Giáo án em be thông minh ngữ văn 6 năm 2024

EM BÉ THÔNG MINH

CHUẨN BỊ ĐỌC

  1. Người như thế nào thì được đánh giá là người thông minh?
  2. Theo em, người thông minh có thể giúp ích gì cho mọi người?

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Trải nghiệm cùng văn bản
  2. Đọc và tóm tắt văn bản

Đọc to, rõ ràng.

Đọc chú ý phân biệt giọng các nhân vật:

Vua - giọng ngạc nhiên, hóm hỉnh.

Chú bé đọc cao giọng, thể hiện vẻ hồn nhiên, vui tươi của trẻ nhỏ.

Dựa vào hình ảnh, hãy tóm tắt lại văn bản Em bé thông minh?

  1. Bố cục:
  2. Đoạn 1 : Từ đầu => tâu vua : Vua tìm người hiền tài và em bé giải câu đố của quan
  3. Đoạn 2 : với nhau rồi : Em bé giải câu đố của vua lần 1.
  4. Đoạn 3 : rất hậu : Em bé giải câu đố của vua lần 2.
  5. Đoạn 4 : Còn lại : Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài.
  6. Nhân vật em bé thông minh
  7. Tình huống xuất hiện nhân vật

Thảo luận cặp đôi:

Để tìm được người tài, nhà vua đã làm cách nào?

Em có nhận xét gì về nhân vật vua và viên quan

  • Vua tìm người tài giỏi giúp nước.
  • Quan:

+ Đi khắp nơi để tìm.

+ Ra câu đố oái oăm, thử tài...

\=> Viên quan tận tụy, vua anh minh.

  1. Những lần giải đố

THẢO LUẬN NHÓM:

Thời gian: 5 phút

Nhiệm vụ: Hãy theo dõi văn bản và hoàn thành phiếu học tập sau

Thử thách

Người ra

câu đố

Nội dung

Cách giải

Thú vị

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

PHIẾU HỌC TẬP

Thử thách

Người ra câu đố

Nội dung

Cách giải

Thú vị

Lần 1

Viên quan

Trâu cày ngày mấy đường

Đố vặn lại viên quan

Đẩy thế bị động sang người đó

Lần 2

Vua

Ba con trâu đực đẻ thành 9 con

Chỉ ra sự vô lí ở câu đó

“Gậy ông đập lưng ông”

Lần 3

Vua

Một con chim sẻ làm ba mâm cỗ

Đố vặn lại nhà vua

Đẩy thế bị động sang người đó

Lần 4

Sứ thần

Xâu chỉ qua ruột con ốc vặn

Hát bài đồng dao

Kinh nghiệm dân gian

Lần thử thách thứ nhất:

  • Hoàn cảnh: hai cha con đang cày ruộng
  • Viên quan hỏi: Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

\=> Không thể trả lời ngay một điều vớ vẩn, không ai để ý bằng một kết quả chính xác được.

Lần thử thách thứ hai

- Vua ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban.

- Tính chất nghiêm trọng: "…cả làng phải chịu tội"

- Câu đố hết sức phi lí, trái với qui luật tự nhiên.

- Ai nấy đều tưng hửng, lo lắng.

- Không hiểu thế là thế nào

- Bao nhiêu cuộc họp, lời bàn, vẫn không có cách gì giải quyết.

Lần thử thách thứ ba

- Vua lệnh cho hai cha con pha thịt chim thành 3 mâm cỗ.

- Mục đích: để khẳng định chắc chắn sự thông minh của em bé.

- Em bé giải đố bằng cách đố lại vua: đưa cây kim => vua rèn dao.

- Vua phục tài, ban thưởng rất hậu.

Lần thử thách thứ tư

  • Cách giải đố bằng câu hát dân gian

\=>Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng tiến. Đối tượng ra câu đố cũng ngày một cao hơn, điều đó càng làm nổi bật sự thông minh hơn người và tài trí của em bé.

  1. Những lần giải đố
  2. Nhận xét về các tình huống thử thách đặt ra với em bé?
  3. Các tình huống thử thách có ý nghĩa gì trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh?
  4. Trong 4 lần thử thách trên, em thú vị nhất với lần vượt thử thách nào?

Nhận xét:

Nghệ thuật:

  • Hình thức: sử dụng câu đó mẹo, một mô tip quen thuộc trong các truyện dân gian.
  • Sử dụng nghệ thuật tăng tiến [tính chất oái oăm của câu đố, đối tượng ra câu đó, cấp độ so sánh].

- Những cách giải đố của em bé rất lí thú:

  • Đẩy thế bị động về người ra câu đố.
  • Làm cho người ra câu đố thấy cái phi lí
  • Dựa vào kiến thức đời sống.

Em bé có trí tuệ thông minh hơn người, giải quyết vấn đề nhanh nhạy.

Tính cách ngây thơ, hồn nhiên., biết giúp đỡ mọi người khi cần thiết.

  1. Kết thúc truyện

THẢO LUẬN NHÓM:

Trải qua nhiều thử thách, em bé đã nhận được phần thưởng nào? Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện

Kết thúc truyện:

  • Phần thưởng xứng đáng.
  • Em bé được phong làm trạng nguyên, được ở gần vua.

Kết thúc hay, phù hợp với diến biến của truyện, đáp ứng mong muốn của người đọc, thể hiện rõ chủ đề của truyện [xứng đáng với sự thông minh, tính cách đáng yêu của em bé].

Đây là một kết thúc có hậu [thường thấy trong truyện cổ tích].

III. Tổng kết

  • Nội dung

- Đề cao trí thông minh của em bé, của người lao động.

- Đề cao kinh nghiệm dân gian, khảng định trí khôn, sáng tạo là vô giá, ai cũng phải rèn luyện.

- Ý nghĩa hài hước, mua vui.

- Kết thúc có hậu.

  • Nghệ thuật

- Truyện cổ tích về kiểu nhân vật thông minh, tình huống bất ngờ, gây cười.

- Tác phẩm tạo được tình huống truyện độc đáo, sắp xếp trình tự các thử thách hợp lý.

- Sử dụng nghệ thuật so sánh.

LUYỆN TẬP

- Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu hoạt động cá nhân theo tổ

- Mỗi nhóm chọn một lá thăm trong đó có ghi lại những lần vượt qua thử thách của em bé thông minh.

- Hãy đóng vai các nhân vật để tái hiện những lần vượt qua thử thách của em bé thông minh.

- Các nhóm chấm điểm chéo lẫn nhau.

HOẠT ĐỘNG VẬN DUNG

Lời giải đố của nhân vật thông minh trong truyện cổ tích thường dựa vào kiến thức từ đời sống. Theo em, việc tích lũy kiến thức từ đời sống có tác dụng gì đối với chúng ta?

Chủ Đề