dầu thô từ đó tạo ra lạm phát do chi phí đẩy.

"Nếu lạm phát tăng thì ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ do nhà nước điều hành. Các ngân hàng sẽ phải điều chỉnh lãi suất tăng lên, để đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền. Khi lãi suất tăng thì lại ảnh hưởng đến chi phí tài chính của DN. Chưa kể chi phí nguyên vật liệu tăng, chi phí vận chuyển tăng cũng làm tăng chi phí, giá vốn khiến biên lợi nhuận của DN hẹp lại", ông Phương giải thích.

Cũng theo chuyên gia này, xu hướng thị trường điều chỉnh có thể sẽ tiếp tục tiếp diễn trong một vài phiên tới. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.

"Nếu cuộc chiến Nga – Ukraine xuống thang dần thì giá dầu cũng giảm theo, khi đó các yếu tố như lạm phát cũng sẽ giảm nhẹ đi. Khi đó, tâm lý nhà đầu tư cũng tích cực hơn", ông Phương nói thêm.

Sau phiên hồi phục mạnh phiên 16/6, thị trường chứng khoán lại một lần nữa giảm sâu phiên hôm nay. Dù ở một vài thời điểm VN-Index bị thủng mốc 1.200 điểm nhưng cuối cùng vẫn đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần 17/6 ở 1.217 điểm, giảm 19 điểm [-1,6%] so với phiên hôm qua. 

Trên sàn HoSE, 391 mã giảm giá, trong đó 89 mã "lau sàn". Ở chiều ngược lại, chỉ có 87 cổ phiếu kết phiên trong sắc xanh. Trong danh mục VN30, có đến 22 cổ phiếu giảm giá, riêng SSI giảm sàn. 

Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm sâu, tác động tiêu cực nhất lên thị trường chung. Những cổ phiếu kéo VN-Index đi lùi nhiều nhất lần lượt là VCB [Vietcombank], MBB [MB], CTG [VietinBank], TCB [Techcombank], VPB [VPBank] với mức giảm 4-6%.

Những cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất lên thị trường phiên 17/6 [Ảnh: Dstock].

Một số mã bluechip trong VN30 hiếm hoi giữ được sắc xanh gồm PNJ tăng 0,2%, VRE [Vincom Retail] tăng 0,5%, POW [PV Power], GAS [PV Gas] cùng tăng 5%, MSN [Masan] tăng 6%.

Giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HoSE phiên hôm nay đạt hơn 15.600 tỷ đồng, cao hơn gần 2.000 tỷ đồng so với phiên liền trước. Nhóm cổ phiếu hút dòng tiền mạnh nhất trong phiên 17/6 gồm HPG [Hòa Phát], POW, DIG [DIC Group], MBB, VND [VNDirect], SSI. 

Top cổ phiếu hút dòng tiền mạnh nhất phiên 17/6 [Ảnh: Dstock].

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay tiếp tục mua ròng mạnh với giá trị hơn 300 tỷ đồng, tập trung vào các cổ phiếu HPG, VND, DXG [Đất Xanh], VHM [Vinhomes], BSR [Bình Sơn], VNM [Vinamilk]. Ngược lại, những mã bị khối ngoại bán mạnh nhất gồm VIC [Vingroup], DGC [Hóa chất Đức Giang], NVL [Novaland], MWG [Thế Giới Di Động].  

Những cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất phiên 17/6 [Ảnh: Dstock].

Bộ phận nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Mirae Asset nhận định cùng với diễn biến tiêu cực của thị trường thế giới, VN-Index cũng đang có tín hiệu kém khả quan. Mốc 1.200 điểm trở thành ngưỡng cân bằng của thị trường trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu ngưỡng này bị xuyên thủng, Mirae Asset lo ngại rủi ro VN-Index sẽ hình thành xu hướng giảm điểm tại các chu kỳ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Còn nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán BSC đánh giá trong những phiên sắp tới, nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng khi các yếu tố vĩ mô quốc tế đang có xu hướng thắt chặt sẽ gây tác động tiêu cực phần nào đến nền kinh tế nội địa.

Cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là VCB chiều nay gây sốc với diễn biến giá chóng mặt. Những phút cuối giá VCB đột ngột bị đánh sập xuống, nhưng thị trường không hề bị ảnh hưởng, thậm chí VN-Index còn đóng cửa sát đỉnh cao nhất ngày, lên mức 1.293,92 điểm...

Đỉnh cao nhất mà VN-Index đạt được là gần 2h chiều, đạt 1.296,22 điểm. Hành trình phục hồi của thị trường vẫn đang tiếp diễn, dù càng ngày chỉ số đại diện càng tiến gần đến ngưỡng kháng cự kỹ thuật được chú ý. VN-Index đã tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp.

Chiều nay thị trường tiếp tục có những nhịp rung lắc, nhưng trên nền giá cao hơn hẳn phiên sáng. Đáy thấp nhất phiên chiều của chỉ số vẫn cao hơn tham chiếu gần 3 điểm. Mặt khác, độ rộng vẫn duy trì rất tốt, với số mã tăng giá áp đảo. Điều này đảm bảo diễn tiến tích cực của thị trường dù nhà đầu tư vẫn chốt lời như thường.

Cổ phiếu trụ kéo sốc chiều này là VCB. Giao dịch nhạt nhòa buổi sáng càng làm nổi bật diễn biến giá mã này, khi cầu vào kéo liên tục đến phút cuối của đợt khớp lệnh liên tục. VCB đạt giá cao nhất ngày ở mức 81.000 đồng lúc 2h27 tương đương tăng 4,65% so với tham chiếu. Thời điểm cuối phiên sáng, VCB mới tăng 0,52%.

Bất ngờ hơn nữa là đợt ATC, cổ phiếu này đột ngột thiếu lệnh mua. Thiếu là vì chỉ với 165.000 cổ bán ra, giá VCB đã bị đánh tụt về 78.000 đồng, chỉ còn tăng 0,78% so với tham chiếu. Một trong những lực cầu đẩy giá VCB chiều nay là khối ngoại, khi lượng mua vào chiếm gần 53% thanh khoản. VCB buổi sáng được mua không đáng kể, chiều nay ghi nhận mức mua ròng gần 25 tỷ đồng.

VCB bị đánh tụt ở đợt ATC nhưng VN-Index hầu như không suy chuyển. Đó là do biến động của mã này được cân bằng từ nhiều blue-chips khác. Đáng kể là VHM tăng nhảy vọt 1,15% so với tham chiếu, VPB tăng 1,61%, BID tăng 1,27%. VJC cũng là một trong những cổ phiếu tầm trung bất ngờ nâng đỡ chỉ số. Tuy nhiên mức tăng 4,33% so với tham chiếu hầu hết đã có nền tăng cao từ phiên sáng [tăng 3,46%].

VN-Index thể hiện diễn biến rung lắc chiều nay trên nền giá cao hơn hẳn phiên sáng.

Ngoài VCB, một số cổ phiếu lớn khác cũng suy yếu nhẹ về cuối, như GAS, HPG bị giật về tham chiếu. Mặc dù vậy VN30-Index đóng cửa vẫn ở mức cao nhất ngày, tăng 0,54%, độ rộng 18 mã tăng/8 mã giảm. Nguyên nhân là thực tế nền giá của các cổ phiếu trong nhóm blue-chips này cao hơn phiên sáng. Cụ thể, so với giá chốt phiên sáng, có 19/30 cổ phiếu tăng giá cao hơn, chỉ 9 mã tụt giá. Có 9 cổ phiếu đóng cửa tăng trên 1%, dẫn đầu là VJC tăng 4,33%, STB tăng 2,47%, TPB tăng 2,17%.

Chỉ số VN-Index kết phiên hôm nay cũng tăng 8,47 điểm tương đương 0,66%. Nền giá cổ phiếu cũng tốt hơn phiên sáng, với 22 mã kịch trần [gấp đôi phiên sáng], 78 mã tăng trên 2% [phiên sáng 57 mã] và 70 mã tăng trên 1% [phiên sáng 56 mã]. Độ rộng tổng thể của HoSE cũng mạnh mẽ hơn với 289 mã tăng/145 mã giảm [phiên sáng 255 mã tăng/176 mã giảm].

Điều còn thiếu duy nhất là chiều nay thanh khoản khá chậm, hai sàn chỉ khớp được 6.575,7 tỷ đồng, giảm 20% so với phiên chiều trước đó và chỉ bằng 82% phiên sáng. Dù vậy khi nền giá được nâng cao hơn nghĩa là lực bán rất kém và bên mua lại chủ động nâng giá.

Khối ngoại chiều nay có tăng giao dịch nhưng vị thế ròng thì không thay đổi nhiều. Chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị bán ra thêm một chút nhưng không đáng kể, FPT cũng tương tự. Tổng thể sàn HoSE được rót ròng 1.675,3 tỷ đồng, chỉ cao hơn phiên sáng gần 72 tỷ đồng.

Video liên quan

Chủ Đề