Giá thịt heo hơi bao nhiêu tiền một ký?

Theo ghi nhận, giá heo hơi ở khu vực miền Bắc tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Trong đó Yên Bái và Lào Cai đang cùng thu mua ở mốc 62.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng. Đây cũng là mức giao dịch được ghi nhận tại các tỉnh Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình sau khi tăng 2.000 đồng. Tỉnh Thái Nguyên tăng 1.000 đồng lên ngưỡng 63.000 đồng/kg, cùng với Hưng Yên và Thái Bình.

Khu vực miền Trung - Tây nguyên tăng từ 1.000 đồng đến 3.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 58.000 - 62.000 đồng. Theo đó, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định đang thu mua ở mức 60.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng. Giá heo hơi tại Nghệ An và Hà Tĩnh 62.000 đồng/kg, tăng tương ứng 1.000 đồng và 3.000 đồng.

Tại miền Nam, giá heo hơi không có thay đổi mới, giao dịch cao nhất khu vực 61.000 đồng tại Đồng Nai và Long An. Các tỉnh thành còn lại duy trì giao dịch ổn định trong khoảng 58.000 - 60.000 đồng/kg.

Giá heo hơi của Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam cũng điều chỉnh tăng lên 64.000 đồng/kg ở miền Bắc và 62.500 đồng/kg ở miền Nam.

Theo dự báo của một số công ty chăn nuôi, giá heo hơi có thể chạm ngưỡng 65.000 đồng/kg do tình hình dịch bệnh làm ảnh hưởng sản lượng nhưng thị trường vẫn chưa hồi phục vì sức mua yếu, do đó giá heo khó có thể tăng cao hơn nữa.

Theo ghi nhận, giá heo hơi ở khu vực miền Bắc đi ngang trong ngày hôm nay, giao dịch cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg tiếp tục được ghi nhận tại Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ và Thái Bình. Đứng ở mức 62.000 đồng/kg gồm có Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Tuyên Quang.; Yên Bái và Lào Cai đang neo tại mức 61.000 đồng/kg, còn lại các địa phương khác trong khu vực duy trì thu mua với giá 60.000 đồng.

Thị trường miền Trung - Tây nguyên không có thay đổi mới. Thương lái ở Thanh Hóa tiếp tục thu mua heo hơi với giá cao nhất khu vực là 62.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại giao dịch ổn định quanh mốc trung bình 60.000 đồng/kg. Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung - Tây nguyên trong khoảng 58.000 - 62.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá heo hơi đồng loạt đứng yên với Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang và Bạc Liêu 58.000 đồng/kg - thấp nhất khu vực. 59.000 đồng/kg là mức giá heo hơi được ghi nhận tại Bình Phước, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Trà Vinh và Bến Tre. Heo hơi tại các địa phương còn lại có giá cao nhất 60.000 đồng/kg. 

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay không có thay đổi mới. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 58.000 - 63.000 đồng/kg. Một số chuyên gia nhận định giá heo tăng trong thời gian qua là do dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi, thời tiết nắng nóng làm giảm sản lượng và nhiều công ty chăn nuôi đã chủ động giảm đàn nái. Dự báo giá heo hơi khó vượt được ngưỡng 65.000 đồng/kg vì sức mua trên thị trường chưa có sự gia tăng đột biến và còn sắp bước vào mùa ăn chay trên cả nước.

Những yếu tố chi phí này khác biệt nhiều đối các quốc gia trên thế giới. Ví dụ, hiện nay trên thế giới có 3 nước sản xuất giá thị heo rẻ nhất đó là Canada, Mỹ và Tây Ban Nha. Trong khi ở Mỹ và Canada giá thức ăn chăn nuôi rẻ nhưng giá lao động lại cao thì ở Tây Ban Nha ngược lại, thức ăn chăn nuôi cao hơn còn nhân công lại rẻ. Tại Việt Nam [VN], để tính giá chi phí sản xuất 1 kg thịt heo còn phức tạp hơn nữa vì chăn nuôi VN đa số theo hình thức nhỏ lẻ, trình độ kiến thức chăn nuôi còn kém.

  • Học cách chăn nuôi làm giàu

Cách tính dưới đây là chỉ những chi phí trực tiếp vào con heo, chưa có tính chi phí khác không tính được vì có những trại có nhưng cũng có những trại không, hoặc nếu có thì mức độ khác nhau.

Anh Danh ở hợp tác xã Xuân Phú chia sẻ chi phí sản xuất heo hơi và nhận định về thị trường

Tại VN người dân nuôi heo thịt bằng hai cách:

  1. Nuôi heo nái cho sinh sản rồi nuôi heo con ra heo thịt
  2. Mua heo con sau cai sữa [20kg] của một công ty rồi nuôi ra heo thịt

Vì cách nuôi khác nhau nên chi phí sản xuất 1 kg thịt có khác nhau khá xa:

Cách 1: Nuôi heo nái cho sinh sản rồi nuôi heo con ra heo thịt

–          Chi phí mua & Nuôi nái hậu bị {[1.800.000 + [100kg x 38.000]]/7lứa/}8=100.000vnđ

–          Chi phí cho ra 1 con heo con tự nuôi: tốn 280 kg cám cho heo

nái mang thai x 11.000 vnđ/kg cám = 3.080.000 vnđ/8 heo con =             385.000 vnđ

–          Chi phí nuôi tới xuất chuồng 100kg:

tốn 240kg cám heo thịt x 12.000 đồng =                                                   2.880.000 vnđ

–          Tổng cộng :                                                                                                3.365.000 vnđ

–          Giá thành cho một kg heo thịt: 33.365.500/100kg =                33.650 vnđ/kg thịt hơi

Cách 2: Mua heo con cai sữa rồi nuôi ra heo thịt giả sử

–          Giá mua 1 con heo con tại các công ty: 20 kg x 65.000vnđ=                  1.300.000 vnđ

–          tốn 220 kg cám heo thịt x 12.000 đồng =                                                2.640.000 vnđ

–          Tổng cộng:                                                                                               3.365.000 vnđ

–          Giá thành  một kg heo thịt là: 3.365.000/100kg =                   39.400 vnđ/kg thịt hơi

Theo hai cách tính trên, người chăn nuôi thịt heo hơi nào tự sản xuất được heo con sẽ giảm được chi phí sản xuất heo thịt khá nhiều. Để đơn giản, chúng ta giả dụ các chi phí khác [trừ heo và thức ăn] trong quá trình nuôi heo là 15% chi phí trên thì giá thành cho 1 kg thịt heo hơi là:

Cách 1: Giá thành: 33.650 + 33.650  x 15%* = 38.698 đồng/kg

Cách 2: Giá thành: 39.400 + 39.400  x 15%* = 45.310 đồng/kg

[* Tính theo quy ước chung]

Giá thành trung bình: [38.698 +45.310] = 42.004 đồng/kg [làm tròn 42.000 đồng/kg]

Theo cách tính này, nếu giá bán ra 38.000 đồng/kg người CN lỗ 200.000/1 tạ thịt heo hơi.

Không những vậy, giá thành sản xuất của người chăn nuôi nhỏ lẻ cũng cao hơn các công ty chăn nuôi do chính sách thuế của nhà nước. Những công ty nuôi heo tự sản xuất thức ăn, nuôi heo và chế biến ra thành phẩm thì không bị các loại thuế [ví dụ VAT] và phí. Nếu các công ty này chịu thuế đầu vào thì họ sẽ được hoàn thuế sau đó. Trong khi đó nông dân có đầu ra thuế bằng nên không được hoàn thuế. Vì vậy, người nông dân sản xuất ra 1 ký thịt sẽ có giá thành cao hơn so với các công ty chăn nuôi đồng thời người tiêu dùng cũng phải trả giá cao hơn khi mua thịt heo.

Tóm lại, với chính sách hiện tại, người chăn nuôi tại VN vất vả hơn nhiều nhưng lãi ít hoặc lỗ, và người tiêu thụ cũng phải trả giá cao. Trong khí đó các công ty lớn khống chế được giá cám, giá thịt heo và không phải chịu thuế. Hiện nay trên thị trường cám và thịt heo có hiện tượng cấu kết của các công ty chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn đề chèn ép người chăn nhỏ lẻ và người tiêu dùng.

  • Bất cập thị trường thức ăn chăn nuôi Việt

Về lâu dài, người chăn nuôi nhỏ lẻ VN sẽ phải bỏ nghề và các công ty sẽ tự tung tự tác ngành chăn nuôi tại VN và thịt nhập sẽ tràn thịt trường. Theo công ước thương mại của WTO và TPP [Trans Pacific Partnership] đến lúc đó VN sẽ trở thành nơi tiêu thụ thịt heo [cũng như những loại thịt khác] chứ không còn sản xuất được nữa.

Chính sách bình ổn giá

Trong những năm gần đây các tỉnh thành VN đua nhau đưa ra những chính sách bình ổn giá nhằm mục đích hỗ trợ giá cho người tiêu dùng khi giá bán tăng cao. Về lý thuyết thì ý tưởng “nhân đạo” này thật tuyệt vời nhưng không có tính khả thi. Trên thế giới người ta không làm chuyện này bao giờ vì thực phẩm và cũng như các mặt hàng khác nói chung không ai dự trữ lâu mà chỉ dựa trên cơ sở “thuận mua vừa bán”, chuyện giá hàng hoá lên xuống là chuyện bình thường. Giá cả bình ổn là do lực/cơ chế cung – cầu của thị trường quyết định và không ai có thể thay làm được chuyện này. Theo luật thị trường nếu một ngành nghề nào đó làm ăn hiệu quả thì người ta sẽ đầu tư vào và nếu không kiếm lời được nữa thì tự động người ta bỏ ngành đó ra đi. Đó chính là bàn tay “vô hình” của thị trường.

Vì vậy, những chính sách bình ổn giá hiện nay đã gây ra nhiều bức xức, hoang mang và phá hoại sự bình ổn giá lâu dài của thị trường. Chưa kể quỹ hổ trợ có thể bị lạm dụng và dùng sai mục đích. Những cơ quan/tổ chức nhận tiền của nhà nước để bình ổn giá không cần phải làm gì vẫn có lợi. Một cách đơn giản nhất là họ lấy số tiền hỗ trợ từ nhà nước rồi bỏ vào ngân hàng lấy lãi hoặc đem đầu tư vào dự án ngắn hạn nào đó, đến khi nào đáo hạn [ví dụ 1năm] ra ngân hàng lấy lại tiền ký gửi và trả vốn cho nhà nước. Như vậy chính sách bình ổn giá không phục vụ được mục đích ban đầu đặt ra.

Hơn nữa, không ai biết lúc nào giá lên và giá có thể không lên mà thâm chí còn xuống giảm. Như vậy khi giá bán xuống thấp hơn giá thành thì có chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi không? Thực tế là ngành chăn hiện nay chịu lỗ suốt hơn một năm qua nhưng không chính sách nào hỗ trợ. Vì thế khoản tài trợ cho chính sách bình ổn giá nên dùng nó và những chương khuyến nông, đào tạo huấn nghệ cho ngành chăn nuôi để nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng cho người tham gia chăn nuôi, môi giới vận chuyển, giết mổ chế biến và phân phối sản phẩm chăn nuôi.

Với tình cảnh hiện nay, trước hết người chăn nuôi cần phải tự cứu lấy mình là chính, bằng cách giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất vật nuôi như dùng con giống tốt, vệ sinh an toàn sinh học cho chuồng trại và chế độ dinh dưỡng chăn nuôi hợp lý. Cơ quan nhà nước nên có chính sách cụ thể, tích cực để hỗ trợ ngành chăn nuôi như nghiên cứu con giống tốt, hỗ trợ tín dụng và lãi suất thấp cho người dân chuyển từ trại hở lên trại kín. Điều quan trọng nhất cần tăng cường giáo dục và kỹ thuật kiến thức chăn cho người CN theo hướng phát triển tiên tiến và hiện đại.

Phan Văn Danh

[HTX Xuân Phú]

Câu Hỏi Thường Gặp

Chi phí sản xuất hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

1. Giống; 2. Giá thức ăn, thuốc thú y; 3. Giá lao động; 4. Giá điện nước; 5. Khấu hao chuồng trại; 6. Lãi vốn vay; 7. Quản lý ……

Chi phí sản xuất 1kg thịt heo hơi là bao nhiêu?

Cách 1: Nuôi heo nái cho sinh sản rồi nuôi heo con ra heo thịt: 38.698 đồng/kg; Cách 2: Mua heo con cai sữa rồi nuôi ra heo thịt giả sử: 45.310 đồng/kg.

Originally posted 2015-06-18 15:58:20.

bình ổn giáchăn nuôi heochăn nuôi lợnchi phí chăn nuôi heofarmvinaheo hơilợn hơinuôi heonuôi lợnthịt heo hơithịt lợn hơi

Chủ Đề