Giải bài tập toán lớp 6 hình học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 6
  • Sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 1
  • Sách Giáo Khoa Toán lớp 6 tập 2
  • Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 2
  • Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 1
  • Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 2

Sách giải toán 6 Ôn tập phần hình học Toán 6 Tập 2 giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài 1 [trang 96 SGK Toán 6 tập 2]: a] Góc là gì?

b] Góc bẹt là gì?

c] Nêu hình ảnh thực tế của góc, góc bẹt.

Lời giải:

a] Góc là hình tạo bởi hai tia chung gốc.

b] Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.

c] Hình ảnh thực tế của góc vuông như: góc tờ giấy, góc mặt bàn hình chữ nhật, góc viên gạch vuông nát nền nhà …

Hình ảnh thực tế của góc bẹt như: thước đo góc, góc tạo bởi kim giờ và kim phút lúc 6 giờ, …

Bài 2 [trang 96 SGK Toán 6 tập 2]: a] Góc vuông là gì?

b] Góc nhọn là gì?

c] Góc tù là gì?

Lời giải:

a] Góc vuông là góc có số đo bằng 90o.

b] Góc nhọn là góc nhỏ hơn góc vuông.

c] Góc tù là góc lớn hơn góc vuông như nhỏ hơn góc bẹt.

Bài 3 [trang 96 SGK Toán 6 tập 2]: Vẽ: a] Hai góc phụ nhau.

b] Hai góc bù nhau.

c] Hai góc kề nhau.

Lời giải:

a] Vẽ góc xOy có số đo bằng 90o. Vẽ tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy. Khi đó: hai góc xOz và góc zOy là hai góc phụ nhau.

b] Vẽ góc xOy có số đo bằng 180o. Vẽ tia Oz bất kì không trùng với hai tia Ox, Oy. Khi đó: hai góc xOz và zOy là hai góc bù nhau.

c] Vẽ tia Ox. Trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng chứa tia Ox vẽ hai tia Oy, Oz. Khi đó: Hai góc xOy và xOz là hai góc kề nhau.

Bài 4 [trang 96 SGK Toán 6 tập 2]: Vẽ: a] Góc 60o.

b] Góc 135o.

c] Góc vuông.

Lời giải

a] Vẽ tia Ox. Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với gốc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0o của thước.

– Vẽ tia Oy đi qua vạch 60o của thước đo góc, ta có góc xOy = 60o

b] Vẽ tia Oa Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với gốc O của tia Oa và tia Oa đi qua vạch 0o của thước.

– Vẽ tia Ob đi qua vạch 135o của thước đo góc, ta có góc aOb = 135o

c] Vẽ tia Om. Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với gốc O của tia Om và tia Om đi qua vạch 0o của thước.

– Vẽ tia On đi qua vạch 90o của thước đo góc. Ta có góc mOn = 90o hay góc mOn là góc vuông.

Bài 5 [trang 96 SGK Toán 6 tập 2]: Vẽ góc xOy. Vẽ tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy. Làm thế nào để chỉ đo hai lần mà biết được số đo của cả ba góc xOy, yOz, xOz. Có mấy cách làm?

Lời giải

Cách 1: Đo hai góc xOz và yOz. Tổng số do hai góc này chính là số đo của góc xOy.

Cách 2: Đo góc xOy và góc xOz [hoặc góc yOz]. Hiệu số đo hai góc này chính là góc đo của góc yOz [hoặc xOz].

Bài 6 [trang 96 SGK Toán 6 tập 2]: Cho góc 60o. Vẽ tia phân giác của góc ấy.

Lời giải

Giả sử góc xOy = 60o. Gọi Ot là tia phân giác của góc xOy.

Ta có:

Suy ra cách vẽ hai tia Ot như sau:

– Trên một nửa mặt phẳng chứa tia Oy bờ chứa tia Ox vẽ tia Ot sao cho góc xOt = 30o

Khi đó: Ot là tia phân giác của góc xOy.

Bài 7 [trang 96 SGK Toán 6 tập 2]: Tam giác ABC là gì?

Lời giải

Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

Bài 8 [trang 96 SGK Toán 6 tập 2]: Vẽ đoạn thẳng BC = 3,5cm. Vẽ một điểm A sao cho AB = 3cm, AC = 2,5cm. Vẽ tam giác ABC. Đo các góc của tam giác ABC.

Lời giải

– Vẽ đoạn thẳng BC có độ dài 3,5 cm.

– Vẽ cung tròn [B; 3cm] và cung tròn [C; 2,5cm] chúng cắt nhau tại A. Vẽ các đoạn thẳng AB, AC ta được tam giác ABC.

– Đo các góc của tam giác ABC, ta được:

Góc A = 78,5º; góc B = 44,5º; góc C = 57º.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 6
  • Sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 1
  • Sách Giáo Khoa Toán lớp 6 tập 2
  • Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 2
  • Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 1
  • Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 2

Sách giải toán 6 Ôn tập phần hình học [Câu hỏi – Bài tập] giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài 1 [trang 127 SGK Toán 6 Tập 1]: Đoạn thẳng AB là gì?

Lời giải:

Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B. [trang 115 SGK Toán 6 tập 1]

Bài 2 [trang 127 SGK Toán 6 Tập 1]: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng AB, tia AC, đoạn thẳng BC, điểm M nằm giữa B và C.

Lời giải:

Đây là bài tập giúp các bạn phân biệt các khái niệm về đường thẳng, tia, đoạn thẳng, …

Nhắc lại:

+ Đoạn thẳng được giới hạn bởi hai đầu mút.

+ Tia được giới hạn về một phía.

+ Đường thẳng không giới hạn ở hai phía.

Bài 3 [trang 127 SGK Toán 6 Tập 1]: a] Đánh dấu hai điểm M, N. Vẽ đường thẳng a và đường thẳng xy cắt nhau tại M và đều không đi qua N. Vẽ điểm A khác M trên tia My.

b] Xác định điểm S trên đường thẳng a sao cho S, A, N thẳng hàng. Trong trường hợp đường thẳng AN song song với đường thẳng a thì có vẽ được điểm S không? Vì sao?

Lời giải:

Từ các dữ liệu đề bài, chúng ta vẽ hình như sau:

a]

b]

Nếu AN song song với đường thẳng a thì không vẽ được điểm S vì hai đường thẳng song song không có điểm chung nào [trang 108 SGK Toán 6 tập 1].

Bài 4 [trang 127 SGK Toán 6 Tập 1]: Vẽ bốn đường thẳng phân biệt. Đặt tên cho các giao điểm [nếu có].

Lời giải

Trước hết, các bạn nhớ lại định nghĩa đường thẳng phân biệt: [trang 109 SGK Toán 6 tập 1]

Hai đường thẳng không trùng nhau còn được gọi là hai đường thẳng phân biệt.

Do đó với bài tập này, chúng ta có rất nhiều cách vẽ. Dưới đây mình xin minh họa một vài trường hợp cơ bản:

– 4 đường thẳng phân biệt cắt nhau

– 4 đường thẳng phân biệt song song

– 1 đường thẳng cắt 3 đường thẳng

Nói chung các bạn nên vẽ hai hình. Còn chọn hình nào thì tùy bạn.

Bài 5 [trang 127 SGK Toán 6 Tập 1]: Cho ba điểm thẳng hàng A, B, C sao cho B nằm giữa A và C. Làm thế nào để chỉ đo hai lần, mà biết được độ dài của cả ba đoạn thẳng AB, BC, CA? Hãy nêu các cách làm khác nhau.

Lời giải

Vì B nằm giữa A, C nên AB + BC = AC

Chỉ đo 2 lần, ta có 3 cách sau để xác định độ dài AB, BC, AC

– Cách 1:

Đo độ dài hai đoạn thẳng AB và BC ⇒ AC = AB + BC

– Cách 2:

Đo độ dài hai đoạn thẳng AB và AC ⇒ BC = AC – AB

– Cách 3:

Đo độ dài hai đoạn thẳng BC và AC ⇒ AB = AC – BC

Bài 6 [trang 127 SGK Toán 6 Tập 1]: Cho đoạn thẳng AB dài 6cm. Trên tia AB lấy điểm M sao cho AM = 3cm.

a] Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B hay không? Vì sao?

b] So sánh AM và MB.

c] M có là trung điểm của AB không?

Lời giải

a]

Trên tia AB có M, B mà AM = 3cm < AB = 6cm nên điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

b] M nằm giữa A và B nên:

AM + MB = AB ⇒ MB = AB – AM = 6 – 3 = 3cm.

Ta thấy AM = 3cm = MB. Vậy AM = MB.

c]

M nằm giữa A, B và AM = MB [hay M cách đều AB] nên M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Bài 7 [trang 127 SGK Toán 6 Tập 1]: Cho đoạn thẳng AB dài 7cm. Vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB.

Lời giải

Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Do đó:

MA = MB = AB/2 = 7:2 = 3,5 cm

Cách vẽ:

– Trên giấy, các bạn chấm một điểm A. Đặt vạch 0cm của thước trùng với điểm A. Theo cạnh thước, tìm vạch chỉ 3,5cm ; 7cm và đánh dấu đó là M và B sau đó kẻ đường thẳng từ A tới B là xong.

Bài 8 [trang 127 SGK Toán 6 Tập 1]: Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O. Lấy A thuộc tia Ox, B thuộc tia Ot, C thuộc tia Oy, D thuộc tia Oz sao cho OA = OC = 3cm, OB = 2cm, OD = 2 OB.

Lời giải

Các bạn vẽ hình theo các bước:

– Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O

– Trên đường thẳng xy: lấy A thuộc tia Ox, lấy C thuộc tia Oy sao cho OA = OC = 3cm

– Trên đường thẳng zt:

+ Lấy B thuộc tia Ot sao cho OB = 2cm

+ Lấy D thuộc tia Oz sao cho OD = 2 OB = 2.2 = 4cm

Video liên quan

Chủ Đề