Giáo dục vệ sinh cá nhân cho học sinh

Nhiều năm trở lại đây, các bậc phụ huynh dần chú trọng nhiều hơn đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ kể từ khi còn bé. Việc luyện tập những kỹ năng tự phục vụ giúp trẻ hạn chế phụ thuộc vào người lớn và có thể thực hiện một số hoạt động tự chăm sóc bản thân. Trong đó, dạy trẻ vệ sinh cá nhân là điều mà rất nhiều ba mẹ quan tâm và cần được hướng dẫn để dạy con đúng cách.

1. Tại sao cần phải dạy trẻ vệ sinh cá nhân đúng cách?

Hầu hết các phụ huynh đều muốn con trẻ luôn được sạch sẽ để hạn chế khả năng bị nhiễm khuẩn hoặc lây bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh việc quan sát và chăm sóc con, ba mẹ nên dạy trẻ một vài hoạt động tự vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi. Bởi vì, phần lớn trẻ nhỏ thường có xu hướng ngậm tay, ngậm đồ chơi, thích sờ mó vào nhiều đồ vật nhưng điều này lại vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công, phát triển và gây bệnh.

Ba mẹ nên dạy trẻ về việc nếu sống trong môi trường mất vệ sinh hoặc để cơ thể bị dơ bẩn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi trẻ ý thức được điều đó, phụ huynh có thể định hướng và dạy trẻ vệ sinh cá nhân đúng cách để tránh xa các mầm bệnh, bảo vệ sức khỏe của mình. Đặc biệt, việc trang bị những kỹ năng giữ gìn vệ sinh thân thể là rất cần thiết cho trẻ trước khi bước vào độ tuổi đi học. Bởi vì trường học là nơi có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao, nếu trẻ biết cách vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe sẽ giúp hạn chế khả năng bị lây bệnh.

Vệ sinh cá nhân để hạn chế bị vi khuẩn tấn công

Ngoài ra, việc dạy trẻ vệ sinh cá nhân từ khi còn bé cũng giúp hình thành thói quen tốt và là nền tảng cho trẻ duy trì mãi về sau. Nhiều phụ huynh có suy nghĩ bao bọc con, không dám cho con tự thử sức vì sợ con làm không được. Tuy nhiên, ba mẹ có thể bắt đầu dạy trẻ từ những việc cơ bản nhất và dần dần nâng cao kỹ năng phù hợp khả năng, độ tuổi của con.

2. Một số thói quen cần rèn luyện cho trẻ để giữ gìn vệ sinh cá nhân

Nhiều ba mẹ ý thức được việc dạy trẻ vệ sinh cá nhân sẽ giúp con tự bảo vệ sức khỏe của mình nhưng không biết bắt đầu dạy con từ đâu. Thực tế, ba mẹ có thể giáo dục con thông qua những hoạt động sinh hoạt hằng ngày, dạy con từ những điều đơn giản nhất và nâng cao kỹ năng dần dần. Sau đây là một số thói quen ba mẹ nên dạy trẻ từ khi còn nhỏ để nâng cao sức khỏe, tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần:

2.1. Thường xuyên rửa tay

Bàn tay là một trong những bộ phận của cơ thể tham gia vào nhiều hoạt động sinh hoạt trong đời sống hằng ngày, bao gồm cả việc ăn uống, vệ sinh, vui chơi, học tập,… Do đó, việc giữ gìn vệ sinh bàn tay là rất cần thiết vì khi bàn tay bị bẩn sẽ làm gia tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Chẳng hạn như trẻ đi vệ sinh xong nhưng không rửa tay sạch và tiếp tục ăn uống thì khả năng vi khuẩn sẽ bám vào thức ăn, xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống và gây bệnh.

Rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn

Do đó, ba mẹ nên dạy trẻ cần phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trong những trường hợp sau đây:

  • Sau khi đi vệ sinh, bao gồm cả tiểu tiện và đại tiện vì môi trường bên trong nhà vệ sinh là nơi có khả năng trú ngụ của nhiều vi khuẩn, virus.

  • Sau khi nắm hoặc tiếp xúc với những đồ vật dơ bẩn, chẳng hạn như rát.

  • Sau khi chơi xong.

  • Sau khi hắt xì, ho hoặc chảy mũi.

  • Sau khi tiếp xúc với động vật hoặc dọn chuồng cho động vật, thú nuôi của gia đình.

  • Trước khi cầm, tiếp xúc với thức ăn hoặc trước các bữa ăn.

  • Trước khi chạm vào em bé.

  • Trước và sau khi tham gia chế biến thực phẩm.

2.2. Vệ sinh răng miệng

Đối với trẻ khoảng 2 tuổi, ba mẹ nên tập cho trẻ tự vệ sinh răng miệng bằng bàn chải của trẻ em. Việc vệ sinh răng miệng không chỉ giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh cá nhân mà còn giúp trẻ loại bỏ những vi khuẩn bên trong miệng. Thực tế, trẻ nhỏ thường uống sữa nhiều, thích ăn những loại bánh kẹo ngọt và đó là những thực phẩm thường khiến trẻ dễ bị sâu răng nếu không được vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày.

Để xây dựng kỹ năng bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ, trước tiên ba mẹ nên hướng dẫn trẻ những kỹ thuật sử dụng bàn chải và các bước đánh răng cơ bản. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần lý giải cho con hiểu vì sao cần phải đánh răng, nếu lười đánh răng có thể gặp phải những vấn đề gì để giúp trẻ hiểu và hợp tác cùng ba mẹ.

Dạy trẻ vệ sinh cá nhân để tự chăm sóc bản thân

2.3. Giữ đôi chân sạch sẽ và giày dép khô ráo

Ngoài tay thì chân cũng là bộ phận dễ dàng tiếp xúc với vi khuẩn, bụi bẩn. Bên cạnh đó, tình trạng hôi chân do mồ hôi tiết ra nhiều, giày dép ẩm ướt cũng làm tăng nguy cơ tích tụ nhiều vi khuẩn cho đôi chân. Do đó, ba mẹ nên dạy trẻ giữ đôi chân sạch và giày dép khô ráo để hạn chế nguy cơ bị thương hoặc nhiễm khuẩn. Một số điều ba mẹ lưu ý nhắc nhở trẻ khi định hướng trẻ bảo vệ đôi chân sạch sẽ cũng như dạy trẻ vệ sinh cá nhân đúng cách là:

  • Rửa chân sau khi đi ra ngoài về hoặc khi chân tiếp xúc với đồ vật, nền đất dơ bẩn.

  • Nên rửa bàn chân bằng xà phòng và vệ sinh kỹ các kẽ ngón chân, móng chân và lòng bàn chân.

  • Sau khi rửa chân xong nên sử dụng khăn khô để lau chân.

  • Không để giày, dép bám bụi bẩn hoặc ẩm ướt.

  • Không sử dụng tất bẩn hoặc giày dép dơ, không không ráo.

Dạy trẻ giữ đôi chân và giày dép được sạch sẽ

3. Cách dạy trẻ đi vệ sinh đúng cách

Để bắt đầu kế hoạch dạy trẻ vệ sinh cá nhân, ba mẹ nên quan sát và đánh giá sự sẵn sàng trong tâm lý của trẻ. Việc bất ngờ bắt ép trẻ phải làm theo những gì ba mẹ yêu cầu có thể khiến trẻ không chấp nhận hợp tác hoặc quấy khóc. Do đó, ba mẹ nên lưu ý về cách dạy trẻ đi vệ sinh cần bắt đầu từ những gì đơn giản nhất, cụ thể như:

3.1. Dạy trẻ vệ sinh cá nhân từ những thói quen cơ bản

Hầu hết các bé đều ít hợp tác với những việc mà chúng thấy quá sức với bản thân. Do đó, việc ba mẹ đưa ra quá nhiều yêu cầu hoặc dạy dồn dập nhiều vấn đề có thể khiến trẻ cảm thấy quá tải, không mang lại kết quả như mong đợi. Do đó, ba mẹ nên bắt đầu dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân từ những hoạt động đơn giản như rửa tay, lau miệng.

3.2. Lý giải cho trẻ hiểu về thói quen tốt và xấu

Tùy vào độ tuổi của trẻ mà ba mẹ nên tìm cách giải thích cho con hiểu thế nào là thói quen tốt và thói quen xấu. Từ đó, phụ huynh bắt đầu có nền tảng giúp trẻ xây dựng và phát triển những thói quen tốt và không thực hiện những thói quen xấu. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên nhắc nhở trẻ trong những tình huống khác nhau để củng cố ý thức cho trẻ, dành những lời khen khi trẻ thực hiện những thói quen tốt.

Ba mẹ nên làm gương cho trẻ học theo

3.3. Ba mẹ làm gương cho trẻ

Ngoài việc giáo dục trẻ những kỹ năng vệ sinh cá nhân đúng cách, ba mẹ còn là tấm gương để thúc đẩy trẻ học theo. Do đó, các bậc phụ huynh cần tuân thủ đúng những thói quen đã dạy cho con trẻ, khuyến khích trẻ thực hiện cùng mình. Điều này có thể giúp trẻ cảm nhận việc vệ sinh cá nhân cũng là một hoạt động thú vị.

Trên đây là một số chia sẻ về phương pháp dạy trẻ vệ sinh cá nhân nhằm xây dựng những thói quen tốt cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, ngoài việc chú trọng về cách dạy và củng cố kỹ năng, ba mẹ nên đánh giá khả năng của con để đưa ra phương hướng giáo dục phù hợp.

Trong chương trình giáo dục mầm non, mục tiêu chăm sóc vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ và phát triển thể chất cho trẻ là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng. Trẻ em nếu có thể chất tốt, được chăm sóc, nuôi dưỡng khoa học, đầy đủ sẽ khỏe mạnh, thể lực tốt để phát triển toàn diện. Công tác chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực, nhằm giúp trẻ có nền nếp thói quen tốt để chủ động phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kỹ năng sống cơ bản đầu tiên.

Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, mọi thành viên xã hội cần phải tích cực vào cuộc và chủ động phòng ngừa phù hợp với vai trò, độ tuổi. Đối với trẻ mầm non, một trong những cách phòng tránh dịch bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt, những công việc vệ sinh hàng ngày tưởng như rất đơn giản như đánh răng, rửa mặt, rửa tay...nhưng lại rất cần thiết trong đời sống hàng ngày của trẻ. Vệ sinh đúng cách, thường xuyên đặc biệt quan trọng với trẻ em trong độ tuổi đến trường. Phần lớn các bệnh ở trẻ em đều lây lan từ trường học, nơi mà vi khuẩn phát rất tán nhanh. Nếu chúng ta giáo dục trẻ vệ sinh đúng cách ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có thể giữ thói quen này đến suốt đời.
         Làm tốt việc vệ sinh cá nhân không chỉ giúp tạo ấn tượng tốt với những người xung quanh mà còn giúp chúng ta duy trì một sức khỏe tốt.Vệ sinh đúng cách còn có tác dụng phòng bệnh tốt. Để hiểu rõ hơn lợi ích của việc vệ sinh cá nhân, trường MN Hà Trì giới thiệu đến các bậc phụ huynh về một số cách vệ sinh cá nhân cho trẻ. Để thực hiện việc vệ sinh cá nhân đúng cách các bậc phụ huynh cần lưu ý những điểm sau:            Bàn tay là nơi phát tán vi khuẩn nhiều hơn bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Do đó rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và rửa đúng cách theo các bước của Bộ Y tế, và rửa tay thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh, giữ gìn sức khỏe. Thói quen rửa tay sẽ giúp trẻ không bị lây nhiễm mầm bệnh, đặc biệt khi mà trẻ thường có thói quen dùng tay để bốc thức ăn và hầu như chưa có ý thức rửa tay trước khi ăn.
          Để tạo cho trẻ thói quen rửa tay, trước tiên người lớn cần giúp trẻ hiểu được khi nào cần rửa tay:

- Trước khi cầm đồ ăn và trước các bữa ăn - Trước và sau khi chế biến thức ăn - Trước khi chạm vào em bé sơ sinh hoặc em bé mới tập đi - Sau khi chơi ở ngoài vườn - Sau khi sử dụng nhà vệ sinh - Sau khi chơi cùng động vật nuôi - Sau khi vứt rác - Sau khi đổi và dọn chuồng của động vật nuôi.

- Sau khi lấy hỉ mũi và hắt hơi.


Khi rửa tay, cần rửa như thế nào cho đúng cách:
- Bước 1: làm ướt tay
- Bước 2: trà tay với xà phòng
- Bước 3: kỳ cọ các ngón tay, lòng bàn tay, mu bàn tau, các kẽ tay..
- Bước 4: rửa tay dưới vòi nước chảy
- Bước 5: lau khô tay.
 

Rèn cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay để đảm bảo vệ sinh!
2. Rửa mặt khi mặt bẩn, trước và sau khi ăn
         Ngoài việc rửa tay thường xuyên và đúng cách, trẻ mầm non cần phải biết vệ sinh lau mặt. Việc lau mặt được giáo viên hướng dẫn trẻ tại lớp từ việc khi nào cần lau mặt, lau như thế nào cho sạch.
Đầu tiên trẻ cần hiểu: khi nào cần phải lau rửa mặt: đó là khi mặt bị bẩn, trước và sau khi ăn xong. Khi lau mặt, các thao tác cần phải nhẹ nhàng, đúng cách và quan trọng hơn là làm sao để da mặt trẻ sạch sẽ và khi lau không tiếp xúc lại với phần khăn bẩn. Điều này là nguyên tắc giúp cô giáo và bố mẹ sẽ lưu ý nhắc nhở, hướng dẫn trẻ trong quá trình trẻ thực hành lau mặt.
Trong quá trình rèn cho trẻ có thói quen rửa tay, lau mặt, bố mẹ có thể kể cho trẻ nghe những mẩu chuyện nhỏ về lợi ích của việc có khuôn mặt sạch sẽ, có đôi tay trắng trẻo, vệ sinh sẽ được mọi người yêu quý… để tạo động lực cho trẻ yêu thích việc vệ sinh rửa tay, lau mặt hằng ngày.

 
                               Dạy trẻ kĩ năng rửa mặt đúng cách!
     3. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày
        Theo các chuyên gia, để phòng bệnh sâu răng cũng như các bệnh khác liên quan đến răng miệng, đánh răng sau mỗi bữa ăn là biện pháp bảo vệ răng lý tưởng nhất. Hãy giúp trẻ có thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày [buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ]. Ngoài ra, để có một hơi thở thơm mát, hàm răng chắc khỏe, ngoài việc chải răng sạch sẽ chúng ta còn phải vệ sinh lưỡi sạch sẽ.
          Bằng việc thông qua những câu chuyện vui về chú gấu Poob có bộ răng sâu do lười đánh răng, các cô giáo giúp trẻ nhận thức được việc trải răng hằng ngày vô cùng quan trọng và từ đó trẻ có mong muốn được vệ sinh răng miệng, quan tâm đến việc hướng dẫn trải răng của người lớn.
          Để chải răng thật sạch và đúng cách, việc đầu tiên đó là chọn bàn chải răng phù hợp với khuôn miệng của trẻ, việc này người lớn có thể giúp trẻ. Sau đó hướng dẫn trẻ chải răng:
  1. Bước 1: Rửa sạch làm ướt bàn chải cho lượng kem đánh răng vừa đủ thích hợp cho bé và tiến hành đánh răng.
  2. Bước 2: chải mặt ngoài của răng. ...
  3. Bước 3: Chải mặt trong của răng. ...
  4. Bước 4: Chải mặt nhai của răng. ...
  5. Bước 5: Chải lưỡi. ...
  6. Bước 6: Xúc miệng thật nhiều lần để hết hoàn toàn kem đánh răng trong miệng.

 
Các bé trường mầm non Hà Trì được Bác sĩ Thỏ tuyên truyền kiến thức vệ sinh rang miệng và thực hành trên mô hình hàm răng
 
                 Hãy dạy bé đánh răng khi bé bắt đầu mọc răng đều!
        4. Chải và gội đầu đều đặn
        Hầu hết trẻ nhỏ thường cảm thấy khó chịu với việc chải và gội đầu. Tuy nhiên, việc chải tóc cẩn thận hàng ngày sẽ giúp loại bỏ những tế bào da chết [gàu], tóc rụng và cũng sẽ hỗ trợ tóc chắc khoẻ, tránh bị khô xơ, đồng thời giúp chúng ta trông gọn gàng, lịch sự hơn với mái tóc được chải ngay ngắn.
Do đó việc tạo thói quen chải đầu, gội đầu từ nhỏ cho trẻ là điều quan trọng. Bố mẹ nên chọn loại dầu gội dành cho trẻ em vì các sản phẩm này có chứa detangling giúp dưỡng tóc mềm mượt và dễ sử dụng lại không gây kích ứng. Đối với những trẻ dễ ra nhiều mồ hôi thì nên gội đầu vài lần mỗi tuần.
 
Chải đầu cũng là bài học vệ sinh thân thể trẻ cần học !
       Các Bố mẹ cũng nên lưu ý cắt tỉa tóc của trẻ thường xuyên. Điều này giúp ngăn tóc chẻ ngọn và phát triển sợi tóc.
       5. Thay quần áo bất cứ khi nào cần thiết
 
Thay quần áo khi cần thiết cũng là bài học bé cần nhớ!
        Thậm chí ngay cả khi trẻ ở trong những năm đầu đời, quần áo vẫn có thể bị dính bẩn và sẽ cần phải thay. Đồ lót là nơi tích trữ nhiều mồ hôi và vết bẩn nên rất cần phải thay hàng ngày. Bố mẹ nên cho trẻ thay quần áo ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nếu trẻ phải mặc đồng phục của trường, hãy thay đồ cho trẻ ngay khi trẻ vừa về nhà bằng 1 bộ quần áo sạch sẽ.
         6. Che miệng mỗi khi hắt xì hơi hoặc ho.
         Để giữ gìn vệ sinh nơi đông người, cần dạy trẻ thực hiện nguyên tắc che miệng mỗi khi hắt hơi hoặc ho. Hướng dẫn trẻ sử dụng khăn giấy trong trường hợp ho hoặc hắt hơi để che miệng. Nếu trong trường hợp không có khăn giấy, có thể dùng tay che miệng, để tránh làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Có thể giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của hành động này đó là: hãy thử tưởng tượng xem, nếu chúng ta không che miệng lại trong khi hắt hơi hoặc ho, có thể trong cơ thể chúng ta đang có mầm bệnh, vi khuẩn có thể sẽ bắn sang người đối diện, và chúng ta có thể là người lây bệnh cho người khác.

Dạy trẻ dùng tay che miệng khi ho, hắt hơi hay ngáp!
        Để hình thành cho trẻ những thói quen vệ sinh cá nhân bố mẹ cần hết sức kiên nhẫn và đồng hành cùng con mỗi ngày. Hãy làm gương cho trẻ noi theo do trẻ rất giỏi bắt chước thói quen của người lớn. Khi bạn vui vẻ với việc vệ sinh hằng ngày và vệ sinh đúng cách, trẻ sẽ có xu hướng bắt chước và làm theo. Các bố mẹ hãy lập thời gian biểu, huấn luyện và thực hành thường xuyên những thói quen vệ sinh tốt cùng trẻ.
        Bố mẹ cũng nên mua những thiết bị, đồ dùng cho việc vệ sinh khiến trẻ mong đợi được dùng. Đơn giản như kem đánh răng có mùi hương trẻ yêu thích, bàn chải có nhân vật hoạt hình hay thậm chí xà bông dành cho trẻ em có hình thù ngộ ngĩnh, sẽ làm cho khoảng thời gian vệ sinh cá nhân trở thành điều mà trẻ cực kỳ chờ mong.
         Trên đây là một số cách vệ sinh cá nhân cho trẻ mà tôi muốn tuyên truyền đến các bậc phụ huynh nhằm giúp cho các bậc phụ huynh phối hợp với cô giáo chăm sóc các bé được tốt để các bé có một thói quen tốt trong việc vệ sinh cá nhân cho mình ở trường cũng như ở gia đình trẻ.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề