Giải bài tập kinh tế vi mô chương 1 năm 2024

  • 1. 1 Bài 1. Bạn dự định đi học thêm vào mùa hè này. Nếu đi học bạn sẽ không thể đi làm với thu nhập là 6000 USD và bạn không thể ở nhà nghỉ ngơi. Học phí là 2000 USD, tiền mua giáo trình 200 USD, sinh hoạt phí là 1400 USD. Bỏ qua các chi phí không tính bằng tiền. Hãy xác định chi phí cơ hội của việc đi học thêm vào mùa hè này. Bài 2. Bạn đang phải quyết định lựa chọn giữa một trong hai công việc sau: Công việc A: Đem lại cho bạn 100 đồng nhưng bạn phải bỏ ra 30 đồng. Công việc B: Đem lại cho bạn 120 đồng nhưng bạn phải bỏ ra 40 đồng. Tính chi phí cơ hội tương ứng với mỗi lựa chọn? Bạn sẽ quyết định chọn công việc nào? Bài 3. Bạn có 1 vé đi xem show Bức Tường miễn phí (không được bán lại cho người khác). Cũng hôm đấy, ban nhạc Ngũ Cung biểu diễn và đây là lựa chọn thay thế hấp dẫn nhất của bạn. Bình thường bạn sẵn sàng trả 500k để xem Ngũ Cung diễn, nhưng hôm nay giá vé show Ngũ Cung chỉ có 400k thôi. Giả sử ngoài ra không có chi phí nào khác liên quan đến việc đi xem 2 show diễn. Chi phí cơ hội của việc đi xem show Bức Tường là bao nhiêu? Bài 4. Một nền kinh tế giản đơn sản xuất 2 loại hàng hóa là bắp cải và khoai tây. Nền kinh tế đó bao gồm 3 khu vực địa lý: KV1, KV2 và KV3. Giả sử rằng cả 3 khu vực sử dụng tối ưu tất cả các nguồn lực. Các khả năng có thể đạt được của 3 khu vực như trong bảng. Từ các đường giới hạn khả năng sản xuất trên hãy xác định đường giới hạn khả năng sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. Khu vực 1 Bắp cải Khoai tây A 200 0 B 100 50 C 0 100 Khu vực 2 Bắp cải Khoai tây A 100 0 B 50 50 C 0 100 Khu vực 3 Bắp cải Khoai tây A 50 0 B 25 50 C 0 100 Bài 5. Các hàm tổng lợi ích (TB) và hàm tổng chi phí (TC) của một hoạt động như sau: 𝑇𝐵 = 200𝑄 − 𝑄2 𝑇𝐶 = 200 + 20𝑄 + 0,5𝑄2 1. Hãy xác định quy mô hoạt động tối đa hóa tổng lợi ích 2. Áp dụng nguyên tắc phân tích cận biên để xác định quy mô tối đa hóa lợi ích ròng 3. Hãy xác định hướng điều tiết khi 𝑄 = 50 4. Hãy xác định hướng điều tiết khi 𝑄 = 80

Bài 1 Hãy sử dụng đường cầu để biểu diễn những trường hợp sau tác động đến cầu bút bi trên thị trường.

  1. Giá hàng hóa thay thế cho bút giảm
  1. Giá hàng hóa bổ sung cho bút giảm
  1. Giá nguyên vật liệu đầu vào sản xuất bút giảm
  1. Thu nhập người tiêu dùng giảm (giả định rằng bútbilà hàng hóa thứ cấp)
  1. Thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) giảm
  1. Thu nhập người tiêu dùng giảm (giả định rằng bút là hàng hóa thông thường)

Bài 2:

Trên hình sau đường cung về liềutrại dịch chuyển từ S0 đến S1. Tình huống này

sau đây giải thích cho sự dịch chuyển này.

  1. Giới thiệu một phương pháp sản xuất lều trại cải tiến mới
  2. Giá hàng hóa bổ sung cho lều trại giảm
  3. Tỷ lệ lương trả cho công nhân sản xuất lều trại tăng
  4. Thu nhập người tiêu dùng tăng (giả định rằng lều là hàng hóa thông thường)
  5. Giá của lều trại giảm

Bài viết này sẽ giới thiệu các dạng bài tập thường gặp trong kinh tế vi mô, cùng với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Các dạng bài tập đã được Ôn thi sinh viên sưu tầm từ các nguồn khác nhau. Các bạn cùng tham khảo nhé!!!

Giải bài tập kinh tế vi mô chương 1 năm 2024

I. Bài tập về hàm tổng chi phí

Đề bài:

Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí là TC=Q^2+Q+169 trong đó Q là sản lượng sản phẩm còn TC đo bằng USD.

  1. Hãy cho biết FC, VC, AVC, ATC và MC.
  2. Nếu giá thị trường là 55 USD, hãy xác định lợi nhuận tối đa hãng có thể thu được
  3. Xác định sản lượng hòa vốn của hãng
  4. Khi nào hãng phải đóng cửa sản xuất
  5. Xác định đường cung của hãng
  6. Giả sử chính phủ đánh thuế 5 USD trên một đơn vị sản phẩm thì điều gì sẽ xảy ra?
  7. Khi mức giá trên thị trường là 30 USD thì hàng có tiếp tục sản xuất không và sản lượng là bao nhiêu?

Lời giải: a/ Ta có:

  • FC: chi phí cố định, là chi phí khi Q= 0, FC = 169
  • VC là chi phí biến đổi, = TC – FC = Q^2 + Q
  • AVC:chi phí biến đổi trung bình, = VC/Q = Q+1
  • ATC: chi phí trung bình = AVC+AFC hay = TC/Q = Q+1+169/Q
  • MC: chi phí biên, = (TC)’ = 2Q+1

b/ Ta có: P = 55, để tối đa hóa lợi nhuận thì MC=P \=> Q = 27 và TR-TC = 55×27 – 27×27-27-169 = 560 c/ Hãng sẽ hòa vốn khi TC=TR <=> PQ=TC \=> 55P= Q^2 +Q+169 => Q= 50,66 hay Q = 3,33 d/ Hãng đóng cửa khi P< ATC min, mà ATC = Q+1+169/ Q Ta lấy đạo hàm của ATC = 1 – 169/Q^2 \=> Q= 13 => ATC min = 27 Vậy khi giá < hay = 27, hãng sẽ đóng cửa sản xuất e/ Đường cung của hãng là đường MC, bắt đầu từ điểm đóng cửa P=27 trở lên.

f/ Nếu chính phủ đánh thuế 5 USD thì chi phí sản xuất ở mỗi mức sẽ tăng lên 5 USD. Đường cung dịch lên trên, điểm đóng cửa dịch lên thành 32.

g/ Khi giá là 30, nếu như sau khi đánh thuế thì sẽ không sản xuất vì nó ở dưới điểm đóng cửa là 32. Còn trước khi đánh thuế giá là 32 thì vẫn sẽ sản xuất. Do đó, nhà sản xuất sẽ sản xuất sao cho MC=P <=> 2Q+1 = 32 => Q= 15,5

II. Bài tập về hàm cung và hàm cầu

1. Bài 1

Hàm cầu và hàm số cung của một sản phẩm được cho dưới đây cầu: P=-1/2Q+100; cung: P=Q+10 (P: đồng, Q:kg)

  1. Hãy tìm điểm cân bằng của thị trường
  2. Hãy tính độ co giãn của cung và cầu theo giá tại điểm cân bằng của thị trường
  3. Hãy tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, thặng dư toàn xã hội. Giả sử chính phủ đánh thuế 5 đồng/đvsp.Tổn thất xã hội do thuế gây ra là bao nhiêu? Vì sao lại có khoản tổn thất đó?
  4. Nếu nhà nước áp đặt mức giá trần cho sản phẩm là 50 đồng, hãy tính khoản tổn thất vô ích của phúc lợi xã hội và hãy giải thích tại sao lại có khoản tổn thất này? Lời giải:
  5. Tại điểm cân bằng, ta có: PE=PS=PD, QE=QS=QD \=> Giải phương trình cung cầu suy ra được: PE=70 VÀ QE=60
  6. Ed= Q’d*P/Q= – 2,33, Es= Q’s*P/Q= 1,167
  7. Vẽ hình ra có : CS= 900, PS=1800 \=> NSB=CS+PS=2700 G/S CP đánh thuế vào người sản xuất là: t= 5 => PS=Q+15 - Điểm cân bằng mới: PE’=71.67, QE’=56,67 - Giá mà người tiêu dùng phải trả: PD= Giá cân bằng sau thuế = 71,67 - Giá mà người sản xuất phải trả: PS= 71,67- T=66,67 CS=802,73, PS= 1605,74=> NSB= 2408,47 - Phần mất không là: 291,53
  8. PC= 50 => QD=100,QS=40=> DWL= 300

2. Bài 2

Một hãng sản xuất có hàm cầu là:Q=130-10P

  1. Khi giá bán P=9 thì doanh thu là bao nhiêu? Tính độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá này và cho nhận xét.
  2. Hãng đang bán với giá P=8,5 hãng quyết định giảm già để tăng doanh thu.quyết định này của hãng đúng hay sai? Vì sao?
  3. Nếu cho hàm cung Qs=80, hãy tính giá và lượng cân bằng? Tính độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng và cho nhận xét Lời giải:
  4. Ta có: P=9 thay vào pt đường cầu ta được: Q=130-10×9=40. Ta lại có TR=PxQ= 9×40= 360 Vậy khi giá bán là P=9 thì doanh thu là TR= 360. Ta có: Q= 130-10P => (Q)`= -10 \=> Độ co giãn của đường cầu = (Q)`x P\Q= -10×9\40= -2,25 Vậy khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi 2,25%
  5. Khi giá là P= 8,5 thì lúc đó lượng cầu sẽ là Q=130-10×8,5=45 Lúc đó doanh thu sẽ là TR= 8,5×45=382,5 Vậy khi hãng quyết định giảm giá thì doanh thu đạt được lớn hơn. Quyết định của hãng là đúng.
  6. Tại vị trí cân bằng ta có: Qd=Qs <=> 130-10P=80 <=>10P=50 <=>P =5 \=>Pe=5. Qe=Qs=80. Vậy mức giá cân bằng là P=5, mức sản lượng cân bằng là Q=80 Độ co giãn của đường cầu= -10×5/80= -0,625. Vậy khi giá thay đổi 1% thì lượng sẽ thay đổi 0,625%.

III. Bài tập về hàm AVC

Đề bài: Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm AVC = 2Q + 10 trong do AVC đơn vị là USD . Q là đơn vị 1000 sản phẩm.

  1. Viết phương trình biểu diễn đường cung của doanh nghiệp
  2. Khi gia bán của sản phẩm la 22 USD thì doanh nghiệp hòa vốn. Tính chi phí cố định của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp tiết kiệm được 1000 usd chi phí cố định thì lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu
  3. Nếu chính phủ trợ cấp 2 USD trên một đơn vị sản phẩm bán ra thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng nào tính lợi nhuận thu được Lời giải:
  4. Ta có: VC = AVC.Q = 2Qbình + 10Q MC = (VC)’ = 4Q + 10 Do đây là doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo => Ps= MC = 4Q + 10. Vậy đường cung của doanh nghiệp có phương trình là Ps = 4Q + 10.
  5. Doanh nghiệp hòa vốn => TR = TC <=> P.Q = VC + FC. <=> 22.Q = 2Q^2 + 10Q + FC <=> FC = 12Q – 2Q^2 Từ câu a, ta có Ps = 4Q + 10 => Q = (P – 10)/4 = (22 – 10)/4 = 3 Thay Q = 3 vào ta được: FC = 12.3 – 2.3bình = 18 (nghìn USD) Ta có: TC = VC + FC = 2Qbình + 10Q + 18 Lợi nhuận doanh nghiệp thu được: TP = TR – TC = P.Q – (2Qbình + 10Q + 18) (1) Khi doanh nghiệp tiết kiệm được 1000USD chi phí cố định: TP = TR – TC2 = P.Q – (2Qbình + 10Q + 17) (2) Từ (1) và (2) suy ra, khi doanh nghiệp tiết kiệm được 1000USD chi phí cố định thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng thêm 1000USD. Trước khi tiết kiệm, doanh nghiệp hòa vốn, vậy sau khi tiết kiệm, tổng doanh thu của doanh nghiệp là 1000USD.
  1. Khi chính phủ trợ cấp cho doanh nghiệp 2 USD/sản phẩm: MCe = MC - e = 4Q + 10 - 2 \=> MCe = 4Q + 8 Trước khi có trợ cấp thì doanh nghiệp đang hòa vốn. Lựa chọn sản xuất của doanh nghiệp luôn nhằm để tối đa hóa lợi nhuận, do đó: P = MCe => 22 = 4Q + 8 => Q = 3,5 (nghìn sản phẩm) Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được: TP = TR - TC = P.Q - (2Q2 + 10Q + 18 - 2Q) 22.3,5 - (2.3,52 + 10.3,5 +18-2.3,5) = 6,5 (nghìn USD)

IV. Bài tập về hàm lợi ích

Đề bài:

Một người tiêu dùng có hàm lợi ích : U = 1/2 X.Y và ông ta có khoản thu nhập 480 USD. Để mua X, Y với Px = 1 USD, Py = 3 USD

  1. Để tối đa hoá lợi nhuận với thu nhập đã cho, ông ta sẽ mua bao nhiêu sản phẩm X? bao nhiêu Y? Tính lợi ích thu được.
  2. Giả định thu nhập ông ta giảm chỉ còn 360 USD, kết hợp X, Y được mua là bao nhiêu để lợi ích tối đa. Tìm lợi ích đó
  1. Giả định rằng giá của Y không đổi, giá X tăng thêm 50% thì kế hợp X, Y được chọn là bao nhiêu để lợi ích tối đa hoá với I = 360 USD. Lời giải:
  2. Ta có:I=X.Px+Y.Py =>480=1X+3Y (1) Đồng thời thì điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận thì: (MUx/Px)=(MUy/Py) =>(0,5Y/1)=(0,5X/3) (2) Từ (1) và(2) ta có: X=210 và Y=80 Lợi ích là: TU=0,5.210.80=8400
  3. Khi thu nhập giảm còn 360 thì 360=1X+3Y (1”) Từ (1”) và (2) ta được hệ phương trình => Giải ra ta được tương tự
  4. Vì giá hàng hóa X tăng lên 50% nên Px”=1,5 Hệ phương trình: 360=1,5X+3Y và (0,5Y/1,5)=(0,5X/3) \=> X=120 ,Y=60

Để làm tốt các bài tập, các bạn cần nắm rõ các kí hiệu và công thức trong kinh tế vi mô nữa nhé. Xem thêm:

Các ký hiệu trong kinh tế vi mô Xem thêm: Tóm tắt công thức kinh tế vi mô Theo dõi fanpage Ôn thi sinh viên để nhận thêm thông tin, các buổi livestream chữa bài: TẠI ĐÂY Subcribe Youtube Ôn thi sinh viên để xem bài giảng kinh tế vi mô miễn phí TẠI ĐÂY

Trên đây là 4 dạng bài tập thường gặp trong kinh tế vi mô. Các dạng bài tập này là một phần quan trọng trong chương trình học. Việc nắm vững các dạng bài tập này sẽ giúp bạn có thể vận dụng kiến thức và