Giáo trình tội phạm học Đại học Luật Hà Nội 2022

[EBOOK] Giáo trình Tội phạm học của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.

Phòng ngừa tội phạm được coi là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các nhà nước trên thế giới. Nó có tác dụng ngăn chặn tội phạm, giảm thiểu thiệt hại do tội phạm gây ra và góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Để có cơ sở tổ chức các hoạt động phòng ngừa tội phạm, trước hết cần đánh giá đúng tình hình tội phạm, giải thích đúng quy luật phát sinh, tồn tại, phát triển tình hình tội phạm. Cũng như bất kỳ hoạt động thực tiễn nào, hoạt động phòng ngừa tội phạm cần được hướng dẫn bởi một hệ thống lý luận khoa học. Tội phạm học là một trong những khoa học đảm nhận vai trò quan trọng đó.

Với mong muốn giúp cho người học ở bậc đại học chuyên ngành luật, an ninh, cảnh sát dễ dàng học tập môn tội phạm học, chúng tôi tiến hành biên soạn Giáo trình tội phạm học. Đây là tài liệu được biên soạn trên cơ sở tham khảo, chọn lọc những thành tựu tội phạm học phổ biến, hiện đại trong và ngoài nước, đồng thời có sự bổ sung, phát triển những nội dung mới phù hợp với lý luận và thực tiễn phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam. .

Chúng tôi hy vọng Giáo trình tội phạm học được xuất bản lần này sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu học tập của sinh viên trong điều kiện hạn hẹp về thời gian đào tạo. Mặc dù các tác giả đã có những nỗ lực biên soạn nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía sinh viên, đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm.

MỤC LỤC TRANG
CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC VÀ VỊ TRÍ CỦA TỘI PHẠM HỌC TRONG HỆ THỐNG CÁC KHOA HỌC 7
I. Khái niệm tội phạm học và đối tượng nghiên cứu của tội phạm học 7
II. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của tội phạm học 24
III. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tội phạm học 43
IV. Vị trí của tội phạm học trong hệ thống các khoa học 49
CHƯƠNG II. LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT TỘI PHẠM HỌC TRÊN THẾ GIỚI 57
I. Khái quát về lịch sử phát triển của các học thuyết tội phạm học trên thế giới.  57
II. Các học thuyết cụ thể 61
III. Kết luận 109
CHƯƠNG III. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM 115
 I. Khái niệm tình hình tội phạm 115
II. Tình hình tội phạm ở Việt Nam 152
CHƯƠNG IV. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM 171
I. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm 171
II. Phân loại nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm 191
III. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ở Việt Nam 197
CHƯƠNG V. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM CỤ THỂ 207
I. Khái niệm chung 207
II. Các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể 208
 CHƯƠNG VI. NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI 230
I. Khái niệm nhân thân người phạm tội 230
II. Mối quan hệ giữa các đặc điểm sinh học với các đặc điểm xã hội trong nhân thân người phạm tội 236
III. Nội dung các đặc điểm nhân thân đặc trưng của người phạm  243
IV. Phân loại người phạm tội 266
CHƯƠNG VII. PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM 273
I. Khái niệm phòng ngừa tội phạm 273
I. Phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm 279
III. Các nguyên tắc phòng ngừa tội phạm 285
IV. Các chủ thể phòng ngừa tội phạm 291
V. Đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm 298
CHƯƠNG VIII. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ KẾ HOẠCH HÓA HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM
313
I. Dự báo tình hình tội phạm 313
II. Kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tội phạm 328

Tải Ebook Giáo trình Tội phạm học:

Tải xuống

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Giáo trình Tội phạm học - Trường Đại học Luật Hà Nội do GS.TS. Lê Thị Sơn chủ biên, cùng sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội.

Tập thể tác giả:

GS.TS. Lê Thị Sơn

PGS.TS. Dương Tuyết Miên

GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa

TS. Lý Văn Quyền

PGS.TS. Trần Hữu Tráng

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình Tội phạm học - Trường Đại học Luật Hà Nội

Tác giả:GS.TS. Lê Thị Sơn chủ biên

Nhà xuất bản Công an nhân dân

3. Tổng quan nội dung sách

Tội phạm họclà ngành khoa học thực nghiệm nhìn cứu về tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm. Với ý nghĩa quan trọng như vậy tội phạm học đã được xác định là một môn khoa học trong chương trình đào tạo cử nhân luật củaTrường Đại học Luật Hà Nội.

Là học liệu quan trọng Giáo trình tội phạm họcđã đượcTrường Đại học Luật Hà Nộitổ chức biên soạn lần đầu năm 1998 và được sửa đổi, bổ sung năm 2004. Trên cơ sở đánh giá những điểm chưa thống nhất, những điểm còn hạn chế của giáo trình này trong sự so sánh với các tài liệu về tội phạm học củaViệt Namcũng như một số giáo trình của các cơ sở đào tạo nước ngoài hiện nay, Trường Đại học Luật Hà Nội chủ trương biên soạn mớigiáo trình tội phạm họctheo hướng chuẩn hóa một số khái niệm và tập trung vào nội dung thuộc phần đại cương của tôi phạm học với mục đích trang bị cho người học kiến thức về phương pháp nghiên cứu của tội phạm học và khả năng vận dụng phương pháp này vào việc nghiên cứu thực nghiệm cụ thể.

Trong lần biên soạn này, tập thể tác giả là những nhà giáo có tâm huyết và kinh nghiệm đã tham khảo các giáo trình, tài liệu hiện có của trường về tội phạm học, tham khảo các quan điểm khác nhau của nhiều nhà khoa học, nhà giáo trong nước và ngoài nước được thể hiện trong giáo trình các sách tham khảo về tội phạm học cũng như đánh giá thực trạng vận dụng kiến thức tội phạm học khi thực hiện các đề tài nghiên cứu thực nghiệm về tội phạm học của người học và lấy đó làm cơ sở cho việc biên soạn mớigiáo trình tội phạm họcnày. Giáo trình đã được các nhà khoa học có uy tín thẩm định về nội dung, được hội đồng đánh giá nghiệm thu thông qua và hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội quyết định cho xuất bản, lưu hành.

Giáo trình "Tội phạm học" của Trường Đại học Luật Hà Nội được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Chương I: Khái niệm và nhiệm vụ của tội phạm học

1. Khái niệm tội phạm học

2. Nội dung của tội phạm học

3. Nhiệm vụ của tội phạm học

4. Tội phạm học và các ngành khoa học khác có liên quan

Chương II: Quá trình hình thành và phát triển của tội phạm học

1. Trường phái tội phạm học cổ điển

2. Các thuyết sinh học

3. Các thuyết tâm lý

4. Các thuyết xã hội học

Chương III: Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học

1. Phương pháp nghiên cứu tổng quát

2. Quá trình nghiên cứu thực nghiệm tội phạm học

3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Chương IV: Tình hình tội phạm

1. Những vấn đề chung

2. Thực trạng của tội phạm

3. Diễn biến của tội phạm

Chương V: Nguyên nhân của tội phạm

1. Nguyên nhân của tội phạm - cách tiếp cận

2. Khái niệm và phân loại nguyên nhân của tội phạm

3. Nguyên nhân từ môi trường sống

4. Nguyên nhân từ phía người phạm tội

5. Tình huống và vai trò của tình huống trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội

6. Vai trò của nạn nhân của tội phạm trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội

Chương VI: Nhân thân người phạm tội

1. Ý nghịa của việc nghiên cứu người phạm tội trong tội phạm học

2. Khái niệm nhân thân người phạm tội

3. Mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và xã hội của nhân thân người phạm tội

4. Đặc điểm của nhân thân người phạm tội

5. Phân loại người phạm tội

Chương VII: Nạn nhân của tội phạm

1. Khái niệm, phân loại nạn nhân của tội phạm

2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nạn nhân của tội phạm

3. Các yếu tố có vai trò làm gia tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm

4. Phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm

Chương VIII: Phòng ngừa tội phạm

1. Những vấn đề chung

2. Các định hướng phòng ngừa tội phạm

3. Các chủ thể phòng ngừa tội phạm

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn giáo trình "Tội phạm học" của Trường Đại học Luật Hà Nội được các tác giả biên soạn, giới thiệu tới người học và bạn đọc những nội dung gồm:Khái niệm và nhiệm vụ của tội phạm học; Quá trình hình thành và phát triển của tội phạm học;Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học;Tình hình tội phạm;Nguyên nhân của tội phạm; Nhân thân người phạm tội;Nạn nhân của tội phạm; Phòng ngừa tội phạm.

Cuốn giáo trìnhlà học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạy bộ môn Tội phạm học của học viên, sinh viên và giảng viên trường đại học luật Hà Nội, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực hình sự.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách“Giáo trình Tội phạm học - Trường Đại học Luật Hà Nội".

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây một số nội dung vềQuá trình nghiên cứu thực nghiệm tội phạm học để bạn đọc tham khảo:

Lĩnh vực nghiên cứu của tội phạm học bao gồm tỷ lệ, hình thức, nguyên nhân và hậu quả của tội phạm, cũng như các quy định xã hội và chính phủ và phản ứng đối với tội phạm. Đối với nghiên cứu về sự phân bố và nguyên nhân của tội phạm, tội phạm học chủ yếu dựa vào phương pháp nghiên cứu định lượng. Thuật ngữ tội phạm học được đưa ra bởi giáo sư luật người ÝRaffaele Garofalonăm 1885 với từcriminologia. Sau đó, nhà nhân chủng học người PhápPaul Topinardsử dụng từ tương tự trong tiếng Pháp làcriminologie.

Tội phạm học cũng là khoa học thực nghiệm như các khoa học khác có liên quan, như xã hội học, tâm lý học... và cùng có chung phương pháp khoa học của các khoa học xã hội thực nghiệm. [Theo Hans-Dieter Schwind thì phương pháp tội phạm học trên thực tế không gì khác là sự tổng hợp các tri thức phương pháp luận của các khoa học liên quan của tội phạm học]. Theo ôngtội phạm học đã tiếp thu và phát triển nhữngphương pháp của các khoa học xã hội và nhân văn khác, điển hình là tâm lý học và xã hội học. Được gọi là khoa học thực nghiệm vì chúng cùng có phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu tổng quát của các ngành khoa học này nói chung và của tội phạm học nói riêng. Đây là những ngành khoa học mà quá trình khám phá, tích lũy và củng cố những kiến thức mới, những học thuyết mới về đối tượng nghiên cứu của mình [thuộc về các hiện tượng, sự kiện và các quá trình xã hội] được thực hiện thông qua các quá trình nghiên cúư khoa học bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Đó là cách thức chung chứng minh những luận điểm khoa học [phán đoán khoa học] bằng các luận cứ thực tiễn [bàng chứng] được thu thập từ trong thực tế bằng quan sát, thực nghiệm.

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm phân biệt với phương pháp nghiên cứu lý thuyết chủ yếu ở cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu và cách thu thập thông tin, dữ liệu xây dựng luận cứ khoa học hay gọi là “bằng chứng” chứng minh cho luận điểm khoa học. Trong khi nghiên cứu thực nghiệm bắt đầu bằng sự quan sát đối tượng nghiên cứu trong thực tế và phát hiện vấn đề nghiên cứu khoa học, đưa ra luận điểm khoa học bắt nguồn từ sự quan sát đó, thì nghiên cứu lý thuyết bắt đầu bàng việc tìm hiểu các tri thức lý luận [những lý thuyết, quan điểm...] và trên cơ sở đó đưa ra vấn đề nghiên cứu khoa học, luận điểm khoa học. Trong khi quá trình nghiên cứu thực nghiệm là quá trình tổ chức chứng minh phán đoán khoa học bằng các luận cứ thực tiễn [sự kiện thể hiện dưới dạng thông tin] được thu thập từ trong thực tế bằng cách quan sát hay thực nghiệm thì nghiên cứu lý thuyết là quá trình tổ chức chứng minh luận điểm khoa học bằng các luận cứ lý thuyết được thu thập từ tham khảo tài liệu bao gồm các quan điểm, luận điểm, tiền đề, các quy luật... đã được khoa học chứng minh và xác nhận là đúng.

Xét về nội dung hoạt động, quá trình nghiên cứu khoa học nói chung cũng như quá trình nghiên cứu tội phạm học nói riêng bao gồm hai loại hoạt động cơ bản:
[1] Tìm kiểm luận cứ khoa học và

[2] Tổ chức luận cứ để chứng minh luận điểm khoa học.

Cụ thể, nghiên cứu tội phạm học là quá trình thu thập dữ liệu thực tiễn và quá trình xử lý dữ liệu, kiểm chứng giả thuyết được đưa ra. Khi thực hiện mỗi loại hoạt động cơ bản này, các nhà nghiên cứu tội phạm học cần thiết phải áp dụng những phương pháp thích hợp. Theo đó, cũng có thể phân chia các phương pháp nghiên cứu thành hai nhóm. Thứ nhất là nhóm phương pháp tìm kiếm luận cứ thực tiễn bao gồm phương pháp tiếp cận để thu thập dữ liệu, phương pháp chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu. Thứ hai là nhóm phương pháp sắp xếp luận cứ thực tiễn để chứng minh luận điểm khoa học bao gồm các phương pháp xử lý dữ liệu và phương pháp kiểm chứng giả thuyết bằng chứng minh hay bác bỏ giả thuyết khoa học.

Xét về tiến trình thực hiện quá trình nghiên cứu tội phạm học, các nhà nghiên cứu đã có những cách phân chia khác nhau và mô tả với mức độ chi tiết khác nhau về các giai đoạn nghiên cứu tội phạm học. Tuy nhiên, xét về logic thì quá trình nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học nào cũng qua ba giai đoạn cơ bản sau:

- Giai đoạn xây dựng đề cương nghiên cứu;

- Giai đoạn điều tra - thu thập dữ liệu và

- Giai đoạn đánh giá, tổng kết.

Trong đó, giai đoạn xây dựng đề cương bao gồm các bước chính:

+ Xác định đề tài và mục tiêu nghiên cứu;

+ Xây dựng giả thuyết nghiên cứu;

+ Xác định phương pháp tiếp cận và phương pháp thu thập dữ liệu;

+ Thao tác hoá khái niệm;

+ Xác định phương pháp chọn mẫu.

Giai đoạn điều tra - thu thập dữ liệu bao gồm:

+ Thực hiện điều tra - thu thập dữ liệu và

+ Chỉnh lý dữ liệu.

Giai đoạn đánh giá, tổng kết bao gồm:

+ Xử lý dữ liệu;

+ Kiểm chứng giả thuyết và

+ Rút ra kết luận để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

Video liên quan

Chủ Đề