Giáo sư Nguyễn Lân Dũng có máy anh em

- Là khách mời chương trình Hotface, Giáo sư - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng đã có những tiết lộ thú vị về những câu chuyện đêm tân hôn "khó đỡ", về người cha cũng như mối quan hệ của những người con trong dòng họ Nguyễn Lân.

Clip Giáo sư Lân Dũng kể những chuyện ''cười ra nước mắt"
Clip Giáo sư Lân Dũng nói về bố và những anh em gia đình.
Xem toàn bộ chương trình về GS - Nhà giáo nhân dân Lân Dũng.

Nhà báo Hà Sơn: Thưa giáo sư, khán giả cả nước đã biết đến ông với những chương trình truyền hình như KCT, "Hỏi gì đáp nấy", trong buổi trò chuyện hôm nay liệu ông sẵn lòng bộc bạch nhiều điều, giải quyết nhiều thắc mắc?

GS-Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng: Tôi là người công chúng nếu là "Hỏi gì đáp nấy” các bạn cứ thoải mái hỏi, biết đến đâu tôi trả lời đến đấy.

Nhà báo Hà Sơn: Đến thời điểm này ông có liên tục nhận được thắc mắc của khán giả hay không? Có thắc mắc nào khiến ông ấn tượng và vẫn mải miết đi tìm câu trả lời cho nó?

GS-Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng: Trò chuyện với bạn tôi phải tắt điện thoại, nếu không sẽ không trả lời được vì họ hỏi suốt ngày. Tôi là chủ nhiệm chương trình "Tự nguyện vì tiến bộ khoa học kĩ thuật" của hội nông dân và nhiều người biết tôi qua 3 khóa quốc hội  cùng chương trình KCT kéo dài đến 10 năm nên câu hỏi nhiều vô kể.

Có nhiều câu hay, tuy nhiên cũng có câu buồn vì hiểu biết của người hỏi. Có em bé gái 13, 14 tuổi gọi điện cho tôi khóc nức nở bảo: "Bác ơi, cháu còn trẻ nhưng chắc chết sớm bởi tháng trước cháu đã bị, tháng này cháu lại bị lại". Nghĩa là cháu nó không hiểu gì, bố mẹ cũng không dạy, không giáo dục về giới tính, nhà trường phổ biến không đến nơi đến chốn.

Hay có chị mới lấy chồng bảo: "Em thề với giáo sư, em chưa làm gì nhưng đêm tân hôn chồng đánh em". Tôi bảo để tôi viết thư cho chồng chị. Và trong thư tôi nói có bộ phim người ta có cảnh dải khăn trắng xong sáng hôm sau như đổ mực đỏ. Tôi bảo không phải như thế, có những người thấy rất ít, không rõ đâu.

Bạn tôi biết câu chuyện này nói: "Nó điêu mà ông cũng giúp". Tôi bảo: "Giúp được cái nào hay cái ấy, điêu cũng được". Khi nhận được thư của tôi, người chông của chị thắc mắc có viết thư trả lời tôi cảm động lắm, có ý: "Con ngu dốt con đánh vợ con, con đã xin lỗi vợ con rồi". Nói chung nhiều chuyện vui lắm, kể không hết được, tôi thấy mình gắn bó được với nhân dân và họ tin tưởng mình.

Nhà báo Hà Sơn: Những thắc mắc của mọi người gửi đến giáo sư, bằng cách này hay cách khác giáo sư luôn tìm câu trả lời. Vậy có khi nào đi tìm câu trả lời ông gặp những sự khó khăn từ những người bạn, đối tác làm việc?

GS-Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng: Tôi tốt nghiệp đại học cách đây 60 năm, bạn bè đều là những người giỏi, người tốt nên tôi hỏi ai cũng sẵn sàng trả lời. Tất nhiên có những người ngại bảo để tao phải tra cứu đã hỏi ngay trả lời thế nào được. Có khi tôi tìm tài liệu lấy còn nhanh hơn bởi bây giờ thời đại internet, tôi lại chịu khó học tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc nên vào mạng gì chả có.

Tôi chỉ sợ những câu hỏi dễ thôi, ví dụ như trứng cá, mụn cơm hỏi mãi chán lắm. Tôi thích hỏi khó để mình tìm kiếm câu trả lời mới hay được, luôn luôn phải cập nhật thông tin. Ví dụ hỏi Việt Nam hiện nay có bao nhiêu người bị ung thư và những con số kinh khủng cho thấy nguy hại quá.

Hay có câu hỏi: ''Rau có sâu cắn lỗ chỗ có tin được không?", tôi bảo: "Không tin được, họ để cho sâu cắn lỗ chỗ rồi mới phun thuốc đấy!". Vì nhiều người hỏi nên tôi phải có một danh sách sẵn để lúc người ta cần mình phải hỏi. Nấm hỏi ai, về cá, về lợn mình biết ngay nên hỏi ai. Những bạn bè hay học trò tôi đều là những chuyên gia, những học trò những khóa đầu đều thành giáo sư. Họ giỏi lắm!

Nhà báo Hà Sơn: Ai cũng biết, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng làm việc, giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Quốc Gia Hà Nội. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trong mắt học trò là người như thế nào?

GS-Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng: Tôi dạy tổng hợp từ khóa 1, từ năm 56, 57 sau khi tốt nghiệp, học sinh thường lớn tuổi hơn tôi. Vừa rồi tôi có dự một buổi rất cảm động, các con của chị Đặng Hồng Miên [học trò tôi đã mất] làm cuốn sách tập hợp các công trình nghiên cứu của chị và nhờ tôi viết lời giới thiệu.

Trong lời giới thiệu, tôi có kể một câu chuyện khi tôi làm giáo viên Đại học Tổng hợp, chị Hồng Miên là sinh viên nhưng hơn tôi 10 tuổi. Một lần khi tôi được phân công đưa lớp chị đi lao động thì bị mắng: "Này lớp của chị, không phải lớp của em", sau đó biết tôi là thầy giáo, chị ngượng xin lỗi.

Các học sinh của tôi nay nhiều người mất rồi, còn nhiều sinh viên là giáo sư, chuyên gia đầu ngành. Tôi thấy tự hào vì các bạn trưởng thành, có những bạn chuyển ngành, có người là nhà văn, đạo diễn ảnh, doanh nhân, mỗi người một vẻ nhưng phần lớn thành đạt, điều đó làm tôi tự hào.

Nhà báo Hà Sơn: Với các bạn trẻ, giáo sư muốn nhắn nhủ điều gì?

GS-Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng: Thế hệ trẻ bây giờ giỏi hơn tôi, không phải con hơn cha mà cả thế hệ bây giờ hơn mình. Như con trai tôi, bây giờ cháu nổi tiếng về mổ, có thể mổ nhiều ca một ngày, điều đó không phải cháu giỏi hơn các giáo sư cũ mà thời thế tạo anh hùng, công nghệ can thiệp tim mạch bây giờ khác xưa, có thể đưa tất cả lên màn hình và đi qua các mạch máu trong tim.

Có lẽ khoa học tự nhiên khác khoa học xã hội, khoa học xã hội những sách báo càng cũ càng quý, thầy càng già càng nhiều kinh nghiệm, khoa học tự nhiên lại khác, nhanh và luôn luôn đổi mới nên thế hệ học sinh của tôi hiện nay giỏi giang.

Nhà báo Hà Sơn: Ở Việt Nam, những gia đình giàu có về tiền bạc rất nhiều nhưng những gia đình giàu có về tri thức như gia đình nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân lại không nhiều. Người bố của giáo sư - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân đã ảnh hưởng đến cách giáo dục cũng như ứng xử trong đời sống của giáo sư như thế nào?

GS-Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng: Bố tôi xuất thân rất nghèo ở Hưng Yên. Bố đỗ đầu Cao đẳng Sư phạm vì học giỏi, được học bổng học lên. Bố tôi làm việc đến tận những ngày cuối cùng. Tôi không thể tưởng tượng cuốn từ điển cuối cùng mà cụ viết Từ và Ngữ Tiếng Việt dày 2200 trang mà bắt đầu từ năm 90 tuổi mà năm 95 tuổi hoàn thành. Mỗi một từ ông lại viết một câu. Cụ ghi chép từ bao giờ các câu của các lãnh đạo, của các nhà văn, văn thơ cổ, mỗi từ lại có ví dụ.

Đến năm 95 tuổi cụ mới viết xong cuốn sách và năm 98 tuổi qua đời nên phải nói tấm gương đó tác động rất nhiều đến tôi. Mẹ tôi khác hẳn, con nhà giàu, ông ngoại giàu nhất nhì Bắc Bộ và là một trong 2 người cùng ông Trịnh Văn Bô đóng góp nhiều nhất trong Tuần lễ vàng của Bác Hồ. Mẹ lấy bố khi còn rất trẻ 17, 18 tuổi rồi theo bố vào Huế tách hẳn gia cảnh giàu sang của gia đình.

Sau 2 cuộc kháng chiến, khó khăn vô cùng nhưng bố mẹ đã nuôi 8 đứa con thành người, tấm gương của bố mẹ đã động viên bọn tôi. Tôi và vợ cũng tham gia chiến trường, cuộc sống gia đình bố mẹ gương mẫu và sống trong xã hội lành mạnh tác động đến chúng tôi. Giáo dục của bố mẹ rất tốt bởi không bao giờ đánh con, thậm chí chưa bao giờ nghe bố mẹ nói nặng bao giờ. Bố mẹ rất gương mẫu trong mọi lĩnh vực, luôn có những lời khuyên nên thấy ai nói xấu đất nước cụ bực lắm, cụ luôn luôn bênh vực mặc dù đất nước có những cái tồn tại.

Phải nói những hình ảnh đó làm tác động đến nên tôi luôn luôn khuyên con, thuyết phục con bằng mọi cách, làm bạn với con. Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và tài năng của con cái. Tôi suy từ gia đình, cách giáo dục của bố mẹ và chúng tôi học tập. Chúng tôi không hút thuốc lá vì nó không có lợi, bố tôi từng nói: "Bố không hút sao các con lại hút", những cái đó làm ảnh hưởng đến thế hệ sau.

Nhà báo Hà Sơn: Trong một gia đình đông con, anh chị em đến 8 người mỗi khi có việc ai là người quyết định chính? Giáo sư hay tâm sự với người anh hay người em nào nhất trong gia đình mình?

GS-Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng: 8 anh chị em tôi hiện nay còn 6 thôi. Anh và chị tôi đã mất nhưng đông các con cháu. Những lần giỗ, Tết họp mặt, có khi đến 10 mâm, mượn cả hộ bên cạnh nhà cũ của bố mẹ mới đủ chỗ ngồi. Nếu muốn chụp ảnh phải sang trường Tiểu học bên cạnh. Ngoài việc họp mặt nhau đông như thế bọn tôi thường ăn cơm với nhau, một em nào đó có nhà mới lại mời các anh đến, hoặc nhà nào con có thành tích gì đó lại mời đến ăn cơm. Vừa ăn cơm, vừa trò chuyện chúng tôi hỏi ý kiến hay góp ý nói chuyện với nhau thường xuyên rất thân mật, dễ dàng không có gì phức tạp vì anh em hiểu nhau và cũng thường xuyên nhắc nhở nhau.

Sơn Hà - Đức Yên - Xuân Quý

Đó là gia đình những nhà khoa học trứ danh, từ thế hệ cha, con đều có nhiều bước tiến rực rỡ, ghi dấu ấn của mình vào thời đại, khiến ai nấy đều ngưỡng mộ.

Gia đình cố giáo sư Nguyễn Lân – gia đình khoa bảng Cống hiến trọn đời cho nền giáo dục Việt Nam, được xem là người có công lớn trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam - cố Giáo sư Nguyễn Lân [1906-2003] là giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam. Nhắc đến Nguyễn Lân, người ta không chỉ trầm trồ kính phục bởi tài năng, đức độ của ông, mà còn ngưỡng mộ trước một gia đình mà có đến 8 người con đều là những nhà khoa học xuất sắc, nổi tiếng của đất nước.

Bảy con trai của cố giáo sư Nguyễn Lân [từ trái qua]: Nguyễn Lân Tuất, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Lân Cường, Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Lân Tráng, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Lân Trung [riêng người con thứ hai - bà Nguyễn Tề Chỉnh - đã mất]. Ảnh: Cường Nguyễn

Con trai cả là giáo sư - tiến sĩ khoa học - nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất, người Việt Nam đầu tiên được cựu tổng thống Nga Vladimir Putin phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga năm 2001, hiện đang giảng dạy tại Nhạc viện Novosibirsk, Nga. Người con thứ hai là tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh [bà đã qua đời], nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Giáo sư - tiến sĩ - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng [người con thứ ba] là một trong những nhà khoa học đầu ngành vi sinh vật học, chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học; đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII. Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Cường [người con thứ tư] là nghiên cứu viên cao cấp, chuyên gia đầu ngành của bộ môn Cổ nhân học; Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, giảng viên Khoa Lịch sử - Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng [người con thứ năm] giữ chức Tổng Thư ký Hội Các ngành sinh học Việt Nam, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng [người con thứ sáu] hiện là giảng viên Bộ môn Hệ thống điện - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Giáo sư - tiến sĩ - thầy thuốc nhân dân Nguyễn Lân Việt [người con thứ bảy] là viện trưởng Viện Tim mạch, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội. Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Trung [người con út] là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Không những thế, tính đến 3 đời, con trai con gái, dâu rể, các cháu, gia đình Nguyễn Lân có gần 20 Giáo sư, phó Giáo sư, tiến sĩ. Và hơn hết, đại gia đình lớn của ông [với gần 60 người] luôn giữ được nền nếp gia phong, kính trên nhường dưới, anh em yêu quý nhau. Người đi trước dìu dắt người đi sau, họ đã xây đắp nên hình mẫu một đại gia đình hiếu học, tài hoa, chuẩn mực.

Đại gia đình nhà giáo Nguyễn Lân sum họp trong ngày đầu của năm mới.


Gia đình cố giáo sư Tôn Thất Tùng – gia đình Y Đức Nhắc đến ngành Y Việt Nam, người ta không thể không nhắc đến gia đình cố giáo sư Tôn Thất Tùn với những con người ghi danh mình vào lịch sử Y học, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng [1912-1982] là một bác sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Trong 70 năm của một đời người, GS Tôn Thất Tùng đã có một phát minh được coi là kinh điển, và để lại trong y văn thế giới 123 công trình. Ông là cha đẻ của “phương pháp Tôn Thất Tùng” [phương pháp cắt gan có quy phạm]. Phương pháp này được đưa vào "Bách khoa thư Nội thương – Phẫu thuật" của Pháp, và được in trong "Chọn lọc các Tài liệu Sản khoa và Phẫu thuật" của Mỹ.

GS Tôn Thất Tùng biểu diễn phương pháp mổ gan khô do ông sáng tạo tại Pháp. Ảnh: Internet

Cuốn "Phẫu thuật cắt gan" của Tôn Thất Tùng được Nhà xuất bản Masson in ở Pháp, sau đó, được Nhà xuất bản Meditsina dịch, in ở Nga.

Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô. Ngoài ra, ông còn được Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris tặng Huy chương Lannelongue cho nhà phẫu thuật xuất sắc nhất thế giới. Ông còn đào tạo ra nhiều thế hệ bác sĩ tài năng tại Trường Đại học Y Hà Nội và từng giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 3 người con của ông là Tôn Nữ Ngọc Trân, Tôn Nữ Hồng Tâm và Tôn Thất Bách đều tiếp nối sự nghiệp của cha bước vào ngành Y. Trong đó, nổi tiếng nhất là Phó Giáo sư - Viện sĩ, Bác sĩ Tôn Thất Bách - nguyên Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Gia đình GS Tôn Thất Tùng chụp chung với những người bạn.

Tôn Thất Bách [1946 - 2004] là chuyên gia đầu ngành về tim mạch của Việt Nam và thế giới. Ông là Phó Giáo sư Y học, Nhà giáo Nhân dân, Viện sỹ Viện hàn lâm ngoại khoa Pháp, Viện sỹ Viện hàn lâm khoa học New York, Tiến sĩ danh dự Trường Đại học Lille - Pháp, Tiến sĩ danh dự trường Đại học Odessa - Ukraina, thành viên Hội ngoại khoa quốc tế. Ông từng giữ các chức vụ Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa IX, X và XI, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội Việt Nam khoá XI.

Gia đình Giáo sư Đặng Vũ Khiêu – Gia đình tài hoa

GS Đặng Vũ Khiêu nổi tiếng trong nền văn hóa Việt Nam đương đại và là Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học, đặt nền móng cho sự phát triển của ngành xã hội học ở Việt Nam. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ, Huân chương Độc lập hạng nhất và nhiều danh hiệu cao quý khác. Giáo sư Vũ Khiêu có 4 người con, mỗi người đều để lại dấu ấn của mình ở những lĩnh vực khác nhau. Con gái cả của ông tên Đặng Thị Quỳnh Khanh, là một cử nhân ngành sử học. Người con trai thứ hai Đặng Vũ Cảnh Khanh – giáo sư, tiến sĩ ngành xã hội học. Người con thứ ba của giáo sư Vũ Khiêu tên Đặng Vũ Hạ, vốn là một kỹ sư vô tuyến điện và người con thứ tư tên Đặng Vũ Hoa Thạch là họa sĩ.

GS Vũ Khiêu cùng vợ chồng con trai Hạ Vũ - Tuyết Minh, cháu nội Cảnh Linh và chắt Bảo Linh

Đặc biệt, gia đình người con trai thứ hai của ông cũng khá nổi tiếng. GS Đặng Vũ Cảnh Khanh [1947] - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu truyền thống và phát triển, là tiến sĩ xã hội học đầu tiên của miền Bắc [năm 1986], ông học tại Sophia [Bungaria] với nhà xã hội học nổi tiếng thế giới Dobianov.

Gia đình giáo sư Cảnh Khanh và giáo sư Vũ Khiêu.

Vợ của Đặng Vũ Cảnh Khanh - giáo sư, tiến sĩ Lê Thị Quý, là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Bà cũng là người đầu tiên nghiên cứu nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em sang biên giới. Con trai duy nhất của GS Đặng Vũ Cảnh Khanh là thạc sĩ xã hội học Đặng Vũ Cảnh Linh - cháu đích tôn của GS Vũ Khiêu, hiện là Phó ban Thông tin và phổ biến của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam.

Bài viết có sử dụng tư liệu từ các nguồn: wikipedia, báo nld.com.vn, báo quân đội nhân dân, báo Thethaovanhoa.vn, báo Khoa học đời sống.

[Theo Trí thức trẻ]

Video liên quan

Chủ Đề